Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay

Công tác vận động quần chúng có vai trò hết sức quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử của cách mạng Việt Nam: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” đó là sự tổng kết của cha ông ta. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử”.

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh sớm nhận thức rõ vai trò của công tác dân vận nói chung, vận động phụ nữ nói riêng, Người đã thấy rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ ngay từ buổi đầu hoạt động cách mạng. Người coi công tác vận động phụ nữ là khâu quan trọng của phong trào cách mạng quần chúng. Trình độ chính trị, văn hoá, điều kiện sống của phụ nữ phản ánh trình độ văn minh của xã hội.

Thực tế cho thấy, phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Với 52% dân số, 65% lực lượng lao động trong nông nghiệp, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình. Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp xây dựng CNXH. Gần đây nhất, sau khi thực hiện thành công chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010.

Nhìn chung, trong những năm qua, việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về dân vận nói chung công tác vận động phụ nữ nói riêng đã đạt những thành tựu đáng kể, địa vị của phụ nữ ngày càng được đề cao tương xứng với những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của cả nước và sự quan tâm của Đảng cộng sản Việt Nam.

Do chưa nhận thức đầy đủ sự khác biệt về giới, chưa vận dụng, tiếp thu đúng mức thành tựu lý luận quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt chưa vận dụng một cách triệt để, chưa tuyên truyền một cách rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ, nên sự tiến bộ của phụ nữ chưa được như ý; tư tưởng xem thường phụ nữ vẫn diễn ra ở các địa phương, các vùng, các ngành chưa quan tâm chia sẻ đúng mức, chưa chú ý bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới.

Hải Dương là một địa phương có tỷ lệ nữ chiếm 51% số người trong độ tuổi lao động. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, phong trào phụ nữ Hải Dương nói chung đã đạt nhiều thành tựu to lớn thông qua những đóng góp của họ vào các lĩnh vực của địa phương.

Có nhiều vấn đề nẩy sinh trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá: trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật của một bộ phận phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tình trạng thiếu việc làm, nhà ở, phụ nữ nghèo, vẫn còn một bộ phận nữ sinh con thứ 3

Là giảng viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Dân vận ở Trường chính trị tỉnh, tôi thấy cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, công tác vận động phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trên địa bàn xã, góp phần khẳng định và tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách.

 

