Vấn đề đói nghèo xuất hiện và tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như của nhân loại. Cuộc chiến chống đói nghèo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, riêng ở Lào việc xoá đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu và là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
Hiện nay, ở các hộ gia đình nghèo đói chiếm tỷ lệ đến 28,7% trong các hộ gia đình cả nước, chủ yếu trên địa bàn nông thôn và miền núi; giải quyết tốt vấn đề xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. Nếu không giải quyết tốt vấn đề xoá đói giảm nghèo đất nước Lào sẽ không thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị xã hội.
Trong quá trình thực hiện việc xoá đói giảm nghèo ở Lào nói chung và ở tỉnh Hủa Phăn nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác xoá đói giảm nghèo còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, chưa định hướng rõ về mô hình xoá đói giảm nghèo, chưa thật sự bền vững, còn nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra, cần giải quyết và nhìn chung, nhận thức cách tiếp cận và phương thức giải quyết vấn đề đói nghèo cũng có nhiều khác biệt, giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế.
Công cuộc xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là một chủ trương lớn và quyết sách của Đảng và Nhà nước Lào. Thực hiện việc xoá đói, giảm nghèo như thế nào, để đáp ứng được các mục tiêu chiến lược mà nền kinh tế đã đặt ra.
Hủa Phăn là một tỉnh miền núi nằm ở miền Bắc CHDCND Lào, Nơi đây trước kia là khu căn cứ địa cách mạng, là nơi có vị trí chiến lược trọng yếu về mặt quân sự, an ninh quốc phòng cả nước. Cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 650 km, phía Đông và phía Bắc giáp với tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Luông Pra Bang; Có biên giới giáp với Việt Nam như: Tỉnh Thanh Hoá, Tỉnh Sơn La và Nghệ An, có chiều dài 619 Km; có diện tích 16.500 K m2, phần lớn là núi chiếm 90%, diện tích cả tỉnh. 10% là đồng bằng và trung du. đa dân tộc có dân số 280.393 người; là một tỉnh còn nghèo cơ sở hạ tầng còn yếu, có điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, lực lượng lao động chủ yếu vẫn là nông dân và canh tác nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Thêm vào đó, thiên tai, tình hình thù địch gây không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội, đại bộ phận dân cư chủ yếu là ở nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đời sống của dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, mặc dù công tác xoá đói giảm nghèo đã đưa các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện. Song vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi giải quyết cấp bách về đói nghèo. Đó là những vấn đề đang được đặt ra một cách cấp bách cả trên phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay đối với nước CHDCND Lào nói chung và của chính quyền, các đoàn thể và nhân dân ở tỉnh Hủa Phăn nói riêng.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Xoỏ đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”, làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế Chính trị học
90 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề đói nghèo xuất hiện và tồn tại như một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia cũng như của nhân loại. Cuộc chiến chống đói nghèo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, riêng ở Lào việc xoá đói giảm nghèo được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu và là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
Hiện nay, ở các hộ gia đình nghèo đói chiếm tỷ lệ đến 28,7% trong các hộ gia đình cả nước, chủ yếu trên địa bàn nông thôn và miền núi; giải quyết tốt vấn đề xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển của đất nước. Nếu không giải quyết tốt vấn đề xoá đói giảm nghèo đất nước Lào sẽ không thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị xã hội.
Trong quá trình thực hiện việc xoá đói giảm nghèo ở Lào nói chung và ở tỉnh Hủa Phăn nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác xoá đói giảm nghèo còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, chưa định hướng rõ về mô hình xoá đói giảm nghèo, chưa thật sự bền vững, còn nhiều vấn đề bức xúc đang đặt ra, cần giải quyết và nhìn chung, nhận thức cách tiếp cận và phương thức giải quyết vấn đề đói nghèo cũng có nhiều khác biệt, giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế.
