Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm - Phạm Văn Beo (Phần 1)

MỤC LỤC .1

BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH TỘI DANH.12

VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỘI DANH, KHUNG HÌNH PHẠT.12

PHẦN I: ĐỊNH TỘI VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ ĐỊNH TỘI .12

I. ĐỊNH TỘI.12

1. Khái niệm về định tội.12

2. Ý nghĩa của việc định tội .12

3. Mối quan hệ giữa triết học và quy phạm pháp luật hình sự trong việc định tội.13

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỊNH TỘI .15

1. Pháp luật hình sự có ý nghĩa quyết định trong quá trình định tội.15

2. Cấu thành tội phạm là căn cứ pháp lý duy nhất để định tội.17

PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TỘI, XÁC ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT .18

I. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TỘI ĐỐI VỚI MỘT VỤ ÁN CỤ THỂ

pdf183 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm - Phạm Văn Beo (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến sự phát triển bình thường về thể chất và sinh lý của trẻ em (tình dục của trẻ em). - Khách quan: Người phạm tội có hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Hành vi giao cấu trong tội phạm này đạt được hoàn toàn không do dùng vũ lực, thủ đoạn nào cả mà do sự thỏa thuận hoàn toàn của nạn nhân (do yêu đương, chơi bời, khám phá). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện được hành vi giao cấu, không cần việc giao cấu kết thúc về mặt sinh lý cũng như phát sinh hậu quả. - Chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Người phạm tội biết hoặc có thể biết (nhưng để mặc) nạn nhân là người chưa đủ 16 tuổi mà vẫn giao cấu với nạn nhân. Theo nguyên tắc, trẻ em nói tại Điều này là một dấu hiệu khách quan. Việc người phạm tội có nhận thức được không về việc người bị hại là trẻ em chưa đủ 16 tuổi không có ý nghĩa định tội. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ xem xét người phạm tội này khi về chủ quan, người phạm tội phải biết (hoặc để mặc) nạn nhân là trẻ em chưa đủ 16 tuổi. Nếu người phạm tội không biết hoặc không có cơ sở để buộc người phạm tội phải biết nạn nhân là trẻ em chưa đủ 16 tuổi thì không có tội phạm xảy ra. - Chủ thể: là nam hoặc nữ đã đủ 18 tuổi, tuy nhiên, thực tế chủ thể là nữ rất hiếm xảy ra. Có thể nhận biết các tội phạm xâm phạm tình dục thông qua một số dấu hiệu từ hành vi của người phạm tội và phía nạn nhân như sau: + Đối với nạn nhân là phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên, nếu việc giao cấu có kèm theo dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân thì đó là tội hiếp dâm (Điều 111). + Đối với nạn nhân là phụ nữ từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu việc giao cấu có kèm theo dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân thì đó là tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112). 120 + Đối với nạn nhân là nam hoặc nữ chưa đủ 13 tuổi, bất kỳ hành vi giao cấu nào cũng đều cấu thành tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112). + Đối với nạn nhân là nam hoặc nữ từ đủ 16 tuổi trở lên, việc giao cấu có kèm theo việc dùng thủ đoạn khiến nạn nhân hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình sẽ cấu thành tội cưỡng dâm (Điều 113). + Đối với nạn nhân là nam hoặc nữ từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, việc giao cấu có kèm theo việc dùng thủ đoạn khiến nạn nhân hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu với mình sẽ cấu thành tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114). + Đối với nạn nhân là nam hoặc nữ từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, việc giao cấu hoàn toàn tự nguyện của nạn nhân (không có mua bán) sẽ cấu thành tội giao cấu với trẻ em (Điều 115). + Đối với nạn nhân là nam hoặc nữ từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, việc giao cấu có được từ mua bán bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác sẽ cấu thành tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256). c. Hình