Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel) được nhìn nhận
là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép
của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh
tranh. Từ điển Chính sách thương mại quốc tế định nghĩa Cartel là một thỏa thuận chính
thức hoặc không chính thức để đạt được kết quả có lợi cho các hàng có liên quan, nhưng
có thể có hại cho các bên khác50.
Khoản 1 Điều 81 Hiệp ước Rome nghiêm cấm mọi thỏa thuận giữa các doanh
nghiệp, mọi quyết định của hiệp hội doanh nghiệp và mọi hành động phối hợp có khả
năng ảnh hưởng đến trao đổi thương mại giữa các quốc gia thành viên và có mục đích
hoặc hệ quả phản cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mà sử dụng phương pháp liệt
kê các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng
dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán,
hàng hóa, dịch vụ;
52 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luật cạnh tranh - Chương 2: Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng cáo đủ để người
63
tiếp nhận thông tin xác định được sản phẩm bị so sánh. Trong thực tế, nhiều doanh
nghiệp đã gọi tên sản phẩm cạnh tranh, doanh nghiệp cạnh tranh khi thực hiện quảng cáo
so sánh, song cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng hình ảnh, tên gọi chung
chung về sản phẩm khác để so sánh. Nếu những hình ảnh, màu sắc, tiếng nói... cho thấy
đặc trưng riêng có của sản phẩm bị so sánh mà không cần gọi tên cụ thể cũng cấu thành
việc so sánh trức tiếp. Với dấu hiệu này, có nhiều khả năng sau đây sẽ xảy ra trong việc
so sánh:
- So sánh trực tiếp (còn gọi là xâm phạm trực tiếp đến đối thủ cụ thể) có thể là việc
doanh nghiệp vi phạm điểm mặt, chỉ tên sản phẩm và doanh nghiệp cụ thể mà nó muốn
so sánh đến. Các trường hợp quảng cáo so sánh với những thông tin chung chung như so
sánh độ tẩy trắng của bột giặt Tide với bột giẳt thường, hoặc hình ảnh so sánh nước xả
vải Downy với hình ảnh mờ mờ của loại nước xã vải khác nhưng không xác định cụ thể
là sản phẩm nào, của ai có thể sẽ không bị coi là vi phạm;
- Sự so sánh sẽ là trực tiếp nếu như những thông tin đưa ra làm cho khách hàng có
khả năng xác định được loại sản phẩm, nhóm doanh nghiệp bị so sánh mà không cần phải
gọi tên các doanh nghiệp cụ thể nào. Có thể lấy vụ dụ về trường hợp liên quan đến công
ty sản xuất nệm mút Kymdan. Ngày 17/7/2003, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao đã công bố quyết định số 20/HĐTP-DS ngày 23/6/2003 về vụ án ba Công ty Vạn
Thành, Ưu Việt và Anh Dũng kiện công ty cổ phần cao su Sài Gòn - Kymdan, yêu cầu
công ty cao su Sài gòn - Kymdan chấm dứt hành vi quảng cáo và xin lỗi công khai. Vụ
việc xoay quanh việc công ty Kymdan không sản xuất hai loại nệm lò xo và nệm mút xốp
nhưng khi quảng cáo trên báo đã so sánh chất lượng nệm do công ty này sản xuất với chất
lượng hai loại nệm mút xốp và nệm lò xo của các doanh nghiệp khác (trong đó có các
công ty đã khởi kiện nòi trên). Hội đồng thẩm phán đã kết luận là hành vi quảng cáo của
công ty Kymdan là vi phạm pháp luật và buộc công ty này phải có trách nhiệm xin lỗi
công khai hai công ty Vạn Thành và Ưu Việt về nội dung quảng cáo gây hiểu lầm nói
trên và phải cải chính nội dung quảng cáo đó trên báo chí163. Trong ví dụ này, công ty
Kym Đan không gọi tên đối thủ cạnh tranh, song với các thông tin trong sản phẩm quảng
cáo, người tiêu dùng có thể xác định sản phẩm bị so sánh là sản phẩm nệm lò xo. Sản
phẩm nệm lò xo và sản phẩm nệm mút Kymdan là những sản phẩm cùng loại.
