Thực hiện công việc không có ủy quyền
1. Khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích
của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không
phản đối.
Điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của các bên
Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó: Công việc
trong quan hệ pháp luật này không phải là nghĩa vụ pháp lý có tính chất bắt buộc đối
với người thực hiện công việc. Trước thời điểm thực hiện công việc, giữa hai bên chủ
thể không có sự thỏa thuận về việc thực hiện công việc. Cho nên, pháp luật quy định
người thực hiện công việc có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng và
điều kiện của mình.
Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc: Việc thực hiện công việc
phải xuất phát từ nhận thức: Nếu công việc không được thực hiện có thể sẽ gây thiệt hại
cho chủ sở hữu hoặc người có công việc - người này sẽ mất đi lợi ích vật chất nhất
định. Người thực hiện công việc coi đó là bổn phận của mình và xuất phát từ lợi ích vật
chất của chủ sở hữu và người có công việc để thực hiện những hành vi phù hợp.
41 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật dân sự - Chương 7: Nghĩa vụ ngoài hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à thuộc quyền sở
hữu của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đại diện. Bị chi phối bởi hình thức sở hữu
đại diện của nhà nước về đất đai nên các quy định về chuyên quyền QSDĐ bị rang buộc
rất chặt chẽ bởi các quy định của Nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ, không phải QSDĐ
nào của người sử dụng đất cũng đương nhiên là đối tượng trong các quan hệ chuyển
quyền mà chỉ có những QSDĐ được nhà nước cho phép, được pháp luật chỉ định mới
trở thành đối tượng của các quan hệ đó.
Thứ hai, các quyền chuyển QSDĐ cụ thể có mục đích khác nhau thì mang bản
chất khác nhau. Nếu nhìn nhận dưới khía cạnh kinh tế của quan hệ chuyển quyền
QSDĐ trong nền kinh tế thị trường thì đa số các hình thức chuyenr quyền QSDĐ như:
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn được biểu hiện dưới
hình thái giá trị, theo đó, QSDĐ được coi là một tài sản, được giao dịch trên thị trường
và được trị giá thành tiền tương ứng với giá trị của diện tích đất chuyển quyền tại thời
điểm thực hiện giao dịch. Trong khi đó, một số hình thức chuyển QSDĐ khác như: thừa
kế, tặng cho QSDĐ là các hình thức chuyển QSDĐ tương đối đặc biệt, theo đó, quan hệ
chuyển quyền này không biểu hiện dưới hình thức giá trị. Người để thừa kế, người tặng
cho QSDĐ chuyển quyền cho phía bên kia – bên được thừa kế, được tặng cho QSDĐ
hợp pháp của mình mà không nhận về mình bất kỳ một khoản tiền hay giá trị vật chất
nào khác. Có thể thấy rằng, các quan hệ thừa kế, tặng cho QSDĐ được pháp luật ghi
nhận xuất phát từ đạo lý truyền thống và mang ý nghĩa xã hội nhiều hơn là ý nghĩa kinh
tế.
Thứ ba, trình tự, thủ tục thực hiện các giao dịch tài sản là QSDĐ được quy định
chặt chẽ hơn nhiều so với các trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch của các tài sản khác.
Để các giao dịch chuyển QSDĐ có hiệu lực, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý
của các bên trước Nhà nước, pháp luật còn quy định các hợp đồng chuyển QSDĐ nhất
thiết phải được công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc
biệt hơn, một số giao dịch chuyển QSDĐ cụ thể như: thế chấp và bảo lãnh QSDĐ, pháp
luật còn quy định cùng tham gia song hành của hai hệ thống cơ quan có thẩm quyền –
130
cơ quan công chứng và cơ quan đăng ký trong việc kiểm tra, giám sát đối với các giao
dịch này. So với các hợp đồng khác chỉ cần công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đã đủ cơ sở pháp lý để rang buộc trách nhiệm đối với các bên giao
kết, cũng như trách nhiệm đối với Nhà nước, nhưng đối với hợp đồng thế chấp và bảo
lãnh QSDĐ, chứng thực thôi chưa đủ cho việc bảo đảm an toàn và phòng ngừa được
các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, cũng như các chủ thể khác nên đòi hỏi
chúng phải thông qua hành vi đăng ký. Và trong trường hợp này, đăng ký hợp đồng thế
chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ mới là điều kiện có hiệu lực giao dịch.
2. Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất
Các nguyên tắc chuyển QSDĐ bao gồm:
Thứ nhất, cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác sử dụng đất được pháp
luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có quyền chuyển QSDĐ. LĐĐ 2003 cho
thấy, chỉ có QSDĐ của các chủ thể sử dụng vào các mục đích sản xuất, kinh doanh
trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và đất ở mới là đối tượng của các quan hệ
chuyển QSDĐ. Cá loại QSDĐ không sử dụng với mục đích kinh doanh và đất ở như:
đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và
các mục đích sử dụng vì lợi ích chung của cộng đồng, các cơ sở tôn giáo và các mục
đích chung của xã hội thì không thể là đối tượng của các quan hệ chuyển QSDĐ.
Thứ hai, khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên có quyền thỏa thuận về nội dung
của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nhưng phải phù hợp với quy định của BLDS
2005. Cụ thể, BLDS 2005 quy định các nguyên tắc khi cần thiết lập hợp đồng chuyển
quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ chuyển QSDĐ. Bên cạnh đó,
LĐĐ 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành với ý nghĩa là pháp luật chuyên ngành có
nhiệm vụ cụ thể hóa những điều kiện về chủ thể, loại QSDĐ được tham gia quan hệ
chuyển QSDĐ, về cách thức, các trình tự, thủ tục mang tính chất hướng dẫn các chủ thể
xác lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ chuyển QSDĐ. Trên cơ sở đảm bảo hài hòa và
thống nhất giữa luật chung và luật riêng, giữa những nội dung manh tính nguyên tắc với
những nội dung manh tính cụ thể, chuyên biệt, các quy định trong BLDS 2005 và pháp
luật LĐĐ tạo ra những chuẩn mực pháp lý, khuôn mẫu để định hướng và điều chỉnh các
hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ chuyển QSDĐ và các chủ thể khác có liên
quan. Các quy định trong BLDS và LĐĐ 2003 đều hướng tới một mục tiêu chung đảm
bảo cho các quan hệ chuyển QSDĐ được vận hành một cách nhanh chóng, thuận tiện,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, vì lợi ích chung của nhà nước
và xã hội trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chuẩn mực pháp lý mà nhà nước đã
đặt ra.
Thứ ba, bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích,
đúng thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của địa phương tại thời điểm chuyển quyền sử dụng đất.
Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt không chỉ là quy
định mang tính nguyên tắc riêng cho các quan hệ chuyển QSDĐ, mà đó còn là yêu cầu
cụ thể, là nghĩa vụ đối với tất cả các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đất đai.
Nguyên tắc này một mặt định hướng cho các chủ thể tham gia quan hệ chuyển QSDĐ
có ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định mà Nhà nước đã rang buộc
cho mỗi chủ thể khi khi có QSDĐ hợp pháp từ Nhà nước. Mặt khác, sử dụng đất đúng
131
mục đích, đúng thời hạn trên cơ sở quy hoạch mà Nhà nước đã xác lập cũng nhằm đảm
bảo công tác quản lý đất đai của Nhà nước được tập trung, thống nhất, tránh sự xáo trộn
các quan hệ đất đai, giúp Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất cũng như sự biến
động đất đai trên thực tế. Qua đó, có cơ chế quản lý và định hướng sử dụng đất cho phù
hợp.
3. Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất.
