Luận văn Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp

Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại đã tiến dài trong lịch sử phát triển của mình. Trong thời đại mới này, con người dường như không còn cảm giác chính xác về khoảng cách không gian và thời gian nhờ có hệ thống thông tin nối mạng toàn cầu. Con người không chỉ đi du lịch khắp năm châu bốn biển bằng các phương tiện vận tải bình thường mà có thể đi thăm các hành tinh khác nhờ tàu vũ trụ. Đặc biệt hơn con người không thể tin được rằng chính mình lại có thể sinh sản bằng một phương pháp mới - sinh sản vô tính.

Trong rất nhiều sự thật mới mẻ ấy, thế giới vẫn phải đón chịu một sự thật cố hữu, một bất công, một nghịch lý trong cuộc sống, đó là đói nghèo.

Đói nghèo vẫn đang tồn tại, bao vây cuộc sống của mỗi gia đình, đe dọa con đường phát triển của mọi quốc gia, thách thức cả nhân loại.

Thực tế hiện nay gần 1/3 dân số thế giới sống trong nghèo khổ, ở các nước đang phát triển, trong đó khoảng 800 triệu người không đủ ăn, và khoảng 500 triệu người thiếu ăn thường xuyên. Ở các nước phát triển cũng có hơn 100 triệu người đang sống dưới mức nghèo khổ và 5 triệu người không có nhà ở. Ngày nay giải quyết đói nghèo luôn là một vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia, bởi họ luôn hiểu được rằng: Một quốc gia nghèo đói là một quốc gia yếu kém, đói nghèo làm cho bất ổn trong nước và lệ thuộc vào nước ngoài, nguy hại hơn nữa đói nghèo có thể dẫn đến bờ vực thẳm của sự diệt vong một dân tộc.

Ở Việt Nam sau gần 20 năm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, số dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư nghèo đói.

Theo Báo cáo phát triển con người năm 2003 của Liên hợp quốc, Việt Nam đang xếp thứ 39 trong tổng số 94 nước đang phát triển về chỉ số nghèo tổng hợp (HPI), 109 trong số 175 nước về chỉ số phát triển con người (HDI) và thứ 89 trong số 144 nước về chỉ số phát triển thế giới (GDI).

Cũng theo tiêu chuẩn quốc tế và số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tỉ lệ đói nghèo của Việt Nam là khá cao: 70% năm 1990; 37,4% năm 1997; 32% năm 2000 và 28,9% năm 2002. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nước ta năm 2000 vẫn còn khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 17,2% dân số. Đến cuối năm 2003 con số này giảm xuống còn 1,86 triệu hộ. Theo đánh giá của các nhóm công tác chuyên gia Chính phủ cho thấy: Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn, hiện nay có 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn, 80% số người nghèo là nông dân và 64% số người nghèo của Việt Nam tập trung tại các vùng miền núi.

Gia Lai là một tỉnh miền núi nghèo của Tây Nguyên. Gia Lai có 82 xã của 15 huyện thị thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), phần lớn số hộ đói nghèo là nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đói nghèo ở Gia Lai không chỉ đơn thuần dừng lại ở vấn đề kinh tế mà nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, chính trị của Tỉnh. Nghiên cứu vấn đề đói nghèo ở Gia Lai trở nên vô cùng cần thiết, vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp" để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

 

doc120 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại đã tiến dài trong lịch sử phát triển của mình. Trong thời đại mới này, con người dường như không còn cảm giác chính xác về khoảng cách không gian và thời gian nhờ có hệ thống thông tin nối mạng toàn cầu. Con người không chỉ đi du lịch khắp năm châu bốn biển bằng các phương tiện vận tải bình thường mà có thể đi thăm các hành tinh khác nhờ tàu vũ trụ. Đặc biệt hơn con người không thể tin được rằng chính mình lại có thể sinh sản bằng một phương pháp mới - sinh sản vô tính. Trong rất nhiều sự thật mới mẻ ấy, thế giới vẫn phải đón chịu một sự thật cố hữu, một bất công, một nghịch lý trong cuộc sống, đó là đói nghèo. Đói nghèo vẫn đang tồn tại, bao vây cuộc sống của mỗi gia đình, đe dọa con đường phát triển của mọi quốc gia, thách