Luận văn Vốn huy động tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - Xã hội ở huyện tiên phước, tỉnh Quảng Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta sau những năm đổi mới đã đạt được nhiều kết quả rất to lớn. Đất nước đã vượt qua những khó khăn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng ban đầu đưa nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu: “. Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr. 76].

Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cần phải có vốn. Vốn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, với chức năng trung tâm tài chính, các Ngân hàng thương mại đã thực hiện tốt phương châm “ Đi vay để cho vay”, nổ lực thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để cung ứng vốn cho các dự án đầu tư, cho vay các doanh nghiệp, hộ gia đình, góp phần kích thích sản xuất, lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trước xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới và nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước đã đặt các Ngân hàng thương mại cần phải nổ lực, cải tiến hơn nữa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được đặt ra.

Thực tiễn công tác huy động và quản lý, sử dụng nguồn vốn trong hệ thống Ngân hàng đang là vấn đề bức xúc trên nhiều mặt đòi hỏi cần phải được củng cố, từng bước có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả.

Tiên Phước là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có nhiều tiềm năng, nhiều thế mạnh cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ, đặc biệt là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi, phát triển ngành nghề. do đó nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xó hội của huyện là rất lớn.

Vì vậy việc chọn đề tài “Vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xó hội ở huyện Tiờn Phước, tỉnh Quảng Nam” có ý nghĩa hết sức cấp thiết.

 

doc104 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vốn huy động tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - Xã hội ở huyện tiên phước, tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vốn huy động tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh quảng nam HÀ NỘI - 2006 Mục lục Mở đầu Chương 1: Vốn huy động và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội 1.1. Vốn huy động, các hình thức thu hút vốn huy động 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động 1.3. Vai trò của vốn huy động trong việc phát triển kinh tế - xã hội Chương 2 : Thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên phước, tỉnh Quảng nam trong những năm vừa qua 2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam 2.2. Quá trình hình thành, phát triển của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiên Phước 2.3. Thực trạng thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhỏnh Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển Nụng thụn huyện Tiờn Phước Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên phước, tỉnh Quảng nam 3.1. Mục tiêu, phương hướng 3.2. Quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 kết luận danh mục tài liệu tham khảo Trang 1 5 5 17 21 25 25 28 33 62 62 66 93 95 Danh mục các chữ viết tắT CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá HĐBT Hội đồng Bộ trưởng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng thương mại NHNo Ngân hàng nông nghiệp NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng XHCN Xã hội chủ nghĩa Danh mục các bảng biểu Số hiệu Tên bảng 2.1 So sánh tình hình sử dụng vốn với nguồn vốn huy động 2.2 Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm 2.3 Kết quả công tác thanh toán 2.4 Kết quả thu chi tiền mặt 2.5 Kết quả tài chính 2.6 Nguồn vốn huy động qua các năm 2.7 Cơ cấu nguồn tiền gửi không kỳ hạn 2.8 Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn theo thời gian 2.9 Cơ cấu nguồn tiền gửi trong dân cư 2.10 Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế 2.11 Một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp huyện Tiên phước từ năm 2001 đến 2005 2.12 Số lượng đàn gia súc qua các năm 2.13 Giá trị sản xuất công nghiệp 2.14 Số hộ, tỷ lệ hộ đói nghèo tù 2001 - 2005 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tiên