Công cuộc xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là một chủ trương lớn và quyết sách của Đảng và Nhà nước Lào. Thực hiện việc xoá đói, giảm nghèo như thế nào, để đáp ứng được các mục tiêu chiến lược mà nền kinh tế đã đặt ra.
Hủa Phăn là một tỉnh miền núi nằm ở miền Bắc CHDCND Lào, Nơi đây trước kia là khu căn cứ địa cách mạng, là nơi có vị trí chiến lược trọng yếu về mặt quân sự, an ninh quốc phòng cả nước. Cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 650 km, phía Đông và phía Bắc giáp với tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Luông Pra Bang; Có biên giới giáp với Việt Nam như: Tỉnh Thanh Hoá, Tỉnh Sơn La và Nghệ An, có chiều dài 619 Km; có diện tích 16.500 K m2, phần lớn là núi chiếm 90%, diện tích cả tỉnh. 10% là đồng bằng và trung du. đa dân tộc có dân số 280.393 người; là một tỉnh còn nghèo cơ sở hạ tầng còn yếu, có điểm xuất phát thấp, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, lực lượng lao động chủ yếu vẫn là nông dân và canh tác nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Thêm vào đó, thiên tai, tình hình thù địch gây không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội, đại bộ phận dân cư chủ yếu là ở nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đời sống của dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, mặc dù công tác xoá đói giảm nghèo đã đưa các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện. Song vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi giải quyết cấp bách về đói nghèo. Đó là những vấn đề đang được đặt ra một cách cấp bách cả trên phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay đối với nước CHDCND Lào nói chung và của chính quyền, các đoàn thể và nhân dân ở tỉnh Hủa Phăn nói riêng.
Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Xoỏ đúi giảm nghốo ở tỉnh Hủa Phăn Cộng hoà Dõn chủ Nhõn dõn Lào”, làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xoá đói giảm nghèo là một hiện tượng rất phổ biến, nó đã được Đảng và Nhà nước Lào, các nhà khoa học, các nhà quản lý… quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Cho đến nay ở Lào đã có một số công trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp đề cập đến vấn đề xoá đói giảm nghèo, trong đó có các công trình như:
- Mr. Oivin, Mr. Leonell, Mr. Ifcudino (Nhóm tác giả ở Liên Hiệp Quốc) (1995) Phát triển vùng miền núi dân tộc ít người (gồm 8 tỉnh trong đó có tỉnh Hủa Phăn) năm 1995-2000. Các tác giả đã đề cập đến vấn đề đầu tư về cơ sở hạ tầng, về giáo dục và y tế ở các vùng dân tộc miền núi; nêu lên mối quan hệ phân cấp tài chính quyền địa phương trong công tác xoá đói giảm nghèo qua hệ thống phân phối ngân sách.
- Báo cáo tổng hợp của uỷ ban kế hoạch nhà nước Lào (2000), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 và tâm nhìn đến năm 2020 của CHDCND Lào.
- Luận văn thạc sĩ của Sổm Phết Khăm Ma Ni: Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh BOLIKHĂMXAY nước CHDCND Lào, Học viện Chính trị quốc gia HCM, 2002.
- Luận văn thạc sĩ của. Kẹo Đa La Kon Sou Ri Vông: Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Sê Kông CHDCND Lào, thực trạng và giải pháp; Học viện Chính trị quốc gia HCM, 2005.
- Luận văn thạc sĩ của Xổm Phít Coong Xắp: Chính sách xoá đói giảm nghèo ở CHDCND Lào (Qua khảo sát ở tỉnh Xay Nha Bu Ly), Học viện Chính trị quốc gia HCM, 2007.
ở Việt Nam cũng đã có nhiều hội nghị, công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến vấn đề xoá đói giảm nghèo như:
- Ngô Quang Minh (1999), Tác động kinh tế của nhà nước góp phần xoá đói giảm nghèo trong quá trình CNH, HĐH, Nxb CTQG HN.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Bùi Thị Lý: Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia HCM, 2000.
- Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo: Xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số: phương pháp tiếp cận, năm 2001.
- Hội thảo nghiên cứu giảm nghèo ở nông thôn từ cách tiếp cận vi mô. Chương trình nghiên cứu Việt Nam, Hà Lan (VNRP), Đà Nắng 1-10/05/2002.
- Ngân hàng Thế giới (2004), Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Hoàng Lý: Xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai Thực trạng và giải pháp, Học viện Chính trị quốc gia HCM, 2005.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của Giàng Thị Dung: Xoá đói giảm nghèo ở các huyện biên giới tỉnh Lào trong giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia HCM, 2006.
Các công trình nghiên cứu và bài viết trên đây đã đề cập đến xoá đói giảm nghèo dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau cả về lý luận và thực tiễn, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề đói nghèo ở tỉnh Hủa Phăn dưới góc độ kinh tế chính trị. Chính vì vậy, đây là vấn đề cần được nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào từ năm 2001 đến 2007. Từ đó thấy được những kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế, đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số lý luận về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo.
- Làm rõ sự cần thiết phải xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn.
- Phân tích tình hình đói nghèo ở tỉnh Hủa Phăn, chỉ rõ các nguyên nhân.
- Làm rõ thực trạng xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn, từ đó khái quát những thành tựu, hạn chế, và những vấn đề đặt ra trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu vấn đề xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào. Thời điểm khảo sát đánh giá và phân tích thực trạng từ 2001 đến 2007.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, các quan điểm của Đảng NDCM Lào, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhất là đường lối chính sách trong thời kỳ đổi mới, kế thừa kết quả những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề xoá đói giảm nghèo. Những tổng kết thực hiện xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu xoá đói giảm nghèo, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn; phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, tham khảo ý kiến của các cán bộ, chuyên gia…
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
- Phân tích, đánh giá thực trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian tới.
- Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo
1.1. Quan niệm về đói nghèo và các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo
1.1.1. Quan niệm về đói nghèo
Lịch sử phát triển của xã hội loại người ở mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - theo đó, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng cao thì nhu cầu được đáp ứng ngày càng nhiều, càng phong phú và ngược lại, khi một bộ phận xã hội do trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động xã hội thấp không thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của mình như ăn, mặc, ở, đi lại v.v... thua xa các bộ phận xã hội khác thì sẽ rơi vào tình trạng đói nghèo.
Ngày nay, khi khoa học - công nghệ càng phát triển dưới sự thống trị của nhiều thể chế khác nhau thì khoảng cách giàu, nghèo ngày càng lớn. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới thì trên toàn thế giới tổng số người nghèo gia tăng từ 1,2 tỷ người năm 1987 đến nay đã lên 1,5 tỷ người và nếu chiều hướng này cứ tiếp tục thì đến năm 2015 con số người đói nghèo sẽ là 1,9 tỷ người.
Trước thực trạng đó, thế giới cũng đã có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cuộc chiến chống đói nghèo. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế như: Liên Hiệp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB).. thì số người có mức thu nhập dưới 1 USD/1 ngày ở khu vực Châu á giảm nhanh (từ năm 1990 đến năm 2002 đã giảm 223 triệu người) dẫn đầu các khu vực trên thế giới về xoá đói giảm nghèo, hy vọng vào năm 2015 số người nghèo ở đây sẽ giảm 690 triệu người còn 150 triệu người [14, tr.5].
Hiện nay, đói nghèo không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà là vấn đề có tính toàn cầu, bởi lẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả những nước giàu nhất về kinh tế như Mỹ, Đức, Nhật... người nghèo vẫn còn và khó có thể hết người nghèo khi trong các xã hội chưa thể chấm dứt những rủi ro về kinh tế, xã hội, môi trường và sự bất bình đẳng trong phân phối của cải làm ra. Rủi ro quá nhiều trong sản xuất và đời sống làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng tổn thương về thể xác, tài chính và những điều kiện cơ bản của cuộc sống và kết quả trở thành nghèo. Tháng 3 năm 1995, tại Hội nghị thượng định thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen Đan Mạch, những người đứng đầu các quốc gia đã trịnh trọng tuyên bố: chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và sự hợp tác quốc tế, coi đây như một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức xã hội, chính trị, kinh tế của nhân loại.
