Luật đầu tư - Chương 4; Đầu tư trực tiếp theo hợp đồng

Hình thức trực tiếp theo hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định ngay

khi bước vào thời kỳ đổi mới. Ngoài một số quy định về liên doanh, liên kết kinh tế

dành cho khu vực đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

là một trong 3 hình thức đầu tư trực tiếp pháp luật đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài lần lượt bổ

sung các quy định về đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao

(BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BOT) và hợp đồng xây

dựng - chuyển giao (BT).

Khác với nhiều quan hệ đầu tư trực tiếp, ở quan hệ đầu tư theo hợp đồng, các

chủ thể ràng buộc với nhau bằng các cam kết trong hợp đồng, do đó, hợp đồng là cơ

sở chủ yếu cho phép xá định quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các nhà đầu tư, đầu tư

theo hợp đồng có tính linh hoạt bởi các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư không có

sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân. Với ưu điểm này, quy định về đầu tư

theo hình thức hợp đồng góp phần đáp ứng tốt hơn yêu cầu và sự lựa chọn của nhà

đầu tư khác nhau.

pdf25 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật đầu tư - Chương 4; Đầu tư trực tiếp theo hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BND Tỉnh, TP trực thuộc TW có liên quan lên Thủ tướng chính phủ để xem xét quyết định. 50 - Trường hợp dự án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và ra quyết định thì trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng chính phủ Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định cho doanh nghiệp - Các dụ án còn lại, sau khi nhận được ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành và UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định cho doanh nghiệp. Trong trường hợp đơn xin đầu tư được chấp nhận thì Bộ Kế hoach và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư cho doanh nghiệp. Nếu ko chấp nhận thì Bộ kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định của mình cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Thời hạn thẩm định cấp phép đầu tư ra nước ngoài là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận dược hồ sơ hợp lệ. 2.2.6. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài - Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước là giống nhau( Đây là điểm mới, tiến bộ của Luật Đầu tư năm 2005 về khung pháp lý chung để các nhà đầu tư Câu hỏi ôn tập chương VI 1. Trình bày thủ tục đầu tư ra nước ngoài 2. Hãy nêu các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài. 3. Hãy nêu đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 51 CHƯƠNG 7 ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 1. KHÁI QUÁT GHUNG VỀ ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 1.1.1 Khái niệm, sự cần thiết đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước Ngay từ khi xuất hiện Nhà nước - chủ thể quản lý xã hội. phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Nhiệm vụ quản lý và nhiệm vụ phát triển. Thông thường cá nhân hoặc tổ chức có thể thực hiện đầu tư nhưng nguồn vốn hạn chế mục đích đầu tư thường mang têu chí kiếm tìm lợi ích kinh tếtrực tiếp. Điều đó lý giải vì sao Nhà nước mà không phải bất kỳ chủ thể nào khác phải thực hiện đầu tư cho kinh tế, xã hội với mục tiêu phát triển. Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập Nhà nước đã quan tâm tới hoạt động đầu tư cho nền kinh tế. Đến năm 1987, với đặc điểm nền kinh tế tập trung cao độ với quan điểm Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thực hiện chức năng kinh tế trực tiếp. Giai đoạn 1987 đến 2001 có những thay đổi trong việc Nhà nước sử dụng nguồn tài chính cho nền kinh tế. Từ năm 2002 trở lại đây, hoạt động tài chính của Nhà nước có nhiều thay đổi, xuất phát từ yêu cầu mới trong cải cách nền kinh tế. Kết cấu nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển được phân định rõ: Chi đầu tư cho các công trình không có khả năng thu hồi vốn thực hiện bởi ngân sách Nhà nước; Chi đầu tư chương trình có khả năng thu hồi vốn được thực hiện bởi các nguồn kinh phí khác do Nhà nước quản lý.. Nguồn tài chính do Nhà nước quản lý và thực hiện đầu tư cho dự án có khả năng thu hồi vốn hoặc thực hiện đầu tư tại các tổ chức kinh tế với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về đầu tư. 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư kinh doanh vồn Nhà nước Thứ nhất, chủ thể bỏ vốn đầu tkinh doanh vốn là Nhà nước. Thứ hai, mục tiêu đầu tư kinh doanh luôn gắn với việc thực hiện các chức năng, vai trò quan trọng của Nhà nước. Khoản 1 Điều 67 Luật đầu tư quy định rõ "đầu tư, kinh dosnh vốn Nhà nước phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ." Thứ ba, nguồn vốn Nhà nước đầu tư luôn gắn với phần đóng góp của công chúng. Nói khác đi nguồn vật chất hình thành nên năng lực tài chính quốc gia được hình thành từ tổng giá trị hàng hóa dịch vụ xã hội. Thứ tư, thực hiện kinh doanh vốn. Nhà nước mong muốn giảm bớt gánh nặng của công chúng. Nhà nước tìm kiếm nguồn đầu tư từ chính năng lực tài chính vốn có của mình. 1.2. Các loại vốn được Nhà nước sử dụng đầu tư kinh doanh Khoản 10 Điều 3 Luật đầu tư quy định:"Vốn Nhà nước bao gồm vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh. Vốn tín dụng đầu tư phát triển và vốn đầu tư khác của Nhà nước 52 - Vốn từ ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo sự chủ động trong hoạt động ngân sách Nhà nước. Điều 8 Luật ngân sách Nhà nước quy định:" Tổng só thu từ góp phần tích lũy ngày càng cao; còn bội chi thì só bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển" - Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, các dự án đầu tư thường yêu cầu nguồn tài chính to lớn, thời gian sử dụng vốn lâu dài. Mặt khác, các dự án đầu tư xây dựng và thực hiện gắn với mục tiêu phát triển kinh tế. - Vốn đầu tư khác của Nhà nước, việc xác định vốn này tương đối phức tạp do sự đa dạng của quá trình đầu tư và những vấn đề thực tế sẽ phát sinh. Xét về nguồn gốc, rõ ràng phần vốn này được hình thành trên cơ sở hình thành các công ty Nhà nước. 1.3. Vai trò của đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước đối với phát triển kinh tế xã hội Thứ nhất, đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước là biện pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ hai, đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước là cách thức hữu hiệu trong việc thẹc hiện vai trò chủ đạo cuả nền phát triển kinh tế Nhà nước. Thứ ba, đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước cũng là cách thức kiểm soát gián tiếp của Nhà nước đối với những lĩnh vực quốc gia. 1.4. Yêu cầu của việc quản lý đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước Thứ nhất, đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Thứ hai, phải đúng mục tiêu có hiệu quả, có phương thức quản lý phù hợp đối với từng nguồn vốn. Thứ ba, việc sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Thứ tư, phân định rõ trách nhiệm, quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư. Thứ năm, thực hiện đầu tư đúng pháp luật, đúng tiến độ đảm bảo chất lượng, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát, khép kín. 2. NỘI DUNG ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 2.1. Chủ thể thực hiện nhiệm vụ quản lý, nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước 2.1.1. Chủ thể hoạt động đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước Cơ quan tài chính: với tư cách là cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước. Cơ quan quản lý nghành, lĩnh vực đầu tư: với tư cách chủ thể quyền lực, Nhà nước trung ương không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đầu tư cũng như kinh doanh vốn mà phải tiến hành thông qua các cơ quan chức năng, thay mặt Nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư. 53 2.1.2.Chủ thể thực hiện kinh doanh Nhà nước Mô hình thứ nhất là phân công, phân cấp. Mô hình thứ hai là thành lập các công ty đầu tư tài chi9nhs, công ty nắm vốn hoặc tổ chức kinh tế. Mô hình thứ ba là thành lập một cơ quan Nhà nước có chuyên giám sát các doanh nghiệp Nhà nước. 2.2. Đối tượng được đầu tư vốn từ Nhà nước Các tổ chức kinh tế là loại chủ thể tronh thực tế việc chuyển nguồn vốn tài chính thành các dạng tài sản mới, phù hợp mục đích của người đầu tư. Các dự án sử dụng vốn Nhà nước cho mục tiêu đầu tư phát triển. Điều 1. khoản 1 Luật đấu thầu xác định các loại công trình xây dựng, dự án đầu tư mua sắm, quy hoạch.. 2.3. Phương thức đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước 2.3.1. Đầu tư vào các tổ chức kinh tế Đầu tư trực tiếp đến các tổ chức kinh tế; đầu tư gián tiếp vào các tổ chức kinh tế: Một là, thành lập Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước. Hai là, NHà nước đầu tư vốn thành lập các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu kinh doanh. Ba là, việc tổ chức thực hiện của chủ sở hữu Nhà nước được thể hiện trong quyền hạn, nhiệm vụ các cơ quan Nhà nước do pháp luật quy định. 2.3.2. Đầu tư vào các hoạt động kinh tế mang tính công ích Thứ nhất, Nhà nước thực hiện, hỗ trợ thực hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công cộng. Thứ hai, Nhà nước đầu tư vốn, thành lập các công ty quốc phòng, an ninh và công ty Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích. Thứ ba, Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kienj thuận lợi để sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Thứ tư, việc cung ứng các sản, phẩm dịch vụ công ích được thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch. 2.3.3. Đầu tư các dự án a. Đầu tư bằng khoản vốn cho vay Ngân hàng phát triển chỉ cấp tín dụng khi các dự án, chương trình thỏa mãn các điều kiện sau: - Thuộc đối tượng cho vay đầu tư; - Dã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước; - Chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 54 - Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, chủ đầu tư phaỉ có tình hình tài chính bảo đảm khả năng thanh toán; - Có phương án sản xuất kinh doanh có lãi; - Được Ngân hàng phát triển thẩm định phương án taì chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư; - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay b. Đầu tư trên cơ sở có hỗ trợ lãi xuất Đầu tư trên cơ sở hỗ trợ lãi xuất giải quyết được ba mục tiêu: - Giảm mức vốn Nhà nước giành cho đầu tư đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch phát trển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, khu vực; - Huy động mọi nguồn lực trong nền kinh tế dành cho đầu tư; - Đảm bảo chi phí phải trả cho khoản tiền vay tại các tổ chức cho vay sau khi được hỗ trợ không lớn hơn chi phí phải trả lãi cho các khoản tiền vay nếu như vay tại Ngân hàng phát triển. c. Đầu tư bằng nguồn vốn có bảo lãnh tín dụng Điều 30 Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 quy định: "chủ đầu tư được bảo lãnh tín dụng không phải trả phí bảo lãnh cho Quỹ hộ trợ (Ngân hàng) phát triển". 2.4. Thu hồi vốn đầu tư Đối với những dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, thời hạn thực hiện dự án và thời gian thu hồi vốn phải tương ứng. Đối với nguồn vay nợ, viện trợ của nước ngoài tùy theo từng loại vốn để thu hồi nợ phù hợp. Đối với các loại vốn có nguồn gốc từ các khoản huy động khác của Ngân hàng phát triển, thời gian cho vay và thu hồ nợ còn phù thuộc vào kết cấu nguồn vốn huy động và tỷ lệ cấp tín dụng. 3. TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 3.1. Xây dựng kế hoạch đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kinh doanh vốn Nhà nước Thứ hai, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển 3.2. Phê duyệt kế hoạch đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đầu tư vón Nhà nước vào các tổ chức kinh tế và hoạt động công ích. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 3.3. Thực hiện kế hoạch đầu tư 55 - Căn cứ kế hoạch đầu tư được giao, cơ quan cấp phát vốn có trách nhiệm cấp phát vốn; - Tổ chức, cá nhân đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn Nhà nước, đại diện cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ và hoạt động theo quy định của pháp luậ; - Các bộ nghành và ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư; - Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư trong phạm vi tổng mức vốn đầu tư được giao. 3.4.Thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, chủ đầu tư phải giải trình lí do, nội dung thay đổi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; nếu dự án đang triển khai thực hiện thì chủ đầu tư phải có báo cáo đánh giá về dự án. Sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thay đổi nội dung dự án bằng văn bản thì chủ đầu tư mới được lập, tổ chức thẩm tra và trình duyệt dự theo đúng quy định. Dự án đầu tư bị hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ trong các trường hợp sau đây: - Sau mười hai tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền; - Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được có cơ quan thẩm quyền cho phép bằng văn bản. Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn, đình chỉ hoặc hủy bở dự án đầu tư phải xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Câu hỏi ôn tập chương VII: 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước 2. Hãy nêu chủ thể quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước 3.Trình bày trình tự đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; 2 . Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; 3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI; 4. Luật đầu tư năm 2005. 5. Luật doanh nghiệp năm 2005. 1. Luật xây dựng năm 2005. 2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2004, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2008. 3. Luật bảo vệ môi trường năm 2005. 4. Luật đất đai năm 2003. 5. Luật đấu thầu năm 2005. 6. Nghị định của Chính phủ số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao. 7. Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. 8. Nghị định của Chính phủ số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 9. Nghị định của Chính phủ số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định việc đăng kí lại, chuyển đổi và đăng kí đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư. 10. Nghị định của Chính phủ số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao . 11. Nghị định của Chính phủ số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. 12. Nghị định của Chính phủ số 17/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 07 năm 2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. 13. Nghị định của Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. 14. Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư. 15. Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh về khuyến khích và bảo hộ đầu tư. 16. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (tháng 10/1998). 17. Hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ. 18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đầu tư, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. 19. Trường đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb. Thống kê, 57 Hà Nội, 2004. 20. Lê Thị Ánh Nguyệt, “Tác động từ việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đối với chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lí, số 1/2007. 21. Hà Thị Thanh Bình, “Ảnh hưởng của một số quy định trong Luật đầu tư 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lí, số 5/2006. 22. Nguyễn Thị Láng, “Những khía cạnh pháp lí và tài chính của hợp đồng BOT”, Tạp chí khoa học pháp lí, số 4/2007. 23. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO của Việt Nam, Hà Nội, 2007. 24. Vụ công tác lập pháp - Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Những nội dung cơ bản của Luật đầu tư, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006. * Website a. b. c. d. e. f. 58 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT ĐẦU TƯ 1 1. Khái quát về đầu tư 1 2. Khái quát về luật đầu tư 7 3. Khoa học Luật đầu tư và hệ thống luật môn luật đầu tư 15 CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐẦU TƯ, TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 18 1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư 18 2. Những nội dung cơ bản của quy trình, thủ tục đầu tư và triển khai dự án đầu tư 19 CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ 23 A. Các biện pháp bảo đảm đầu tư 23 1. Những vần để chung về các biện pháp đảm bảo đầu tư 23 2. Sự cần thiết phải ban hành các biện pháp bảo đảm đầu tư 25 3. Nội dung các biện pháp bảo đảm đầu tư 27 B. Các biện pháp khuyến khích đầu tư 31 Những vấn đề chung về các biện pháp khuyến khích đầu tư 31 CHƯƠNG 4 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP THEO HỢP ĐỒNG 34 1. Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) 34 2. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); Hợp đồng xây dựng - chuyển giao(BT) 38 CHƯƠNG 5 QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC KHU KINH TẾ ĐẶC BIỆT 41 59 1. Sự hình thành và phát triển các khu kinh tế đặc biệt 41 2. Khái niệm và đặc trưng của các khu kinh tế 41 3. Những quy định cơ bản về hoạt động đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt 43 CHƯƠNG 6 ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI 45 1. Khái quát về đầu tư ra nước ngoài 45 2. Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài 46 CHƯƠNG 7 ĐẦU TƯ, KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC 50 1. Khái quát chung về đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước 50 2. Nội dung đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước 51 3. Trình tự đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước 53 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgtkl0028_p2_4632.pdf
Tài liệu liên quan