phước đến năm 2010 3.2 Chiến lược tăng trưởng nguồn vốn huy động đến năm 2010 3.3 Chiến lựơc tăng trưởng dư nợ đến năm 2010 Trang 35 36 37 37 38 44 45 46 47 48 50 53 54 56 63 67 80 Danh mục các biểu đồ Số hiệu Tên biểu đồ 2.1 Nguồn vốn huy động qua các năm 2.2 Dư nợ qua các năm 2.3 Doanh số cho vay và thu nợ Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt Doanh số thu chi tiền mặt Thu nhập, chi phí Trang 35 36 38 39 39 40 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta sau những năm đổi mới đã đạt được nhiều kết quả rất to lớn. Đất nước đã vượt qua những khó khăn, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng ban đầu đưa nước ta chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu: “... Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [9, tr. 76]. Để đạt được mục tiêu đó, đòi hỏi cần phải có vốn. Vốn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, với chức năng trung tâm tài chính, các Ngân hàng thương mại đã thực hiện tốt phương châm “ Đi vay để cho vay”, nổ lực thu hút nhiều nguồn vốn nhàn rỗi để cung ứng vốn cho các dự án đầu tư, cho vay các doanh nghiệp, hộ gia đình, góp phần kích thích sản xuất, lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới và nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước đã đặt các Ngân hàng thương mại cần phải nổ lực, cải tiến hơn nữa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được đặt ra. Thực tiễn công tác huy động và quản lý, sử dụng nguồn vốn trong hệ thống Ngân hàng đang là vấn đề bức xúc trên nhiều mặt đòi hỏi cần phải được củng cố, từng bước có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu nhằm huy động, quản lý, sử dụng nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách hiệu quả. Tiên Phước là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có nhiều tiềm năng, nhiều thế mạnh cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại và dịch vụ, đặc biệt là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp cho việc phát triển kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi, phát triển ngành nghề... do đó nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế - xó hội của huyện là rất lớn. Vì vậy việc chọn đề tài “Vốn huy động tại Chi nhỏnh Ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn để phỏt triển kinh tế - xó hội ở huyện Tiờn Phước, tỉnh Quảng Nam” có ý nghĩa hết sức cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế được nhiều nhà kinh tế trên thế giới quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận bàn trong nhiều tác phẩm. ở nước ta vấn đề nguồn vốn nói chung, thu hút vốn huy động và quản lý, sử dụng vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong hệ thống ngân hàng nói riêng được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng... như: - Năm 1997, Ngân hàng nhà nước Việt Nam xuất bản “Ngân hàng Việt Nam với chiến lược huy động vốn phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, với nhiều tác giả đề cập đến các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút mọi nguồn vốn vào ngân hàng để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Hà Thị Sáu: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn trong dân”, Tạp chí Ngân hàng tháng 7/2002, đã đưa ra một số vấn đề để tăng cường công tác huy động vốn trong khu vực dân cư. - Đề án huy động vốn trong dân cư (Ngày 08/6/2004) của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam về thực trạng, mục tiêu và giải pháp huy động vốn trong dân cư giai đoạn 2004 - 2010. - Nguyễn Văn Lâm: “Vốn và đầu tư vốn của các tổ chức tín dụng phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”, Tạp chí Ngân hàng tháng 2/2006. - Luận án thạc sĩ khoa học kinh tế của Trần Đức Thuấn về Huy động vốn để phát triển kinh tế ở Đà Nẵng - Thực trạng và giải pháp, Hà Nội, 1998. Mục tiêu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc huy động vốn để đề xuất một số giải pháp huy động các nguồn vốn tiền tệ cho phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật ở Đà Nẵng, để Đà Nẵng thực sự là thành phố trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài tuy phong phú, đa dạng nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và trùng lắp với đề tài: “Vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam” Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, là người trực tiếp tham gia công tác trong Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, bản thân tôi lựa chọn đề tài này để đi sâu nghiên cứu, góp phần làm rỏ cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Trờn cơ sở nghiờn cứu thực trạng thu hỳt vốn huy động tại Chi nhỏnh Ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn huyện Tiờn Phước, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích, làm rỏ khái niệm về vốn huy động và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Phân tích thực trạng thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đến năm 2010. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Số liệu được tính từ năm 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, của huyện Tiên Phước về vốn và huy động vốn nói chung, huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, coi trọng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, hệ thống, kết hợp với phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn và kinh nghiệm về vấn đề huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 6. Những đóng góp của luận văn Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn huy động và vai trò của vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình hiện nay. Phân tích thực trạng thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn huy động để phát triển kinh tế - xã hội tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Vốn huy động và vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội 1.1. Vốn huy động, các hình thức thu hút vốn huy động Như chúng ta đã biết, muốn tiến hành quá trình sản xuất thì phải có vốn, vốn là điều kiện quyết định để tạo ra của cải vật chất và tiến bộ xã hội. Vốn có vai trò to lớn đối với phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế, vốn là một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định đế thực hiện CNH, HĐH đất nước. Sự gia tăng về vốn làm tăng năng lực sản xuất trong nước, thúc đẩy gia tăng sản lượng và năng suất lao động, chất lượng hàng hoá sản xuất ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nhân tố tài nguyên và lao động. Vốn trở thành nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1 Khái niệm về vốn Vốn là phạm trù kinh tế, đã được các nhà kinh tế học đề cập từ lâu với nhiều quan niệm thể hiện trong các học thuyết kinh tế khác nhau. . Theo quan niệm của kinh tế học Mác xít, trong bộ “Tư bản” Các Mác đã nghiên cứu và khái quát phạm trù vốn thông qua nghiên cứu phạm trù tư bản. Nguồn gốc chủ yếu của tư bản (vốn) là lao động. Để tái sản xuất mở rộng đòi hỏi phải tích luỹ vốn. Các Mác đã chỉ ra rằng: Thực chất của tư bản tích luỹ là việc chuyển hoá một phần ngày càng lớn giá trị thặng dư thành tư bản và sử dụng phần đó vào quá trình tái sản xuất mở rộng. Trong quá trình vận động, bất kỳ tư bản nào cũng vận động trải qua ba giai đoạn: mua - sản xuất - bán hàng hoá, tương ứng với mỗi giai đoạn, tư bản mang một hình thái: Tư bản tiền tệ - tư bản sản xuất - tư bản hàng hoá. Ba hình thái tư bản này sắp xếp kề nhau trong không gian và vận động liên tục trong thời gian. Bộ phận thứ nhất tồn tại dưới dạng tiền và luôn sẳn sàng đi vào lưu thông để mua các yếu tố của sản xuất, bộ phận thứ hai gồm sức lao động và tư liệu sản xuất theo quan hệ tỷ lệ thích hợp sẳn sàng đi vào quá trình sản xuất, bộ phận thứ ba là những hàng hoá sẳn sàng đem ra thị trường bán để thu tiền về và tiếp tục chu trình mới. Từ những luận điểm Các Mác về tuần hoàn của tư bản, có thể rút ra kết luận: Vốn là những đại lượng giá trị tồn tại dưới ba hình thái kế tiếp nhau: tiền, các yếu tố của quá trình sản xuất, hàng hoá. Sự vận động của vốn là sự chuyển hoá của các hình thái từ hình thái này sang hình thái kế tiếp. Ngày nay, do yêu cầu cao của sự phát triển, vốn là yếu tố đóng vai trò quan trọng của hầu hết các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Vì vậy, phạm trù vốn trong phát triển kinh tế vẫn được các nhà kinh tế học tiếp tục nghiên cứu và tiếp cận nó trên nhiều bình diện khác nhau. Như vậy, vốn là những đại lượng giá trị, là kết tinh lao động xã hội. Tiền giấy do Nhà nước phát