Chúng ta thường thấy nhiều khái niệm về nghèo như: nghèo đói, nghèo khổ, giàu nghèo, phân hoá giàu nghèo hay khoảng cách giàu nghèo, những khái niệm này được các học giả, các nhà khoa học định nghĩa dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau như nghèo về vật chất, nghèo về tri thức, nghèo về văn hoá... Mặt khác, bên cạnh khái niệm nghèo, còn sử dụng khái niệm đói để phân biệt mức độ rất nghèo của một bộ phận dân cư. Chính vì vậy, hiện nay chúng ta thường thấy khái niệm kép đói nghèo hoặc nghèo đói.
Đói nghèo là một hiện tượng tồn tại ở tất cả các quốc gia, dân tộc. Nó là một khái niệm rộng, luôn thay đổi theo không gian và thời gian [3, tr.7].
Cho đến nay, khái niệm nghèo đói được dùng nhiều nhất là khái niệm đã được đưa ra tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói do ủy ban kinh tế và xã hội của châu á - Thái Bình Dương (escap) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993, đã đưa ra khái niệm nghèo đói như sau:
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương.
Đây chính là một khái niệm chung nhất về nghèo đói, một khái niệm mở, có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hoá được bỏ ngỏ bởi vì còn phải tính đến sự khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự nhiên điều kiện xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng miền khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất mà khái niệm này đã đưa ra được đó chính là những nhu cầu cơ bản của con người, nếu không được thoả mãn thì họ chính là những người nghèo đói. Một khái niệm mở như vậy sẽ dễ dàng được các tổ chức và các quốc gia chấp nhận. Khái niệm sẽ được mở rộng hơn theo sự phát triển của xã hội, nhất là khi nhu cầu cơ bản của con người được mở rộng theo thời gian.
Từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói, người ta đã đưa ra hai khái niệm, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối thiểu.
Nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mỗi quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian. Nghèo tuyệt đối thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hoá khác, do vậy một đường nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các so sánh nghèo đói.
Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được.
Sự thiếu hụt này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so với mức thu nhập bình quân của dân cư, có quốc gia xác định dựa trên thu nhập bình quân, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân.
Đây là khái niệm khá đầy đủ về đói nghèo, được nhiều nước trên thế giới sử dụng.
ở Việt Nam quan niệm về nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối là:
Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống (nhu cầu về ăn, mặc, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục...)
Nghèo tương đối: chủ yếu phản ánh tình trạng một bộ phận dân cư không được thoả mãn những nhu cầu tối thiểu của con người, trước hết là ăn, mặc, ở... nghèo tương đối lại phản ánh sự chênh lệch về mực sống của một bộ phận dân cư khi so sánh với mức sống trung bình của cộng đồng địa phương trong một thời kỳ nhất định. Do đó, có thể xóa dần nghèo tuyệt đối, phương còn nghèo tương đối luôn xảy ra trong xã hội, vẫn đề quan tâm ở đây là rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, giảm thiểu tới mức thấp nhất tỷ lệ nghèo tương đối.
Dựa vào những khái niệm chung do các tổ chức quốc tế đưa ra và căn cứ vào thực trạng kinh tế-xã hội ở Việt Nam trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đến năm 2005 và 2010 Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do escap tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993. Đồng thời vấn đề đói nghèo ở Việt Nam còn được nghiên cứu ở cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng, nêu bên cạnh khái niệm nghèo đói ở Việt Nam còn có một số khái niệm sau:
Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cộng đồng.