thức cả nhân loại. Thực tế hiện nay gần 1/3 dân số thế giới sống trong nghèo khổ, ở các nước đang phát triển, trong đó khoảng 800 triệu người không đủ ăn, và khoảng 500 triệu người thiếu ăn thường xuyên. Ở các nước phát triển cũng có hơn 100 triệu người đang sống dưới mức nghèo khổ và 5 triệu người không có nhà ở. Ngày nay giải quyết đói nghèo luôn là một vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia, bởi họ luôn hiểu được rằng: Một quốc gia nghèo đói là một quốc gia yếu kém, đói nghèo làm cho bất ổn trong nước và lệ thuộc vào nước ngoài, nguy hại hơn nữa đói nghèo có thể dẫn đến bờ vực thẳm của sự diệt vong một dân tộc. Ở Việt Nam sau gần 20 năm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, số dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư nghèo đói. Theo Báo cáo phát triển con người năm 2003 của Liên hợp quốc, Việt Nam đang xếp thứ 39 trong tổng số 94 nước đang phát triển về chỉ số nghèo tổng hợp (HPI), 109 trong số 175 nước về chỉ số phát triển con người (HDI) và thứ 89 trong số 144 nước về chỉ số phát triển thế giới (GDI). Cũng theo tiêu chuẩn quốc tế và số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tỉ lệ đói nghèo của Việt Nam là khá cao: 70% năm 1990; 37,4% năm 1997; 32% năm 2000 và 28,9% năm 2002. Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, nước ta năm 2000 vẫn còn khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 17,2% dân số. Đến cuối năm 2003 con số này giảm xuống còn 1,86 triệu hộ. Theo đánh giá của các nhóm công tác chuyên gia Chính phủ cho thấy: Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn, hiện nay có 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn, 80% số người nghèo là nông dân và 64% số người nghèo của Việt Nam tập trung tại các vùng miền núi. Gia Lai là một tỉnh miền núi nghèo của Tây Nguyên. Gia Lai có 82 xã của 15 huyện thị thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), phần lớn số hộ đói nghèo là nông dân và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đói nghèo ở Gia Lai không chỉ đơn thuần dừng lại ở vấn đề kinh tế mà nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo, chính trị của Tỉnh. Nghiên cứu vấn đề đói nghèo ở Gia Lai trở nên vô cùng cần thiết, vì vậy tác giả đã chọn đề tài: "Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp" để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghèo đói là một hiện tượng rất phổ biến trong phạm vi cả thế giới, cho nên vấn đề này đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn tốt nghiệp đã đề cập đến vấn đề xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trong đó có các công trình như: Các công trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm chủ biên có: Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993); Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà Nội, 1993); Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996); Xóa đói giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997). Về luận văn, luận án có các công trình sau: - Luận án tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Hằng: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, 1999; - Luận án tiến sĩ Kinh tế của Trần Thị Hằng: Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001; - Luận văn thạc sĩ Kinh tế của Bùi Thị Lý: Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Phú Thọ hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề đói nghèo dưới các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề đói nghèo ở Gia Lai dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích Luận văn làm rõ thực trạng và nguyên nhân đói nghèo của tỉnh Gia Lai hiện nay, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu góp phần XĐGN trên địa bàn tỉnh. Nhiệm vụ - Khái quát một số luận điểm về đói nghèo, tiêu chuẩn về đói nghèo của quốc tế và trong nước. - Tập trung phân tích thực trạng đói nghèo của tỉnh Gia Lai hiện nay và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản gây nên đói nghèo của Tỉnh. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu cho việc giải quyết vấn đề XĐGN của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề XĐGN dưới góc độ kinh tế chính trị và tập trung nghiên cứu thực trạng tình hình đói nghèo của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn từ 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về XĐGN của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Gia Lai để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận khoa học kinh tế chính trị và kết hợp các phương pháp khác để nghiên cứu như điều tra, khảo sát, thống kê, so sánh, tổng hợp, khái quát, hệ thống... 6. Những đóng góp của luận văn Phân tích, đánh giá thực trạng đói nghèo ở Gia Lai và đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm góp phần giải quyết vấn đề đói nghèo của Tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách XĐGN trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vấn đề XĐGN ở các địa bàn có đặc thù tương tự như Gia Lai, làm tư liệu giảng dạy và nghiên cứu môn kinh tế chính trị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1. QUAN NIỆM VỀ ĐÓI NGHÈO 1.1.1. Quá trình nhận thức về ®ãi nghèo 1.1.1.1. Bản chất của đói nghèo qua các thời kỳ lịch sử §ãi nghèo là một thực trạng của quá trình phát triển kinh tế, xã hội, nó hiện hữu trong cuộc sống như một yếu tố lịch sử, có thể sinh ra, tồn tại, phát triển và cũng có thể mất đi ở mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia hay mỗi xã hội. Thời kỳ cộng sản nguyên thủy, con người vừa được tách ra khỏi thế giới động vật đã tập hợp nhau lại để trở thành một tổ chức xã hội sơ khai. Tổ chức xã hội này chưa có giai cấp, chưa có áp bức bóc lột, mọi người sống với nhau rất hòa thuận, cùng làm cùng hưởng, không hề có sự chiếm đoạt của c¶i d­ thừa thành của riêng, thành chiếm hữu tư nhân để sinh ra bóc lột, áp bức và v× thế cũng chưa xuất hiện khái niệm giàu nghèo trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên cuộc sống săn bắt, hái lượm ấy, chỉ với một vài công cụ thô sơ như cái gậy, hòn đá thì còn phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và thường xuyên xảy ra tình trạng no quá khi có nhiều thức ăn, đói quá khi thức ăn khan hiếm. Như vậy ý niệm về no đói đã xuất hiện trước ý niệm giàu nghèo trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Ở đây nghèo đói là hệ quả trực tiếp của lạc hậu, mông muội là điển hình sự thống trị của tự nhiên đối với con người. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, người nô lệ chỉ được coi như một thứ hàng hóa, một công cụ sản xuất biết nói có thể trao đổi trên thị trường. Trong chế độ phong kiến, người lao động tuy được tự do về thân thể nhưng cũng chỉ là kẻ đi cày thuê cuốc mướn cho địa chủ phong kiến để kiếm miếng cơm, manh áo qua ngày. Trong xã hội lúc này hầu hết người lao động đều là người nghèo, đều là hệ quả áp bức xã hội của chế độ người bóc lột người. Chính vì thế mà sự giàu có của cực này dựa trên sự bóc lột, sự bần cùng hóa của cực khác. Những chủ nô, địa chủ phong kiến càng giàu lên thì những người lao động càng nghèo đi. Trong chñ nghÜa t­ b¶n, những người lao động, những công nhân làm thuê cho chủ tư bản cũng chính là những người đã bị cưỡng đoạt ruộng đất, mất hết tư liệu sản xuất phải chạy ra các đô thị, bổ sung vào đội quân thất nghiệp. Họ trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối của chủ nghĩa tư bản. Thông qua máy móc, người công nhân bị bóc lột một cách tàn nhẫn, tinh vi hơn bao giờ hết. Kết quả là, chỉ trong một vài năm mà số lượng hàng hóa do chế độ tư bản làm ra "bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại". Cũng theo C.Mác thì suy cho cùng, toàn bộ hàng hóa của chủ nghĩa tư bản đều là do lao động thặng dư của công nhân mà có, bởi vì số tài sản của giai cấp tư sản nếu có trước đó cũng bị chi vào tiêu dùng cá nhân hết từ lâu rồi. Hậu quả của chế độ bóc lột tàn bạo này đã dẫn tới sự phân hóa sâu sắc hai cực: Tích lũy sự giàu có tột độ ở phía thiểu số, giai cấp tư sản. Tích lũy sự nghèo đói ở phía đa số, những người lao động. Hơn thế nữa, sự phân hóa giàu nghèo đã được đẩy lên thành sự phân hóa giai cấp. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng cao không thể dung hòa được. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì nguồn gốc trực tiếp dẫn đến tình trạng nghèo đói ở đây là phương thức phân phối phần giá trị thặng dư của xã hội cho giai cấp tư sản và giai cấp vô sản là không công bằng, người lao động chỉ được hưởng một phần giá trị thặng dư vừa đủ để anh ta tiếp tục tái sản xuất, còn bao nhiêu của cải đều thuộc về nhà tư bản, những người không lao động trực tiếp. Nhưng nguồn gốc sâu xa nhất của tình trạng nghèo ®ãi trong chủ nghĩa tư bản lại chính là ở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, ở chế độ áp bức bóc lột và tình trạng nô dịch con người. Do đó, chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu, chế độ bóc lột mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khỏi cảnh nghèo đói lầm than, làm cho họ trở thành người lao động tự do và làm chủ, tiến tới một xã hội công bằng, văn minh, đạt được sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và xã hội. Như vậy nghèo ®ãi trong chủ nghĩa tư bản chính là hậu quả của áp bức bóc lột và sự tăng trưởng kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Trong chủ nghĩa x· héi, khi mà nhân dân lao động đã xác lập được quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền làm chủ xã hội, cơ sở của bóc lột đã bị xóa bỏ nhưng cũng không phải vì thế mà tự nhiên nghèo đói sẽ biến mất, mọi người đều giàu có như nhau. Cuộc sống của mỗi thành viên trong xã hội lúc này, giàu hay nghèo sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ phân phối công bằng và bình đẳng của chủ nghĩa xã hội. Theo C.Mác thì cái quyền được phân phối và bình đẳng trong chế độ phân phối của chủ nghĩa xã hội lại chính là cái quyền không ngang nhau đối với các lao động không ngang nhau và như thế không có nghĩa là trong xã hội sẽ có cuộc sống ngang nhau, bình đẳng với tất cả mọi thành viên: Quyền ngang nhau ấy là một quyền không ngang nhau đối với một lao động không ngang nhau. Nó không thừa nhận một sự phân biệt giai cấp nào cả, vì bất cứ người nào cũng chỉ là một lao động như người khác; nhưng nó lại mặc nhiên thừa nhận sự không ngang nhau về năng khiếu cá nhân và do đó về năng lực lao động của những người lao động coi đó là những đặc quyền tự nhiên. Vậy theo nội dung của nó, đó là một thứ quyền không ngang nhau, cũng như bất cứ quyền nào [26, tr. 479]. Mặc dù, nguyên tắc trên đây được coi là một nguyên tắc công bằng, nhưng C.Mác cũng chỉ rõ, trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, sự phân phối công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được, mà vẫn còn chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội. C.Mác viết: "Với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia" [26, tr. 479]. Với cách giải thích hết sức khoa học như vậy cho ta thấy, trong chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại sự giàu - nghèo, bình đẳng, công bằng chỉ là những khái niệm tương đối chứ không phải là tuyệt đối. Ở nước ta khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kỳ kinh tế hiện vật bao cấp, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách phân phối công bằng bình đẳng nhưng vẫn không thể thoát khỏi tình trạng ®ãi nghèo vì nền kinh tế lúc đó là một nền kinh tế lạc hậu và chậm phát triển. Nguyên nhân ®ãi nghèo trong thời kỳ này không phải chủ yếu là do lười lao động, tay nghề kém… (những nguyên nhân chủ quan thuộc về người lao động) mà chủ yếu là do cơ chế kìm hãm sự phát triển cña cá nhân và xã hội (những nguyên nhân khách quan). Do đó, có thể nói, nghèo đói trong thời kỳ bao cấp luôn ở tình trạng bùng nhùng không tìm ra lối thoát. Nó là hậu quả của sự kìm hãm, trói buộc sức sản xuất xã hội và năng lực sản xuất của con người. Khi bước vào thời kỳ đổi mới, việc chuyển sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường đã mở ra những khả năng lớn để