Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng cùng tồn tại và phát triển. Nhà nước hình thành và phát triển không thể thiếu pháp luật. Ngược lại, pháp luật được ban hành bởi nhà nước. Do đó, không có nhà nước thì sẽ không có pháp luật. Nhà nước sử dụng công cụ quản lý là pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đưa các quan hệ xã hội phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp vào một trật tự nhất định.
Hệ thống pháp luật của quốc gia bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, khi các quốc gia thiết lập quan hệ bang giao với nhau thì một hệ thống pháp luật mới được hình thành, đó là luật quốc tế. Hệ thống pháp luật này tuy được hình thành và tồn tại độc lập, khác hẳn với trình tự và thẩm quyền lập pháp của pháp luật quốc gia nhưng nó có quan hệ tác động qua lại với hệ thống pháp luật quốc gia.
Thật vậy, trong quan hệ bang giao giữa các quốc gia, họ cùng nhau xây dựng những nguyên tắc, quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa họ với nhau. Phổ biến nhất là các quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Để đảm bảo cho quan hệ được bền vững, hai quốc gia thường tiến hành giao kết với nhau bởi một thỏa ước. Thỏa ước này có thể là bằng miệng hay bằng văn bản, tuỳ theo tính chất và tầm quan trọng của những quan hệ được thiết lập. Thỏa ước này ngày nay chúng ta gọi là điều ước quốc tế. Và đây cũng chính là luật quốc tế. Như vậy, chúng ta thấy rằng chỉ cần một điều ước quốc tế giữa hai quốc gia được giao kết thì luật quốc tế xuất hiện và luật này sẽ được áp dụng trước tiên cho chính hai quốc gia thiết lập nên nó.
71 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật học - Bài 1: Khái niệm và nguồn của luật quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc gia khác. Một văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến việc xác định đường cơ sở không hợp lý có thể gây ra những phản ứng từ phía các quốc gia khác. Do vai trò quan trọng của đường cơ sở và để điều hòa lợi ích của quốc gia ven biển và các quốc gia liên quan, Công ước 1982 đã quy định hai phương pháp chủ yếu để xác định đường cơ sở. Đó là phương pháp xác định đường cơ sở thông thường và phương pháp xác định đường cơ sở thẳng.
- Phương pháp đường cơ sở thông thường
Phương pháp này được áp dụng để xác định đường cơ sở tại những nơi có địa hình bờ biển phẳng, không khúc khuỷu và lồi lõm.
Công ước 1982 quy định: "Trừ khi có quy định khác của Công ước, đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiện trên hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận" (Điều 5). Tuy nhiên, "Trong trường hợp những bộ phận đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh thì đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất ở bờ phía ngoài cùng của các mỏm đá như đã được thể hiện trên hải đồ được quốc gia ven biển chính thức công nhận" (Điều 6).
Như vậy, quốc gia có thể lấy ngấn nước triều thấp nhất trong một ngày đêm, một tháng hoặc một năm...chạy dọc theo bờ biển, đảo, quần đảo để xác định đường cơ sở của mình. Tuy nhiên, mức nước thủy triều thấp nhất ở các nước thường không giống nhau, thậm chí ngay trên tuyến bờ biển của một quốc gia cũng không giống nhau.
Trong cách xác định này, mỗi quốc gia có quyền tự mình xác định mực nước chuẩn của mình. Đây là vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia của nước ven biển, các nước ngoài không thể kiểm tra hoặc đối chiếu được cụ thể mà chỉ có thể đánh giá tính chính xác, mức độ hợp lý của đường cơ sở thông thường bằng cách căn cứ vào chính sự công bố trên hải đồ của quốc gia ven biển đưa ra.
- Phương pháp đường cơ sở thẳng
Phương pháp này thường hay được áp dụng đối với các quốc gia có bờ biển và địa hình phức tạp, có nhiều đảo ven bờ hoặc những vùng ngấn nước triều thấp nhất không thể hiện rõ ràng. Người ta chọn những điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ, của các mũi hoặc những điểm nhất định mà khi nối các điểm đó lại với nhau tạo thành một đường gãy khúc liên tiếp chạy dọc theo chiều hướng chung của bờ biển làm đường cơ sở để xác định nội thuỷ, tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
Phương pháp này đã được áp dụng từ lâu trong thực tiễn các quốc gia có bờ biển phức tạp. Trong Công ước 1982 quy định về cách xác định đường cơ sở thẳng như sau:
“1. Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lòi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở thẳng có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
2. Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất nhô ra xa nhất và ngay cả trường hợp về sau ngấn nước triều thấp nhất có thể dịch chuyển vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi chúng theo công ước.
3. Tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên trong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức để đặt dưới chế độ nội thủy.
4. Các đuờng cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có các đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được thừa nhận chung của quốc tế.
5. Trong trường hợp mà phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng được áp dụng theo khoản 1 khi ấn định một số đoạn đường cơ sở có tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng.
6. Phương pháp kẻ đường cơ sở thẳng do một quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền về kinh tế.”(Điều 7).
Như vậy, các quốc gia có biển có quyền tự xác định đường cơ sở của mình miễn sao đường cơ sở đó phù hợp với Công ước. Trong khi xác định đường cơ sở, các quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương pháp đường cơ sở thẳng hoặc/và phương pháp đường cơ sở thông thường. Theo Điều 14 Công ước 1982 thì: "uốc gia ven biển tùy theo hoàn cảnh khác nhau có thể vạch ra các đường cơ sở theo một hay nhiều phương pháp được trù định ở các điều nói trên".
Đến nay đã có trên 100 quốc gia công bố đường cơ sở dùng để của mình. Trong số đó, có hơn một nửa quốc gia áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng, số còn lại áp dụng phương pháp kết hợp giữa đường cơ sở thẳng và đường cơ sở thông thường hoặc chỉ áp dụng đường cơ sở thẳng như Việt Nam.
Theo Tuyên bố của Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982, tuyến đường cơ sở của Việt Nam là đường cơ sở thẳng gồm 10 đoạn nối liền 11 điểm. Điểm bắt đầu từ điểm 0 trên vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia, nối liền các đảo, hòn đến điểm cuối cùng là đảo Cồn Cỏ của Việt Nam. Điểm của đường cơ sở cách xa bờ nhất là hòn Hải (trên 70 hải lý), Côn Đảo (trên 50 hải lý ), hòn Nhạn (khoảng 80 hải lý). Điểm ở mũi Đại Lãnh nằm sát ngay bờ biển, còn các điểm khác trung bình cách bờ biển từ 12 đến 24 hải lý. Điểm 0 và điểm kết thúc ở cửa Vịnh Bắc bộ chưa xác định được nên hệ thống đường cơ sở của Việt Nam chưa khép kín.
Về vùng nước nội thuỷ của Việt Nam, vùng này được xác định trong Điểm 5 của Tuyên bố của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982 cũng có cách xác định như trên. Theo đó : “Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”. Hiện nay, vùng này được quy định một cách chính thức trong Luật Biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003, định nghĩa đường cơ sở được quy định tại Điều 7: “ Nội thủy của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong đường cơ sở; Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng”.
Như vậy ranh giới bên trong của nội thủy chính là đường kéo dài, dọc theo bờ biển, còn ranh giới bên ngoài của nội thuỷ chính là đường cơ sở. Trong vùng nước nội thuỷ, có thể bao gồm nhiều nhiều bộ phận khác nhau như: Cảng biển, vũng đậu tàu, vịnh thiên nhiên, vịnh lịch sử, vùng nước lịch sử.
- Cảng biển: Là một khu vực trung gian nối liền biển với đất liền. Nó có thể là cảng dùng cho thương mại quốc phòng hay cảng chuyên dùng. Quy chế Genève ngày 9/12/1922 về các cảng biển định nghĩa: “Cảng biển là tất cả các cảng thường xuyên có tàu biển ra vào và được sử dụng phục vụ cho mậu dịch đối ngoại (Điều 1).
Trong đề nghị của Liên Xô trước đây đưa ra tại Hội nghị của Tổ chức hàng hải quốc tế (IOM) ngày 24/12/1974 bàn về địa vị pháp lý của tàu thuyền tại các hải cảng của nước ngoài thì cảng biển gồm: Nơi đậu tàu, các vịnh, vũng đậu tàu hoặc những vị trí tương tự khác có cửa thông ra biển nhưng thuộc chủ quyền hoàn toàn và quyền tài phán của một nước, mở cửa cho tàu nước ngoài và phục vụ việc tiếp đón tàu thuyền bốc dỡ hàng hóa, nhận khách và trả khách, bảo dưỡng và sữa chữa tàu thuyền và những hoạt động cần thiết của tàu thuyền.
