Luật học - Bài 4: Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN.

 

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.

 

THANH LÝ TÀI SẢN, CÁC KHOẢN NỢ CỦA DOANH NGHIỆP BỊ PHÁ SẢN.

 

TUYÊN BỐ QUYẾT ĐỊNH PHÁ SẢN.

 

 

ppt27 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật học - Bài 4: Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HTX GV: MAI XUÂN MINHGIỚI THIỆU BÀI HỌCKHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN.TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.THANH LÝ TÀI SẢN, CÁC KHOẢN NỢ CỦA DOANH NGHIỆP BỊ PHÁ SẢN.TUYÊN BỐ QUYẾT ĐỊNH PHÁ SẢN.I – KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.1.1. Khái niệm phá sản :Danh từ phá sản bắt đầu từ chữ “ruin” trong tiếng la tinh nghĩa là sự khánh tận, là sự mất cân đối giữa thu và chi của một chủ doanh nghiệp, sự mất cân đối ấy chính là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.Điều 3 Luật Phá sản quy định : “ DN. HTX không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu thi coi là lâm vào tình trạng phá sản” . => Luật không định nghĩa Phá sản mà chỉ nói về DN, HTX lâm vào tình trạng PS.1.2.Nguyên nhân phá sản :Yếu kém năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.Thiếu khả năng thích ứng với hoạt động trên thương trườngVi phạm chế độ, thể lệ quản lý.1.3. Phân loại phá sản.a. Căn cứ tính chất trung thực của PS:Phá sản trung thực:Phá sản gian trá:b. Căn cứ tính chất bắt buộc của PS:Phá sản bắt buộc: theo yêu cầu chủ nợ.Phá sản tự nguyện: do con nợ tự đề nghị.1.4. Phân biệt giải thể và phá sản. * Phá sản.1.Lý do: Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn2. Người có quyền yêu cầu tuyên bố PS:Do các chủ nợ không được đảm bảo và có đảm bảo một phần; Đại diện người lao động; Chủ sở hữu DN nhà nước, các Cổ đông đối với Công ty CP thành viên hợp danh đối với Công ty HD, Thanh viên cty TNHH.3. Thủ tục tiến hành: Thủ tục tư pháp do toà án có thẩm quyền tiến hành theo quy định pháp luật phá sản.4. Kết quả: Có thể chấm dứt hoạt động và xóa tên khỏi sổ ĐKKD hoặc không chấm dứt khi có sự Thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng vẫn giữ lại tên của DN.5. Thái độ nhà nước đối với chủ sở hữu, người quản lý: Cấm chủ sở hữu, người quản lý điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian từ 1 đến 3 năm.* Giải thể1. Lý do:Cơ sở sản xuất chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh nếu thấy mục tiêu đề ra không thể đạt được hoặc hoàn thành xong mục tiêu đó.Bị thu hồi giấy phép hoạt động do vi phạm pháp luật.2. Người có quyền yêu cầu giải thể: Do chủ doanh nghiệp tự quyết định hoặc do cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập quyết định 3. Thủ tục tiến hành: thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.4. Kết quả: Chấm dứt hoạt động- xóa tên cơ sở sản xuất kinh doanh5. Thái độ nhà nước đối với chủ sở hữu, người quản lý:hạn chế quyền tự do kinh doanh không được đặt ra . 1.5. Pháp luật về phá sản:a. Khái niệm: Là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản Doanh nghiệp, hợp tác xã.b. Đối tượng điều chỉnh : “Là các quan hệ giữa chủ nợ và con nợ và quan hệ giữa các đương sự trong qua trình tố tụng của tòa án tuyên bố phá sản”.Nhóm quan hệ giữa chủ nợ và con nợ:Chủ nợ: là người có quyền yêu cầu con nợ thực hiện 1 số nghĩa vụ tài sản nhất định.Con nợ: là các doanh nghiệp, HTX có nghĩa vụ tài sản đối cới các chủ nợ.* Chỉ được coi là quan hệ pháp luật phá sản từ thời điểm có yêu cầu phá sản DN, HTX thì pháp luật phá sản mới được sử dụng để điều chỉnh quan hệ đó.* Phân biệt một số loại chủ nợ.Chủ nợ có bảo đảm: Chủ nợ có bảo đảm 1 phần: Chủ nợ không có bảo đảm: 2. Nhóm quan hệ tố tụng.Các Đương sự gồm có: Chủ nợ, con nợ, và những người có liên quan như đại diện chủ sở hữu đối với DNNN, cổ đông Công ty Cổ phần, Thành viên công ty HD, công ty TNHH...Các cơ quan tố tụng gồm có: Tòa án nhân dân, tổ quản lý thanh lý tài sản và Viện Kiểm sát nhân dân.II – TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN.2.1. Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản:Người có quyền nộp đơn yêu cầu:Chủ nợ. Đại diện Công đoàn hoặc người lao động: khi Doanh nghiệp không trả lương hoặc các khoản nợ khác của ngưởi lao động Chủ sở hữu Doanh nghiệp nhà nước, các Cổ đông Công ty CP, thành viên Công ty TNHH, Công ty HD. b. Người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu.Doanh nghiệp, HTX mắc nợ: (phá sản tự nguyện) . Toà án, viện kiểm sát, cơ quan thanh tra khi giải quyết các vụ án có liên quan đến doanh nghiệp, HTX.Cơ quan kiểm toán phát hiện doanh nghiệp, HTX nào lâm vào tình trạng phá sản thì có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 2.2. Thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.Nộp đơn yêu cầu tại toà án, tạm ứng án phí, trừ người lao động nộp đơn.Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Toà thông báo cho DN, HTX biết về việc đã thụ lý. Trong 15 ngày, kể từ ngày nhận thông báo, DN, HTX phải xuất trình các loại giấy tờ sau : + Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của DN, HTX, giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán. + Báo cáo tài chính phải được công ty kiểm toán độc lập xác nhận nếu là công ty CP.+ Báo cáo về những biện pháp mà doanh nghiệp thực hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán.+ Bảng kê chi tiết tài sản của DN, HTX, địa điểm có tài sản. + Danh sách các chủ nợ của DN, HTX. + Danh sách những người mắc nợ DN, HTX .+ Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu30 ngày từ ngày thụ lý đơn, toà ra quyết định sau: (đăng báo): Nếu không đủ căn cứ thì Tòa án ra Quyết định không mở thủ tục phá sản.Nếu thấy đủ căn cứ chứng minh DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản phải gửi cho VKSND cùng cấp và đăng báo TW trong 3 số liên tiếp và thông báo cho các chủ nợ, người mắc nợ DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.2.3. Mở thủ tục phá sản:Thẩm phán ra Quyết định thành lập Tổ Quản lý thanh lý tài sản.30 ngày từ ngày nhận Quyết định mở thủ tục phá sản, DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản phải kiểm kê theo bảng kê chi tiết và nộp cho toà án. Cấm DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản cất, giấu, tẩu tán tài sản, thanh toán nợ không có bảo đảm hoặc chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của DN.60 ngày từ ngày đăng báo, chủ nợ gửi giấy đòi nợ cho toà án, nêu rõ số nợ.15 ngày sau ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ , tổ thanh lý tài sản lập danh sách chủ nợ, số nợ, địa chỉ...và niêm yết tại trụ sở toà án, DN; danh sách người mắc nợ doanh nghiệp.Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo toàn tài sản của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.2.4. Hội nghị chủ nợ.30 ngày từ ngày lập danh sách chủ nợ , thẩm phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ. (thư gửi trước ngày triệu tập là 15 ngày).Hội nghị hợp lệ khi đạt những điều kiện sau :+ Có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không có có bảo đảm trở lên.+ có người nộp đơn yêu cầu, có dại diện DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. * Nếu không đủ thành phần , Thẩm phán ra quyết định hoãn và triệu tập lại sau 30 ngày từ ngày ra quyết định hoãn. * Mục đích triệu tập hội nghị chủ nợ là tìm giải pháp duy trì hoạt động Doanh nghiệp, tạo cơ hội, cho Doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.* Phục hồi hoạt động kinh doanh.Quyết định áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh nếu hội nghị chủ nợ lần thứ nhất tổ chức thành và thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ.Thẩm phán triệu tập hội nghị chủ nợ để thông qua phương án, nếu được tán thành Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tiến hành đăng báo, gửi cho các chủ nợ, DN và tổ thanh lý quản lý tài sản. * Phục hồi hoạt động kinh doanh.Thời hạn phục hồi hoạt động kinh doanh: tối đa 3 năm, 6 tháng 1 lần DN phải gửi báo cáo hoạt động cho toà án, có thể bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nếu 