Không phải chủ thể nào có QSDĐ cũng trở thành chủ thể đương nhiên của quan
hệ chuyển quyền mà họ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Cụ thể:
Thứ nhất, QSDĐ thế chấp phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người thế
chấp.
Thứ hai, QSDĐ thế chấp phải không có tranh chấp.
Không có tranh chấp được hiểu là tại thời điểm tham gia quan hệ chuyển quyền,
QSDĐ của bên thế chấp không có bất kỳ khiếu kiện hay bất đồng, mâu thuẫn với chủ
thể nào khác. UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tình
trạng đất không có tranh chấp. Trong trường hợp QSDĐ nếu có tranh chấp thì mọi quan
hệ về chuyển QSDĐ sẽ không được xác lập và thực hiện cho đến khi tranh chấp đó đã
được giải quyết xong bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, QSDĐ không thuộc diện phải kê biên để dảm bảo thi hành án.
Đây cũng là điều kiện cần thiết bởi ngay cả khi có QSDĐ đã được xác lập hợp
pháp cho một chủ thể và không có tranh chấp với bất kỳ chủ thể nào nhưng lại đang là
đối tượng trong một quan hệ khác (QSDĐ phải kê biên để đám bảo thi hành án) thì
nguy cơ sẽ phát sinh tranh chấp là điều tất yếu xảy ra nếu cứ tiếp tục thực hiện quan hệ
phát sinh khác nhau.
Thứ tư, QSDĐ phải còn trong thời hạn được phép sử dụng đất.
Đối với những loại đất có xác định thời hạn như đất nông nghiệp trồng cây hàng
năm, đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất, đất
được giao hoặc trong hợp đồng thuê thì các chủ thể có QSDĐ cũng chỉ được phép thực
hiện các giao dịch về QSDĐ trong khoảng thời gian Nhà nước cho phép sử dụng đất.
Do vậy, việc xác lập QSDĐ cho bên nhận chuyển quyền cũng chỉ trong khoảng thời
gian sử dụng đất còn lại của bên chuyển quyền mà thôi.
4. Hình thức và hiệu lực của các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất
LĐĐ 2003 với tư cách là luật chuyên ngành về quản lý và sử dụng đất đai cũng
quy định khá cụ thể, chi tiết từ các Điều 126 đến Điều 131 về điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng QSDĐ. Theo đó, tất cả các hợp đồng chuyển QSDĐ đều phải được lập thành
văn bản, có công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan công chứng hoặc UBND xã (đối
với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn). Đặc biệt, ở một số giao dịch thế chấp, bảo lãnh,
góp vốn bằng QSDĐ, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý, phát sinh quyền và nghĩa vụ
của các bên khi chúng được đăng ký tại văn phòng đăng ký QSDĐ (Điều 130, 131,
LĐĐ 2003)
5. Giá chuyển quyền sử dụng đất
Nhà nước chỉ điều chỉnh và can thiệp trong việc định giá QSDĐ “theo giá đất
Nhà nước” duy nhất khi các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất khi thực hiền quyền thế chấp và bảo lãnh
đối với loại QSDĐ này. Đây có thể coi là trường hợp “ngoại lệ” thể hiện sự can thiệp
132
sâu của Nhà nước trong việc định giá QSDĐ trong các giao dịch chuyển quyền và là sự
can thiệp hợp lý, bời theo quy định của pháp luật hiện hành thì đây là chủ thể duy nhất
sử dụng đất với mục đích sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận được hưởng chính sách
“bao cấp” của Nhà nước, đó là sử dụng đất không phải trả tiền. Còn lại, trong hầu hết
các giao dịch chuyển QSDĐ, pháp luật hoàn toàn trao quyền tự chủ và tự quyết định về
giá trị của QSDĐ cho các bên. Cụ thể, không phân biệt nguồn gốc của QSDĐ phát sinh,
khi đủ điều kiện thực hiện giao dịch chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật thì các
bên có quyền chủ động tham khảo giá thị trường, đánh giá sự biến động của thị trường
trong tương lai để định giá QSDĐ làm cơ sở cho việc thỏa thuận giá QSDĐ cho phù
hợp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích các điều kiện chuyển quyền sử dụng đất.
