Luật hình sự - Chương 15: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Hách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là:

độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN

và NN CHXHCNVN.

* Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây hại

cho các QHXH nêu trên.

Câu kết được hiểu là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước

ngoài. Cho nên nếu một người mới có ý định liên hệ với nước ngoài nhưng chưa thực hiện

được ý đồ đó thì chưa thể coi là đã có sự câu kết với nước ngoài.

Hành vi câu kết với nước ngoài được thể hiện cụ thể như:

Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài để lật đổ chính quyền như tiền, vũ khí, phương

tiện kỹ thuật hoặc mọi lợi ích vật chất khác, nhờ nước ngoài huấn luyện hoặc cho lập căn

cứ

Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay ch

pdf65 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật hình sự - Chương 15: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công cộng, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa dân tộc. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Làm ra văn hóa phẩm đồi trụy – tạo ra các loại văn hóa phẩm đồi trụy : tranh ảnh khiêu dâm, phim khiêu dâm ; - Sao chép các loại văn hóa phẩm đồi trụy : là những hành vi chụp lại, vẽ lại, viết lại, ghi băng, ghi hình các loại văn hóa phẩm đồi trụy ; - Lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi cho người khác xem, mượn, thuê các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy.. ; - Vận chuyển văn hóa phẩm đồi trụy : là hành vi (biết là văn hóa phẩm đồi trụy) chuyên chở từ nơi này đến nơi khác để trục lợi ; - Mua văn hóa phẩm đồi trụy : là hành vi mua đi bán lại các văn hóa phẩm đồi trụy (hoặc đổi chác) ; - Tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy : là hành vi cất giữ trong nhà, tại nơi làm việc, giữ trong người các loại văn hóa phẩm đồi trụy ; - Các hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có thể là các hành vi dịch, tóm tắt, trích đoạn...các văn hóa phẩm đồi trụy. Mặt chủ quan : Lỗi cố ý. Chủ thể : Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Hình phạt : Quy định cụ thể tại Điều luật này. 100 2.7. Tội chứa mại dâm (Đ 254 BLHS) Khái niệm Tội chứa mại dâm là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động mại dâm được thực hiện. Dấu hiệu pháp lý Khách thể Là trật tự công cộng và nếp sống lành mạnh, văn minh cũng như đạo đức XHCN. Mặt khách quan Hành vi khách quan : Cho thuê địa điểm để hành nghề mại dâm ; Thiết kế phòng, địa điểm mại dâm và các điều kiện vật chất khác phục vụ hoạt động mại dâm ; Bố trí người canh gác, bảo vệ hoạt động mại dâm ; Nhận gái bán dâm là nhân viên, người làm thuê để che mắt nhà chức trách ; Cho gái bán dâm hành nghề tại nhà ở, khách sạn, nơi làm việc của mình để thu lợi bất chính... Mặt chủ quan : Lỗi cố ý. Chủ thể : Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Hình phạt : Quy định cụ thể tại Điều luật này. 2.8. Tội môi giới mại dâm (Đ 225 BLHS) Khái niệm Tội môi giới mại dâm là hành vi dẫn lỗi, chỉ đường, móc nối để kẻ bán dâm và người mua dâm gặp nhau thỏa thuận và tiến hành việc mua bán dâm. Dấu hiệu pháp lý Khách thể : Là trật tự công cộng, nếp sống văn minh lành mạnh và đạo đức XHCN. Mặt khách quan Hành vi khách quan : Dắt mối cho gái bán dâm hoặc người mua dâm ; Làm trung gian giao dịch trong việc mua bán dâm (thỏa thuận giá cả và các điều kiện khác) ; Tổ chức để mua dâm và người bán dâm gặp nhau ; Dứng ra thu tiền mua dâm và phân chia tiền bán dâm... Mặt chủ quan : Lỗi cố ý. Chủ thể : Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Hình phạt : Quy định cụ thể tại Điều luật này. 2.9. Tội mua dâm người chưa thành niên (Đ 256 BLHS) Khái niệm : Tội mua dâm người chưa thành niên là hành vi dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất khác trả cho người chưa thành niêm và thực hiện hành vi giao cấu với họ. Dấu hiệu pháp lý Khách thể : Là trật tự công cộng và sự phát triển bình thường của người chưa thành niên về mặt thể chất, tâm lý cũng như về mặt tình dục. Mặt khách quan Hành vi khách quan : Dùng tiền bạc hoặc các lợi ích vật chất khác dụ dỗ, thuyết phục, mua chuộc người chưa thành niên để họ đồng ý bán dâm cho mình ; 101 Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn về vật chất cũng như tinh thần của người chưa thành niên để đặt điều kiện, yêu sách mua dâm và thực hiện hành vi giao cấu ; Thỏa thuận việc mua bán dâm với người chưa thành niên. Mặt chủ quan : Lỗi cố ý. Chủ thể : Là người đã thành niên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Hình phạt : Quy định cụ thể tại Điều luật này. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Câu 1 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội mua dâm người chưa thành niên. Câu 2 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội môi giới mại dâm . Câu 3 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội chứa mại dâm . Câu 4 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Câu 5 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp. Câu 6 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội rửa tiền. Câu 7 : Nêu và phân tích các đặc điểm . Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Câu 8 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Câu 9 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội hành nghề mê tín, dị đoan. Câu 10 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. CHƯƠNG 20 : CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 1.KHÁI NIỆM Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hoạt động bình thường của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. 2.CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ 1. Tội chống người thi hành công vụ (Đ 257 BLHS) 1.1. Khái niệm Tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. 102 1.2. Dấu hiệu pháp lý 1.2.1. Khách thể Là hoạt động bình thường của Nhà nước và xã hội. 1.2.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ : là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ ; - De dọa dùng vũ lực : là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe uy hiếp khiến người thi hành công vụ sự hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ...sự đe dọa là thực tế và có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ biến thành hiện thực ; - Cưỡng ép người thi hành công vụ là trái phép luật : là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng, quyền hạn của họ ; - Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ : là những hành vi bôi nhọ, vu khống... 1.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 1.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 1.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 2. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (Đ 258 BLHS) 2.1. Khái niệm Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và của công dân. 2.2. Dấu hiệu pháp lý 2.2.1. Khách thể Là hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức cũng như lợi ích các cơ quan của các chủ thể này và của công dân. 2.2.2. Mặt khách quan - Quyền tự do dân chủ bao gồm :  Quyền tự do ngôn luận – tự do phát biểu bày tỏ ý kiến cá nhân ;  Quyền tự do báo chí – tự do viết bài, in báo, đưa tin cho báo chí ;  Quyền tự do tín ngưỡng – tự do theo hoặc không theo tôn giáo nhất định ;  Quyền tự do hội họp – tự do họp nhóm, bàn luận trao đổi ý kiến ;  Quyền tự do lập hội – tự do lập ra các hội nhất định ;  Các quyền tự do dân chủ khác. 2.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 2.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 2.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 3. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Đ 259 BLHS) 3.1. Khái niệm 103 Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi của người không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện. 3.2. Dấu hiệu pháp lý 3.2.1. Khách thể Là chế độ nghĩa vụ quân sự do Nhà nước quy định. 3.2.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự ; - Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ ; - Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện . 3.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 3.2.4. Chủ thể Là công dân Việt Nam đang ở trong lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự theo quy định của luật nghĩa vụ quân sự hiện hành. 3.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 4. Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ (Đ 260 BLHS) 4.1. Khái niệm Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ là hành vi của người là quân nhân dự bị đã không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ trong trường hợp có lệnh tổng động viên, lệnh động viên cục bộ, có chiến tranh hoặc có nhu cầu tăng cường cho lực lượng thường trực của quân đội. 4.2. Dấu hiệu pháp lý 4.2.1. Khách thể Là chế độ nghĩa vụ quân sự của Nhà nước trong những hoàn cảnh đặc biệt được pháp luật quy định. 4.2.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan : Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ như bỏ trốn, không đến nơi tập trung, tự gây thương tích, tự gây ốm đau... 4.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 4.2.4. Chủ thể Các quân nhân dự bị. 4.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 5. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước (Đ 263 BLHS) 5.1. Dấu hiệu pháp lý 5.1.1. Khách thể Là sự an toàn của bí mật nhà nước, an ninh quốc gia, an toàn về đối nội cũng như đối ngoại của đất nước. 5.1.