phạt chia làm 3 khung: - Khung 1: giao cấu với một trẻ em từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. - Khung 2: giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: ¾ Giao cấu nhiều lần với trẻ em. Để áp dụng tình tiết này, hành vi giao cấu phải được thực hiện từ hai lần trở lên với cùng một trẻ em, khi trẻ em đó từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi. Nếu chỉ có một lần giao cấu lúc trẻ em từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, lần giao cấu khác khi trẻ em đã đủ 16 tuổi thì chỉ xử người phạm tội theo khoản 1 Điều này. ¾ Giao cấu nhiều trẻ em. Trẻ em trong trường hợp này phải đều trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi. Nếu chỉ có một trẻ em từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, những người khác đã đủ 16 tuổi thì chỉ xử người phạm tội theo khoản 1 Điều này. ¾ Giao cấu với trẻ em có tính chất loạn luân; ¾ Giao cấu làm nạn nhân có thai; ¾ Giao cấu trẻ em gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; - Khung 3: giao cấu trẻ em từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: ¾ Giao cấu trẻ em gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên; ¾ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn giao cấu với trẻ em. 121 6. Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 Bộ luật hình sự) a. Định nghĩa Dâm ô đối với trẻ em là hành vi của một người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với trẻ em dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với trẻ em đó. b. Dấu hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm nhân phẩm, danh dự của trẻ em và có thể gây ra sự phát triển không bình thường về tâm, sinh lý (phát triển tình dục) của trẻ em. - Khách quan: Hành vi dâm ô đối với trẻ em có thể được thực hiện qua: dùng tay (hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể) chạm, sờ, mó, hôn hít (kích thích) vào những nơi nhạy cảm về tình dục của trẻ em hoặc buộc trẻ em làm ngược lại đối với mình, dùng bộ phận sinh dục của mình chạm bộ phận sinh dục của nạn nhân (trừ hành vi giao cấu hoặc liên quan đến hành vi giao cấu). Việc làm này có thể do người phạm tội buộc trẻ em phải chấp nhận nhưng cũng có thể do trẻ em tự nguyện. Trẻ em nói tại điều này là bất kỳ trẻ em nam, nữ chưa đủ 16 tuổi. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong số các hành vi vừa nêu trên (không cần hậu quả xảy ra). - Chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Người phạm tội biết mình đang có hành vi kích thích tình dục đối với nạn nhân và mong muốn nạn nhân bị kích thích hoặc để mặc cho nạn nhân bị kích thích tình dục. Trường hợp này, người phạm tội chỉ mong có sự kích thích tình dục nhằm thỏa mãn mình chứ không có ý định giao cấu nạn nhân. Nếu người phạm tội có ý định giao cấu nhưng không giao cấu được thì không xét xử về tội này mà tuỳ trường hợp cụ thể có thể xem xét các tội phạm xâm phạm tình dục tương ứng. Theo nguyên tắc, trẻ em nói tại Điều này là một dấu hiệu khách quan. Việc người phạm tội có nhận thức được không về việc người bị hại là trẻ em chưa đủ 16 tuổi không có ý nghĩa định tội. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ xem xét người phạm tội này khi về chủ quan, người phạm tội phải biết (hoặc để mặc) nạn nhân là trẻ em chưa đủ 16 tuổi. Nếu một người do vô ý mà thực hiện hành vi dâm ô đối với trẻ em sẽ không cấu thành tội phạm này. Chẳng hạn, A là trẻ em nữ chưa đủ 16 tuổi nhưng cơ thể phát triển như phụ nữ 18 tuổi. A quen biết với B và được B rủ đi uống cà phê. Khi B hỏi A bao nhiêu tuổi thì A bảo B đoán xem. B đoán A 18 tuổi thì A chỉ cười. Khi hai người đang có hành vi âu yếm nhau trong quán cà phê thì bị cha của A bắt quả tang. B khai rằng khi đó B tưởng A đã 18 tuổi. Như vậy, không có tội dâm ô đối với trẻ em xảy ra. - Chủ thể: là bất kỳ nam, nữ đã đủ 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự. 122 c. Hình phạt chia làm 3 khung: - Khung 1: có hành vi dâm ô đối với một trẻ em dưới 16 tuổi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. - Khung 