- Vũng đậu tàu: Là vùng trũng ở trên biển dùng để tàu thuyền neo đậu để trung chuyển hàng hoá, hành khách vào cảnh biển hoặc đất liền.
Nếu vũng đậu tàu đóng vai trò là tiền cảng, không tách rời khởi cảng biển thì mang chế độ pháp lý của cảng biển tức thuộc nội thủy. Nếu mang tính độc lập như cho tàu neo, dỡ hàng, bốc hàng hoặc nơi để tàu neo đậu, trú ẩn thì có thể là một bộ của nội thủy nếu nằm trong khu vực nội thủy hoặc thuộc lãnh hải nếu nằm ở lãnh hải hoặc bên ngoài lãnh hải (Điều 12 Công ước Luật biển 1982). Trong truờng hợp vũng đậu tàu nằm một phần ở nội thủy và một phần ở lãnh hải thì vũng đậu tàu này thuộc quy chế của nội thủy.
- Vịnh thiên nhiên: Là vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền đựơc bao bọc bởi phần lớn bờ biển với điều kiện : Diện tích của nó, được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, ít nhất cũng phải bằng diện tích một nữa hình tròn có đường kính là đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm. Nếu do có các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa ra vào, thì nữa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó và diện tích của các đảo nằm trong một vùng lõm được tính vào diện tích chung của vùng lõm.
Vì khả năng một vịnh lớn có thể lấn nhiều vào phần biển chung nên Công ước 1982 cũng quy định trường hợp khoảng cách giữa các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của vùng lõm vượt quá 24 hải lý, thì phải kẻ một đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong vịnh, sao cho phía trong nó có một diện tích nước tối đa (Điều 10).
Như vậy, chúng ta có 2 điều kiện để xác định một vịnh tự nhiên, hưởng theo quy chế pháp lý của nội thủy :
- Cửa vịnh không được vượt quá 24 hải lý
- Diện tích vịnh không được nhỏ hơn diện tích của nữa đường tròn có đường kính là của vịnh.
- Vịnh lịch sử: Vịnh lịch sử là một vùng lõm khoét sâu vào đất liền mà không cần phải đủ điều kiện của một vịnh thiên nhiên. Một cơ sở lý luận và pháp lý duy nhất để xác định vịnh lịch sử là vũng lõm này có vị trí địa lý đặc biệt, liên quan trực tiếp về an ninh, chính trị , kinh tế... đối với quốc gia ven biển. Nó gắn liền với các hoạt động của quốc gia trong nhiều lĩnh vực và đã được quốc gia hoặc các quốc gia ven biển chiếm hữu, sử dụng từ lâu mà không có tranh chấp.
- Vùng nước lịch sử: Vùng nước lịch sử có nghĩa rộng hơn vịnh lịch sử. Vùng nước này có thể là các vùng nước thuộc các biển vịnh, vũng đậu tàu, eo biển... Qua thực tiễn quá trình khai thác, sử dụng biển đã hình thành một số tiêu chí nhất định để xác định tính chất “lịch sử” cho các vùng nước có danh nghĩa lịch sử và có vị trí địa lý đặc biệt gắn liền với lãnh thổ quốc gia và là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, nó có ý nghĩa đặc biệt về an ninh quốc phòng, kinh tế v.v... đối với quốc gia ven biển và phải ở cách xa đường hàng hải quốc tế.
Ở Việt Nam, trong Tuyên bố của Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/11/1982, đã xác định Vịnh Bắc bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phần vịnh thuộc phía Việt Nam là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong vùng nước này, không có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và biển cả.
Hiệp định về vùng nước lịch sử chung Việt Nam - Campuchia ngày 07/7/1982, có quy định vùng nước biển nằm giữa được giới hạn bởi các bờ biển Hà Tiên (Việt Nam) và Campot (Campuchia), đảo Phú Quốc và các đảo ngoài khơi thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam) và nhóm đảo Poulowai (Campuchia) là vùng nước lịch sử chung của cả hai nước.
