Luật giáo dục song hành cùng quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở

Tài nguyên giáo dục mở đang ngày càng khẳng định giá trị trong

quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt

Nam. Có rất nhiều phương pháp xây dựng và cải tiến nhằm nâng cao

chất lượng của giáo dục mở. Một trong những phương pháp quan trọng

là xây dựng một hệ thống tài nguyên giáo dục mở chất lượng, được

bổ sung và hoàn thiện không ngừng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các

phương pháp tương tác, truy cập mở (Open Access) cũng là một phần

thiết yếu giúp cho quá trình dạy và học đạt được hiệu quả cao. Với

sự hỗ trợ từ Internet và các phần mềm mã nguồn mở, việc chia sẻ tài

nguyên thông tin và trao đổi tri thức đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều và

đang dần trở thành một xu thế chủ đạo trong một nền giáo dục hiện đại.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Luật giáo dục song hành cùng quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT GIÁO DỤC SONG HÀNH CÙNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ ThS. Nguyễn Minh Diễm Quỳnh1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên giáo dục mở đang ngày càng khẳng định giá trị trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp xây dựng và cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục mở. Một trong những phương pháp quan trọng là xây dựng một hệ thống tài nguyên giáo dục mở chất lượng, được bổ sung và hoàn thiện không ngừng. Bên cạnh đó, việc áp dụng các phương pháp tương tác, truy cập mở (Open Access) cũng là một phần thiết yếu giúp cho quá trình dạy và học đạt được hiệu quả cao. Với sự hỗ trợ từ Internet và các phần mềm mã nguồn mở, việc chia sẻ tài nguyên thông tin và trao đổi tri thức đã trở nên tiện lợi hơn rất nhiều và đang dần trở thành một xu thế chủ đạo trong một nền giáo dục hiện đại. (https://epu.edu.vn) Có thể nói, chưa bao giờ giáo dục nước nhà lại có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá như giai đoạn hiện nay. Cùng với sự ra đời của Luật Giáo dục 2019 thì nguồn tài nguyên giáo dục mở cũng được triển khai hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. “Tài nguyên giáo dục mở là một sự đầu tư cho phát triển con người một cách bền vững, giúp tăng cường khả năng tiếp cận đến giáo dục chất lượng cao và làm giảm giá thành của giáo dục trên toàn thế giới” (https://www.whitehouse. gov). Việt Nam đang trong quá trình đổi mới giáo dục, trong đó có giáo 1 Khoa Luật- Khoa học Chính trị. Trường Đại học An Giang. 307PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở dục đại học, rất cần nguồn học liệu trên cả phương diện số lượng lẫn chất lượng. Thế nhưng, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các thư viện đại học Việt Nam chưa đáp ứng tốt nhu cầu về học liệu của giảng viên, sinh viên và nhà nghiên cứu. (Bùi Thị Ánh Tuyết, 2015). Mặc dù vậy, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Luật Giáo dục 2019 vừa mới được ban hành là minh chứng thiết thực nhất cho tiến trình củng cố, xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam đang được sự hưởng ứng tích cực đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời ở mỗi công dân. 2. LUẬT GIÁO DỤC SONG HÀNH CÙNG TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 2.1. Bối cảnh ra đời của Luật Giáo dục 2019 Trước xu hướng phát triển, thay đổi nhanh chóng của cách mạng công nghiệp 4.0; yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 đối với quyền và nghĩa vụ học tập của công dân; bảo đảm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đề ra các nhiệm vụ đối với giáo dục, đào tạo; yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì Luật Giáo dục 2019 đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo; tạo ra sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật khác trong toàn hệ thống, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; giáo dục con người yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Với 9 chương gồm 115 điều, Luật