2: dâm ô đối với trẻ em dưới 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: ¾ Dâm ô nhiều lần đối với một trẻ em. Trong trường hợp này, nhiều lần dâm ô phải được thực hiện khi trẻ em đó chưa đủ 16 tuổi. Nếu chỉ có 1 lần thực hiện hành vi dâm ô lúc trẻ em đó chưa đủ 16 tuổi, những lần khác thực hiện khi người này đã đủ 19 tuổi thì không áp dụng tình tiết này. ¾ Dâm ô đối với nhiều trẻ em. ¾ Dâm ô đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. ¾ Dâm ô gây hậu quả nghiêm trọng. Gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp này có thể là: vì bị dâm ô nên trẻ em bỏ nhà đi lang thang, bỏ học, không dám gặp mặt bạn bè... ¾ Dâm ô trong trường hợp tái phạm nguy hiểm. Đây là trường hợp người phạm tội đã tái phạm rồi mà còn phạm tội dâm ô đối với trẻ em. - Khung 3: dâm ô đối với trẻ em gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm. Đây là trường hợp dâm ô tập trung nhiều tình tiết nói tại khoản 2 Điều này hoặc gián tiếp gây hậu quả thương tật từ 61% trở lên...Ví dụ: vì ghen tuông chồng mình có hành vi dâm ô đối với nạn nhân nên vợ của người phạm tội đã gây thương tích cho nạn nhân tỷ lệ 65%. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 7. Tội mua bán phụ nữ (Điều 119 Bộ luật hình sự) a. Định nghĩa Mua bán phụ nữ là hành vi của một người coi phụ nữ như hàng hoá để mua bán, trao đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác. b. Dấu hiệu pháp lý 123 - Khách thể: tội phạm này xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ. - Khách quan: biểu hiện ở hành vi mua hoặc bán phụ nữ. Hành vi mua, bán được thanh toán bằng tiền, vàng, ngoại tệ hoặc bất kỳ vật nào có giá trị. Cũng xem là hành vi mua bán phụ nữ khi dùng một phụ nữ đổi lấy một phụ nữ khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thực tiễn cho thấy, các công ty vì nhu cầu công việc nên đã “chuyển nhượng” các nhân viên nữ giỏi của mình cho nhau thì không phạm tội này. Việc phụ nữ có thỏa thuận để mình trở thành “hàng hoá” để mua, bán hay không không là dấu hiệu bắt buộc trong tội phạm này. Phụ nữ trong tội phạm này là phụ nữ đã đạt từ 16 tuổi trở lên (phân biệt với tội phạm quy định tại Điều 120). Tội phạm hoàn thành khi có hành vi mua hoặc bán phụ nữ diễn ra, nghĩa là từ khi việc thỏa thuận mua bán đã xong (về người phụ nữ, giá trị), không cần việc trao người phụ nữ – tiền được diễn ra trên thực tế. - Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Người phạm tội phải ý thức được rằng, việc làm của mình là đang mua bán hoặc trao đổi phụ nữ và mong muốn thực hiện, mong muốn việc mua bán, trao đổi diễn ra hoặc có ý thức để mặc nó diễn ra. Thực tế việc mua, bán, trao đổi phụ nữ nhằm mục đích vụ lợi. Tuy nhiên, vụ lợi không là dấu hiệu bắt buộc. - Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ có thể chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều này. Hiện nay, đã có nhiều trường hợp buôn bán nam giới từ đủ 16 tuổi trở lên, sang một số quốc gia có chung biên giới với Việt Nam, để làm nhân lực, trong một số công việc nặng nhọc và độc hại, hoặc người bị bán có thể còn bị giải phẫu để được bán, được mua một số mô, bộ phận cơ thể người, đặc biệt là các quả thận. Trong một báo cáo gần đây, Bộ Tư pháp cũng nêu lên bất cập là Bộ luật hình sự chỉ quy định tội mua bán phụ nữ và trẻ em, vì vậy, các đối tượng nam giới bị lừa gạt mua bán chưa được bảo vệ. Theo chúng tôi, hành vi nguy hiểm này, rõ ràng là cần phải được ngăn chặn và bị xử lý hình sự. c. Hình phạt chia làm 2 khung: - Khung 1: mua, bán hoặc trao đổi một phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. - Khung 2: mua, bán hoặc trao đổi một phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm: ¾ Vì mục đích mại dâm. Trường hợp này, người phạm tội phải biết được người phụ nữ mà mình mua, bán hoặc trao đổi dùng vào mục đích mại dâm (bất kể đã dùng người phụ nữ vào mục đích mại dâm chưa). Nếu người phạm tội không biết điều đó thì không áp dụng tình tiết này. ¾ Có tổ chức. ¾ Có tính chất chuyên nghiệp. 