Luận văn Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - Thực trạng và giải pháp

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế.

Khu vực Đông Bắc Á có các nước có trình độ cao về phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, trong đó Nhật Bản còn là nước công nghệ nguồn, là khu vực có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại lao động. Vì vậy, XKLĐ sang khu vực này còn có mục đích tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ (KHCN), kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hiện đại từ các nước trong khu vực này, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động. Thực tế, khu vực Đông Bắc Á là một thị trường XKLĐ khu vực quan trọng đối với Việt Nam, trong đó các nước nhập khẩu lao động (NKLĐ) chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Từ đầu những năm 1990 đến nay, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực này chiếm tỷ trọng lớn và có tác động tích cực đối với người lao động cũng như đối với sự phát triển chung của các ngành, địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu cực, rủi ro. Xảy ra hiện tượng lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử về tiền công, về điều kiện làm việc và sinh hoạt, bị lạm dụng, lao động tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp, v.v. Đặc biệt, số lượng lao động Việt Nam tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ngày càng lớn, đến mức các nước này đã nhiều lần lên tiếng sẽ đóng cửa thị trường nếu Việt Nam không tìm cách ngăn chặn và giải quyết dứt điểm, thậm chí Đài Loan đã tạm thời ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở một số lĩnh vực. Những vấn đề đó đã tác động tiêu cực tới quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực, là nguyên nhân gây ra nguy cơ bị đóng băng hoặc mất thị trường XKLĐ vào tay các nước XKLĐ khác, làm phức tạp thêm tình hình, gây khó khăn cho công tác quản lý lao động Việt Nam ở các nước này. Hơn nữa, xét về tầm chiến lược, những vấn đề đó nếu không được giải quyết triệt để sẽ làm mất uy tín của người lao động cũng như các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, tạo dư luận và tâm lý không tốt trong xã hội đối với hoạt động XKLĐ, ảnh hưởng xấu tới mục tiêu và hiệu quả của hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực này trong thời gian tới.

Từ tình hình thực tế nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á để tìm ra những nguyên nhân của thành công và hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những phát sinh tiêu cực, thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực này phát triển là rất có ý nghĩa và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, vấn đề " Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - thực trạng và giải pháp " được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

 

doc113 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế. Khu vực Đông Bắc á có các nước có trình độ cao về phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, trong đó Nhật Bản còn là nước công nghệ nguồn, là khu vực có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại lao động. Vì vậy, XKLĐ sang khu vực này còn có mục đích tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ (KHCN), kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hiện đại từ các nước trong khu vực này, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động. Thực tế, khu vực Đông Bắc á là một thị trường XKLĐ khu vực quan trọng đối với Việt Nam, trong đó các nước nhập khẩu lao động (NKLĐ) chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Từ đầu những năm 1990 đến nay, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực này chiếm tỷ trọng lớn và có tác động tích cực đối với người lao động cũng như đối với sự phát triển chung của các ngành, địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc á thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn, có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu cực, rủi ro. Xảy ra hiện tượng lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử về tiền công, về điều kiện làm việc và sinh hoạt, bị lạm dụng, lao động tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp, v.v... Đặc biệt, số lượng lao động Việt Nam tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ngày càng lớn, đến mức các nước này đã nhiều lần lên tiếng sẽ đóng cửa thị trường nếu Việt Nam không tìm cách ngăn chặn và giải quyết dứt điểm, thậm chí Đài Loan đã tạm thời ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở một số lĩnh vực. Những vấn đề đó đã tác động tiêu cực tới quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực, là nguyên nhân gây ra nguy cơ bị đóng băng hoặc mất thị trường XKLĐ vào tay các nước XKLĐ khác, làm phức tạp thêm tình hình, gây khó khăn cho công tác quản lý lao động Việt Nam ở các nước này. Hơn nữa, xét về tầm chiến lược, những vấn đề đó nếu không được giải quyết triệt để sẽ làm mất uy tín của người lao động cũng như các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, tạo dư luận và tâm lý không tốt trong xã hội đối với hoạt động XKLĐ, ảnh hưởng xấu tới mục tiêu và hiệu quả của hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực này trong thời gian tới. Từ tình hình thực tế nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á để tìm ra những nguyên nhân của thành công và hạn chế, rút ra các bài học kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những phát sinh tiêu cực, thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực này phát triển là rất có ý nghĩa và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, vấn đề " Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đụng Bắc Á - thực trạng và giải phỏp " được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ta trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề XKLĐ, như: Nguyễn Lương Trào (1993): Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài - Luận án tiến sĩ kinh tế; Cao Văn Sâm (1994): Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế xuất khẩu lao động - Luận án tiến sĩ kinh tế; Trần Văn Hằng (1995): Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-2010 - Luận án tiến sĩ kinh tế; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị; Nguyễn Văn Tiến (2002): Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động - thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế; Nguyễn Phúc Khanh (2004): Xuất khẩu lao động với chương trình quốc gia về việc làm - Thực trạng và giải pháp - Đề tài khoa học cấp Bộ. Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các bài nghiên cứu đăng trên nhiều tạp chí viết về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu này nhìn chung đã tiếp cận vấn đề XKLĐ của Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau, tập trung nhiều vào việc phân tích đánh giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam nói chung, hoặc về các khía cạnh chính sách, cơ chế quản lý hoạt động XKLĐ. Tuy đề cập đến thực trạng và hướng phát triển XKLĐ của Việt Nam sang các nước thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, nhưng các công trình này mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá chung, tổng quát, chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá đầy đủ về nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài (LĐNN) của khu vực cũng như hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế thế giới, khu vực và bản thân Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng luôn hàm chứa những yếu tố có tác động không nhỏ tới việc tuyển dụng LĐNN ở từng nước, hoạt động XKLĐ của nước ta còn nhiều tồn tại, khó khăn, có nhiều diễn biến phức tạp chưa giải quyết được thì việc nghiên cứu, làm rõ cả về lý luận và thực tiễn về XKLĐ nói chung, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á nói riêng cần phải được tiến hành thường xuyên, để từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp thúc đẩy hoạt động này tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững. Do đó, tiếp tục nghiên cứu về XKLĐ nói chung và hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á nói riêng là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về XKLĐ của một số nước và ở nước ta trong thời gian qua, luận văn có mục đích xác định những quan điểm cơ bản về hoạt động XKLĐ và kiến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á trong thời gian tới, góp phần phát triển hoạt động XKLĐ nói chung của nước ta. Để thực hiện được mục đích đó, luận văn có các nhiệm vụ chính sau đây: - Phân tích làm rõ bản chất, đặc điểm, các yếu tố tác động tới hoạt động XKLĐ và vai trò của hoạt động XKLĐ. - Khái quát những kinh nghiệm của một số nước về XKLĐ. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á; rút ra một số kinh nghiệm đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam. - Phân tích nhu cầu tuyển dụng LĐNN của khu vực Đông Bắc á và nêu phương hướng XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á. - Xác định một số quan điểm về hoạt động XKLĐ cần nhận thức đúng; đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, hạn chế và đẩy mạnh hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu XKLĐ với tính chất là một hoạt động xuất khẩu hàng hóa sức lao động - một loại hàng hóa đặc biệt và chỉ nghiên cứu hình thức XKLĐ trực tiếp: đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các nước và vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo các hợp đồng cung ứng lao động giữa các tổ chức kinh tế của Việt Nam và nước ngoài, có sự quản lý của nhà nước. Hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc á được thực hiện chính thức từ năm 1992 và chủ yếu là XKLĐ sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hoạt động XKLĐ trực tiếp của Việt Nam sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan từ năm 1992 đến năm 2004. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ giúp việc tại các nước và vùng lãnh thổ này. Thuật ngữ xuất khẩu sức lao động và xuất khẩu lao động được dùng tương đương trong luận văn và đồng nhất về cách hiểu, mặc dù về khía cạnh khoa học, chỉ có sức lao động mới là hàng hóa và là đối tượng của trao đổi, mua bán, trong đó có xuất khẩu. Người lao động ở các trình độ, nghề nghiệp khác nhau được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động được nghiên cứu chung là lao động xuất khẩu (LĐXK). 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác như thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp một cách logíc, có kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu khoa học trước đây để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động XKLĐ. - Làm rõ nhu cầu tuyển dụng LĐNN của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và phương hướng XKLĐ của Việt Nam sang các nước này. - Tìm ra một số nguyên nhân của thành công và hạn chế trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á, rút ra một số kinh nghiệm về hoạt động XKLĐ của Việt Nam. - Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế các phát sinh tiêu cực, đồng thời thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc á phát triển trong thời gian tới. 7. ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nhất là đối với những người làm công tác XKLĐ, các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Xuất Khẩu LAO Động 1.1. Xuất khẩu lao động - một hình thức hợp tác kinh tế quốc tế Xuất khẩu lao động là một hoạt động có tính chất phức tạp, nhạy cảm do liên quan trực tiếp đến con người, tới nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ đối ngoại cũng như do có nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau. Bởi vậy, làm rõ bản chất, đặc điểm, các yếu tố tác động tới hoạt động XKLĐ sẽ giúp cho có được một cách nhìn toàn diện, thống nhất về quan điểm trong lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động XKLĐ ở nước ta. 1.1.1. Bản chất, đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động 1.1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến thuật ngữ XKLĐ Theo cách hiểu thông thường, việc khảo sát thị trường lao động, tìm kiếm người sử dụng lao động ở nước ngoài, ký kết các hiệp định hợp tác hoặc hợp đồng lao động, tiến hành đưa người lao động đi làm việc ở các nước và các hoạt động kèm theo là nội dung chính của hoạt động XKLĐ. Theo cách hiểu đó, hoạt động XKLĐ bao hàm việc di chuyển của người lao động từ một nước này đến nước khác làm việc. Tuy nhiên, không phải bất cứ một sự di chuyển lao động nào như vậy của người lao động đều là hoạt động XKLĐ. Vấn đề này, ở các quốc gia, thậm chí ở một quốc gia, tùy từng điều kiện cụ thể mà người ta có các cách hiểu, quan niệm khác nhau. Nhưng nhìn chung, về thực chất, sự di chuyển này là việc người lao động đi làm thuê cho người sử dụng lao động ở ngoài nước. Để làm rõ bản chất cũng như đưa ra được khái niệm đầy đủ về hoạt động XKLĐ, cần xem xét tới một số vấn đề liên quan sau: Thị trường lao động: Là thị trường trao đổi sức lao động, là một không gian trao đổi, tiến tới một thỏa thuận giữa người sở hữu sức lao động và người cần sức lao động đó để sử dụng. Kết quả của sự trao đổi đó là sự thỏa thuận bằng hợp đồng về tiền công cùng với một số điều kiện khác cho một công việc cụ thể. Thị trường lao động chính là biểu hiện của sự trao đổi, là mối quan hệ kinh tế cần thiết giữa người sở hữu và người sử dụng sức lao động. Hàng hóa trên thị trường lao động là sức lao động - một loại hàng hóa đặc biệt, giá cả của nó cũng chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, nhất là quy luật cung - cầu. Lao động di cư (migrant worker) chỉ người lao động di chuyển từ nước này sang nước khác để làm việc, thuộc phạm trù di dân quốc tế (international migration). Di dân quốc tế bao gồm những vấn đề lớn hơn khái niệm lao động di cư, để chỉ những người hoặc dòng người di chuyển từ nước này sang nước khác vì nhiều mục đích khác nhau, với nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có một bộ phận thuộc lực lượng lao động. Xuất khẩu lao động: Được hiểu như là công việc đưa người lao động từ một nước đi lao động tại nước có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động. Nó có liên quan đến các khái niệm: lao động xuất cư - chủ yếu đề cập tới người lao động ra đi từ một nước nào đó tới nước mà họ lao động; lao động nhập cư - chủ yếu đề cập đến người lao động từ nước ngoài vào một nước nào đó để làm việc; lao động xuất khẩu - đề cập đến người lao động của một nước có độ tuổi, sức khỏe và kỹ năng lao động khác nhau được đưa đi làm việc ở ngoài nước theo các quy định của pháp luật nước đó. Trên thế giới, thuật ngữ thông dụng để chỉ sự di chuyển của người lao động ra khỏi biên giới một nước là lao động di cư hay lao động di trú. Theo Điều 11 của Công ước số 97 (1949) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), khái niệm người lao động di cư chỉ một người di cư từ nước này sang một nước khác để làm thuê cho người khác [47]. Như vậy, bất cứ sự di chuyển nào của người lao động từ nước này đến nước khác để làm việc đều được gọi chung là lao động di cư, không phân biệt hình thức tổ chức và đối tượng tham gia. Với cách hiểu này, thuật ngữ lao động di cư chỉ phản ánh biểu hiện bề ngoài sự di chuyển của người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào, chưa thể hiện được bản chất của nó là quá trình mua bán sức lao động giữa người lao động (người sở hữu sức lao động) với người thuê lao động (người sử dụng sức lao động). Hơn nữa, khái niệm cũng bao hàm và không phân biệt các trường hợp di chuyển hợp pháp (có sự quản lý của nhà nước) và di chuyển bất hợp pháp (nhà nước không kiểm soát được) của người lao động. ở Việt Nam, liên quan đến sự di chuyển của người lao động đi làm việc ở nước ngoài có một số quan niệm, thuật ngữ được sử dụng ở các thời kỳ khác nhau như: hợp tác quốc tế về lao động, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, xuất khẩu lao động. Hợp tác quốc tế về lao động hay hợp tác quốc tế về sử dụng lao động là cụm từ được sử dụng vào những năm 1980, phản ánh hoạt động cung ứng và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam với một số nước xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước ở châu Phi và Trung Đông theo các hiệp định chính phủ. Như vậy, hợp tác quốc tế về lao động bao gồm các hoạt động: đưa lao động Việt Nam sang nước khác làm việc, cung cấp lao động cho nước ngoài sử dụng ngay trong nước và tiếp nhận LĐNN vào Việt Nam làm việc. Nhưng thực tế lúc đó chủ yếu là Việt Nam thực hiện cung cấp lao động đáp ứng nhu cầu lao động bị thiếu hụt ở các nước tiếp nhận, được thể hiện dưới hình thức Nhà nước tuyển chọn và trực tiếp đưa lao động ra nước ngoài nhằm mục đích đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề ở các nước tiếp nhận trên tinh thần giúp đỡ, hợp tác hữu nghị, chưa chú trọng đến mục đích kinh tế. Vì vậy, "hợp tác quốc tế về lao động" chỉ được sử dụng với nghĩa hẹp, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung và điều kiện lịch sử lúc đó, không thể hiện được bản chất của nó đó là sự trao đổi, mua bán hàng hóa sức lao động trên cơ sở ngang giá và cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia. Đưa người lao động đi làm việc (có thời hạn) ở nước ngoài: Là cụm từ được sử dụng vào đầu những năm 1990 thay cho cụm từ hợp tác quốc tế về lao động, gắn liền với sự thay đổi nhận thức về sức lao động và quan niệm về việc đưa lao động ra nước làm việc. Sức lao động đã được thừa nhận là một hàng hóa có thể trao đổi, mua bán ở cả trong và ngoài nước. Hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài là nhằm các mục tiêu: kinh tế (thu nhập cho người lao động và thu ngoại tệ cho đất nước), xã hội (giải quyết việc làm); quan hệ quốc tế (hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật), được thực hiện theo các hình thức tổ chức: hiệp định giữa hai chính phủ (nếu có); các hợp đồng cung ứng lao động giữa các tổ chức kinh tế của Việt Nam và nước ngoài; các hợp đồng lao động giữa người lao động với các tổ chức kinh tế Việt Nam hoặc các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài [22]. Nhà