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước : là hành vi cố ý để cho các bí mật nhà nước bị tiết lộ ra bên ngoài (hành động hoặc không hành động) ; 104 - Chiếm đoạt bí mật nhà nước : là hành vi dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để chiếm lấy các tài liệu bí mật nhà nước ; - Mua bán tài liệu bí mật nhà nước : là hành vi dùng tiền hoặc các lợi ích vật chất khác để mua bán các tài liệu bí mật nhà nước - Tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước : là hành vi làm cho tài liệu bí mật nhà nước bị hủy hoại, không thể khôi phục lại được. 5.1.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 5.1.4. Chủ thể Chủ thể thường hoặc phải là người có trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ tài liệu bí mật nhà nước tùy từng tội. 5.2. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 6. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước (Đ 264 BLHS) 6.1. Dấu hiệu pháp lý 6.1.1. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Hành vi làm lộ bí mật nhà nước : làm cho bí mật nhà nước bị tiết lộ, lan truyền ra ngoài. Cụ thể :  Dể cho người khác đọc được, thấy được bí mật nhà nước ;  Nói lại, viết lại cho người khác về nội dung của bí mật nhà nước. - Hành vi làm mất bí mật nhà nước :  Dể người khác lấy mất tài liệu bí mật nhà nước ;  Bỏ quên tài liệu bí mật nhà nước ;  Dánh rơi hay để tài liệu bị hủy hoại. 6.1.2. Mặt chủ quan Lỗi vô ý (vô ý do cẩu thả hoặc do quá tự tin). 6.1.3. Chủ thể Là người có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ, sử dụng bí mật nhà nước. 6.2. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 7. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc (Đ 265 BLHS) 7.1. Khái niệm Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc là hành vi « tự phong » cho mình những chức vụ, cấp bậc nhất định để thực hiện các hành vi trái pháp luật. 7.2. Dấu hiệu pháp lý 7.2.1. Khách thể Là trật tự quản lý hành chính của nhà nước cũng như uy tín của cán bộ nhà nước. 7.2.2. Mặt khách quan - Hành vi khách quan : là hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc – tự nhận cho mình những chức vụ, cấp bậc nói trên. - Sự tự phong chức vụ, cấp bậc có thể thực hiện bằng sự tự giới thiệu, sử dụng giấy chứng nhận, giấy giới thiệu giả, sử dụng sắc phục, quân hiệu của lực lượng vũ trang mặc dù mình không có các vị trí trong lực lượng vũ trang. 7.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 7.2.4. Chủ thể 105 Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 7.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 8. Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Đ 266 BLHS) 8.1. Khái niệm Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi của người đã sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội....đồng thời sử dụng những giấy tờ này thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. 8.2. Dấu hiệu pháp lý 8.2.1. Khách thể Là trật tự quản lý hành chính của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý tài liệu, giấy tờ quản lý hành chính. 8.2.2. Mặt khách quan - Hành vi khách quan : Hành vi phạm tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ như hộ chiếu, hộ khẩu, các loại giấy chứng nhận khác. - Hành vi trên cấu thành tội phạm khi người sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu khác của cơ quan, tổ chức đã sử dụng các giấy tờ này để làm việc trái pháp luật và gây hậu quả nghiêm trọng. 8.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 8.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 8.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 9. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Đ 267 BLHS) 9.1. Khái niệm Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả này vào các hoạt động phi pháp. 9.2. Dấu hiệu pháp lý 9.2.1. Khách thể Là trật tự quản lý hành chính của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý giấy tờ, tài liệu, con dấu... 9.2.2. Mặt khách quan - Hành vi khách quan : Là hành vi làm ra những con dấu, tài liệu giống như những con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức đã được Nhà nước cho phép làm ra và lưu hành. - Hành vi làm giả con dấu, tài liệu chỉ bị coi là tội phạm khi việc làm giả này có mục đích để làm việc phi pháp. 9.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 9.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 9.3. Hình phạt 106 Quy định cụ thể tại Điều luật này. 10. Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội (Đ 268 BLHS) 10.1. Dấu hiệu pháp lý 10.1.1. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Hành vi chiếm đoạt con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội : là hành vi dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn nguy hiểm khác (trộm cắp, lạm dụng lòng tin...) để chiếm đoạt con dấu, tài liệu đang nằm trong sự quản lý của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. - Mua bán con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội : là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất để mua (đổi lấy) con dấu, tài liệu ở người khác ; - Tiêu hủy tài liệu, con dấu : là hành vi làm cho con dấu, tài liệu bị hủy hoại, bị mất hết khả năng sử dụng mà không thể khôi phục lại nguyên trạng. 10.1.2. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 10.2. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 11. Tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính (Đ 269 BLHS) 11.1. Dấu hiệu pháp lý 11.1.1. Khách thể Là trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý các đối tượng thường xuyên có sự vi phạm pháp luật và trật tự an toàn xã hội. 11.1.2. Mặt khách quan - Hành vi khách quan :  Không chấp hành quyết định hành chính về việc đưa vào cơ sở giáo dục ;  Không chấp hành quyết định hành chính về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh ;  Không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản chế hành chính. - Các hành vi không chấp hành các quyết định này chỉ bị coi là tội phạm khi người có hành vi chống đối quyết định đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết mà vẫn vi phạm. 11.1.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 11.1.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 11.2. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 12. Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Đ 270 BLHS) 12.1. Khái niệm Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở là hành vi chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép dù đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về hàn vi này (chưa được xóa án tích) mà còn tiếp tục vi phạm. 12.2. Dấu hiệu pháp lý 12.2.1. Khách thể 107 Là trật tự quản lý hành chính của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nhà ở. 12.2.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Chiếm dụng chỗ ở trái phép – hành vi chiếm dụng chỗ ở thường được thực hiện một cách công khai, ngang nhiên, có dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực. - Xây dựng nhà trái phép : là hành vi xây dựng nhà mà không có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền hoặc xây dựng không theo giấy phép được duyệt, xây dựng trên phần đất do Nhà nước quản lý, trên phần đất Nhà nước cấm không được xây dựng... 12.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 12.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 12.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 13. Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Đ 271 BLHS) 13.1. Khái niệm Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về xuất bản và phát hành sách báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác. 13.2. Dấu hiệu pháp lý 13.2.1. Khách thể Là trật tự quản lý hành chính nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản, phát hành ấn phẩm. 13.2.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình...mà không có giấy phép ; - Giấy phép xuất bản, phát hành loại hình sách, báo, đĩa âm thanh...đã hết hạn mà vẫn tiếp tục xuất bản, phát hành ; - Xuất bản, phát hành sách, báo, băng hình...không đúng chủng loại theo giấy phép ; - Xuất bản, phát hành những băng hình, đĩa hình, đĩa âm thanh...bị Nhà nước cấm. 13.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 13.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 13.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 14. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Đ 272 BLHS) 14.1. Khái niệm Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng. 108 14.2. Dấu hiệu pháp lý 14.2.1. Khách thể Là trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. 14.2.2. Mặt khách quan - Hành vi khách quan :  Làm hư hỏng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ;  Chiếm đoạt các hiện vật tại di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ;  Không có biện pháp bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa để chúng xuống cấp, hư hại ;  Sử dụng các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trái với quy định của Nhà nước. - Hậu quả nghiêm trọng : Dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này. Hậu quả ở đây là những thiệt hại nghiêm trọng về mặt vật chất đối với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... 14.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý hoặc vô ý. 14.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 14.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 15. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới (Đ 273 BLHS) 15.1. Khái niệm Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới (đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm). 15.2. Dấu hiệu pháp lý 15.2.1. Khách thể Là chế độ quản lý nhà nước về khu vực biên giới quốc gia. 15.2.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Cư trú bất hợp pháp tại khu vực biên giới (đến sinh sống mà không có giấy tờ xin phép hợp lệ) ; - Đi lại trong khu vực biên giới mà không có đầy đủ giấy phép hợp lệ hoặc dùng giấy tờ giả mạo. 15.2.