124 Đây là trường hợp mà người phạm tội lấy việc mua, bán hoặc trao đổi phụ nữ làm phương tiện kiếm sống cơ bản cho mình. ¾ Để đưa ra nước ngoài. Để áp dụng tình tiết này, chúng ta chỉ cần chứng minh người phạm tội biết việc mua, bán hoặc trao đổi phụ nữ nhằm đưa phụ nữ đi nước ngoài, không quan tâm đến việc có đưa phụ nữ đó ra nước ngoài được chưa. ¾ Phạm tội đối với nhiều phụ nữ. Nhiều phụ nữ ở đây là từ hai phụ nữ trở lên và đều đủ 16 tuổi trở lên. Nếu có phụ nữ chưa đủ 16 tuổi, có phụ nữ đã đủ 16 tuổi thì người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội phạm này và tội mua bán trẻ em (Điều 120). ¾ Phạm tội nhiều lần. Trường hợp này, người phạm tội thực hiện việc mua, bán hoặc trao đổi phụ nữ nhiều lần, mỗi lần một phụ nữ. Nếu việc mua, bán hoặc trao đổi thực hiện nhiều lần, có lần nhiều phụ nữ thì phải áp dụng cả hai tình tiết: phạm tội đối với nhiều phụ nữ và phạm tội nhiều lần. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt tiền (bổ sung) từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm. 8. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 Bộ luật hình sự) Đây là điều luật quy định nhiều tội phạm nhưng cùng một đối tượng là trẻ em dưới 16 tuổi. Dấu hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm tự do, nhân phẩm, danh dự của trẻ em. - Khách quan: Người phạm tội có hành vi mua, bán, trao đổi, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. + Hành vi mua, bán, trao đổi trẻ em dùng các phương tiện thanh toán đã nói tại tội mua bán phụ nữ. + Hành vi đánh tráo thể hiện ở việc đánh cắp một trẻ em và thay vào đó một trẻ em khác. + Hành vi chiếm đoạt là dùng mọi thủ đoạn và cuối cùng chiếm lấy trẻ em (trộm cắp, cướp, lừa đảo, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt...). 125 Trẻ em nói tại điều này là bất kỳ trẻ em nam, nữ từ chưa đủ 16 tuổi trở xuống. Tội phạm hoàn thành khi một trong các hành vi mua, bán, trao đổi, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em diễn ra không kể người phạm tội đã đạt mục đích hay chưa. - Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Trẻ em ở tội phạm này là một dấu hiệu khách quan. Vì thế, chỉ cần xác định trẻ em là chưa đủ 16 tuổi thì có thể định tội này mà không cần quan tâm đến thái độ chủ quan của người phạm tội. Dấu hiệu động cơ, mục đích không bắt buộc đối với tội phạm này. - Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Hình phạt chia làm 2 khung: - Khung 1: mua, bán, trao đổi, đánh tráo, chiếm đoạt một trẻ em dưới 16 tuổi, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. - Khung 2: mua, bán, trao đổi, đánh tráo, chiếm đoạt một trẻ em dưới 16 tuổi thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, hoặc tù chung thân: ¾ Có tổ chức. ¾ Có tính chất chuyên nghiệp. ¾ Vì động cơ đê hèn. Chẳng hạn, vì muốn trả thù mà chiếm đoạt con của kẻ thù để gây sự đau khổ tinh thần, vì muốn mẹ yêu mình mà bắt con ¾ Mua, bán, trao đổi, đánh tráo, chiếm đoạt một nhiều trẻ em. Nhiều trẻ em ở đây là từ hai trẻ em trở lên và đều phải chưa đủ 16 tuổi. ¾ Để đưa ra nước ngoài. ¾ Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo. Chẳng hạn, sử dụng trẻ em để trộm cắp, lừa đảo, bắt lao động cực nhọc, bắt đi hành khất... ¾ Để sử dụng vào mục đích mại dâm. ¾ Tái phạm nguy hiểm. Đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích hoặc đã tái phạm mà còn phạm tội này. ¾ Gây hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, trẻ em nhớ nhà dẫn đến bệnh nặng, cha mẹ bỏ công việc, ảnh hưởng xấu đến chính sách cho người nước ngoài nhận con Việt Nam làm con nuôi... 126 Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm. 9. Tội làm nhục người khác (Điều 121 Bộ luật hình sự) a. Định nghĩa Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. b. Dấu hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. - Khách quan: Người phạm tội có mọi hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác (chửi, xé quần áo, bêu xấu, nhổ nước bọt vào mặt, vẽ bậy, viết bậy...) trước những người xung quanh. Hành vi làm nhục người khác