Luật học - Bài 1: Một số vấn đề lí luận về luật kinh doanh quốc tế

KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MAI QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ.

 

NGUỒN CỦA LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ.

 

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.

 

GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT CHẾ CƠ BẢN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật học - Bài 1: Một số vấn đề lí luận về luật kinh doanh quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ GV: MAI XUÂN MINHMỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ.KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MAI QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ.NGUỒN CỦA LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ.MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT CHẾ CƠ BẢN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ.I. KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ.1.1. Khái niệm hoạt động thương mại:Hoạt động TM được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.Mua bán hàng hóa quốc tế là việc xuất, nhập khẩu hàng hóa theo đó hàng hóa được đưa ra, vào lãnh thổ VN hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ VN được coi là khu vực riêng theo qui định của PL.Như vậy: Hoạt động thương mai quốc tế được hiểu là các hoạt động thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan.1.2. Khái niệm thương mai quốc tế và kinh doanh quốc tế.Việt Nam: TMQT ( international trade) và KDQT (international comercer) thường được hiểu chung với nhau một nghĩa là thương mai quốc tế. Thế giới:Thương mai quốc tế: là hoạt động TMQT do các quốc gia thực hiện với nhau.Kinh doanh quốc tế: là hoạt động TMQT do các thương nhân tiến hành.1.3. Luật kinh doanh quốc tế (luật thương mại quốc tế).Luật kinh doanh quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế.Kinh doanh quốc tế là hoạt động có yếu tố nước ngoài:Chủ thể có quốc tịch hoặc trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.Sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh thương mại xảy ra ở nước ngoài.Đối tượng của quan hệ kinh doanh thương mại (hàng hóa, dịch vụ ) ở nước ngoài.1.4. Chủ thể trong kinh doanh quốc tế:Cá nhân:Điều kiện về nhân thân: Năng lực chủ thểTình trạng nhân thân (các điều kiện khác nhau của mỗi quốc gia những người không bị tòa án tước quyền kinh doanh, hoặc không đang chấp hành hình phạt tùĐiều kiện về nghề nghiệp: PL. mỗi nước khác nhau quy định điều kiện về một số nghề nghiệp như công chức, luật sư, bác sĩ không được tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế.* Pháp nhân:Pháp nhân là tổ chức được NN thành lập hoặc công nhận khi hội đủ các điều kiện pháp lý theo quy định của PL.Khi tham gia vào quan hệ KDTM quốc tế pháp nhân thường được gọi là thương nhân.Đ 6,Luật TM 2005: “Thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và có quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức, phương thức mà PL không cấm.” * Quốc gia:Quốc gia là chủ thể đặc biệt trong quan hệ kinh doanh thương mại quốc tế.Khi tham gia vào hoạt động KDTM quốc tế với các chủ thể khác quốc gia có thể không tuân theo một số nguyên tác sau (trừ khi quốc gia từ bỏ nó):Về Nguyên tắc bình đẳng: quốc gia được hưởng quyền miễn trừ về chủ quyền.Về nguyên tắc chọn luật: luật quốc gia sẽ được lựa chọn áp dụng.II-NGUỒN CỦA LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ.2.1. Pháp luật quốc gia:Khái niệm: Pháp luật quốc gia trong kinh doanh thương mai quốc tế là tổng hợp các quy nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể trong kinh doanh thương mại quốc tế.Điều kiện áp dụng luật quốc gia:Các bên chủ thể trong kinh doanh quốc tế thỏa thuận áp dụng luật quốc gia (luật quốc gia có thể là luật của các quốc gia các bên hoặc có thể là luật của quốc gia thứ ba).Luật quốc gia sẽ được áp dụng nếu có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.