2. Phân tích các nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất
133
CHƯƠNG 12
QUAN HỆ DÂN DỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Định nghĩa quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Nhìn tổng quan, có thể chia các quan hệ xã hội làm hai loại: các quan hệ cã hội
chỉ liên quan đến duy nhất một quốc gia (xét trên các phương tiện chủ thể, sự kiện pháp
lý và đối tượng) và các quan hệ liên quan đến hai hay nhiều quốc gia (còn gọi là các
quan hệ quốc tế). Các quan hệ quốc tế có thể tiếp tục được phân loại làm hai loại chính:
các quan hệ mang tính chất nhà nước giữa các quốc gia, cũng như với cả các tổ chức
quốc tế liên chính phủ và các quan hệ mang tính chất dân sự. Loại quan hệ thứ nhất
được điều chỉnh bởi nganh luật công pháp quốc tế, còn loại quan hệ thứ hai do tư pháp
quốc tế điều chỉnh. Trong tư pháp quốc tế, đối tượng điều chỉnh được xác định là các
quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (gồm quan hệ dân sự và quan hệ tố tụng dân sự) có yếu
tố nước ngoài. Như vậy, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một phần đối tượng
điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Tuy thế, đặt trong mối quan hệ “liên nghành”, rõ rang
cũng cần có những tiếp cận mang tính chất cơ bản, bước đầu về loại quan hệ này trong
môn học Luật Dân sự như một “nhịp cầu” cho việc nghiên cứu tiếp theo trong chương
trình tư pháp quốc tế.
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ xã hội thỏa mãn hai
yếu tố cần và đủ: thứ nhất, nó là một quan hệ dân sự; và thứ hai, nó có yếu tố nước
ngoài. Về mặt lý luận, yếu tố nước ngoài của quan hệ dân sự có thể rơi vao một trong
ba trường hợp: chủ thể của quan hệ có yếu tố nước ngoài; sự kiện pháp lý lien quan đến
quan hệ có yếu tố nước ngoài; hoặc đối tượng của quan hệ có yếu tố nước ngoài. Pháp
luật thực định của Việt Nam cũng đã đi theo hướng này để xấy dựng định nghĩa về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo Điều 758, BLDS 2005: “Quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan,
tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ
dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài
hoặc tài sản lien quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Chiếu theo định nghĩa tại Điều 758 có thể thấy yếu tố nước ngoài của quan hệ
dân sự được xác định rơi vào một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ có ít nhất một trong các bên là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cơ quan, tổ chức nước ngoài. Trong
đó, người nước ngoài hiểu một cách chung nhất là người không có quốc tịch của nước
sở tại. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam hoặc người có gốc
Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Thứ hai, sự kiện xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ diễn ra ở nước ngoài hoặc
theo pháp luật nước ngoài.
Thứ ba, đối tượng của quan hệ là tài sản nằm ở nước ngoài.
2. Đặc điểm của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Do có yếu tố nước ngoài mà quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có sự khác biệt
rõ nét với quan hệ dân sự trong nước ở chỗ nó luôn lien quan tới hai hay nhiều nhà
nước, cũng có nghĩa là liên quan tới hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia,
134
chứ không đơn thuần bó hẹp trong phạm vi một nhà nước, chịu sự chi phối của một hệ
thống pháp luật một quốc gia nào đó. Không chỉ thể, khác với các quan hệ quốc tế do
công pháp quốc tế điều chỉnh, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ là các quan
hệ mang tính chất dân sự, chứ không phải là các quan hệ mang tính chất nhà nước. Với
hai sự khác biệt đó đã đưa đến một hiện tượng phổ biến, đặc thù ở quan hệ này đó là:
hai hay nhiều hệ thống pháp luật cũng có thể tham gia điều chỉnh một quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài - được gọi là “xung đột pháp luật” trong tư pháp quốc tế. Chính từ
các đặc điểm này dẫn tới trọng tâm của việc nghiên cứu, giải quyết các quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài trước hết phải là việc chọn lựa hệ thống pháp luật quốc gia nào sẽ
được áp dụng. Sauk hi đã xác định rõ hệ thống pháp luật nước nào thì mới tới việc áp
dụng các quy định cụ thể của nước đó để làm rõ các yêu cầ, chế tài đối với quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài phát sinh.
3. Các loại nguồn luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt
Nam
Khác với quan hệ dân sự trong nước – là quan hệ chỉ chịu sự chi phối bởi duy
nhất hệ thống pháp luật Việt Nam, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
chịu sự điều chỉnh bởi ba nguồn luật trực tiếp: điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, pháp luật Việt Nam và tập quán quốc tế (Điều 759, BLDS 2005)
Xét về quan hệ thứ bậc áp dụng, đặt trong bối cảnh các quy định tại khoản 2 và
khoản 4, Điều 759, BLDS 2005, có thể thấy rằng: điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên được ưu tiên áp dụng, tiếp đo pháp luật Việt Nam và cuối cùng là tập quán
quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh ba loại nguồn luật trực tiếp nói trên, các điều ước quốc tế
mà Việt Nam chưa là thành viên, pháp luật nước ngoài cũng có thể trở thành nguồn
gián tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nghĩa là các nguồn này
không đương nhiên trở thành nguồn luật điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế mà chỉ có
thể được áp dụng sau khi đã có viện dẫn các loại nguồn trực tiếp đã nói. Xét trong bối
cảnh pháp luật Việt Nam hiện hành thì điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành
viên có thể trở thành nguồn luật gián tiếp khi được các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa
thuận áp dụng. Chẳng hạn, với sự cho phép của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên cũng như pháp luật Việt Nam thì các bên trong hợp đồng có yếu tố nước
ngoài nói chung có quyền thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng cho nội dung hợp đồng.
Nếu các bên chủ thể hợp đồng lựa chọn pháp luật áp dụng là Công ước Viên 1980 của
Liên hợp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước này Việt Nam chưa
là thành viên) thì khi đó Công ước Viên sẽ có thể trở thành nguồn điều chỉnh cho hợp
đồng ấy. Pháp luật nước ngoài có thể trở thành nguồn gián tiếp ở một trong hau trường
hợp: được quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc
pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến hoặc được các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa
thuận áp dụng. Cũng cần nhận thức rằng, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành (khoản 3, Điều 759, BLDS 2005) thì điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa là thành
viên và pháp luật nước ngoài với tư cách là nguồn luật gián tiếp khi được các bên chủ
thể trong hợp đồng thỏa thuận chỉ được áp dụng nếu như sự thỏa thuận ấy được pháp
luật cho phép. Trường hợp pháp luật nước ngoài được điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên hay pháp luật Việt Nam dẫn chiếu tới thì nó cũng chỉ được áp dụng neeys
không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
135
Cũng liên quan đến vấn đề áp dụng nguồn luật, với tư tưởng coi sự dẫn chiếu
quy phạm xung đột tới pháp luật của một nước nào là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống
pháp luật nước đó, cộng hợp với tiêu chí dẫn chiếu của quy phạm xung đột các nước về
cũng một cần đề có thể không giống nhau đã làm phát sinh hiện tượng dẫn chiếu ngược.