Hộ đói: là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành đầy đủ, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở tạm bợ, rách nát...
Hộ nghèo: là hộ đói ăn không đủ, mặc không đủ lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất...
Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, không có hoặc rất thiếu những cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm, nước sạch... trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao.
Vùng nghèo: là địa bàn tương đối rộng nằm ở những khu vực khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận tiện, có tỷ lệ xã nghèo, hộ nghèo cao [3, tr.9].
ở CHDCND Lào: Nghèo được hiểu là vấn đề không đảm bảo được nhu cầu thiết yếu cơ bản về sinh hoạt hàng ngày như: thiếu lương thực (chất lượng khẩu phần thức ăn thấp dưới 2100 kg/ca/oly/ngày/người); thiếu mặc; lối sống không ổn định, không có khả năng tiếp cận về giáo dục, y tế và điều kiện đi lại gặp khó khăn. Hoặc quan niệm khác, nghèo không chỉ là mức thu nhập, tiêu dùng thấp và mức độ thấp của các thành quả trong giáo dục, y tế, trạng thái dinh dưỡng mà còn bao gồm tủi nhục - bạo lực rủi ro, không có tiếng nói và không có quyền lực.
Còn đói (với ý nghĩa biểu hiện trực tiếp là đói ăn, thiếu lương thực, thực phẩm để duy trì sự tồn tại của con người) thường chỉ có ở các nước nghèo, chậm phát triển. Đói cũng có hai dạng: đói kinh nghiệm và đói gay gắt chỉ mức độ và tính chất của đói là mức thấp nhất của nghèo. Đã lâm vào tình trạng đói.
Đói: là sự đói ăn, thiếu lương thực, thực phẩm để nhằm duy trì nhu cầu tồn tại của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, đói bao giờ cũng gắn liền với nghèo, do nghèo mà không thể giải quyết được sự thiếu ăn, thiếu lương thực, không có điều kiện trao đổi mua bán với các cá nhân khác trong cộng đồng, khi mà bản thân không tự đáp ứng đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu cần thiết [12, tr.11].
Hiện nay CHDCND Lào đang sử dụng thước đo như: lấy lương thực, tài sản, thu nhập, có con cháu đi học cấp một trở lên và mức sống theo qui định của Bộ Y tế để đánh giá mục độ nghèo đói. Trong một loạt các tiêu chí đánh giá nghèo đói như thu nhập, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chi tiêu gia đình, hưởng thụ văn hóa..., thì các chi tiêu thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng hoặc một năm, được xác định là tiêu chí chính.
Có 4 chuẩn mực để xác định tình trạng nghèo đói hay trên diện nghèo đói của các hộ gia đình ở Lào. Đó là:
Một là, có nhà ở tương đối, một tầng trở lên (nhà gỗ hay nhà xây).
Hai là, có cơm đủ ăn cả năm, mức sống tối thiểu quy ra gạo nếp là 133/người/năm.
Ba là, có trẻ em đi học và tốt nghiệp cấp một trở lên.
Bốn là, mức sống đúng theo quy định của bộ y tế (ăn, mặc, ở), với mức tiêu chuẩn trên thì hộ nào đạt dưới mức này thì thuộc vào hộ nghèo.
Tính theo thu nhập nhân khẩu một tháng hoặc một năm được đo bằng chi tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi của Bộ Lao động Thương bình-xã hội, năm 1996 tiêu chuẩn xác định nghèo đói là:
Hộ đói, là hộ có số gạo nếp bình quân đầu người đầu người là dưới 12 kg/tháng.
Hộ nghèo, là hộ có số gạo nếp bình quân đầu người/tháng: dưới 25 kg/người, ở thành thị; dưới 20 kg/người ở nông thôn và dưới 15 kg/người, ở nông thôn và vùng sâu vùng xa. Hoặc tính bằng tiền thì hộ nghèo được hiểu là hộ có thu nhập bình quân đầu người 85.000 kíp/người/tháng (vùng đô thị), dưới 50.000 kíp/người/tháng (vùng nông thôn).
