Luật Chứng khoán sẽ tập trung chế tài những nội dung gì?

Việc xây dựng Luật Chứng khoán sẽ tạo cơ sở cho TTCK phát triển nhanh và ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư. Đồng thời, giúp cho công chúng dễ dàng hiểu biết về chứng khoán, TTCK và có cơ sở pháp lý để công chúng tham gia thị trường khi có điều kiện.

Luật Chứng khoán ra đời sẽ giúp việc phân định rõ vai trò của từng thị trường vốn dài hạn và ngắn hạn trong cơ cấu TTCK nói chung, cũng như thúc đẩy việc tự chủ của doanh nghiệp khi huy động vốn trên TTCK. Bên cạnh đó sẽ giảm gánh nặng trong việc dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Ngoài ra, việc chúng ta xây dựng Luật Chứng khoán cũng nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, đặc biệt là các cam kết về hệ thống pháp luật phục vụ quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Luật Chứng khoán sẽ tập trung chế tài những nội dung gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thưa bà, cho đến thời điểm này, nhiều người vẫn "mù mờ" về thị trường chứng khoán (TTCK) khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực trên. Vậy Luật Chứng khoán sẽ tập trung chế tài những nội dung gì? - Việc xây dựng Luật Chứng khoán sẽ tạo cơ sở cho TTCK phát triển nhanh và ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh, đầu tư. Đồng thời, giúp cho công chúng dễ dàng hiểu biết về chứng khoán, TTCK và có cơ sở pháp lý để công chúng tham gia thị trường khi có điều kiện. Luật Chứng khoán ra đời sẽ giúp việc phân định rõ vai trò của từng thị trường vốn dài hạn và ngắn hạn trong cơ cấu TTCK nói chung, cũng như thúc đẩy việc tự chủ của doanh nghiệp khi huy động vốn trên TTCK. Bên cạnh đó sẽ giảm gánh nặng trong việc dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của hệ thống ngân hàng hiện nay. Ngoài ra, việc chúng ta xây dựng Luật Chứng khoán cũng nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, đặc biệt là các cam kết về hệ thống pháp luật phục vụ quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). - Hiện nay đã xuất hiện trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp... nhưng dự thảo Luật lại không đề cập đến vấn đề này. Ý kiến của bà? - Tôi cho rằng việc phát hành các loại trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, và đã được điều chỉnh bởi các quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Do vậy, Luật Chứng khoán không điều chỉnh việc phát hành các loại trái phiếu trên là phù hợp. Tuy nhiên, việc niêm yết, giao dịch các loại trái phiếu trên vẫn phải tuân theo Luật Chứng khoán. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, Luật Chứng khoán của họ đều quy định trái phiếu Chính phủ được miễn trừ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán. Riêng đối với trái phiếu doanh nghiệp thì việc chào bán ra công chúng phải được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán theo quy định của dự thảo luật cũng là phù hợp. - Qua các cuộc hội thảo trước đây, nhiều ý kiến cho rằng các quy định trong dự thảo Luật về thanh tra đối với hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán còn quá sơ sài, chưa tạo thành công cụ bảo vệ thị trường hoạt động an toàn và hiệu quả. Ý kiến của bà về vấn đề này ra sao? - Theo tôi, để bảo đảm thị trường này hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa những hành vi vi phạm và giảm thiểu những rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực nhạy cảm này, dự thảo Luật cần có những quy định cụ thể về quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp thanh tra, giám sát thị trường và xử lý các hành vi vi phạm. Theo đó, dự thảo Luật cần quy định rõ các căn cứ, điều kiện, biện pháp tiến hành thanh tra, giám sát về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán giống như trong lĩnh vực kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu sau thông quan được quy định trong Luật hải quan. Đồng thời, phải quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là Ủy ban Chứng khoán, trong việc thanh tra, giám sát thị trường, và quyền, nghĩa vụ của đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát. - Vậy theo bà, Ủy ban Chứng khoán cần phải