Đối với các quốc gia quần đảo, Công ước 1982 có những quy định riêng trong phần IV của Công ước. Do địa hình lãnh thổ của những quốc gia này rất đặc biệt nên toàn bộ vùng nước quần đảo là vùng nước mặc dù nằm phía trong đường cơ sở quần đảo nhưng không thể hiểu một cách thuần túy là vùng nội thủy: “Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kính để hoạch định ranh giới nội thủy của mình theo đúng các Điều 9,10 và 11 “ ( Điều 50 Công ước 1982 ).
b. Quy chế pháp lý của nội thủy
Do vị trí địa lý của nội thủy, nằm ngay sát bờ biển của quốc gia, nên luật biển quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều xác định tính chất chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối cho vùng nước nội thủy. Tính chất chủ quyền này áp dụng luôn cả phần đáy, lòng đất dưới đáy của vùng này và không phận phía trên vùng nước nội thủy.
Đặc trưng cho tính chất chủ quyền tuyệt đối của quốc gia ở vùng nội thủy là chế độ xin phép của tàu thuyền nước ngoài khi muốn vào nội thủy và việc thực hiện quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các hành vi vi phạm của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy.
Chủ quyền của quốc gia ven biển đối với vùng nội thủy được quy định rõ ràng, cụ thể và chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia. Tuy nhiên, những quy định cụ thể cho hoạt động của tàu thuyền nước ngoài và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của tàu thuyền là không giống nhau mà phụ thuộc vào từng loại tàu thuyền. Công ước 1982 phân chia tàu thuyền thành 4 loại sau đây:
- Tàu quân sự : Là con tàu thuộc chủng loại quân sự và lực lượng cảnh sát của một quốc gia, được điều khiển bởi một thuyền trưởng là một sĩ quan quân đội trong danh sách sĩ quan của quốc gia mà tàu mang cờ và tất cả thuyền viên trên tàu phải tuân thủ theo một mệnh lệnh quân sự của chính quốc gia mà tàu mang cờ.
- Tàu dân sự Nhà nước được sử dụng vào mục đích không thương mại,
- Tàu dân sự Nhà nước được sử dụng vào mục đích thương mại
- Tàu dân sự tư nhân (tàu buôn).
Trong thực tiễn, hầu hết các quốc gia đều quy định tàu thuyền nước ngoài muốn vào khu vực nội thủy của quốc gia ven biển đều phải xin phép trước. Khi được phép của quốc gia ven biển thì tàu thuyền nước ngoài mới được vào. Điều kiện xin phép đối với từng loại tàu thuyền, thời gian xin phép, ra, vào, đậu lại và hoạt động ở vùng nội thủy của quốc gia thường được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia liên quan.
+ Đối với tàu dân sự nước ngoài : Khi đi vào nội thủy để đến cảng của nước ven biển thường phải đến một địa điểm quy định để các lực lượng như biên phòng, y tế, hải quan kiểm tra và làm các thủ tục bắt buộc trước khi vào cảng. Đồng thời phải sử dụng hoa tiêu dẫn đường của quốc gia ven biển. Việc sử dụng hoa tiêu của nước ven biển là một điều kiện bắt buộc đối với tàu thuyền nước ngoài khi vào cảng, nhằm đảm bảo an ninh của quốc gia và sự an toàn cho phương tiện đó.
Các hoạt động của tàu thuyền nước ngoài, nếu không được phép của quốc gia ven biển như cập mạn, tiếp xúc với các tàu thuyền khác, đưa người, hàng hóa lên hoặc xuống tàu, đo đạc, khảo sát, thăm dò, chụp ảnh, quay phim, vẽ hoặc ghi chép thông tin ở cảng, những cơ sở quân sự, kinh tế, cơ sở nghiên cứu khoa học... thậm chí việc tự động nhổ neo di chuyển vị trí trong cảng, cũng bị coi là vi phạm pháp luật của nước ven biển. Các loại thuyền máy, ca nô trên tàu thả xuống để làm nhiệm vụ liên lạc cũng chỉ được đi lại trong khu vực mà nước ven biển tại cho phép.
Khi ở nội thủy của quốc gia, các tàu thuyền nước ngoài không được vứt các chất thải, chất độc gây ô nhiễm môi trường xuống biển và đất liền. Trong trường hợp có nguy cơ xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng, nước ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp xử lý để ngăn chặn hậu quả.