Năm 2001-2005, văn phòng chính phủ đã đạt được tiêu chuẩn hộ gia đình, bản và khu vực trọng điểm đã hoàn thành về phát triển.
* Cấp gia đình:
- Có đủ lương thực để ăn (có gạo nếp 16kg/tháng/người).
- Có nhà ở kiên cố vững vàng
- Hộ gia đình nghèo đói là hộ gia đình có thu nhập ổn định bình quân (85.000 kíp/người/tháng); đảm bảo chi tiêu trong sinh hoạt: ăn, mặc, ở, đồ dùng gia đình, y tế, chi phí học hành của con cái.
- Người lớn trong gia đình có độ tuổi 15-45 tuổi phải biết chữ, trẻ em trong độ tuổi đi học được đi học.
- Thực hiện khẩu hiệu 3 sạch: ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
- Có phương tiện đi lại thuận tiện
+ Cấp Bản:
- Số hộ gia đình trong bản phải chiếm trên 90% số hộ có gạo đủ ăn (16kg/người/tháng).
- Số hộ gia đình trong bản phải chiếm trên 75% có nhà kiên cố.
- Số hộ gia đình trong bản phải chiếm 80% ổn định về nghề nghiệp. Thu nhập chung của bản bình quân 85.000 kíp/tháng.
- Trong bản có trường tiểu học, hay bản khác nhưng có thể đi học được; trẻ em trong độ tuổi đi học phải được đi học; người lớn có độ tuổi 15-45 có tỷ lệ biết chữ trên 85%.
- Mọi gia đình trong bản thực hiện được 3 sạch như: ăn sạch, uống sạch, và ở sạch.
- Trong bản có hộp thuốc, hiệu bán thuốc hay trạm y tế.
- Có đường ô tô vào tới bản được hai mùa, có điện thắp sáng ở chỗ có điều kiện thuận lợi.
- Bản có sự ổn định về xã hội.
- Các tổ chức Đảng, chính quyền, quần chúng phải vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.
* Cấp khu vực trọng điểm:
- Các bản trong khu vực trọng điểm chiếm trên 90% có gạo đủ ăn.
- Các bản trong khu vực trọng điểm phải thực hiện hoàn tất việc giao đất khoán rừng, chấm dứt việc phát rẫy làm nương và trồng cây thuốc phiện; nông dân trong các hộ có nghề nghiệp ổn định, có sự phát triển hàng hóa, thu nhập bình quân 58.000 kíp/người/tháng.
- Các bản trong khu vực trọng điểm phải có trên 75% nhà ở kiên cố.
- Nhân khẩu trong khu vực trọng điểm có độ tuổi từ 15 trở lên phải biết chữ với trình độ cấp II hay cao hơn chiếm trên 85%; trẻ em trong độ tuổi đi học phải được đi học; khu vực trọng điểm phải có trường cấp II, có trạm tập huấn và dạy nghề, có trạm thí nghiệm và thực nghiệm ở những nơi có điều kiện.
- Có trạm y tế và bệnh viện nhỏ cỡ 12-15 giường.
- Có cơ hội để trao đội mua-bán hàng hóa và các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ trong khu vực trọng điểm.
- Có hơn 75% số bản thực hiện ba sách.
- Có đường ô tô đi lại được hai mùa tới các bản trong khu vực trọng điểm.
- Bản phải được dùng điện ở những nơi có đủ điều kiện có nguồn điện.
- Có văn phòng và có ban chỉ đạo trọng điểm thường trực ở cụm trọng điểm làm thường xuyên.