được bổ sung thêm quyền gì? - Để thực hiện chức năng thanh tra, giám sát, cần xem xét bổ sung thêm quyền điều tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Việc điều tra này phải gắn rất chặt với quá trình thanh tra, giám sát của Ủy ban thì mới hiệu quả. - Vừa qua trên thị trường chứng khoán đã xuất hiện những sai phạm có nguy cơ ảnh hưởng đến tính an toàn của thị trường này. Theo bà, Luật chứng khoán cần phải đưa ra những giải pháp nào để chấn chính những sai phạm trên? - Tôi cho rằng dự thảo Luật Chứng khoán cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, kịp thời, có tác dụng răn đe mạnh với nhiều hình thức như thu hồi chứng chỉ hành nghề, cấm kinh doanh chứng khoán, phạt tiền theo tỷ lệ vi phạm... Bên cạnh đó, cần trao cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyền xử lý vi phạm, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cơ quan này trong việc thực hiện chức năng của mình như thời gian trả lời thắc mắc của các nhà đầu tư có khiếu nại, trả lời những vấn đề quản lý hoạt động hành nghề chứng khoán... Điều khoản cuối cùng Do Luật Chứng khoán ra đời muộn hơn thị trường chứng khoán tập trung tới hơn 5 năm và ban hành sau rất nhiều văn bản pháp quy khác nên Luật đã dành hẳn một điều khoản quy định áp dụng đối với các tổ chức hoạt động trước thời điểm 1/1/2007 – thời điểm Luật bắt đầu có hiệu lực. Cụ thể, tổ chức đã đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng, niêm yết, đăng ký giao dịch; quỹ đầu tư chứng khoán đã đăng ký thành lập và hoạt động đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật này không phải thực hiện thủ tục đăng ký lại. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã thành lập và hoạt động theo giấy phép hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật này không phải thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Công ty chứng khoán đang thực hiện nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư, phải thực hiện thủ tục đổi lại Giấy phép thành lập và hoạt động trong thời hạn một năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài đã hoạt động theo Giấy phép thành lập văn phòng đại diện không do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải làm thủ tục đăng ký lại với Uỷ ban. Không có chỗ cho môi giới cá nhân? Về vấn đề có nên cho phép cả cá nhân, tổ chức ngoài công ty chứng khoán được thực hiện hoạt động môi giới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội một lần nữa bảo lưu quan điểm của dự thảo. “Hoạt động môi giới chứng khoán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải được quản lý chặt chẽ. Các tổ chức, cá nhân muốn hoạt động môi giới chứng khoán thì phải thành lập công ty chứng khoán và phải được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp phép”, bản giải trình cuối cùng ghi rõ. Tại hai phiên thảo luận trước đó, có ý kiến cho rằng cách xem xét vấn đề này có phần giống cách nhìn nhận về thương lái, thương nhân kinh doanh lúa, gạo những năm 80 của thế kỷ trước hay “cò đất”, mua bán vàng và đô la hiện nay. Theo dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật chứng khoán, quy mô vốn tối thiểu của một công ty chứng khoán đã được nâng lên so với Nghị định 144. Cụ thể, Điều kiện vốn tối thiểu đối với công ty có hoạt động môi giới chứng khoán là 10 tỷ đồng (trước là 3 tỷ đồng), với hoạt động tự doanh là 40 tỷ đồng (trước là 12 tỷ đồng), bảo lãnh phát hành là 70 tỷ đồng (trước là 22 tỷ đồng), tư vấn đầu tư chứng khoán là 5 tỷ đồng (trước là 3 tỷ đồng), quản lý quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư là 15 tỷ đồng (trước là 3 tỷ đồng). Ngoài ra, điều kiện để thành lập một công ty chứng khoán còn yêu cầu Giám đốc, Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề (tương tự tại Nghị định 144). Hiện nay, mặc dù chưa có thống kê nào về số lượng cá nhân hoạt động môi giới chứng khoán nhưng chắc chắn đây là con số không nhỏ. Trong thực trạng tình hình doanh nghiệp cổ phần ở Việt Nam, nhu cầu môi giới của thị trường không chính thức rất lớn và cũng rất khó kiểm soát các hoạt động môi giới cá nhân. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào lựa chọn của nhà đầu tư. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, ban hành ngày 12/7/2006, được đánh giá là một trong những bộ luật có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Xin giới thiệu một số vấn đề nổi bật được dư luận đặc biệt chú ý trong thời gian qua và hiện nay. Thứ nhất, một cuộc chạy đua thành lập mới các công ty chứng khoán đã diễn ra ngay sát thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên do là khi Luật đi vào cuộc sống, các điều kiện về thành lập mới công ty chứng khoán sẽ được nâng cao, mang tính chọn lọc hơn. Cụ thể, các quy định về mức vốn tối thiểu đối với các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán sẽ được nâng lên, như: để thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, vốn điều lệ tối tthiểu dự kiến sẽ nâng từ 2 tỷ lên 10 tỷ đồng; với nghiệp vụ tự doanh là từ 12 lên 70 tỷ đồng; bảo lãnh phát hành từ 22 lên 120 tỷ đồng; đặc biệt là để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thì mức vốn tối thiểu dự kiến sẽ là 200 tỷ đồng thay vì quy định 43 tỷ đồng trước đó. Những quy định dự kiến trên là một áp lực lớn đối với các đề án thành lập công ty chứng khoán mới sau thời điểm 1/1/2007. Ngay với bản thân phần lớn các công ty đã có thâm niên trên thị trường, đó cũng là một khó khăn khi mà quy mô vốn hiện vẫn phổ biến dưới mức 200 tỷ đồng. Và để tránh thời điểm Luật có hiệu lực, một loạt công ty chứng khoán mới đã được thành lập vào cuối năm 2006. Hiện trên thị trường đã có gần 50 công ty hoạt động, thay cho chưa đầy 15 công ty vào thời điểm đầu năm. Con số này cũng liên tục thay đổi khi mà số giấy phép Ủy ban Chứng khoán liên tục cấp trong những ngày cuối năm vừa qua (riêng trong hai ngày 28 và 29/12/2006, có ít nhất 10 giấy phép được ký). Thứ hai, Luật có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn sẽ đặt ra những điều kiện cao hơn đối với doanh nghiệp được niêm yết. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật, đã được Ủy ban Chứng khoán lấy ý kiến các ban ngành liên quan và trình Chính phủ duyệt, đưa ra một số quy định mới đã khiến thị trường xôn xao. Dự thảo đưa ra quy định: Để được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 80 tỷ đồng, cao gấp 8 lần so với quy định trước đó; còn tại sàn Hà Nội là mức vốn tối thiểu 10 tỷ đồng thay cho mức 5 tỷ đồng. Với quy định dự kiến này, thị trường và nhiều doanh nghiệp xôn xao về khả năng những doanh nghiệp đang niêm yết tại sàn Tp.HCM không đủ và không tăng kịp vốn lên trên 80 tỷ có thể sẽ phải chuyển sang sàn Hà Nội. Hiện Ủy ban Chứng khoán vẫn chưa có thông tin định hướng cụ thể về khả năng này vì nghị định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Thứ ba, Luật có quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, giống như Sở và Trung tâm Giao dịch chứng khoán, là sẽ được tổ chức theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, có chức năng tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Luật cũng quy định chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán cho rằng quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế về đăng ký và lưu ký tập trung, khắc phục được tình trạng các nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp chứng chỉ chứng khoán. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi biến động sở hữu, cũng như thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán và tiến tới thực hiện chính sách phi vật chất chứng khoán như một số nước đã tiến hành. Thứ tư, Luật có hiệu lực sẽ là một cú hích quan trọng trong việc công khai, minh bạch thông tin của các công ty đại chúng, nhằm đảm bảo tất cả các doanh nghiệp có chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Về hoạt động chào mua công khai, để bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc chào mua thâu tóm doanh nghiệp, tránh việc các công ty đại chúng bị thâu tóm một cách không công bằng, không công khai và bảo vệ các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp bị thâu tóm, Luật cũng quy định việc chào mua công khai phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán và chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban chấp thuận và đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện. Thứ năm, một trong những yêu cầu cấp thiết mà nhiều nhà đầu tư mong Luật khi đi vào đời sống sẽ có sự điều chỉnh cần thiết, cho phép các nhà đầu tư được mở thêm tài khoản giao dịch thay vì chỉ một tài khoản như hiện nay. Nhiều nhà đầu tư cho rằng chỉ với một tài khoản, họ không có được nhiều thuận lợi để nắm bắt những cơ hội trên thị trường khi việc đặt lệnh bị bó hẹp tại một công ty chứng khoán, hoặc vì hạn chế về thời hạn 3 ngày tiền hoặc cổ phiếu mới về tài khoản như quy trình hiện hành… Tuy nhiên, việc một nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các cổ phiếu, đến thị trường nếu nhà đầu tư lợi dụng thuận lợi này để tạo những hoạt động mua – bán “ảo”, để làm giá theo mục đích của mình. Vì vậy, khả năng nới rộng quy định về số lượng tài khoản được mở đối với một nhà đầu tư vẫn đang phải xem xét. Thứ sáu, Luật chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn nào ban hành. Ủy ban Chứng khoán từng cho biết “dự kiến các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sẽ được hoàn chỉnh trình Chính phủ trong tháng 11/2006”. Các nghị định trên bao gồm: Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định quy định về tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành của Uỷ ban Chứng khoán và Nghị đinh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính dưới hình thức Thông tư hoặc Quyết định ban hành quy chế đối với những vấn đề cụ thể để đảm bảo tính đồng bộ, tập trung các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hiện các doanh nghiệp, giới đầu tư và các ban ngành liên quan đang chờ đợi sự ra đời của những văn bản trên để Luật được cụ thể hóa hơn, để có được định hướng trong hoạt động. Riêng về các quy định về mức vốn tối thiểu của công ty chứng khoán cũng như vốn tối thiểu để niêm yết dự kiến sẽ có một lộ trình theo hướng tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị. Từ 1/1/2007, Luật Chứng khoán có hiệu lực. Trước đó, việc thông qua bộ luật này được đánh giá là một trong những sự kiện chứng khoán tiêu biểu nhất năm 2006. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, ban hành ngày 12/7/2006, được đánh giá là một trong những bộ luật có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Xin giới thiệu một số vấn đề nổi bật được dư luận đặc biệt chú ý trong thời gian qua và hiện nay. Thứ nhất, một cuộc chạy đua thành lập mới các công ty chứng khoán đã diễn ra ngay sát thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên do là khi Luật đi vào cuộc sống, các điều kiện về thành lập mới công ty chứng khoán sẽ được nâng cao, mang tính chọn lọc hơn. Cụ thể, các quy định về mức vốn tối thiểu đối với các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán sẽ được nâng lên, như: để thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, vốn điều lệ tối tthiểu dự kiến sẽ nâng từ 2 tỷ lên 10 tỷ đồng; với nghiệp vụ tự doanh là từ 12 lên 70 tỷ đồng; bảo lãnh phát hành từ 22 lên 120 tỷ đồng; đặc biệt là để thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thì mức vốn tối thiểu dự kiến sẽ là 200 tỷ đồng thay vì quy định 43 tỷ đồng trước đó. Những quy định dự kiến trên là một áp lực lớn đối với các đề án thành lập công ty chứng khoán mới sau thời điểm 1/1/2007. Ngay với bản thân phần lớn các công ty đã có thâm niên trên thị trường, đó cũng là một khó khăn khi mà quy mô vốn hiện vẫn phổ biến dưới mức 200 tỷ đồng. Và để tránh thời điểm Luật có hiệu lực, một loạt công ty chứng khoán mới đã được thành lập vào cuối năm 2006. Hiện trên thị trường đã có gần 50 công ty hoạt động, thay cho chưa đầy 15 công ty vào thời điểm đầu năm. Con số này cũng liên tục thay đổi khi mà số giấy phép Ủy ban Chứng khoán liên tục cấp trong những ngày cuối năm vừa qua (riêng trong hai ngày 28 và 29/12/2006, có ít nhất 10 giấy phép được ký). Thứ hai, Luật có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn sẽ đặt ra những điều kiện cao hơn đối với doanh nghiệp được niêm yết. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật, đã được Ủy ban Chứng khoán lấy ý kiến các ban ngành liên quan và trình Chính phủ duyệt, đưa ra một số quy định mới đã khiến thị trường xôn xao. Dự thảo đưa ra quy định: Để được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 80 tỷ đồng, cao gấp 8 lần so với quy định trước đó; còn tại sàn Hà Nội là mức vốn tối thiểu 10 tỷ đồng thay cho mức 5 tỷ đồng. Với quy định dự kiến này, thị trường và nhiều doanh nghiệp xôn xao về khả năng những doanh nghiệp đang niêm yết tại sàn Tp.HCM không đủ và không tăng kịp vốn lên trên 80 tỷ có thể sẽ phải chuyển sang sàn Hà Nội. Hiện Ủy ban Chứng khoán vẫn chưa có thông tin định hướng cụ thể về khả năng này vì nghị định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành. Thứ ba, Luật có quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, giống như Sở và Trung tâm Giao dịch chứng khoán, là sẽ được tổ chức theo mô hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, có chức năng tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Luật cũng quy định chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán cho rằng quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế về đăng ký và lưu ký tập trung, khắc phục được tình trạng các nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp chứng chỉ chứng khoán. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi biến động sở hữu, cũng như thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán và tiến tới thực hiện chính sách phi vật chất chứng khoán như một số nước đã tiến hành. Thứ tư, Luật có hiệu lực sẽ là một cú hích quan trọng trong việc công khai, minh bạch thông tin của các công ty đại chúng, nhằm đảm bảo tất cả các doanh nghiệp có chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Về hoạt động chào mua công khai, để bảo đảm tính công khai, minh bạch trong việc chào mua thâu tóm doanh nghiệp, tránh việc các công ty đại chúng bị thâu tóm một cách không công bằng, không công khai và bảo vệ các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp bị thâu tóm, Luật cũng quy định việc chào mua công khai phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán và chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban chấp thuận và đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện. Thứ năm, một trong những yêu cầu cấp thiết mà nhiều nhà đầu tư mong Luật khi đi vào đời sống sẽ có sự điều chỉnh cần thiết, cho phép các nhà đầu tư được mở thêm tài khoản giao dịch thay vì chỉ một tài khoản như hiện nay. Nhiều nhà đầu tư cho rằng chỉ với một tài khoản, họ không có được nhiều thuận lợi để nắm bắt những cơ hội trên thị trường khi việc đặt lệnh bị bó hẹp tại một công ty chứng khoán, hoặc vì hạn chế về thời hạn 3 ngày tiền hoặc cổ phiếu mới về tài khoản như quy trình hiện hành… Tuy nhiên, việc một nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các cổ phiếu, đến thị trường nếu nhà đầu tư lợi dụng thuận lợi này để tạo những hoạt động mua – bán “ảo”, để làm giá theo mục đích của mình. Vì vậy, khả năng nới rộng quy định về số lượng tài khoản được mở đối với một nhà đầu tư vẫn đang phải xem xét. Thứ sáu, Luật chính thức có hiệu lực từ 1/1/2007, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn nào ban hành. Ủy ban Chứng khoán từng cho biết “dự kiến các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sẽ được hoàn chỉnh trình Chính phủ trong tháng 11/2006”. Các nghị định trên bao gồm: Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định quy định về tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành của Uỷ ban Chứng khoán và Nghị đinh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra còn có các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính dưới hình thức Thông tư hoặc Quyết định ban hành quy chế đối với những vấn đề cụ thể để đảm bảo tính đồng bộ, tập trung các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hiện các doanh nghiệp, giới đầu tư và các ban ngành liên quan đang chờ đợi sự ra đời của những văn bản trên để Luật được cụ thể hóa hơn, để có được định hướng trong hoạt động. Riêng về các quy định về mức vốn tối thiểu của công ty chứng khoán cũng như vốn tối thiểu để niêm yết dự kiến sẽ có một lộ trình theo hướng tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthi_truongck.doc
Tài liệu liên quan