Quảng cáo so sánh là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bởi những lý do sau
đây:
- Việc quảng cáo bằng cách so sánh trực tiếp với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của
doanh nghiệp khác đã vượt quá giới hạn cho phép và nhiệm vụ của hoạt động quảng cáo.
Quảng cáo là việc doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm để xúc tiến việc tiêu thụ sản
phẩm nên những thông tin được đưa ra phải là những thông tin về hàng hoá, dịch vụ của
doanh nghiệp thực hiện quảng cáo. Mọi hành vi dùng thông tin về sản phẩm cùng loại
của người khác để tạo ấn tượng, đề cao sản phẩm của mình đều đi ngược lại bản chất của
việc quảng cáo.
- Sự so sánh thể hiện mong muốn dựa dẫm vào sản phẩm của người khác, nhất là
những sản phẩm nổi tiếng. Ví dụ như quảng cáo cho rằng sản phẩm được quảng cáo có
chất lượng không thua gì một sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng hoặc một sản
phẩm rất nổi tiếng trên thị trường nhằm đề cao vị thế của mình, hạ thấp uy tín của sản
64
phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường liên quan. Pháp lệnh Quảng cáo
cũng có quy định tương tự về hành vi quảng cáo so sánh.
Bắt chước sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn cho khách hàng
Sản phẩm quảng cáo là những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng
nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo, được trình
bày thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, pano, áp phích để đưa các thông
tin mà nó chứa đựng đến với khách hàng. Sự hấp dẫn của cách thức trình bày và nội dung
trong sản phẩm quảng cáo quyết định mức độ thu hút của nó đối với khách hàng làm cho
mục đích quảng cáo sẽ đạt được hiệu quả. Bên cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh qua giá
cả, qua chất lượng, việc cạnh tranh qua hoạt động quảng cáo diễn ra rất quyết liệt đòi hỏi
các sản phẩm quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, hấp dẫn và có quy mô
đầu tư ngày càng lớn. Chi phí dành cho quảng cáo trong cơ cấu chi phí kinh doanh của
doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Sự lựa chọn ngày càng khắt khe của
người tiêu dùng trong môi trường cạnh tranh đa thông tin và đa phương tiện đã buộc mọi
doanh nghiệp phải biết cách xây dựng chiến lược đầu tư để tạo ra các sản phẩm quảng
cáo độc đáo, ấn tượng đối với khách hàng.
Trước tình hình đó, xuất hiện nhiều toan tính không lành mạnh bằng cách bắt
chước sản phẩm quảng cáo của người khác nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Bắt
chước sản phẩm quảng cáo là việc dùng các thông tin, hình ảnh, âm nhạc, màu sắc, chữ
viết giống với sản phẩm của doanh nghiệp khác đã công bố trước đó với mục đích gây
nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, về chất lượng của sản phẩm được
quảng cáo. Luật Cạnh tranh không thể xác định cụ thể mức độ bắt chước của sản phẩm
quảng cáo nhái so với sản phẩm quảng cáo bị nhái để có thể gây nhầm lẫn cho khách
hàng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan thực thi pháp luật sẽ xác định căn
cứ vào tình hình cụ thể của sự việc và của thị trường. Về vấn đề này, Pháp lệnh quảng
cáo cấm doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ của người khác.
Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng
Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi “đưa thông tin gian dối hoặc
gây nhầm lẫn cho khách hàng trong hoạt động quảng cáo về một trong các nội dung sau:
giá, số lượng, chất lượng công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời
hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia
công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; và các nội dung gian
dối hoặc gây nhầm lẫn khác”164.