giải phóng sức sản xuất xã hội và các năng lực sản xuất của từng cá nhân nhưng cũng chính vì thế mà đã có những mức độ chênh lệch khác nhau về nhiều mặt giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. Kết quả là, sự phân hóa giàu nghèo đã xuất hiện và ngày càng gia tăng trong xã hội. Như vậy, đói nghèo trong nền kinh tế thị trường là đói nghèo trong tiến trình của sự phát triển. §ói nghèo là một phạm trù lịch sử, vậy thì đến khi nào và ở xã hội nào sẽ không còn đói nghèo nữa? Trả lời câu hỏi này, chủ nghĩa Mác - Lênin đã dù b¸o rằng: Xã hội loài người sẽ còn phải trải qua hai giai đoạn nữa: Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa. Ở giai đoạn đầu (giai đoạn XHCN), lao động và phân phối được thực hiện theo nguyên tắc "làm theo năng lực, hưởng theo lao động", như trên đã phân tích thì ở giai đoạn này vẫn còn đói nghèo. Trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn cộng sản chủ nghĩa) khi mà trong xã hội của cải tuôn ra dào dạt như nước, lúc đó lao động của con người và phân phối của cải trong xã hội được phân phối theo nguyên tắc "làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu", thì ®ãi nghèo sẽ không còn trong xã hội ấy nữa. Tất nhiên, nghèo đói ở đây chỉ được hiểu theo nghĩa vật chất, chứ không được hiểu theo nghĩa tinh thần: văn hóa, tôn giáo, đạo đức… 1.1.1.2. Những cách nhìn nhận về đói nghèo Cùng với thời gian, quá trình nhận thức về ®ãi nghèo của con người ngày càng đa dạng và phong phú, mở rộng và đầy đủ hơn. Nhưng cũng phải khẳng định rằng, chưa có một sự thống nhất tuyệt đối trong quan niệm về ®ãi nghèo, bởi vì bản thân quan niệm này cũng đã thay đổi rất nhanh chóng trong suốt ba thập kỷ qua. Đầu những năm 70, ®ãi nghèo chỉ được coi là sự ®ãi nghèo về tiêu dùng, với tư tưởng cốt lõi và căn bản nhất để một người bị coi là nghèo đói đó là sự "thiếu hụt" so với mức sống nhất định. Mức thiếu hụt này được xác định theo các chuẩn mực xã hội và phụ thuộc vào không gian và thời gian. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng cao hơn, những nhu cầu cho cuộc sống ngày càng nhiều hơn và quan niệm về nghèo đói cũng được mở rộng ra rất nhiều. Các yếu tố như nguồn lực người nghèo, mối quan hệ xã hội, khả năng tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội và khả năng bảo vệ, chống đỡ các rủi ro đã được đưa vào nội dung của khái niệm ®ãi nghèo. Trong báo cáo phát triển con người năm 1997, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã đề cập đến khái niệm ®ãi nghèo về năng lực, khác với quan niệm ®ãi nghèo về thu nhập. Theo đó, ®ãi nghèo được tính đến điều kiện khó khăn trong phát triển con người cơ bản. Trong báo cáo về tình hình thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2003 đã nhấn mạnh sự cần thiết đưa phương pháp tiếp cận ®ãi nghèo trên cơ sở quyền lợi cơ bản của con người (bao gồm về kinh tế, văn hóa, xã hội chính trị và dân sinh). Cho đến những năm 1970 Tiêu dùng Giữa những năm 1970 và những năm 1980, tiếp cận theo nhu cầu thiết yếu Tiêu dùng + dịch vụ xã hội + nguồn lực Từ những năm 1980, cách tiếp cận theo năng lực và cơ hội Tiêu dùng + dịch vụ xã hội+ nguồn lực + tính dễ bị tổn thương Từ 1980 đến năm 2000 Tiêu dùng + dịch vụ xã hội + nguồn lực+ tính dễ bị tổn thương + phẩm giá Báo cáo về tình trạng nghèo khổ trên thế giới, Ngân hàng thế giới năm 2000 Tiêu dùng + dịch vụ xã hội + nguồn lực+ tính dễ bị tổn thương + phẩm giá + tự chủ Sơ đồ 1.1: Sự phát triển của khái niệm nghèo khổ kể từ những năm 1970 Ở Việt Nam quan niệm nghèo đói cũng ngày càng được mở rộng. Nếu như những năm 90 nhu cầu hỗ trợ người nghèo chỉ giới hạn đến các nhu cầu tối thiểu như ăn no, mặc ấm, thì ngày nay người nghèo còn có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa… tức là nhu cầu giảm nghèo và phát triển. Điều này có nghĩa là, các chính sách phát triển kinh tế cần hướng về người nghèo. Tăng trưởng kinh tế là cần thiết, nhưng lợi ích từ tăng trưởng không tự động chuyển đến cho người nghèo. Người nghèo cần trở thành mục tiêu trong