Nếu tàu thuyền nước ngoài vi phạm những quy định của pháp luật quốc gia ven biển thì các cơ quan có thẩm quyền của nước ven biển có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự và các lợi ích của mình. Các biện pháp này bao gồm cả việc bắt giam, truy tố, xét xử những cá nhân và tàu thuyền vi phạm trên biển và các thủy thủ vi phạm pháp luật trên bờ. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì tàu thuyền có thể bị giữ lại hoặc tịch thu làm vật bảo đảm cho án kiện dân sự, trừ trường hợp tàu thuyền thuộc quyền sở hữu nhà nước nước ngoài hoặc trường hợp pháp luật hay điều ước quốc tế mà quốc gia ven biển ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Việc khám xét, bắt giữ và tiến hành các thủ tục tư pháp đều do pháp luật của quốc gia ven biển quy định.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ven biển có thể chuyển giao vụ án cho cơ quan tư pháp của nước có tàu để xét xử theo yêu cầu của thuyền trưởng hoặc lãnh sự của quốc gia có tàu.
+ Đối với tàu quân sự : Việc xin phép vào, thời gian vào, đậu lại hoặc hoạt động trong vùng nội thủy không những phải chấp hành đầy đủ các quy định chung như đối với tàu dân sự, mà còn phải tuân thủ những điều kiện riêng chặt chẽ của quốc gia ven biển.
Ví dụ: Ở Việt Nam, tàu thuyền quân sự (bao gồm cả tàu chiến và tàu hộ tống) nước ngoài vào nội thủy Việt Nam phải xin phép trước Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua con đường ngoại giao ít nhất là 30 ngày. Trước và sau khi được phép vào phải thông báo cho nhà đương cục quân sự Việt Nam 48 giờ trước khi được phép vào vùng lãnh hải Việt Nam; Tàu thuyền quân sự của một nước được phép vào lãnh hải hoặc nội thủy Việt Nam không được trú đậu quá 3 chiếc trong cùng một thời gian và thời gian trú đậu của mỗi tàu không được quá 1 tuần, trừ trường hợp được Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam cho phép. Các vũ khí cố định và vũ khí lưu động trước khi vào nội thủy (kể cả lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải) phải đưa toàn bộ vũ khí về tư thế bảo quản...
Đối với tàu quân sự nước ngoài khi đi vào, đậu lại hoặc hoạt động hợp pháp ở vùng nội thủy của quốc gia ven biển thì được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tư pháp và được coi là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, loại tàu này vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ có liên quan của nước chủ nhà. Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật nước ven biển thì quốc gia ven biển có quyền ra lệnh cho tàu quân sự vi phạm phải rời khỏi nội thủy của nước mình trong một thời hạn nhất định và yêu cầu Chính phủ nước có tàu phải chịu mọi trách nhiệm về những tổn thất hay thiệt hại do tàu của họ gây ra tại vùng nội thủy này. Do đó, quốc gia chủ nhà không có quyền bắt giữ tàu quân sự vi phạm để tiến hành các biện pháp, thủ tục tố tụng
2. Lãnh hải
a. Khái niệm về lãnh hải
Lãnh hải là một vùng biển thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia, nằm phía ngoài và cách đường cơ sở của quốc gia một khoảng cách không được vượt quá 12 hải lý.
Điều 2, Công ước năm 1982 về Luật biển quy định:
1. Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng tiếp liền gọi là lãnh hải.
2. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này.
3. Chủ quyền ở lãnh hải được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định.
Như vậy, chủ quyền của quốc gia trong vùng lãnh hải bao trùm lên cả vùng trời ở phía trên cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở phía dưới lãnh hải. Do đó, đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải cũng chính là đường biên giới của quốc gia trên biển.
- Xác định Lãnh hải
Chiều rộng lãnh hải là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong luật biển quốc tế, vì chiều rộng lãnh hải có liên quan mật thiết đến quyền lợi chính trị, kinh tế, hành hải, an ninh quốc phòng của quốc gia ven biển và liện quan đến quyền lợi của các nước khác.
Vào thế kỷ XVI và XVII, một số quốc gia tuyên bố chiều rộng lãnh hải một cách tuỳ tiện nên không được các quốc gia khác thừa nhận. Đến thế kỷ XVIII một nguyên tắc được thừa nhận chung để xác định chiều rộng lãnh hải là độ dài đường đi của đạn đại bác. Ngoài ra, thực tiễn cuộc chiến tranh của Napoléon, nảy sinh việc xác định chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý.