* Các luật thường được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến:Luật quốc tịch của các bên chủ thể (lex nationalis);Luật nơi cư trú của các bên chủ thể (lex domicilii);Luật nơi có vật (Lex rei sitae);Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus);Luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex loci solutioniss)c. Luật của VN – nguồn luật kinh doanh quốc tế.Hiến pháp.Bộ luật dân sự.Luật thương mại.Luật hàng hải VN.Luật hàng không dân dụng VN.Luật thuế xuất nhập khẩu.Các nghị định của chính phủ.2.2. Điều ước quốc tế:Khái niệm: là văn bản pháp lý do quốc gia tham gia hoặc ký kết nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài.Phân loại điều ước quốc tế:Căn cứ số lượng chủ thể tham gia của điều ước: Điều ước quốc tế song phương và Điều ước quôc tế đa phương. Ví dụ:Căn cứ vào tính chất điều chỉnh: Điều ước quy định nguyên tắc chung và điều ước quy định một cách cụ thể các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bến trong kinh doanh thương mại.c. Điều kiện áp dụng các quy phạm của điều ước quốc tế:Các chủ thể có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở các quốc gia là nước thành viên của điều ước quốc tế đó.Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế và luật quốc gia thành viên thì quy định của luật quốc tế được ưu tiên áp dụng.Nếu các bên có thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế nếu họ không có quốc tịch và nơi cư trú là quốc gia thành viên.2.3. Tập quán quốc tế:Khái niệm: Tập quán quốc tế là thói quen trong kinh doanh thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong kinh doanh thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến.Điều kiện có hiệu lực pháp lý của tập quán quốc tế:Khi các bên thỏa thuận áp dụng.Khi điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng.Khi luật quốc gia quy định áp dụng.Khi cơ quan xét xử cho rằng các bên đã mặc nhiên thùa nhận và sử dụng trong giao dịch đó.c. Giới thiệu INCOTERMS năm 2000INCOTERMS (International Commercial Terms) – các điều kiện thương mại quốc tế. INCOTERMS là văn bản tập hợp các quy tắc giải thích một cách thống nhất các tập quan thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ICC (International Chamber of Commerce) soạn thảo ban hành. Phiên bản mới nhất hiện nay là năm 2000.* Điều kiện có giá trị pháp lý của INCOTERMS.INCOTERMS có giá trị bắt buộc các bên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên thỏa thuận áp dụng. (điểm 2 Incoterms 2000).Những điều khoản riêng do các bên chủ thể giải thích trong hợp đồng có giá trị cao hơn mọi giải thích của INCOTERMS (điểm 6 Incoterms 2000).* Cấu tạo INCOTERMS 2000 (gồm 13 điều kiện chia làm 4 nhóm). 1. Nhóm E: (1 điều kiện). EXW (Ex Works) giao tại xưởng.* Người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua ngay tại xưởng của người bán.2. Nhóm F: (3 điều kiện)FCA (Free Carrer) giao cho người chuyên chở.FAS (Free Alongside Ship) giao dọc mạn tàu.FOB (Free On Board) giao trên tàu.* Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định.3. Nhóm C (4 điều kiện).CFR (Cost and Freight) Tiền hàng và cước phí.CIF (Cost, Insurance and Feight) Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí.CPT (Carriage Paid To) Cước phí trả tới.CIP (Carriage and Insurace Paid to) Cước phí và bảo hiểm trả tới.* Người bán phải ký kết một hợp đồng vận tải nhưng không phải chịu rủi ro về mất mát hư hỏng hàng hóa và những chi phí khác do những tình huống khác xảy ra sau khi hàng được giao cho người chuyên chở.4. Nhóm D (5 điều kiện).DAF (Delivered At Frontier) giao tại biên giới.DES (Delivered Ex Ship) giao tại tàuDEQ (Delivered Ex Quay) giao tại cầu tàu.DDU (Delivered Duty Unpaid) giao hàng thuế chưa trả.DDP (Delivered Duty Paid) giao hàng thuế đã trả.* Người bán phải chịu mọi chi phí và rủi ro đối với việc đưa hàng tới nơi đến.* Cấu tạo của từng điều kiện INCOTERMS 2000.Mỗi điều kiện gồm 10 tiêu đề, mỗi tiêu đề qui định từng nghĩa vụ của bên bán và bên mua. Bên bán được đặt tên là A từ A1 đến A10.Bên mua được đặt tên là B từ B1 đến B10. III- MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ.3.