việc hoạch định các chính sách phát triển. Từ trước đến nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về nghèo của các học giả, các nhà khoa học, dưới những góc độ khác nhau. Chỉ tính riêng trong từ điển tiếng Việt năm 1994 đã có 18 định nghĩa về nghèo và các từ đồng nghĩa với nghèo (Phụ lục 1). Cho đến nay, khái niệm nghèo đói được dùng nhiều nhất là khái niệm đã được đưa ra tại Hội nghị bàn về giảm nghèo đói do Ủy ban kinh tế và xã hội của Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tháng 9-1993 tại Băng Cốc - Thái Lan. Khái niệm: Nghèo là tình trạng một số bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển và phong tục tập quán của từng địa phương. Đây chính là một khái niệm chung nhất về nghèo, một khái niệm mở, có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến về nghèo. Các tiêu chí và chuẩn mực về mặt lượng hóa (định lượng) được bỏ ngỏ bởi vì còn phải tính đến sự khác biệt chênh lệch giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và trình độ phát triển của mỗi vùng miền khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất mà khái niệm này đã đưa ra được đó chính là những nhu cầu cơ bản của con người, nếu không được thỏa mãn thì họ chính là những người nghèo đói. Một khái niệm mở như vậy sẽ dễ dàng được các tổ chức và các quốc gia chấp nhận. Khái niệm sẽ được mở rộng hơn theo sự phát triển của xã hội, nhất là khi nhu cầu cơ bản của con người được mở rộng theo thời gian. Từ khái niệm chung này, khi nghiên cứu thực trạng nghèo đói, người ta đã đưa ra hai khái niệm khác, đó là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Nghèo tuyệt đối: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống (những nhu cầu) tối thiểu. Nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian. Nghèo tuyệt đối thường được tính trên những nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hóa khác, do vậy một đường nghèo tuyệt đối được dùng để thực hiện các so sánh nghèo đói. Nghèo tương đối: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/ hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được. Sự thiếu hụt này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so với mức thu nhập bình quân của dân cư, có quốc gia xác định dựa trên 1/2 thu nhập bình quân, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân. Để so sánh sự nghèo khổ giữa các quốc gia với nhau, người ta sử dụng khái niệm nghèo tương đối. Để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực thì dùng khái niệm nghèo tuyệt đối. Cách chọn khái niệm tùy theo mục đích mà mình theo đuổi. Tuy nhiên, cả hai khái niệm trên đều không hoàn toàn đầy đủ. Khái niệm nghèo tuyệt đối không tính đến sự khác nhau về mức sống ở các nước. Khái niệm nghèo tương đối, không tính đến sự diễn biến của bối cảnh kinh tế xã hội, do đó không tính đến diễn biến của những nhu cầu. Ngoài khái niệm chung về nghèo đói, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu ta thường gặp một số khái niệm khác chỉ những khía cạnh của nghèo đói như: Đói: Là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Hay nói một cách khác đói là một nấc thang thấp nhất của nghèo. Nghèo đói kinh niên: Là bộ phận dân cư nghèo đói nhiều năm liền cho đến thời điểm đang xét. Nghèo đói cấp tính: Là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo đói đột xuất vì nhiều nguyên nhân như phá sản và các rủi ro khác, tại thời điểm đang xét. Vùng nghèo, vệt nghèo: Là nơi có tỷ lệ nghèo cao hơn nhiều và mức sống dân cư thấp hơn nhiều so với mức sống chung của cả nước, trong cùng một thời điểm. Quốc gia nghèo: Là một đất nước có bình quân thu nhập rất thấp, nguồn lực (tài nguyên) cực kỳ hạn hẹp (về vật chất, lao động, tài chính) cơ sở hạ tầng môi trường yếu kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế. Và còn nhiều khái niệm khác như: Nghèo không gian, nghèo thời gian, nghèo môi trường, nghèo lứa tuổi, nghèo giới…Tất cả chỉ là xác định rõ hơn đặc điểm, mức độ, nguyên nhân của các đối tượng nghèo và từ đó sẽ có những giải pháp thích hợp cho từng đối tượng nghèo khác nhau. 1.1.2. Xác định chuẩn nghèo Ở phần trên chúng ta đã xem xét đói nghèo theo định tính, ở phần này chúng ta tìm hiểu đói nghèo theo định lượng, với những tiêu chí kinh tế cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử. Chuẩn nghèo (hay còn gọi là đường nghèo, ngưỡng nghèo, hoặc tiêu chí nghèo): Là công cụ để phân biệt người nghèo và người không nghèo. Hầu hết chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hoặc chi tiêu. Những người được coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập (hoặc chi tiêu) thấp hơn mức tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo (đường nghèo). Những người có mức thu nhập hoặc chi tiêu ở trên chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo, thoát nghèo. Chuẩn nghèo là công cụ để đo lường và giám sát nghèo đói. Một thước đo nghèo đói tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách của Chính phủ tới nghèo đói, cho phép đánh giá nghèo đói theo thời gian, tạo điều kiện so sánh với các nước khác, và giám sát chi tiêu xã hội theo hướng có lợi cho người nghèo. 1.1.2.1. Xây dựng chuẩn nghèo của thế giới Xác định chuẩn nghèo dựa vào khẩu phần ăn Trước tiên là phải xác định được số lương thực, thực phẩm thích hợp sau đó đưa ra số Kcalo chuẩn nhất cho tiêu dùng của một người hàng ngày, tất nhiên không có sự thống nhất giữa các quốc gia về lượng Kcalo tiêu dùng để xác định chuẩn nghèo. Bảng 1.1: Lượng Kcalo tiêu dùng hàng ngày cho một người được sử dụng trong xây dựng chuẩn nghèo Việt Nam 2.100 Indonesia 2.100 Philippin 2.000 Thái Lan 1.978 Trung Quốc 2.150 Nguồn: [6, tr. 10]. Tất nhiên, phương pháp này không được chính xác nếu ta đem so sánh giữa người nghèo nông thôn và người nghèo thành thị. Ở nông thôn luôn mua được lương thực và thực phẩm rẻ hơn ở thành thị, kết quả là hàm Kcalo thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn sẽ cao hơn các hộ gia đình thành thị và do đó chuẩn nghèo khu vực nông thôn sẽ thấp hơn ở khu vực thành thị. Xác định chuẩn nghèo dựa vào chi phí cho các nhu cầu cơ bản Phương pháp này xác định giá trị của tiêu dùng cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Chuẩn nghèo được tính như sau: Đường nghèo Z: Z = ZF + ZN ZF = Đường nghèo lương thực, thực phẩm ZN = Đường nghèo phi lương thực, thực phẩm Xác định chuẩn nghèo từ thu nhập bình quân Các quốc gia xác định chuẩn nghèo dựa trên sự thiếu hụt của cá nhân, hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được. Có quốc gia xác định chuẩn này dựa trên 1/2 thu nhập bình quân, có quốc gia lại dựa trên 1/3 thu nhập bình quân. Trên thế giới hiện nay, trừ Mỹ có đường nghèo hầu như không đổi trong suốt 4 thập kỷ qua, còn lại tất cả các nước khi giàu lên họ thường có hướng điều chỉnh lại chuẩn nghèo. Cộng đồng châu Âu định nghĩa nghèo là có thu nhập bình quân đầu người thấp dưới 50% thu nhập của đối tượng trung lưu. Khi thu nhập của đối tượng trung lưu tăng lên thì chuẩn nghèo cũng tăng lên. Ở Canada người ta sử dụng chuẩn nghèo tương đối để theo dõi nghèo đói: Năm 1993 thu nhập bình quân một gia đình 4 người là 62.000 USD và họ quan niệm chuẩn nghèo của Canada là những gia đình 4 người có thu nhập dưới 31.000USD [6, tr. 12]. Chuẩn nghèo 1 USD, 2 USD /ngày/người. Để có điều kiện đánh giá hiệu quả của các chính sách chống đói nghèo theo thời gian và so sánh tỷ lệ nghèo đói giữa các nước này với các nước khác, cũng như việc xác định các nơi cần phải trợ giúp, một số tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới, đã sử dụng mức tiêu chuẩn 1 USD, 2 USD/ngày/người. Trong đó các mức này được dựa trên sức mua tương đương của đồng USD năm 1995. Chuẩn nghèo này là chuẩn nghèo tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định là hiện tại còn rất nhiều vấn đề liên quan đến cách tính 1 USD, 2 USD theo sức mua tương đương với đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc.doc
  • docBia.doc
  • docMuc luc.doc
  • docMuc luc- bang.doc
  • docViet tat.doc
Tài liệu liên quan