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm đồng ý Nếu thực hiện xong phương án phục hồi kinh doanh, quá nửa số phiếu đại diện 2/3 chủ nợ không có bảo đảm đồng ý, Toà án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh và doanh nghiệp được xem là không lâm vào tình trạng phá sản .III - THANH LÝ TÀI SẢN, CÁC KHOẢN NỢ CỦA DOANH NGHIỆP, HTX.3.1. Các trường hợp Tòa án ra Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản :Doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, đã được Nhà nước áp dụng các biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì tòa án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của DN mà không cần phải triệu tập hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phụ hồi. Hội nghị chủ nợ không thành: không có đại diện doanh nghiệp dự, không có đủ các chủ nợ không có bảo đảm dự hoặc không thông qua phương án được phục hồi kinh doanh. DN không thực hiện được hoặc không thực hiện đúng phương án phục hồi kinh doanh.3.2. Tài sản phá sản và thứ tự phân chia :Đối với các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó :+ Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhỏ hơn số nợ thì sẽ được thanh toán phần nợ còn lại trong quá trình thanh lý tài sản của DN+ Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của DN, HTX. *Sau khi thanh toán các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản bảo đảm, việc phân chia tài sản còn lại của DN, HTXđược thực hiện theo thứ tự sau: - Các khoản lương, nợ, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động.- Các khoản nợ thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước.Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ có tên trong DS chủ nợ. Nếu tài sản đủ thì thanh toán đủ, nếu không đủ thì thanh toán cho các chủ nợ theo tỷ lệ % tương ứng.- Trường hợp giá trị tài sản của DN, HTX sau khi thanh toán đủ các khoản nợ mà vẫn còn thì phần còn lại này sẽ thuộc về xã viên HTX, chủ Doanh nghiệp Tư nhân hoặc thành viên của các Công ty cổ phần, công ty TNHH hoặc Chủ sở hữu DNNN.3.3 Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản: Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong 2 trường hợp : - Phương án phân chia tài sản thực hiện xong.- DN không còn tài sản để phân chia.IV – TUYÊN BỐ PHÁ SẢN:4.1. Các trường hợp Tòa án tuyên bố phá sản:Thẩm phán ra quyết định tuyên bố Doanh nghiệp phá sản và quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sảnTrong thời hạn 30 kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do tòa án ấn định, chủ doanh nghiệp của DN, HTX nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng án phí.Doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản.4.2. Thông báo quyết định tuyên bố phá sản.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra Quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản, Tòa án phải gửi QĐ này cho Viện kiểm sát, DN, các chủ nợ và đăng báo 3 số liên tục. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra Quyết định, Tòa án gửi cho cơ quan Đăng ký kinh doanh để xoá tên DN trong sổ đăng ký kinh doanh.4.3. Khiếu nại, kháng nghị và giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố phá sản:DN, HTX bị tuyên bố phá sản, các chủ nợ, những người mắc nợ DN, HTX được quyền kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 20 ngày sau ngày đăng số báo cuối cùng. Toà án cấp trên trực tiếp sẽ cử 1 tổ gồm 3 thẩm phán để xem xét và giải quyết kháng nghị, kháng cáo và quyết định của toà án cấp trên là quyết định cuối cùng.* Lưu ý:* Các DN, HTX được giải phóng khỏi các khoản nợ trừ DNTN, thành viên hợp danh của công ty HD không được miễn trừ nghĩa vụ tài sản đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ.* Cấm chủ sở hữu, người quản lý điều hành DN, HTX bị phá sản không được hành nghề trong một thời gian từ 1 đến 3 năm và điều này không được áp dụng đối với DN, HTX bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptb_5_phc3a1_se1baa3n_doanh_nghie1bb87p1_9654.ppt
Tài liệu liên quan