hành là những ký hiệu của giá trị. Nó chỉ trở thành một hình thức của vốn khi được bảo đảm bằng giá trị tài sản thật. Tiền được phát hành đưa vào lưu thông trên thị trường, chúng ta không thể phân biệt đâu là tiền được bảo đảm bằng tài sản thật, đâu là tiền không được bảo đảm bằng tài sản thật, điều đó đã tạo ra cơ hội cho lạm phát, làm cho sức mua đồng tiền giảm sút. Quá trình phát triển lưu thông hàng hoá làm xuất hiện nhiều hình thức tiền tệ. Có thể nói tiền tệ là toàn bộ các phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán (tiền mặt, séc, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán) và phương tiện cất trữ. Khái niệm tiền tệ theo nghĩa hẹp chỉ là tiền mặt, và theo nghĩa rộng là bao gồm toàn bộ các phương tiện nói trên thực hiện một số chức năng của tiền tệ, trong đó kể cả chứng khoán. Tiền chỉ trở thành vốn khi thoả mản hai điều kiện: Thứ nhất, tiền phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản thực. Thứ hai, tiền phải vận động trong môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Tiền đem ra tiêu dùng hằng ngày hay đưa vào cất trữ thì không phải là vốn. Việc đưa tiền vào cất trữ chẳng những làm mất lợi nhuận do nó đem lại, mà còn không tạo ra sự phát triển của nền kinh tế. Vốn đưa vào hoạt động, dù lĩnh vực kinh doanh nào thì điểm xuất phát vốn đều tồn tại dưới hình thức tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường, hình thức vận động của tiền với tư cách là vốn do phương thức đầu tư cụ thể quyết định. Trên thực tế, sự vận động của vốn có ba hình thức: a) T - H...SX...H’ - T’: Đây là hình thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp sản xuất. Thực chất, đó cũng chính là mô hình tái sản xuất xã hội nói chung. b) T - H - T’: Đây là hình thức vận động của vốn trong các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ. c) T - T’: Đây là hình thức vận động của vốn trong các tổ chức tài chính trung gian. Trong đó: T: Lượng tiền ứng ra để đầu tư phát triển. H: Hàng hoá với tư cách là tư liệu sản xuất, sức lao động, hàng hoá dự trữ... SX: Quá trình sản xuât - kinh doanh. H’: Hàng hoá thu được sau quá trình sản xuất - kinh doanh. T’: Lượng tiền thu được khi kết thúc chu kỳ kinh doanh [T’>T và T’= T+Dt] ( Dt là lượng giá trị tăng thêm). Hình thức bề ngoài sự vận động của vốn ở các lĩnh vực kinh doanh tuy có khác nhau, song sự vận động của vốn các tổ chức tài chính trung gian, của các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ chỉ là những hình thái đặc thù được tách ra từ sự vận động của vốn các doanh nghiệp sản xuất. Sự vận động của vốn trong các hình thức kinh doanh trên đây có điểm giống nhau là qua vận động, vốn trở về điểm xuất phát và “lớn lên” sau một chu kỳ vận động. Vì vậy, từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và chung cho cả nền kinh tế phải tìm mọi giải pháp làm cho vốn luôn hoạt động. Xét về mặt cụ thể, vốn được biểu hiện rất phong phú, đa dạng và còn được bao gồm tài sản hữu hình, tài sản vô hình. Tài sản hữu hình là những tài sản tồn tại dưới dạng cụ thể của vật chất, tài sản hữu hình bao gồm hai bộ phận: Một là, những tài sản hữu hình phục vụ trực tiếp sản xuất, như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên - nhiên vật liệu, bán thành phẩm... Về thực chất, những tài sản hữu hình này chính là sự cụ thể hoá năng lực sản xuất của một đơn vị kinh tế cơ sở hay xét trên phạm vi rộng lớn: toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quyết định tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Hai là, những tài sản hữu hình phục vụ gián tiếp cho sản xuất, như: trụ sở văn phòng, trang bị nội thất văn phòng, phương tiện đi lại, nhà ở...Mặc dù những tài sản hữu hình này là cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng chỉ tác động gián tiếp đến việc gia tăng sản lượng đầu ra, đóng vai trò gián tiếp đối với hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Việc phân biệt rõ hai loại tài sản hữu hình như trên cho ta phương pháp luận đúng đắn khi huy động, sử dụng chúng đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Tài sản vô hình là những tài sản không tồn tại dưới dạng cụ thể của vật chất, bao gồm những sản phẩm trí tuệ, như: bằng phát minh, sáng chế, bản