Luật chơi trong việc quản lý

Trước một công việc, có khi người này nghĩ rằng mình đang

làm ơn cho kẻ khác, còn người kia thì nghĩ mình đang bị

phân công. Đó là một trong những hậu quả của sự thiếu thỏa

ước rõ ràng trong công việc.

Mong muốn của người phân công công việc là người được phân

công phải ngiêm túc chấp hành công việc được giao theo đúng

tiến độ và đạt chất lượng yêu cầu. Còn thái độ của người đang

“làm ơn làm phước” cho người khác là: “Nể lắm nên mới giúp,

nhưng hãy đợi khi nào rảnh rỗi”.

Không bàn đến cách thức giao việc, người giao việc thường cho

rằng việc được giao là hợp lý, đúng người đúng việc và có quyền

kỳ vọng vào kết quả. Trường hợp gặp phải thái độ “ban ơn”,

người được giao việc có lòng tự trọng hiển nhiên có phản ứng

không dễ chịu. Kết quả công việc có thể không đạt được chất

lượng và tiến độ, có khi còn nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Luật chơi trong việc quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luật chơi trong việc quản lý Trước một công việc, có khi người này nghĩ rằng mình đang làm ơn cho kẻ khác, còn người kia thì nghĩ mình đang bị phân công. Đó là một trong những hậu quả của sự thiếu thỏa ước rõ ràng trong công việc. Mong muốn của người phân công công việc là người được phân công phải ngiêm túc chấp hành công việc được giao theo đúng tiến độ và đạt chất lượng yêu cầu. Còn thái độ của người đang “làm ơn làm phước” cho người khác là: “Nể lắm nên mới giúp, nhưng hãy đợi khi nào rảnh rỗi”. Không bàn đến cách thức giao việc, người giao việc thường cho rằng việc được giao là hợp lý, đúng người đúng việc và có quyền kỳ vọng vào kết quả. Trường hợp gặp phải thái độ “ban ơn”, người được giao việc có lòng tự trọng hiển nhiên có phản ứng không dễ chịu. Kết quả công việc có thể không đạt được chất lượng và tiến độ, có khi còn nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên. Thường thì giới chủ doanh nghiệp do không trực tiếp sống trong môi trường làm việc của nhân viên nên không biết được điều này. Vấn đề ở đây là luật chơi, chẳng hạn nhân viên đã được quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong công việc chưa, những phần việc nhân viên phải làm thống nhất với người giao việc chưa, ai là người được phép phân công công việc? Trong một tổ chức, nếu hệ thống phân công công việc không rõ ràng, hoặc nhà quản lý không kiểm soát được dòng chảy của công việc cả về chiều sâu lẫn tốc độ thì nhân viên sẽ không thể gắn bó lâu dài với công việc. Một số người không tương thích được với các cá nhân khác cũng như với tổng thể tổ chức doanh nghiệp: mù mờ về định hướng, phạm vi công việc. Đã có nhiều trường hợp, nhân viên bị “ngập mặt” với những công việc không tên, còn giới chủ thì cho rằng nhân viên không đem lại giá trị về lao động nào rõ rệt, hiệu quả làm việc không cao và cho rằng không đáng để giữ lại. Còn người lao động lại cảm thấy chỗ làm không xứng đáng để bỏ công sức mà không được tôn trọng, thế là họ chia tay. Lại có tình huống các quản lý cấp bộ phận đã thiết lập đầy đủ các quy trình làm việc nhưng vì lo chạy theo những công việc khác cần kíp hơn, khiến cho đội ngũ nhân viên hoang mang và mỗi người làm theo cách riêng của mình mà không có sự thống nhất tập thể. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập này một phần có thể do đội ngũ nhân lực bị quá tải trước áp lực công việc là chính chứ không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Ở các nước tiên tiến, trước khi cư dân sinh sôi nảy nở trong một thành phố, giới chức đã phải quy hoạch hệ thống đường vành đai, đường xuyên tâm, đường sá và các khu vực công cộng… Từ hạ tầng cơ bản đó, người dân thuận tiện hơn để phát triển đời sống của mình, làm nên sức sống, sự sầm uất nhưng quy củ, ổn định. Trái lại, những thành phố già cỗi chỉ được “tái quy hoạch” giải tỏa để xây dựng các hệ thống đường giao thông chính yếu, các khu vực công cộng cũng được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát sinh của cư dân thành phố. Người dân ở những nơi này thường phải sống bừa bộn trong mạng nhện ngõ ngách chằng chịt, quanh co.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluat_choi_trong_viec_quan_ly_3607.pdf