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 15.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 15.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 16. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tội ở lại Việt nam trái phép (Đ 274 BLHS) 16.1. Dấu hiệu pháp lý 16.1.1. Khách thể Là hoạt động quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh và cư trú, đe dọa an toàn đối nội và đối ngoại quốc gia. 16.1.2. Mặt khách quan 109 Hành vi khách quan : - Xuất cảnh trái phép : là hành vi ra khỏi biên giới nước CHXHCN Việt Nam mà không có các giấy phép hợp lệ ; - Nhập cảnh trái phép : là hành vi vào Việt Nam bất hợp pháp (không có giấy tờ hợp lệ) ; - ở lại Việt Nam trái phép : là hành vi của người nước ngoài, người không quốc tịch đến Việt Nam hợp pháp nhưng khi hết thời hạn ở Việt Nam vẫn không chịu trở về nước mà không có lý do chính đáng. 16.1.3. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 16.1.4. Chủ thể - Đối với tội xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép : người Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch ; - Đối với tội ở lại Việt Nam trái phép : người nước ngoài, người không quốc tịch ; - Đối với tội ở lại nước ngoài trái phép : công dân Việt Nam. 16.2. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 17. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Đ 275 BLHS) 17.1. Dấu hiệu pháp lý 17.1.1. Mặt khách quan Hành vi khách quan : - Tổ chức cho người khác trốn đi hoặc trốn ở lại nước ngoài trái phép : là hành vi tạo các điều kiện về vật chất và tinh thần để người trốn yên tâm thực hiện hành vi này. - Cưỡng ép người khác trốn đi hoặc trốn ở lại nước ngoài : là hành vi khống chế về mặt tinh thần, buộc người khác phải trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài. 17.1.2. Mặt chủ quan Lỗi cố ý. 17.1.3. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 17.2. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. 18. Tội xúc phạm Quốc kỳ, quốc huy (Đ 276 BLHS) 18.1. Khái niệm Tội xúc phạm Quốc kỳ, quốc huy là hàh vi xé, đập phá, bôi bẩn, làm ô uế hoặc dùng những thủ đoạn nguy hiểm khác có tính chất bôi nhọ biểu tượng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. 18.2. Dấu hiệu pháp lý 18.2.1. Khách thể Là danh dự thiêng liêng của đất nước. 18.2.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan :LGXé cờ Tổ quốc ; Dập phá Quốc huy ; Làm bẩn, làm ô uế Quốc kỳ, quốc huy ; Viết, vẽ những nội dung không lành mạnh, thô tục lên Quốc kỳ, quốc huy. 18.2.3. Mặt chủ quan 110 Lỗi cố ý. 18.2.4. Chủ thể Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 18.3. Hình phạt Quy định cụ thể tại Điều luật này. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Câu 1 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội xúc phạm Quốc kỳ, quốc huy. Câu 2 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Câu 3 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tội ở lại Việt nam trái phép. Câu 4 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới. Câu 5 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng. Câu 6 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác . Câu 7 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở Câu 8 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội gây rối trật tự công cộng Câu 9 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức Câu 10 : Nêu và phân tích các đặc điểm Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc 111 Chương 21: CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY 1. KHÁI NIỆM CHUNG Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Khách thể của TP Đối tượng là các chất ma túy và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy. Các vật dụng phục vụ cho xản xuất và sử dụng chất ma túy là các công cụ, phương tiện dùng vào việc sản xuất và sử dụng chất ma túy. Mặt khách quan của TP Hành vi khách quan của các tội phạm về ma túy tuy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở chỗ đều là những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý các chất ma túy. Là TP có CTTP hình thức. Mặt chủ quan của TP Đối với đa số các tội phạm về ma túy, lỗi của người thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp (Điều 192 đến Điều 197, Điều 199 và Điều 200 BLHS). Lỗi của người phạm các tội quy định tại Điều 198 và Điều 201 có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Chủ thể của TP Chủ thể của hầu hết các tội phạm về ma túy là chủ thể thường, riêng tội quy định tại Điều 201 đòi hỏi chủ thể đặc biệt. 2. MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ 1. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý l(Điều 192 BLHS) Là hành vi cố tình tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0020_p2_7799.pdf