quyền; thương hiệu sản phẩm, uy tín kinh doanh, vị trí kinh doanh; chi phí đào tạo nguồn nhân lực (kỷ năng lao động, tri thức quản lý).v..v. Nền kinh tế thị trường càng phát triển, giá trị tài sản vô hình càng trở nên quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư. Bởi lẽ, khi đã huy động được những tài sản vô hình vào phát triển kinh tế, sử dụng chúng hợp lý sẽ đem lại lợi nhuận, thậm chí là siêu lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn Nhật Bản là một điển hình thành công khi tạo bước đột phá trong khai thác giá trị tài sản vô hình để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Người Nhật Bản không ngần ngại trả giá cao cho những phát minh, sáng chế mới của các nhà khoa học trên khắp các châu lục, đồng thời đem những tài sản - trí tuệ đó ứng dụng vào sản xuất - kinh doanh, nhờ đó nền kinh tế Nhật Bản cất cánh thật ngoạn mục. Nếu như sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật bị kiệt quệ, lạm phát phi mã, thất nghiệp gia tăng...thì chỉ trong vòng hai mươi năm, Nhật Bản đã trở thành một siêu cường kinh tế thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và liên minh châu Âu (EU), thành công đó có sự đống góp không nhỏ của việc khai thác tốt yếu tố vô hình - sản phẩm trí tuệ của loài người vào phát triển kinh tế. Như vậy, về mặt nhận thức, có thể thấy rằng, vốn tồn tại dưới nhiều hình thái cụ thể, nhưng hình thái giá trị - tiền tệ với tư cách vốn là loại vốn linh hoạt, biến hoá nhất trong nền kinh tế thị trường. Thị trường không những là nơi diễn ra các hoạt động đa dạng của vốn mà còn là nơi để vốn bộc lộ khả năng sinh lời của chúng. Khả năng sinh lời vừa là mục đích cuối cùng của việc đầu tư kinh doanh đồng vốn, vừa là phương tiện để vốn tiếp tục vận động với quy mô ngày càng được mở rộng ở chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Sự vận động của vốn trên thị trường tuân thủ quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Song, với khả năng nhận thức, con người có thể nắm bắt, vận dụng quy luật khách quan, tạo ra những kênh huy động vốn một cách có hiệu quả, đáp ứng mục đích sản xuất - kinh doanh của mình. Vốn có vai trò to lớn trong việc tạo ra của cải vật chất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Huy động vốn có hiệu quả, cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời cho nền kinh tế là một trong những điều kiện quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, trong mỗi quyết định đầu tư cụ thể lại đòi hỏi không chỉ lượng vốn đủ lớn mà còn yêu cầu một hay nhiều loại vốn khác nhau. Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu phân chia và xác định rõ từng loại vốn để có giải pháp huy động, sử dụng và quản lý vốn có hiệu quả. Tuỳ theo cách tiếp cận và đặc điểm vận động của vốn trong quá trình đầu tư sản xuất - kinh doanh, mà có các tiêu thức phân loại vốn khác nhau. - Căn cứ vào biên giới lãnh thổ quốc gia, vốn chia thành hai loại, đó là: vốn trong nước và vốn ngoài nước. - Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có vốn cố định và vốn lưu động. - Căn cứ vào quan hệ sở hữu trong quá trình sử dụng vốn, người ta phân chia vốn hoạt động thành hai loại: vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và vốn vay (huy động từ bên ngoài). + Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của một hoặc nhiều chủ thể sở hữu. Chẳng hạn, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước cấp và vốn tự bổ sung; vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần được hình thành thông qua huy động vốn góp của cổ đông; vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn được hình thành thông qua vốn góp của các thành viên... + Vốn vay là vốn huy động được từ bên ngoài để bổ sung, làm tăng lượng vốn của chủ thể kinh doanh, đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Vốn vay có thể huy động từ vay trong nước và vay ngoài nước. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vay vốn ngoài nước để phát triển kinh tế không phải là công việc quá khó đối với các nước đang phát triển. Song, vấn đề quan trọng là quản lý và sử dụng vốn vay ngoài nước đảm bảo có hiệu quả vẫn còn là vấn đề nan giải đối với các nước nghèo và kém phát triển. - Căn cứ vào thời gian tham gia của vốn vào quá trình hoạt động gồm có vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn. Ngoài ra, còn có một số cách thức phân loại khác như: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp; vốn với mục đích sinh lời trực tiếp và vốn để đảm nhiệm các dịch vụ công cộng; vốn thực (tư bản thật), vốn ảo (tư bản giả)... Trong nền kinh tế thị trường, mỗi cách tiếp cận khác nhau cho ta những quan niệm khác nhau về vốn, song, nhận thức về vốn, xét về bản chất là thống nhất. Việc phân chia vốn thành nhiều loại khác nhau nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của phạm trù vốn - vốn là hình thái giá trị, là thứ hàng hoá đặc biệt, có mối liên hệ mật thiết với thời gian. Cùng với việc hiểu rõ bản chất của vốn còn nhận thức được tính đa dạng, nhiều vẻ và rất phức tạp của vốn trong nền kinh tế thị trường. Đó là những căn cứ khoa học giúp các chủ thể kinh doanh nắm bắt kịp thời và chủ động trong kế hoạch huy động, quản lý, sử dụng các loại vốn, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.1.2. Các hình thức thu hút vốn huy động 1.1.2.1. Khái niệm về vốn huy động Nguồn vốn của NHTM bao gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay, các nguồn vốn khác. - Vốn tự có: Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, vì vậy quan niệm vốn tự có của ngân hàng cũng có điểm khác với các tổ chức kinh doanh khác. Có thể hiểu vốn tự có của ngân hàng theo hai cách tiếp cận sau: Về khía cạnh kinh tế, vốn của ngân hàng là vốn do các chủ sở hữu đóng góp và vốn được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận được giữ lại. Theo pháp luật Việt Nam, vốn ngân hàng trong trường hợp này được gọi là vốn chủ sở hữu hay còn gọi là vốn điều lệ và các quỹ dự trữ. Về khía cạnh quản trị, vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn thặng dư và các tài sản nợ khác có thể coi như vốn tự có. Luật các Tổ chức tớn dụng quy định: “Vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, một số tài sản “nợ” khác của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng” [19, tr.6]. Vốn điều lệ: là vốn riêng do các chủ sở hữu đóng góp được ghi trong điều lệ ngân hàng, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định (vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập ngân hàng do pháp luật quy định). Đối với các NHTMQD, vốn điều lệ là vốn đã được ngân sách cấp dưới hình thức bằng tiền và trái phiếu chính phủ; đối với các NHTM cổ phần, vốn điều lệ là vốn do các cổ đông đóng góp; đối với các tổ chức tín dụng hợp tác là vốn do các xã viên đóng góp... Vốn khác: gồm lợi nhuận giữ lại, chênh lệch do đánh giá lại tài sản( chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch giá vàng, kim khí quý, đá quý); Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, trái phiếu hùn vốn. Nguồn vốn tự có ở các NHTM ổn định nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, chủ yếu được dùng để xây dựng trụ sở văn phòng, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh và bù đắp rủi ro nhưng không vượt 50% vốn tự có, mức độ tăng trưởng vốn tự có thể hiện thế và lực của NHTM trên thị trường. Vốn tự có là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc bảo đảm các khoản nợ đối với khách hàng. Chính vì vậy, quy mô vốn là yếu tố quyết định quy mô huy động vốn và quy mô tài sản có. - Vốn huy động là những phương tiện tiền tệ do NHTM huy động được bằng nghiệp vụ nhận tiền gửi và cỏc nghiệp vụ khỏc của ngõn hàng để làm vốn kinh doanh. Cỏc khoản tiền gửi tạm thời nhàn rỗi này khụng thuộc quyền sở hữu của NHTM, nhưng NHTM được quyền sử dụng chỳng. Đây là nguồn vốn lớn nhất, chủ yếu nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thường chiểm khoảng trên 80% trong tổng cơ cấu hoạt động của ngân hàng. NHTM dùng nguồn vốn nầy để cấp tín dụng hay đầu tư vào các nghiệp vụ sinh lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vỡ vậy, khi sử dụng NHTM luụn phải dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toỏn, chi trả. Vốn huy động của NHTM bao gồm cỏc loại tiền gửi và cỏc nguồn vốn huy động khỏc. Trong nghiệp vụ huy động vốn, các NHTM cung cấp nhiều sản phẩm tiền gửi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsua moi.doc
  • docBìa.doc
Tài liệu liên quan