nước không trực tiếp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài mà chủ yếu do các tổ chức kinh tế được cấp phép đảm nhiệm. Hoạt động này đã phản ánh sát thực bản chất của việc cung ứng và tiếp nhận lao động giữa các quốc gia, đó là sự trao đổi, mua bán hàng hóa sức lao động nhằm mục đích kinh tế - xã hội, nằm trong quỹ đạo của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Xuất khẩu lao động: Là thuật ngữ hiện được sử dụng phổ biến, có ý nghĩa tương đương với cụm từ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong nhiều văn bản pháp luật, tài liệu nghiên cứu về người lao động đi làm việc ở ngoài nước. Trong cơ chế kinh tế thị trường, XKLĐ phản ánh hoạt động cung - cầu lao động trên thị trường lao động quốc tế theo các quy luật kinh tế, trên cơ sở giá cả của hàng hóa sức lao động và lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia; phản ánh được sự khác biệt giữa hình thức tổ chức đưa lao động ra nước ngoài làm việc một cách hợp pháp với các hình thức tổ chức khác. 1.1.1.2. Bản chất của hoạt động XKLĐ Từ hiện tượng di chuyển lao động tự do đến XKLĐ là một quá trình gắn liền với quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước. Đó cũng là một quá trình nhận thức khách quan về vai trò của người lao động và sức lao động tiềm ẩn trong các nước dư thừa lao động. Vấn đề di chuyển lao động và XKLĐ về thực chất là việc đem sức lao động từ một nước này tới một nước khác nhằm mục đích kinh tế, nhưng giữa chúng có sự khác nhau về chất. Việc di chuyển lao động ban đầu mang tính tự phát còn việc di chuyển lao động trong XKLĐ lại mang tính tự giác, tức là có việc tổ chức đưa lao động đi và về kèm theo hạch toán kinh tế, có ý nghĩa chiến lược của một quốc gia. Như vậy, XKLĐ bản thân nó là một hoạt động nhằm mục đích kinh tế, có liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm và phức tạp vì gắn liền với hoạt động của người lao động. Từ thực tế nêu trên cùng với tính đặc biệt của hàng hóa sức lao động đã tạo ra sự phức tạp trong hoạt động XKLĐ, do đó vẫn còn có những điểm khác nhau trong các khái niệm khi nghiên cứu về hoạt động XKLĐ ở Việt Nam. Dưới góc độ chuyên ngành kinh tế và tổ chức lao động, theo tác giả Nguyễn Lương Trào: "Việc tổ chức đưa lao động ra nước ngoài làm việc được nhà nước xem đó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế hợp pháp và cho phép các tổ chức kinh tế (nhà nước hoặc tư nhân) thực hiện thì đó chính là hoạt động xuất khẩu lao động" [45, tr. 5]. Trên giác độ phân tích một hoạt động nghiệp vụ ngoại thương, tác giả Nguyễn Phúc Khanh cho rằng: "Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, có tính chất pháp quy được thống nhất giữa quốc gia đưa và nhận lao động" [25, tr. 10]. Phân tích XKLĐ dưới góc độ quản lý kinh tế, XKLĐ được quan niệm: "Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định, hợp đồng giữa các nhà nước, tổ chức kinh tế, pháp nhân, cá nhân của quốc gia xuất khẩu với các quốc gia nhập khẩu" [44, tr. 5]. Có thể thấy, trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, theo cách tiếp cận khác nhau, người nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau, hoặc có điểm khác nhau trong quan niệm về XKLĐ. Các khái niệm này nhìn chung đã phản ánh những biểu hiện cụ thể, mang tính kỹ thuật của hoạt động XKLĐ: cung ứng lao động cho nước ngoài theo các hợp đồng đã ký kết. Việc phản ánh bản chất của hoạt động XKLĐ mới ở mức độ khái quát những biểu hiện chung nhất - đó là một hoạt động nhằm mục đích kinh tế qua việc đưa lao động từ nước này sang nước khác, mà chưa thể hiện được đó là việc bán hàng hóa sức lao động trong nước cho chủ sử dụng ở nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được coi là hàng hóa, được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Nhưng người lao động là chủ sở hữu sức lao động, chỉ bán giá trị sử dụng của sức lao động và bán nó trong một khoảng thời gian nhất định cho người mua là người sử dụng lao động, theo những điều kiện đã được thỏa thuận giữa hai bên. Người mua chỉ được sử dụng sức lao động trong thời gian đã thỏa thuận để thu giá trị thặng dư do người lao động tạo ra, hết thời hạn này, sự ràng buộc giữa hai bên chấm dứt. Hoạt động mua bán này diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể người lao động trực tiếp tìm đến người sử dụng hoặc thông qua các môi giới trung gian theo các hợp đồng cung ứng lao động. Nếu người lao động bán sức lao động, đi làm thuê cho người sử dụng ở ngoài nước thì việc mua bán này diễn ra trên thị trường