Theo đó, pháp luật Việt Nam dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam. Để xử lý tình trạng
này, cũng giống như các nước trên thế giới, giải pháp của chúng ta là khi đó pháp luật
Việt Nam sẽ được áp dụng (xem khoản 3, Điều 759, BLDS 2005)
3. Một số quan hệ có yếu tố nước ngoài
Bên cạnh việc đưa ra những quy định mang tình tổng quan cho các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên và các tập quán quốc tế còn đưa ra những quy định dành cho các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể. Lẽ dĩ nhiên, mối quan hệ giữa các quy định tổng
quan với các quy định cụ thể vẫn quân theo nguyên lý: các quy định riêng được ưu tiên
áp dụng, trong trường hợp ở phần quy định riêng không có thì sẽ áp dụng các quy định
chung.
3.1. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước
ngoài.
Theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (vấn đề này
hiện được quy định chủ yếu ở các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước
ngoài) thì về nguyên tắc pháp luật của nước ký kết mà cá nhân mang quốc tịch sẽ được
áp dụng để xem xét năng lực pháp lật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người đó.
Bên cạnh đó, một số Hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định về trường hợp ngoại lệ:
nếu ký kết những hợp đồng nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thông thường của cuộc sống
hằng ngày thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân sẽ được xác định theo pháp luật của
nước ký kết nơi lập hợp đồng (Hiệp định Việt Nam – Liên Xô cũ; Hiệp định Việt Nam
– Hunggary)
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 761, BLDS 2005) thì
về nguyên tắc năng lực pháp luật của nước mà người đó là công dân Việt Nam, trừ
trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Cũng giống như năng lực pháp luật
dân sự, về nguyên tắc thì năng lực hành vi dân sự của người đó được xác định theo
pháp luật Việt Nam (Điều 762, BLDS 2005)
3.2. Xác định người nước ngoài không có, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự
Một số hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài có quy định về
vấn đề xác định người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nhìn chung, các
hiệp đụng đều thống nhất lựa chọn pháp luật của nước mà người đó là công dân để xác
định các vấn đề này.
Pháp luật Việt Nam (Điều 763, BLDS 2005) cũng giống như các hiệp định tương
trợ tư pháp, về nguyên tắc xác định một người không có năng lực hành vi dân sự, mất
năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ dựa trên pháp luật
của nước mà người đó là công dân. Tuy nhiên, nếu người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam thì những vấn đề này sẽ được xác định theo pháp luật Việt Nam.
3.3. Xác định người nước ngoài mất tích hoặc chết
Về vấn đề này, nhìn chung các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật Việt
Nam (Điều 764, BLDS 2005) đều quy định cơ bản giổng nhau. Theo đó, về nguyên tắc
136
thì việc xác định một người mất tích hoặc chết sẽ dựa trên pháp luật nước mà người đó
mất tích hoặc chết. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam quy định một trường hợp ngoại lệ là
nếu người nước ngoài cứ trú tại Việt Nam thì việc xác định các vấn đề này dựa vào
pháp luật Việt Nam.
3.4. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài
Các Hiệp định tương tự tư pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 765, BLDS 2005)
thống nhất với nhau về mặt nguyên tắc lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng cho trường
hợp này, đó là pháp luật của nước nơi thành lập pháp nhân. Tuy nhiên, pháp luật Việt
Nam còn đưa ra một số trường hợp ngoại lệ là khi pháp nhân nước ngoài xác lập, thực
hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của nó sẽ được xác
định theo pháp luật Việt Nam.