Các thông tin về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại
được liệt kê trong Luật Cạnh tranh là những thông tin có ý nghĩa quan trọng tác động đến
sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm quảng cáo. Các thông tin bị sai lệch sẽ làm
cho sự lựa chọn sẽ không chính xác. Hành vi gian dối trong quảng cáo bằng cách làm sai
lệch nhận thức, gây nhầm lẫn trong ý thức lựa chọn của khách hàng đều là không lành
mạnh. Pháp luật cạnh tranh và pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực quảng cáo quy định
ngăn cấm việc quảng cáo gian dối. Căn cứ Khoản 3 Điều 46 Luật Cạnh tranh, hành vi này
có hai cấp độ vi phạm: đầu tiên là quảng cáo gian dối. Cụ thể, đó là việc doanh nghiệp
cung cấp các thông tin quảng cáo về giá, số lượng, chất lượng sai sự thật khách quan.
65
Với cấp độ này, để xác định hành vi, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần đối chiếu nội dung
của thông tin quảng cáo với thực tế khách quan. Tiếp đó là quảng cáo đưa thông tin nhầm
lẫn. Cụ thể là việc doanh nghiệp cung cấp những thông tin có khả năng gây nhầm lẫn cho
khách hàng về giá, số lượng, chất lượng, công dụng của sản phẩm. Trong trường hợp
này, thông tin quảng cáo chưa là gian dối, song lại có thể làm cho khách hàng hiểu không
chính xác về nội dung quảng cáo với điều kiện khách hàng đang trong trạng thái bình
thường.
Để xác định sự gian dối trong hành vi quảng cáo, cần có quy trình thẩm định thông tin
một cách khoa học và trung thực. Phải phân tích, so sánh tính đúng đắn của những thông
số kinh tế - kỹ thuật liên quan đến giá, sản phẩm.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay, việc kiểm soát tính trung thực của các thông tin về
quảng cáo một cách qua loa, chiếu lệ đã làm cho người tiêu dùng cảm thấy loại hàng hoá
nào cũng tốt nhất trái với thực tế khi sử dụng hàng hoá không.
66
Chương 4
THỦ TỤC TỐ TỤNG CẠNH TRANH
1. Chủ thể tham gia vào tố tụng cạnh tranh
1.1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh
1.1.1. Cơ quan quản lý cạnh tranh
Luật cạnh tranh quy định về Cơ quan quản lý cạnh tranh như sau:
Điều 49. Cơ quan quản lý cạnh tranh
1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản
lý cạnh tranh.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:
a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ thương
mại quyết định hoặc trình thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và
hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật
Từ quy định trên đây, Cơ quan Quản lý cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan
thuộc hệ thống cơ quan hành pháp mà cụ thể là thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công
thương). Có thể khẳng định điều này là bởi vì Điều 7 Luật Cạnh tranh đã quy định:
Điều 7. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về cạnh tranh
1. Chính phủ thống nhất Nhà nước quản lý về cạnh tranh
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước
về cạnh tranh
Trong khi đó, Thủ trưởng Cơ quan Quản lý cạnh tranh là do Bộ trưởng Bộ thương
mại (Bộ Công Thương) đề xuất để Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hơn
nữa, ở các quy định liên quan đến thủ tục thực hiện miễn trừ, Cơ quan Quản lý cạnh tranh
có vai trò như một cơ quan tham mưu, thay mặt cho Bộ Thương mại (nay là Bộ Công
67
thương) đứng ra thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ
Thương mại quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) trình
Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nếu căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tổ chức bộ
máy Nhà nước, có thể thấy rằng trong hệ thống cơ quan hành pháp của Việt Nam. Cơ
quan Quản lý cạnh tranh có vị trí tương đương với một Tổng Cục thuộc Bộ. Theo quy
định tại Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ thì trong cơ cấu
tổ chức bộ máy của Bộ có thể có Cục hoặc Tổng cục. Tuy nhiên với cơ quan cấp Cục thì
chức năng, nhiệm vụ là do Bộ trưởng quyn định còn với cơ quan cấp Tổng Cục thì chức
năng, nhiệm vụ là do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Xét về chức năng, theo quy định tại Điều 49 Luật Cạnh tranh, Cơ quan Quản lý
cạnh tranh của Việt Nam vừa là cơ quan điều tra, vừa là cơ quan quản lý vừa là cơ quan
hành chính.