lao động quốc tế, khi đó hoạt động này vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia và do đó, liên quan tới các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội,… giữa quốc gia mà người lao động đi và quốc gia mà người lao động đến để làm việc. Để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như các lợi ích khác của quốc gia, nhà nước đã phải tham gia vào hoạt động này. Cho đến nay, hầu hết sự di chuyển của người lao động ra nước ngoài làm việc đều có sự can thiệp của nhà nước, nhưng với các mức độ khác nhau ở các nước khác nhau. Vì thế trên thế giới người ta thường xếp XKLĐ vào hoạt động kinh tế đối ngoại hay hoạt động kinh tế quốc tế. Như vậy có thể thấy, thực chất XKLĐ là hoạt động xuất khẩu hàng hóa sức lao động - một loại hàng hóa đặc biệt, bản chất của hoạt động này là việc bán hàng hóa sức lao động trong nước cho nước ngoài. Người lao động thông qua các tổ chức môi giới giao dịch hàng hóa sức lao động, hay các tổ chức XKLĐ, của nhà nước hoặc tư nhân, để bán sức lao động, đi làm thuê cho chủ sử dụng lao động ở ngoài nước. Từ những phân tích trên, chúng tôi mạnh dạn tóm lược các nội dung trên và đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về XKLĐ như sau: Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù, thuộc lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế của một quốc gia nhằm thực hiện việc cung ứng hàng hóa sức lao động cho nhu cầu sử dụng ở nước ngoài theo các hình thức do nhà nước quy định. Đây là một hình thức giao dịch hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động quốc tế, trong đó người chủ bán hàng hóa sức lao động cho người sử dụng ở nước ngoài thông qua các tổ chức môi giới trung gian của nhà nước hoặc tư nhân. 1.1.1.3. Đặc điểm của hoạt động XKLĐ Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, do đó, hoạt động XKLĐ cũng có những đặc điểm khác với hoạt động xuất khẩu các hàng hóa khác. - Hoạt động XKLĐ là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế. Tính đặc thù này được thể hiện hoạt động XKLĐ là một hoạt động nhằm mục đích kinh tế nhưng mang tính xã hội sâu sắc trong quan hệ với nước ngoài. Là một hoạt động kinh tế, ở nhiều nước, XKLĐ đã trở thành một giải pháp để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng, tích lũy tư bản từ nguồn tiền chuyển về nước của người lao động đi XKLĐ và các khoản thu khác từ hoạt động này. Những lợi ích kinh tế này buộc nước XKLĐ phải nỗ lực để có thể chiếm được thị phần XKLĐ cao nhất. Chính vì vậy, nước XKLĐ phải tính toán sao cho bù đắp được chi phí trong hoạt động XKLĐ và thu được các lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia, vì vậy phải có cơ chế thích hợp để tăng tối đa khả năng cung lao động. Mục tiêu kinh tế luôn được chú trọng trong hoạt động XKLĐ, do đó, mọi chủ trương, chính sách, các biện pháp quản lý, điều tiết của nhà nước về hoạt động XKLĐ đều bám sát đặc điểm này, định hướng và bảo đảm cho hoạt động XKLĐ đạt được mục tiêu về lợi ích kinh tế. Tính chất xã hội của hoạt động XKLĐ bắt nguồn từ tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động. Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra sử dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó [34, tr. 251]. Vì vậy, xét cả về số lượng và chất lượng, hàng hóa sức lao động phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân người mang loại hàng hóa này. Hơn nữa, sức lao động còn bao hàm các yếu tố về lịch sử và tinh thần [34, tr. 257], nên hàng hóa sức lao động có một đặc tính xã hội riêng có. Người lao động có khả năng tư duy và tự làm chủ bản thân, mang trong mình các đặc điểm về đạo đức, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán… của một quốc gia, dân tộc, chúng di chuyển cùng người LĐXK. Vì thế, các chính sách điều tiết hoạt động XKLĐ đều phải kết hợp với các chính sách xã hội khác, nhất là phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động, trong các hiệp định hợp tác lao động, hợp đồng XKLĐ cũng phải có những điều khoản đề cập đến đời sống chính trị, tinh thần, văn hóa, sinh hoạt của người lao động như vấn đề thăm thân, tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội, sinh hoạt tập thể... Hoạt động XKLĐ luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà nước - với tư cách là một chủ thể tham gia vào quá trình này. Nhà nước tham gia vào hoạt động XKLĐ bằng cách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia.doc
  • docMuc luc - bang.doc
  • docMuc luc.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan