I. Khái niệm:
Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và
tài sản trên cơ sở bình đẳng, độc lập quyền tự định đoạt của các chủ thể
tham gia trong xã hội.
II. Đối tượng điều chỉnh :
_ Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua 1 tài sản
dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ.
_ Quan hệ nhân thân phi tài sản là những quan hệ gắn liền với 1 chủ thể
nhất định phát sinh từ 1 giá trị tinh thần.
+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.
+ Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản.
14 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Luật đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù trị và là tài sản đặc biệt.
III. Phương pháp điều chỉnh :
_ Phương pháp hành chính – mệnh lệnh : được sử dụng
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất.+ Bắt buộc làm các thủ tục chuyển
quyền sử dụng đất.+ Quyết định thu hồi đất.+ Quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai.+ Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
_ Phương pháp bình đẳng :
+ Được sử dụng khi Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước thuê đất để sử dụng.+ Thể hiện mối quan hệ hợp tác, giao kết với
nhau trong quan hệ sử dụng giữa các chủ nhân sử dụng đất.
IV. Các nguyên tắc cơ bản :
_ Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu đặc biệt của Nhà nước.
_ Nguyên tắc Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
_ Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm.
_ Nguyên tắc đặc ưu đối với đất nông nghiệp.
_ Nguyên tắc cải tạo và bồi bổ đất đai.
V. Mối quan hệ giữa các ngành luật khác :
_ Luật hành chính.
_ Luật dân sự.
_ Luật kinh tế tập thể.
_ Pháp luật về rừng mỏ, nước và bảo vệ môi trường.
NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
I. Khái niệm:
Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và
tài sản trên cơ sở bình đẳng, độc lập quyền tự định đoạt của các chủ thể
tham gia trong xã hội.
II. Đối tượng điều chỉnh :
_ Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua 1 tài sản
dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ.
_ Quan hệ nhân thân phi tài sản là những quan hệ gắn liền với 1 chủ thể
nhất định phát sinh từ 1 giá trị tinh thần.
+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.
+ Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản.
III. Phương pháp điều chỉnh :
_ Là phương pháp thoả thuận.
_ Là những cách thức biện pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ
xã hội làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí
của Nhà nước.
IV. Những nguyên tắc cơ bản :
_ Nhiệm vụ và nguyên tắc điều chỉnh của Bộ luật dân sự :
+ Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm sự bình
đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện
đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội.
+ Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân và các
chủ thể khác quyền, nghĩa vụ các chủ thể trong quan hệ tài sản, quan hệ
nhân thân trong giao lưu dân sự, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách
ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự.
_ Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác.
_ Tuân thủ pháp luật.
_ Tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp.
_ Tôn trọng, bảo vệ quyền nhân thân.
_ Tôn trọng, bảo vệ quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản.
_ Tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận.
_ Bình đẳng.
_ Thiện chí, trung thực.
_ Chịu trách nhiệm dân sự.
_ Hòa giải.
_ Bảo vệ quyền dân sự.
_ Căn cứ xác lập quyền dân sự.
_ Áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật.
_ Hiệu lệnh của Bộ luật dân sự :
+ Bộ luật dân sự áp dụng đối với các quan hệ dân sự.
+ Bộ luật dân sự được áp dụng trên toàn lãnh thổ nước CHXHCN Việt
Nam.
+ Bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có người VN
định cư ở nước ngoài tham gia tại VN, trừ 1 số quan hệ mà pháp luật có
quy định riêng.
+ Bộ luật dân sự cũng được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài, trừ trường hợp điều ước Quốc tế mà nước CHXHCN Việt
Nam ký kết hoặc tham gia, có quy định khác.
NGÀNH LUẬT LAO ĐỘNG
I. Khái niệm :
Ngành luật lao động bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động và các
quan hệ giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động, quan hệ về
bảo hiểm xã hội cho người lao động, quan hệ về giải quyết tranh chấp lao
động…
II. Đối tượng điều chỉnh :
_ Là quan hệ giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng
lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động :
+ Nhóm quan hệ chủ yếu phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động
của người sử dụng lao động với người lao động làm công ăn lương.+
Nhóm quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động : quan hệ
việc làm, học nghề, quan hệ tổ chức Công đoàn của người sử dụng lao
động.
III. Phương pháp điều chỉnh :
_ Phương pháp thỏa thuận, bình đẳng._ Phương pháp mệnh lệnh.
_ Phương pháp tác động của tổ chức Công đoàn vào các quan hệ phát
sinh trong quá trình lao động.
IV. Các chế định cơ bản :
_ Hợp đồng lao động._ Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi.
_ Bảo hộ lao động._ Tiền lương._ Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật
chất._ Bảo hiểm xã hội._ Giải quyết các tranh chấp lao động.
V. Nhiệm vụ :
_ Luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của
người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử
dụng lao động.
_ Tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp
phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao
động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất
lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất dịch vụ, hiệu quả trong
sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, văn minh.
NGÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
I. Khái niệm :
Ngành luật Hôn nhân và Gia đình là tổng thể qui phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội về Hôn nhân và Gia đình.
II. Đối tượng điều chỉnh :
_ Là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ –
con cái, giữa những người thân thích ruột thịt khác. Hay nói cách khác,
đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình là các quan hệ xã
hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân
thân và về tài sản. Do đó, đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia
đình gồm 2 nhóm :
+ Quan hệ nhân thân là những quan hệ phát sinh giữa các thành viên
trong gia đình về những lợi ích nhân thân. Đó là những quan hệ như :
quan hệ giữa vợ và chồng về sự yêu thương chăm sóc giúp đỡ nhau, về
việc xác định chế độ pháp lý nhân thân của con vị thành niên…
+ Quan hệ tài sản là những quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong
gia đình về những lợi ích tài sản. Đó là những quan hệ như : quan hệ cấp
dưỡng lẫn nhau giữa vợ chồng, giữa cha mẹ – các con, giữa các thành
viên khác trong gia đình, quan hệ về sở hữu giữa vợ – chồng, giữa các
thành viên khác trong gia đình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tai Lieu on tap Luat dai cuong.pdf