Tính chất cơ quan điều tra thể hiện qua nhiệm vụ sau đây:
- Điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh;
- Điều tra các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Tính chất cơ quan xử lý thể hiện qua quyền hạn được trực tiếp xử phạt các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh.
Tín chất cơ quan hành chính thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát quá trình
tập trung kinh tế và thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ
trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công
Thương) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1.1.2 Hội đồng cạnh tranh
Luật Cạnh tranh quy định về Hồi đồng Cạnh tranh như sau:
Điều 53 Hội đồng Cạnh tranh
1 Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Hội đồng Cạnh tranh có từ 11 – 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
2. Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các
vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này.
68
Từ quy định trên đây, có thể thấy, Hội đồng Cạnh tranh là một cơ quan thuộc hệ
thống cơ quan hành pháp. Luật Cạnh tranh khẳng định Hội đồng Cạnh là cơ quan có vị
trí độc lập tương đối trong mối quan hệ với Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
Có thể thấy điều này qua cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
quy định tại Mục 7 chương V Luật Cạnh tranh. Điều 107 Luật cạnh tranh quy định:
1. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ
trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương).
Điều 115 Luật cạnh tranh lại quy định:
1. Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một
phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm.
2. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết
định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Thương
mại (nay là Bộ Công Thương), việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn mười ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
Như vậy, Luật Cạnh tranh quy định Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) là
cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về cạnh tranh, các
thành viên Hội đồng Cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)
đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhưng Bộ trưởng Bộ thương mại (nay Bộ Công
thương) lại không có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng cạnh
tranh theo nguyên tắc việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính trước hết phải do
cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp xử lý quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo. Nói cách
khác, quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh là quyết định chung thẩm
trong hệ thống cơ quan hành chính vì sau khi Hội đồng cạnh tranh giải quyết khiếu nại
mà các bên vẫn không đồng ý thì các bên phải kiện ra Tòa.
Hội đồng Cạnh tranh là một thiết chế mới chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Việc Quốc
hội quyết định Hội đồng Cạnh tranh nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp và giao cho
Chính phủ quyết định cụ thể là giải pháp tối ưu trong điều kiện hiện nay.
Xét về chức năng, theo quy định tại Điều 53 Luật Cạnh tranh, Hội đồng Cạnh
tranh của Việt Nam là một cơ quan chuyên xử lý xét xử hành chính – đối với các vụ việc
hạn chế cạnh tranh. Nói một cách, Hội đồng Cạnh tranh là một loại cơ quan tài phán vì có
đầy đủ những yếu tố cần thiết sau đây.
- Áp dụng pháp luật để ra phán quyết
- Thủ tục xử lý mang tính tranh tụng
69
- Quyết định của Hội đồng Cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi hệ thống tòa án.
Tuy nhiên, khác với các cơ quan xử lý hành chính hiện có trong bộ máy Nhà nước,
Hội đồng Cạnh tranh tổ chức xử lý theo chế độ tập thể chứ không theo chế độ Thủ
trưởng. Cụ thể trong số 11 đến 15 thành viên của Hội đồng Cạnh tranh, Chủ tịch Hội
đồng sẽ lựa chọn ít nhất 5 người để tham gia xử lý một vụ việc cụ thể Hội đồng cạnh
tranh sẽ quyết định vụ việc theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số.
1.2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh
Người tiến hành tố tụng cạnh tranh thực chất là những “công chức” Nhà nước với
chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể, tham gia vào tố tụng cạnh tranh tại cả hai cơ
quan tốt tụng cạnh tranh. Theo Điều 75 Luật cạnh tranh thì: “Người tiến hành tố tụng
cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần”.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh là người đứng đầu cơ quan này, do Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Thủ
trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh
tranh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 49 của Luật. Khi tiến hành tố tụng cạnh
tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Quyết định phân công điều tra viên điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể;
2. Kiểm tra các hoạt động điều tra của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
3. Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật
của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
4. Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
5. Quyết định trưng cầu giám định;
6. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính khi
chưa chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh cho Hội đồng cạnh tranh xử lý;
7. Quyết định điều tra sơ bộ, đình chỉ điều tra, điều tra chính thức vụ việc cạnh
tranh thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh;
8. Mời người làm chứng theo yêu cầu của các bên trong giai đoạn điều tra;
9. Ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh do điều tra viên được phân công trình;
10. Chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Hội đồng cạnh tranh trong trường hợp
vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
70
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh.
- Lực lượng nòng cốt trong cơ quan quản lý cạnh tranh là các điều tra viên. Họ
được Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan quản lý
cạnh tranh. Vì chất lượng công tác của điều tra viên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
ban hành những quyết định đúng đắn của cơ quan cạnh tranh nên Luật quy định (tại Điều
52) những tiêu chuẩn bổ nhiệm làm điều tra viên là:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;
2. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;
3. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực
quy định tại khoản 2 Điều này;
4. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.
- Trong hoạt động của Hội đồng cạnh tranh có hai loại chức danh quan trọng, đó là
thành viên của Hội đồng cạnh tranh (bao gồm cả chủ tịch Hội đồng cạnh tranh) và thư ký
phiên điều trần.
Thành viên Hội đồng cạnh tranh thực chất là lực lượng trực tiếp xử lý các hành vi
hạn chế cạnh tranh tại các phiên điều trần. Khác với một phiên tòa mà ở đó có thẩm phán
và Hội thẩm tại Hội đồng xét xử, Hội đồng xử lý một vụ việc cạnh tranh cụ thể bao gồm
ít nhất là 5 thành viên của Hội đồng cạnh tranh. Theo Điều 55 Luật cạnh tranh thì:
1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng
cạnh tranh:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp
chế xã hội chủ nghĩa;
b) Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;
c) Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực
quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng cạnh tranh là năm năm và có thể được bổ
nhiệm lại.
Vì những chức danh này là những chức danh hoạt động mang tính phán xử nên so
với điều tra viên, pháp luật đặt ra những điều kiện cao hơn đối với các thành viên Hội
đồng cạnh tranh.
Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trước hết phải là thành viên Hội đồng cạnh tranh;
được Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Trong
71
quá trình thực hiện vai trò tổ chức hoạt động của Hội đồng cạnh tranh thì nhiệm vụ quan
trọng của vị chủ tịch này là quyêt định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.
1.3. Người tham gia tố tụng cạnh tranh
Người tham gia tố tụng cạnh tranh theo Luật cạnh tranh là những người (pháp
nhân và thể nhân) tham gia vào các vụ việc cạnh tranh với tính cách là những người đến
từ thị trường, hay cụ thể là không nhân danh công quyền – chủ yếu là các “đương sự” của
một thủ tục hành chính. Theo Điều 64 Luật cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh
bao gồm: (1) Bên khiếu nại; (2) Bên bị điều tra; (3) Luật sư; (4) Người làm chứng; (5)
Người giám định; (6) Người phiên dịch; (7) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nhìn chung, tư duy pháp lí chung, thể hiện trong luật Cạnh tranh, khi quy định về
những người tham gia tố tụng cạnh tranh cũng không khác căn bản so với trong tố tụng
tòa án. Tất nhiên, do tính chất và mục tiêu của tố tụng cạnh tranh nên nhiệm vụ và quyền
hạn của các bên tham gia tố tụng cạnh tranh là không thể giống như trong tố tụng tòa án
(không chỉ là các chức danh). Tuy nhiên, có một số quy định rất quan trọng mà cần bàn
đó là khái niệm bên khiếu nại – có chức năng khởi sự tương tự như nguyên đơn trong tố
tụng tòa án. Khoản 1 Điều 58 Luật Cạnh tranh quy định: “ Tổ chức, cá nhân cho rằng
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của luật này
(sau đây gọi chung là bên khiếu nại) có quyền khiếu nại lên cơ quan quản lý cạnh tranh”.