Giáo dục 2019 đã tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững 308 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019). Như vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi công dân đồng thời cũng trên cơ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp Quốc (UNESCO), tài nguyên giáo dục mở có thể được coi là bất cứ tài liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi/miền công cộng hoặc được phát hành theo một giấy phép mở, bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu này. Tài nguyên giáo dục mở có thể là giáo trình, khung chương trình đào tạo, đề cương môn học, bài giảng, bài luận, các bài kiểm tra, các kết quả dự án, kết quả nghiên cứu, các video và hình ảnh động (Unesco &Col, 2015). Vận dụng thực tiễn tại Việt Nam thì nội dung trên là hoàn toàn có ý nghĩa sâu sắc, đang được sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình của xã hội. Các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp các địa phương đã và đang tích cực triển khai nguồn học liệu này nhằm từng bước tạo nên hiệu ứng tốt với các lợi ích mà tài nguyên giáo dục mở đem lại cho người có nhu cầu học tập hiện nay. 2.2. Lợi ích của tài nguyên giáo dục mở 2.2.1. Mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người bằng việc tăng cường chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học; giảm giá thành học liệu và phát triển học liệu của các trường đại học Tài nguyên giáo dục mở tạo cơ hội để tất cả người học và người dạy tiếp cận đến nguồn học liệu chất lượng cao. Thông qua đó, tạo ra sự bình đẳng trong tiếp cận tri thức và giáo dục. Chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học sẽ được nâng cao khi có nhiều nguồn thông tin chất lượng miễn phí và dễ truy cập. Tài nguyên giáo dục mở thúc đẩy các trường đại học mạnh dạn đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Về tổng thể, tài nguyên giáo dục mở sẽ làm giảm giá thành xây dựng và phát triển học liệu của các trường đại học và tăng tính hiệu quả trong sử dụng kinh phí đầu tư. Nếu các trường đại học cùng hợp tác xây dựng tài nguyên giáo dục mở thì mỗi trường đại học chỉ phải đầu tư cho 309PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở một phần học liệu của mình. Họ chia sẻ và sử dụng chung các phần học liệu của các trường đại học khác. Ở cấp độ quốc gia có thể giảm giá thành đào tạo do người dùng có thể tự học tập, các tổ chức đào tạo và các trường đại học không phải bỏ một khoản ngân sách lớn của Chính phủ để phát triển học liệu. 2.2.2. Tri thức luôn được cập nhật và phát triển cùng việc cung cấp nguồn học liệu có chất lượng và thúc đẩy sự minh bạch trong học thuật Với tính mở của mình, một tài liệu như giáo trình, bài giảng hay sách tham khảo luôn được tái sử dụng và được phép sửa đổi kịp thời cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như sự thay đổi của kinh tế xã hội. Chất lượng các tài liệu được kiểm soát và đánh giá bởi cộng đồng và chuyên gia. Khi thực hiện việc xuất bản mở, tác giả sẽ nhận được sự phản hồi, đánh giá của cộng đồng các chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng của tài liệu đó. Các kết quả nghiên cứu như đề tài, luận văn, luận án, các bài giảng, giáo trình hay tài liệu tham khảo được công khai, cộng đồng sử dụng, đánh giá và ghi nhận. Bất cứ sự gian lận trong kết quả nghiên cứu, sự sao chép đều dễ dàng bị phát hiện. Cơ sở dữ liệu của tài nguyên giáo dục mở sẽ sử dụng làm cơ sở phòng chống đạo văn trong các trường đại học. Việc áp dụng hệ thống giấy phép cho các tài liệu được tạo mới sẽ giúp tài nguyên giáo dục mở loại bỏ việc vi phạm bản quyền, thúc đẩy việc chia sẻ tri thức trong cộng đồng (Đỗ Văn Hùng, 2017). Đó là những lợi ích thiết thực mà tài nguyên giáo dục mở đang mang lại cho ngành Giáo dục, cho người có nhu cầu học tập và cho cả chủ trương xã hội hóa giáo dục đang trên đà phát triển. 2.3. Đa dạng nguồn chủ thể khai thác tài nguyên giáo dục mở Luật Giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung 310 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực và phù hợp vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Phát triển hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời. (Quốc hội, 2019) Tài nguyên giáo dục mở trong kỷ nguyên 4.0 đang được đánh giá cao về tính phổ quát rộng đến mọi người dân. Bất cứ ai cũng có thể sao chép, sử dụng, sửa đổi và chia sẻ một cách hợp pháp các tài liệu được phát hành theo một giấy phép mở. Để tiến tới xây dựng xã hội học tập, người dân có thể tự học suốt đời, bất cần nguồn học liệu trên cả phương diện số lượng và chất lượng, sự cần thiết phải có khi tài nguyên giáo dục mở được đặt ra. Việc xây dựng kho tàng học liệu mở sẽ góp phần bổ sung những thiếu hụt trên cả nước vì học liệu mở sẽ giúp người học tiếp cận thuận lợi hơn các nguồn tài nguyên khác (Dĩ Hạ, 2019) Thật vậy, Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện. Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau. Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức 311PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao. Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên gồm: vừa làm vừa học; học từ xa; tự học, tự học có hướng dẫn; hình thức học khác theo nhu cầu của người học. Nhà nước có chính sách đầu tư phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập của người lớn, xây dựng xã hội học tập; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia, cung ứng dịch vụ giáo dục thường xuyên có chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thường xuyên học tập, học tập suốt đời để phát triển bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục thường xuyên trong việc cung cấp nguồn học liệu cho cơ sở giáo dục thường xuyên để đáp ứng nhu cầu học tập của người học; cơ sở giáo dục đào tạo nhà giáo có trách nhiệm nghiên cứu về khoa học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo của các cơ sở giáo dục thường xuyên. (Quốc hội, 2019) Trước xu hướng xã hội hóa giáo dục, việc đa dạng các chủ thể khai thác tài nguyên giáo dục mở là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một hướng đi mới đối với người học, trong việc tìm tòi, khám phá những yêu cầu về ngành nghề và cơ sở đào tạo mà người học hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn dựa trên thế mạnh của tiềm năng đối với nguồn nhân lực và nhu cầu về việc làm. 3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SỰ TƯƠNG QUAN TRONG THI HÀNH LUẬT GIÁO DỤC VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Dẫu trong hiện tại, Luật Giáo dục 2019 chưa có hiệu lực thi hành. Nhưng trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật Giáo dục trước đây thì lộ trình cụ thể hóa các quy định của văn bản pháp luật mới vẫn không có sự thay đổi đáng kể trong cuộc hành trình khai thác tài nguyên giáo dục mở cùng các khó khăn vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu để triển khai. 312 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 3.1. Đẩy mạnh sự bình đẳng trong tiếp cận thông tin đối với người học Muốn làm được việc này thì đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên và giảng viên thỉnh giảng của các trường đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước cần có một sự am hiểu nhất định về tài nguyên giáo dục mở để định hướng cho người học tận dụng khai thác tối ưu thành tựu của nguồn tài nguyên này. Cùng với đó, cần đảm bảo tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ sao cho đảm bảo mỗi kết quả nghiên cứu là sản phẩm thực thụ phải do chính người học tạo ra. 3.2. Tiếp tục phát triển cơ bản nền tảng hạ tầng công nghệ và nguồn dữ liệu ban đầu trong xây dựng chương trình quốc gia về tài nguyên giáo dục mở Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên và xã hội, sự cập nhật nhanh chóng và kịp thời các dữ liệu thông tin, sự đòi hỏi và yêu cầu đặt ra đối với người học là một yêu cầu thiết thực. Vì lẽ đó, cơ sở hạ tầng và nguồn dữ liệu ban đầu cần được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của cơ quan chuyên trách trong xây dựng khoa học chương trình quốc gia về tài nguyên giáo dục mở để đáp ứng nguồn học liệu phong phú và đa dạng theo từng ngành, nghề, các cập bậc học và chương trình đào tạo đối với mỗi công dân. 3.3. Phát huy trách nhiệm đối với giảng viên, nhà nghiên cứu và cán bộ thư viện Các chủ thể này cần tích cực trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ và phối hợp tạo lập các tài liệu có chất lượng phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tác giả của tài liệu cần có thái độ thoải mái hơn trong chia sẻ nguồn học liệu của chính mình với tư cách là người phục vụ nguồn tri thức cho việc khai thác tài nguyên giáo dục mở mang đúng ý nghĩa về thực chất và phát huy được tác dụng. 3.4. Nâng cao nhận thức tài nguyên giáo dục mở có liên quan đến phát triển nguồn tài nguyên con người Về vấn đề này, đề cao và nhân rộng việc học tập suốt đời đối với mỗi tầng lớp nhân dân là trụ cột phát triển của xã hội nhằm cung ứng cơ hội học tập suốt đời cho mỗi công dân, rút dần khoảng cách nguồn nhân 313PHẦN 2. Chính sách và cấp phép mở cho tài nguyên giáo dục mở lực chất lượng cao thích tập trung học tập tại các thành phố lớn trong khi các trường Đại học địa phương vẫn chưa phải là sự chọn lựa hàng đầu. Vì thế, tài nguyên giáo dục mở cần được khai thác hiệu quả đối với đông đảo lực lượng tiềm năng có nhiều đóng góp cho xã hội thông qua nguồn tài nguyên con người. 3.5. Ngoại ngữ và công nghệ thông tin là hai kỹ năng cơ bản bắt buộc phải có trong khai thác tài nguyên giáo dục mở Với đối tượng là người học nào thì việc trang bị kiến thức kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ được xác định là yêu cầu vô cùng quan trọng nhằm góp phần khai thác tối ưu hóa tiềm năng và lợi thế của tài nguyên giáo dục mở, không chỉ ở thành thị và ngay cả khu vực nông thôn, đặc biệt là thời đại bùng nổ công nghệ số thì đòi hỏi này lại càng được đề cao là một nhu cầu tất yếu. 4. KẾT LUẬN Tóm lại, Luật Giáo dục 2019 song hành cùng quá trình xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở thật sự mở ra một bước ngoặc mới, nhiểu triển vọng đầy hứa hẹn đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, công nhân và người lao động, những học sinh, sinh viên, các chủ thể tự ý thức việc học tập suốt đời sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí đối với nguồn học liệu. Thông qua chương trình, nội dung, phương pháp tiếp cận thông tin dữ liệu từ nguồn tài nguyên giáo dục mở này sẽ rút ngắn được khoảng cách, điều kiện và cơ hội học tập đối với mỗi công dân. Đó cũng chính là sự hiện thực chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước khi xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã chính thức phát huy khả năng ứng dụng trong thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Đề cương giới thiệu Luật Giáo dục- VB số 3345/BGDĐT- PC. 2. Bùi Thị Ánh Tuyết (2015), Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của các thư viện các trường Đại học ở Hà Nội: Luận văn ngành Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 314 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 3. Dĩ Hạ (2019), “Tài nguyên giáo dục mở- khai thác sao cho hiệu quả”. Khai thác từ https://giaoducthoidai.vn. 4. Đỗ Văn Hùng (2017), Tài nguyên giáo dục mở - yếu tố tích cực cho đổi mới giáo dục đại học và mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Tạp chí Thông tin và tư liệu, số 5, tr 06-07. 5. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục, Điều 1, 2, 4, 8,9, 10,12,16, 46. 6. The US Government. The open government partnership - The third open government national action plan for the Unitated States of America. Khai thác tại https://www.whitehouse.gov. 7. “Tiếp cận và khai thác tài nguyên giáo dục mở tại Trường Đại học Điện lực”. Khai thác tại https://epu.edu.vn. 8. Unesco & Commenwealth or Learning (2015), Guidelines for open educational resources (OER) in higher education. Paris.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_giao_duc_song_hanh_cung_qua_trinh_xay_dung_va_khai_thac.pdf
Tài liệu liên quan