có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc hành động, có thể thực hiện trước mặt hoặc sau lưng người bị hại miễn sao người phạm tội cố ý để hành vi làm nhục đến tai người bị hại. Hành vi như thế nào bị xem là xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm tuỳ thuộc vào đối tượng bị xúc phạm cũng như người phạm tội. Chẳng hạn, cũng với hành vi ném quần lót vào mặt thì đối với một tên ghiền ma tuý có thể không được coi là xúc phạm nghiêm trọng, nhưng đối với một trí thức thì đó lại là sự xúc phạm nghiêm trọng. Tất cả những hành vi đó phải chưa đến mức cấu thành các tội phạm khác (hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, cố ý gây thương tích...). Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nói trên một cách nghiêm trọng. - Chủ quan: là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Người phạm tội biết được việc làm của mình là bêu xấu người khác nhằm thỏa mãn cơn tức giận đối với nạn nhân hoặc đối với người thân của nạn nhân. Người phạm tội mong muốn hoặc để mặc hậu quả xấu về danh dự, nhân phẩm của nạn nhân xảy ra. Nếu người phạm tội còn có mục đích khác (thỏa mãn dục vọng, chiếm đoạt tài sản...) thì tuỳ trường hợp sẽ xét xử người phạm tội theo các tội danh tương ứng. - Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự theo điều luật này vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng. c. Hình phạt chia làm 2 khung: 127 - Khung 1: xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của một người, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. - Khung 2: xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: ¾ Phạm tội nhiều lần. Trường hợp này, người phạm tội đã nhiều lần có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm đối với một người, mỗi lần đều phải “xúc phạm nghiêm trọng” (đã cấu thành tội phạm). ¾ Đối với nhiều người. Để áp dụng tình tiết này, chúng ta cần xác định người phạm tội đã có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của từ hai người trở lên. Có thể hành vi “xúc phạm nghiêm trọng” danh dự, nhân phẩm xảy ra đối với nhiều người, nhưng cũng có thể hành vi “xúc phạm nghiêm trọng” danh dự, nhân phẩm chỉ xảy ra đối với một người, và đối với những người khác, người phạm tội đã có hành vi “xúc phạm” nhưng chưa đến mức “nghiêm trọng”. ¾ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Đây là trường hợp người phạm tội dựa vào chức vụ, quyền hạn của mình để xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu không có chức vụ, quyền hạn đó thì người phạm tội không thể phạm tội được. Cần xác định rõ người phạm tội thông qua chức vụ, quyền hạn của mình để phạm tội. Nếu người phạm tội có chức vụ, quyền hạn nhưng hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác hoàn toàn không liên quan đến chức vụ, quyền hạn thì không áp dụng tình tiết này. ¾ Đối với người thi hành công vụ. Tình tiết này bao gồm cả người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ. Chỉ cần xác định nạn nhân là người người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ thì có thể áp dụng tình tiết này, không kể hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm có liên quan đến công vụ đó hay không. ¾ Đối với người dạy dỗ, chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 10. Tội vu khống (Điều 122 Bộ luật hình sự) a. Định nghĩa 128 Vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người khác, hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. b. Dấu hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. - Khách quan: Người phạm tội có một trong các hành vi sau: + Bịa đặt những điều không có thật. Những điều không có thật rất đa dạng miễn sao nó không phải là sự thật khách quan. + Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Hành vi này có thể được thực hiện thông qua việc sao chép gửi cho người khác, kể lại cho người khác nghe, đăng tin trên báo chí, internet, gửi tin nhắn qua điện thoại di động... - Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc bịa đặt là người khác phạm tội bất kể là tội gì được quy định trong Bộ luật hình sự. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi nói trên nhằm xúc phạm danh dự, hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (không cần biết danh dự, hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có bị xâm hại hay chưa). - Chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Khi thực hiện hành vi, người phạm tội biết rõ những tin mà mình đặt ra, loan truyền hoặc đi tố cáo là không có thật mà vẫn thực hiện. Nếu khi loan truyền hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là người khác phạm tội mà mình không biết là không có thật thì không cấu thành tội phạm. Về mục đích, đối với hành vi “bịa đặt những điều không có thật” và “loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt” đòi hỏi phải có mục đích “xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp” của người khác. Đối với hành vi “bịa ra chuyện người bị hại phạm tội và đi tố cáo với cơ quan Nhà nước” không cần mục đích. - Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự theo điều luật này vì đây là tội phạm có khung hình phạt cao nhất cũng chỉ đến nghiêm trọng. c. Hình phạt chia làm 2 khung: - Khung 1: vu khống một người, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 129 - Khung 2: vu khống thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm: ¾ Có tổ chức. ¾ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. ¾ Đối với nhiều người. ¾ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình. ¾ Đối với người thi hành công vụ. ¾ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 1. Nêu các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người? 2. Hãy so sánh dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng nhóm tội phạm: (1) Xâm phạm tính mạng; (2) Xâm phạm sức khoẻ; (3) Xâm phạm danh dự; (4) Xâm phạm nhân phẩm? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 và 1999, Nxb Chính trị quốc gia. 2. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 tập I, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. 3. Đinh Văn Quế, Pháp luật, thực tiễn và án lệ, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1999. 4. Đinh Văn Quế, Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2000. 5. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các Tội phạm), Nxb Chính trị - Quốc gia - 2000. 6. Võ Khánh Vinh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. 7. Trịnh Tiến Việt, Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2003. 130 BÀI 4: CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN I. KHÁI NIỆM CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ Quyền tự do, dân chủ là các quyền cơ bản của con người cũng như quyền được sống và các quyền cơ bản khác của con người. Chính vì thế, Hiến chương Liên hiệp quốc và Hiến pháp của bất kỳ một quốc gia nào cũng đều có những quy định riêng nhằm tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản này. Trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam, các quyền cơ bản của công dân được quy định tại chương V. Không chỉ là những quy định mang tính chất hình thức, các quyền cơ bản của công dân luôn được đảm bảo tôn trọng và bảo vệ bằng những biện pháp cụ thể. Xét về các quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự Việt Nam đã dành một chương riêng (chương XIII) với 10 điều luật quy định các hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân phải chịu trách nhiệm hình sự. II. CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ CỤ THỂ 1. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123 Bộ luật hình sự) a. Định nghĩa Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi bắt, giữ hoặc giam người không đúng với những quy định của pháp luật. b. Dấu hiệu pháp lý - Khách thể: tội phạm này xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người (người bị bắt, giữ, giam). Không có văn bản hướng dẫn cụ thể về đối tượng của tội phạm này là người nào (người Việt Nam, người nước ngoài h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_hinh_su_viet_nam_phan_cac_toi_pham_pham_van_beo_phan_1.pdf