Như vậy, tư tưởng của luật cho rằng quyền tiếp cận công lý chỉ là những người phải bị
xâm hại về quyền và lợi ích hợp pháp. Điều này tưởng chừng hợp lý song thực ra, tư duy
này chỉ đúng trong trường hợp của cạnh tranh không lành mạnh. Vì một trong những dấu
hiệu căn bản của loại hành vi này là tấn công vào một hay nhiều đối thủ cạnh tranh cụ thể
trong thị trường liên quan. Trong khi đó, những Các – ten ngầm không làm xâm hại đến
lợi ích của các bên tham gia thỏa thuận, không trực tiếp tấn công vào lợi ích của cả những
đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận. Suy luận ngược lại, trong trường hợp như
vậy sẽ không có bên khiếu nại. Quy định trên đây dường như cũng mâu thuẩn với chính
một quy định khác của luật. Điều 86 Luật Cạnh tranh quy định: “Việc điều tra sơ bộ vụ
việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của thủ trưởng của cơ quan quản lý cạnh
tranh trong những trường hợp sau đây:
1. Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý;
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của luật
này”.
Theo khoản 2 của điều này thì một vụ việc được khởi sự không nhất thiết phải có
người khiếu nại.
2. Thủ tục tố tụng cạnh tranh
2.1. Các nguyên tắc chung trong tố tụng cạnh tranh
72
Tố tụng cạnh tranh là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Tố tụng cạnh tranh có sự
kết hợp giữa tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.
Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh là những phương châm, những định hướng chi phối
tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng cạnh tranh được các văn bản quy phạm pháp luật ghi
nhận.
Luật Cạnh tranh là một đạo luật đầu tiên do Quốc hội ban hành đã bao gồm cả các
quy phạm về nội dung và quy phạm về hình thức. Là một đạo luật trong hệ thống pháp
luật xã hội chủ nghĩa, phần quy phạm về hình thức trong Luật Cạnh tranh chịu sự chi
phối của các nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật như mọi công dân đều bình đẳng
trước pháp luật, .v.v.
2.2. Những nguyên tắc cụ thể của tố tụng cạnh tranh
Luật Cạnh tranh cũng quy định những nguyên tắc cụ thể trong tố tụng cạnh tranh
sau đây:
2.2.1. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng cạnh tranh
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc bao trùm nhất, được thể hiện
trong tất cả các giai đoạn của tố tụng cạnh tranh. Đây cũng đồng thời là nguyên tắc pháp
lý cơ bản nhất trong hoạt động của cơ qan Nhà nước và công dân được ghi nhận ở Điều
12 của Hiến pháp 1992.
Trong tố tụng cạnh tranh, nguyên tắc này đảm bảo cho việc điều tra, xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh một cách hiệu quả. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa được biểu hiện cụ thể trong tố tụng cạnh tranh như sau:
- Cơ quan Quản lý cạnh tranh, Hội đồng Cạnh tranh và những người tham gia tố
tụng cạnh tranh khác phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của Chương V Luật
Cạnh tranh về Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, các biện pháp nghiệp vụ
trong điều tra và các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
phải theo đúng quy định của pháp luật.
- Tất cả các quyết định của Cơ quan Quản lý cạnh tranh, của Hội đồng Cạnh tranh
và Toà án đều phải căn cứ vào quy định của pháp luật cạnh tranh.
2.2.2. Nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên
quan và bảo đảm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp
Khoản 3 Điều 56 Luật Cạnh tranh quy định: “Trong quá trình tiến hành tố tụng
cạnh tranh, điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan Quản lý cạnh tranh, thành viên Hội đồng
Cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải giữ bí mật kinh doanh của
doanh nghiệp, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan”.
Trong tố tụng cạnh tranh, nguyên tắc này đảm bảo rằng việc áp dụng các biện
pháp nhằm đạt được mục tiêu quản lý của Nhà nước không được xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Cụ thể, nguyên tắc này được thể hiện như sau:
- Tách chức năng điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh cho hai cơ quan khác nhau,
theo đó Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ điều tra các vụ việc cạnh tranh còn Hội
đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý và giải quyết khiếu nại. Việc phân tách hai
73
nhiệm vụ nêu trên cho hai cơ quan sẽ góp phần đảm bảo việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gtkl0026_p2_4701.pdf