Việc đưa ra các khái niệm nghèo cả về định tính và định lượng nhằm phân định mức độ nghèo và tìm ra giải pháp giảm nghèo. Tuy nhiên trong xã hội chúng ta thường hay gặp các khái niệm như đói nghèo; nghèo khổ; giàu nghèo và phân hóa giàu nghèo... Các khái niệm nêu trên là cách tiếp cận khác nhau về đói nghèo.
Từ quan niệm về đói nghèo chúng ta nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về đói nghèo. Việc đánh giá đói nghèo chỉ có trong phạm vi nhất định với một không gian và thời gian nhất định như xét đói nghèo trong phạm vi một nước, một vùng, miền và trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nó không phải là chuẩn mực chung nhất, có tính tuyệt đối cho tất cả các quốc gia trong tất cả các giai đoạn lịch sử. Khi các điều kiện trên thay đổi thì khái niệm về đói nghèo cũng có sự thay đổi. Bởi vì tác động của quy luật phát triển không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, về chế độ chính trị giữa các quốc gia, nên sự giàu nghèo giữa các quốc gia, các khu vực, các nhóm dân cư ở các giai đoạn lịch sử có sự khác nhau.
Tóm lại, đói nghèo là tình trang bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định... Qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy đói nghèo có nguồn gốc căn nguyên từ kinh tế; nhưng với tư cách là hiện tượng tồn tại phổ biến ở các quốc gia trong tiến trình phát triển, đói nghèo thực chất là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, chứ không thuần túy chỉ là vấn đề kinh tế cho dù các tiêu chí về kinh tế. Vì vậy, khi nghiên cứu những tác động ảnh hưởng đến thực trạng, xu hướng, cách thức giải quyết vấn đề đói nghèo cần phải đánh giá những tác động của nhân tố chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng có như vậy mới đề ra được các giải pháp đồng bộ cho công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo
1.1.2.1. Các yếu tố tự nhiên
Các nhân tố về tự nhiên có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình hình thành và tồn tại của đói nghèo trong mỗi vùng, mỗi quốc gia thường bao gồm các nhân tố sau: Vị trí địa lý, đất đai địa hình, khí hậu thời tiết.
- Về vị trí địa lý:
Đây là nhân tố có vai trò rất quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế của vùng và của các quốc gia. Bởi nguyên nhân cơ bản nhất của nghèo đói là xuất phát từ nguyên nhân kinh tế. Nếu một vùng hay một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường thủy, đường bộ, đường không hoặc nằm trong khu vực kinh tế năng động phát triển thì vùng đó, quốc gia đó sẽ có điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp trong xã hội. Trong thời đại ngày nay, thời đại phát triển kinh tế toàn cầu, thì nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có mối liên hệ rằng buộc và đan xen nhau chặt chẽ. Tuy nhiên đây không phải là nhân tố quyết định mà nó còn phụ thuộc vào các chính sách, vào nhận thức của từng quốc gia và có thể khắc phục được.
- Về đất đai địa hình:
Đất đai là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất của cải vật chất của xã hội. Nó là tiền đề ban đầu cho mọi quá trình sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp, tác động của yếu tố đất đai rất rõ ràng. Nếu sản xuất nông nghiệp mà đất đai cằn cỗi, hoặc không đủ đáp ứng cho nhu cầu của con người về sản xuất ra các sản phẩm thì sẽ dẫn đến khó khăn về lương thực và nghèo đói là vấn đề gần như hiển nhiên. Một vùng hay một quốc gia mà yếu tố đất đai bị bó hẹp về diện tích và độ mầu mỡ thì rất khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp. Đi đôi với yếu tố đất đai thì yếu tố địa hình cũng có tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Nếu địa hình thuận lợi tức là không bị chia cắt xé nhỏ và phức tạp thì thuận lợi cho sản xuất, cho giao lưu hàng hoá, ngược lại thì nó cản trở việc mở rộng quy mô đầu tư và giao lưu giữa các vùng, cản trở việc đầu tư cho giáo dục và y
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN Kham Phen.doc
- bia muc luc.doc