3.5. Quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài
Khác với các vấn đề nói trên, pháp luật áp dụng cho quyền sở hữu có yếu tố
nước ngoài chưa được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp hiện hành. Chiều
theo pháp luật Việt Nam (Điều 766, BLDS 2005) thì về nguyên tắc quyền sở hữu tài
sản có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật nước nơi có tài sản. Thứ nhất,
quyền sỡ hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật do
các bên liên quan lựa chọn, nếu các bên không chọn thì áp dụng pháp luật nước nơi
động sạn được chuyển đến. Thứ hai, quyền sở hữu đối với tàu bay dân dụng và tàu biển
tại Việt Nam tuần theo quy định về chọn luật trong pháp luật hàng không dân dụng và
pháp luật về hàng hải Việt Nam. Căn cứ theo pháp luật Việt Nam hiện hành về hai lĩnh
vực này thì nhìn chung quyền sở hữu liên quan đến tàu bay dân dụng áp dụng theo pháp
luật nơi nước đăng ký tàu bay. (Điều 4, Luật Hàng không dân dụng 2006), còn quyền sở
hữu liên quan đến tàu biển thì tuân theo pháp luật nước mà tàu mang cờ (Điều 3, Book
Luật hàng hải 2005)
Cũng liên quan đến quyền sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài, các hiệp định
tương trợ tư pháp và pháp luật Việt Nam (Điều 766, BLDS 2005) đều thống nhất trong
việc chọn pháp luật nước nơi có tài sản để giải quyết vấn đề phân biệt tài sản là động
sản hay bất động sản.
3.6. Thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thừa kế theo pháp luật
Các Hiệp định tương trợ tư pháp cũng như pháp luật Việt Nam (Điều 767, BLDS
2005) chia di sản thừa kế làm hai loại: động sản và bất động sản. Việc thừa kế theo
pháp luật đối với động sản sẽ áp dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản là công
dân vào thời điểm chết. Trong khi đó thừa kế theo pháp luật đối với di sản là bất dộng
sản thì chiếu theo pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản đó.
Thừa kế theo di chúc
Về năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc thì kể cả các hiệp định tương trợ tư
pháp và pháp luật Việt Nam (khoản 1, Điều 768, BLDS 2005) đều áp dụng pháp luật
nước mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc. Đối với hình thức của
di chúc, theo các hiệp định tương trợ tư pháp về nguyên tắc sẽ áp dụng theo pháp luật
ké kết mà người lập di chúc là công dân vào thời điểm lập di chúc. Tuy thế, hình thức di
chúc cũng được coi là hợp pháp nếu phù hợp với pháp luật nước ký kết nơi lập di chúc.
Trong khi đó, theo pháp luật Việt Nam thì hình thưc của di chúc luôn phải tuân theo
pháp luật nước nơi lập di chúc (khoản 2, Điều 768, BLDS 2005).
137
Về di sản không có người thừa kế
Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp luật Việt Nam (khoản 3,4 Điều 767,
BLDS 2005) đều quy định: di sản không có người thừa kề là động sản thuộc về nước
mà người để lại di sản là công dân trước khi chết, còn di sản không người thừa kế là bất
động sản thuộc về nước nơi có bất động sản đó.
3.7. Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài
Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Vấn đề này hiện ít được đề cập trong các hiệp định tương trợ tư pháp. Theo hiệp
định Việt Nam – Nga thì pháp luật do các bên chủ thể hợp đồng lựa chọn sẽ được áp
dụng để điều chỉnh nội dung hợp đồng nếu điều đó không trái với pháp luật của các
nước ký kết, nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì áp dụng pháp luật của
bên ký kết nơi bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng thường trú, được thành
lập hoặc có trụ sở. Đối với hợp đồng thành lập doanh nghiệp thì áp dụng pháp luật bên
ký kết nơi doanh nghiệp đó cần được thành lập. Trong khi theo Hiệp định giữa Việt
Nam – Belarut thì pháp luật được áp dụng để điều chỉnh nội dung hợp đồng đó là pháp
luật do các bên chủ thể hợp đồng lựa chọn; nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp
dụng thì sẽ áp dụng pháp luật của nước ký kết nơi ký kết hợp đồng.
Theo pháp luật Việt Nam (Điều 769, BLDS 2005), về nguyên tắc quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng được xác định theo pháp luật do các bên lựa chọn. Nếu
các bên không lựa chọn thì sẽ áp dụng pháp luật nước nơi thực hiện hợp đồng. Tuy
nhiên, pháp luật Việt Nam cũng đưa ra các tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0002_p2_6565.pdf