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment – MFNT):ND: “Dựa trên cam kết thương mại, một nước dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho nước thứ ba khác trong tương lai”.Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các hiệp định của WTO như: (Cơ sở P.lý)Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Agreement on Tariff and Trade – GATT)Hiệp định về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS).Hiệp định về một số khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Agreement on Trade – Related Aspects of Intellectual Property Rights – TRIPs)3.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment)ND: “Dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình”.Được thể hiện tại điều 3 GATT; điều 6 GATS và điều 3 TRIPs.3.3. Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market access).Mở cửa thị trường được thực hiện thông qua các cam kết về:Cấm áp dụng biện pháp hạn chế số lượng.Giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan.Giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào phi thuế quan.3.4. Nguyên tắc thương mại công bằng ( Fair Trade). Nội dung của nguyên tắc này là thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau.Hiệp định về chống phá giá và thuế đối kháng.Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng.Hiệp định về các biện pháp tự vệ.Hiệp định về định giá hải quan.Hiệp định kiểm tra sản phẩm trước khi xuống tàu.Hiệp định về các rào cản kỷ thuật đối với thương mại.Hiệp định về biện pháp vệ sinh dịch tễ.Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu,3.5. Nguyên tắc minh bạch (Transparency).Nội dung của nguyên tắc: Các nước thành viên phải công bố sớm các biện pháp liên quan đến hoặc tác động đến kinh doanh thương mại quốc tế, có nghĩa vụ thông báo nhanh chóng về luật lệ mới thông qua hoặc sữa đổi, các quyết định tư pháp, hành chính liên quan đến kinh doanh thương mại quốc tế cho các cơ quan giám sát của WTO.IV – MỘT SỐ THIẾT CHẾ CƠ BẢN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ.4.1. Khái niệm: Các thiết chế trong kinh doanh thương mại quốc tế được hiểu là các cơ quan, tổ chức do các quốc gia thỏa thuận hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh doanh thương mại giữa các bên hữu quan.4.2. Đặc điểm:Đa dạng về hình thức tổ chức.Đa dạng về thành viên.Có mối quan hệ gắn kết giữa các thiết chế kinh doanh thương mại quốc tế.4.3. Các thiết chế kinh doanh thương mại toàn cầu.4.3.1. Liên hợp quốc: (UN) Một số cơ quan của Liên hợp quốc hoạt động trong lĩnh vực kinh tế:Hội đồng kinh tế xã hội (ECOSOC)Ủy ban LHQ về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).Cơ quan về thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD)Chương trình phát triển của LHQ (UNDP)4.3.2. Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Tiền thân của WTO là GATT 1947. Ngày 15/4/1994 tại Marrakesh (Maroc) các nước đã ký hiệp định thành lập WTO (chính thức hoạt động 1/1/1995) 4.4. Các thiết chế kinh doanh thương mại khu vực.4.4.1. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).Ra đời theo sáng kiến của Australia tháng 11/1989.Cơ cấu tổ chức của APEC:Hội nghị thượng đỉnh.Hội nghị bộ trưởng.Hội nghị các quan chức cao cấp.Ban thư ký.Các ủy ban chuyên môn.4.4.2. Liên minh châu Âu (EU):Được thành lập theo Hiệp ước Mastric có hiệu lực từ ngày 1/1/1993.Cơ cấu tổ chức:Uỷ ban châu Âu.Hội đồng châu Âu.Hội đồng các bộ trưởng liên minh châu Âu.Nghị viện châu Âu.Tòa án cộng đồng châu Âu.Tòa kiểm toán.Ban thư ký.4.4.3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).Thành lập ngày 8/8/1967 trên cơ sở tuyên bố ASEAN tại Băng cốc Thái lan.4.4.4. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).Được thành lập trên cơ sở Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do năm 1992 (có hiệu lực từ ngày 1/1/1994) giữa 3 quốc gia Canada, Hoa kỳ và Mê hi cô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptkhc3a1i_quc3a1t_ve1bb81_lue1baadt_kdqt_bc3a0i_1_3037.ppt