Việc thông qua Công ước 1982, đã ảnh hưởng lớn lao đến thực tiễn của các quốc gia. Điều 3 quy định “Mổi quốc gia có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình. Chiều rộng này không được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở vạch ra theo đúng Công ước”
Đối với Việt Nam, để thực hiện chủ quyền của quốc gia đối với lãnh hải, trong Tuyên bố về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12/5/1977 của Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 3 đã quy định “Lãnh hải nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở, nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo vem bờ của Việt Nam“. Tuyên bố này hoàn toàn phù hợp với Công Ước 1982. Bên cạnh đó, tại Điều 9, Luật biên giới quốc gia Việt Nam năm 2003 cũng quy định : « Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo và lãnh hải của quần đảo ».
Như vậy, sau khi xác định được đường cơ sở của quốc gia thì việc xác định ranh giới phía ngoài của lãnh hải sẽ được thực hiện một cách dễ dàng. Đó là đường mà mỗi điểm của nó cách đều các điểm chạy dọc song song trên đường cơ sở ở một khoảng cách không được vượt quá 12 hải lý.
Đối với các quốc gia nằm đối diện nhau, khi xác định ranh giới lãnh hải, thông thường người ta thực hiện theo phương pháp thỏa thuận trên cơ sở đường trung tuyến. Còn đối với các quốc gia nằm kề nhau người ta thường phân định theo thỏa thuận trên cơ sở đường cách đều.
b. Quy chế pháp lý của lãnh hải
Lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Pháp luật và tập quán quốc tế đều thừa nhận quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải của mình. Riêng vùng trời phía trên vùng nước lãnh hải, vùng nước phía dưới mặt nước của lãnh hải cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải thì quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Vì vậy, xác định quy chế pháp lý của lãnh hải là công việc thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc tế. Quy chế pháp lý của lãnh hải bao gồm các nội dung sau đây:
- Chế độ qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nước lãnh hải
Mặc dù lãnh hải là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, nhưng ở đây khác với nội thủy là trong vùng này, tàu thuyền nước ngoài được tự do qua lại vô hại. Quyền tự do qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải đã được thừa nhận từ lâu trong tập quán hàng hải quốc tế vì lợi ích phát triển, hợp tác kinh tế và hàng hải của mỗi quốc gia riêng biệt cũng như của cộng đồng quốc tế. Quyền qua lại vô hại này thường được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia.
Điều 17 Công ước 1982 quy định: “Với điều kiện chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”.
Việc qua lại không gây hại được Điều 19 Công ước 1982 xác định như sau:
“ 1. Việc đi qua không gây hại, chừng nào nó không làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại cần phải được thực hiện theo đúng với quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế.
2. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây:
a) Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, tòa vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mội cách khác trái với nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong hiến chương Liên Hiệp Quốc;
b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào;
c) Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
d) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;
e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
f) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;
h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước
i) Đánh bắt hải sản;
j) Nghiên cứu hay đo đạc;
k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;
l) Mọi hoạt động không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.“
Tuy vậy, đối với các khu vực quan trọng trong lãnh hải, quốc gia ven biển có thể quy định về thời gian và tuyến đường thuỷ mà tàu thuyền nước ngoài được phép đi qua. Đồng thời, trong những hoàn cảnh cần thiết, quốc gia có thể tạm thời đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài và phải công bố chi tiết, công khai cho các nước khác biết.
Trong vấn đề qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài, quốc gia ven biển cũng phải có những nghĩa vụ sau:
- Quy định hành lang qua lại, thiết lập hệ thống phân chia tuyến, luồng trong lãnh hải;
- Không được áp đặt cho các tàu thuyền nước ngoài những nghĩa vụ dẫn đến việc cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền này;
- Không được phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay mặt thực tế đối với tàu thuyền của một quốc gia nhất định hay đối với tàu thuyền chở hàng từ một quốc gia nhất định hay đến quốc gia đó hoặc nhân danh một quốc gia nhất định;
- Thông báo thích đáng mọi nguy hiểm về hàng hải mà mình biết trong lãnh hải của mình;
- Không thu lệ phí hoặc thuế đối với các tàu nước ngoài đi qua thuần túy trong lãnh hải. Nếu nước ven biển có tổ chức những hoạt động như hoa tiêu, lái dắt tàu, cung cấp lương thực, nước... thì họ được thu các khỏan lệ phí về dịch vụ đó và không được phân biệt đố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _forum_ueh_edu_vn_bai_giang_cpqt_1_6175.doc