doc109 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác vận động quần chúng có vai trò hết sức quan trọng trong suốt tiến trình lịch sử của cách mạng Việt Nam: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” đó là sự tổng kết của cha ông ta. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, “quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử”. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh sớm nhận thức rõ vai trò của công tác dân vận nói chung, vận động phụ nữ nói riêng, Người đã thấy rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ ngay từ buổi đầu hoạt động cách mạng. Người coi công tác vận động phụ nữ là khâu quan trọng của phong trào cách mạng quần chúng. Trình độ chính trị, văn hoá, điều kiện sống của phụ nữ phản ánh trình độ văn minh của xã hội. Thực tế cho thấy, phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Với 52% dân số, 65% lực lượng lao động trong nông nghiệp, vai trò của phụ nữ ngày càng được khẳng định trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội để phát huy khả năng của mình. Kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, đặt sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp xây dựng CNXH. Gần đây nhất, sau khi thực hiện thành công chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2005, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Nhìn chung, trong những năm qua, việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về dân vận nói chung công tác vận động phụ nữ nói riêng đã đạt những thành tựu đáng kể, địa vị của phụ nữ ngày càng được đề cao tương xứng với những đóng góp to lớn của họ trong thành tựu chung của cả nước và sự quan tâm của Đảng cộng sản Việt Nam. Do chưa nhận thức đầy đủ sự khác biệt về giới, chưa vận dụng, tiếp thu đúng mức thành tựu lý luận quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt chưa vận dụng một cách triệt để, chưa tuyên truyền một cách rộng rãi tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ, nên sự tiến bộ của phụ nữ chưa được như ý; tư tưởng xem thường phụ nữ vẫn diễn ra ở các địa phương, các vùng, các ngành chưa quan tâm chia sẻ đúng mức, chưa chú ý bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới. Hải Dương là một địa phương có tỷ lệ nữ chiếm 51% số người trong độ tuổi lao động. Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, phong trào phụ nữ Hải Dương nói chung đã đạt nhiều thành tựu to lớn thông qua những đóng góp của họ vào các lĩnh vực của địa phương. Có nhiều vấn đề nẩy sinh trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá: trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật của một bộ phận phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tình trạng thiếu việc làm, nhà ở, phụ nữ nghèo, vẫn còn một bộ phận nữ sinh con thứ 3… Là giảng viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Dân vận ở Trường chính trị tỉnh, tôi thấy cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, công tác vận động phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trên địa bàn xã, góp phần khẳng định và tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách. Chính thực tế trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chớ Minh về vận động phụ nữ trờn địa bàn xó ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nỗ lực chung của xã hội, của địa phương đối với sự tiến bộ của phụ nữ cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài * Các sách: - Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Nxb Thông tấn, HN, 2005. - Nhiều tác giả, Bác Hồ trong trái tim phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, HN, 2007. - Nhiều tác giả, Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ, Nxb Phụ nữ, HN, 2008. - Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1970. - Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1990. - Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1977. - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hai mươi năm, một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam (1975-1995), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1996. - Lê Thị Nhâm: Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1987. - Nguyễn Thị Thập, Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, tập 2, Nxb Phụ nữ, HN, 1981 - Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân, Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, Học Viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1996. Những công trình trên đã nghiên cứu và làm rõ vị trí vai trò của phụ nữ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. * Một số bài viết đăng trên các tạp chí: - Hoàng Thị Nữ, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 06/1989. - Nguyễn Thị Mão, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 10/1996. - Nguyễn Khánh Bật, “Những quan điểm cơ bản về giải phóng phụ nữ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 03/2000. - Nguyễn Thị Kim Dung, “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2001. Các bài viết trên đã đề cập tới vai trò của phụ nữ, quyền bình đẳng của phụ nữ, các giải pháp cơ bản để giải phóng phụ nữ. * Các luận văn: - Đặng Thị Lương, “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ trong cách mạng Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1993. - Trương Thị Phúc, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của phụ nữ với việc thực hiện trong thời kỳ đổi mới”. - Nguyễn Thị Thu Hương, “Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Ninh Bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. - Đào Tố Uyên, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào hoạt động thực tiễn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn cử nhân ngành chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2003. Những luận văn nêu trên mới chỉ khai thác ở góc độ tư tưởng của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ nói chung. Chưa có luận văn nào nghiên cứu sâu về công tác vận động phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh trên địa bàn xã. * Với phụ nữ Hải Dương đã có một số công trình nghiên cứu: - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương, Bác Hồ với Hải Dương, Nxb Thông tấn, năm 2008. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương: “Lịch sử truyền thống cách mạng phụ nữ Hải Dương giai đoạn 1930-1975”, năm 2000. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương: “Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Hải Dương giai đoạn 1976-2000”, năm 2003. Hội Văn học - sử học Hải Dương, “Bà Chúa Sao Sa”, năm 2006. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương - Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tứ Kỳ: “Lịch sử truyền thống cách mạng phụ nữ Tứ Kỳ 1945 - 2005”, năm 2006. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương - Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Kinh Môn : “Lịch sử phong trào phụ nữ huyện Kinh Môn (1946 - 2006)”, năm 2007. Những công trình trên đã bước đầu đặt cơ sở cho việc nghiên cứu phụ nữ nói chung và công tác vận động phụ nữ nói riêng, nêu lên những kiến nghị nhằm thay đổi bổ sung chính sách đối với phụ nữ để họ có điều kiện phát triển, phát huy hết vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã để vận dụng vào công cuộc vì sự tiến bộ của phụ nữ hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ, tác giả vận dụng, xem xét công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997 - 2009. Đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở Hải Dương, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của địa phương trong thời gian từ 2010 - 2015. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích đề ra, nhiệm vụ của luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau: - Làm rõ vai trò đóng góp của phụ nữ, công tác vận động phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. - Thực trạng về phụ nữ và công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng: Luận văn tập trung vào nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để vận động phụ nữ có hiệu quả cao nhất. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ, công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997 - 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Đảng bộ địa phương về công tác vận động phụ nữ. - Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp: biện chứng, lịch sử, lôgic, phân tích và tổng hợp, so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ. - Đánh giá đúng thực trạng của công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở địa phương. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ ở Trường chính trị, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. - Cung cấp những luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách cụ thể về công tác vận động phụ nữ nói chung, vận động phụ nữ trên địa bàn xã ở tỉnh Hải Dương nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu thành 2 chương, 6 tiết. Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ 1.1. Một số khái niệm - Dân: là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong các chế độ xã hội, nhưng nội hàm của nó có sự khác nhau. Trên cơ sở kế thừa, phát triển những yếu tố tích cực trong quan niệm về dân ở các chế độ xã hội trước, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân, Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan niệm về dân đơn giản, dễ hiểu, nhưng lại rất sâu sắc. Theo Hồ Chí Minh, dân là những người sống trong cùng một cộng đồng quốc gia dân tộc, có chung một nguồn gốc, một cội nguồn. Dân gồm đủ các dân tộc tôn giáo: Việt, Thổ, Nùng, Mường, Mán … Lương giáo, là tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội sĩ, nông, công, thương, binh, là tất cả mọi người, không phân biệt già - trẻ, trai - gái, giàu - nghèo, sang - hèn, có lòng yêu nước, một lòng một dạ đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam làm cách mạng giải phóng dân tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người. Theo Hồ Chí Minh, “dân” là tất cả mọi người, nhưng không bao hàm bọn phản quốc, bọn tay sai bán nước hại dân, những kẻ đi ngược lại lợi ích, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đó là kẻ thù của dân. Trong nhiều bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh còn dùng thuật ngữ “quần chúng”, cũng đồng nghĩa với “dân”. “Dân” là các tầng lớp nhân dân yêu nước, có tổ chức, phân biệt với bộ phận cầm quyền lãnh đạo. Đó là lực lượng rất quan trọng trong mọi cuộc cách mạng mà Hồ Chí Minh luôn luôn trân trọng. - Dân vận Trong bài báo Dân vận, Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm dân vận: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để bỏ sót một người nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho” [43, tr.698]. Hồ Chí Minh luôn quán triệt: cách mạng tức là đổi xã hội cũ thành xã hội mới, đó là một công việc lâu dài, khó khăn gian khổ, đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực, nhất trí của toàn dân tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp; không phân biệt già, trẻ, gái trai, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo … để tập hợp mọi giai cấp, tầng lớp, mọi người dân thành một lực lượng hướng đến một xã hội mới tốt đẹp, chúng ta phải luôn đi sâu, đi sát quần chúng, đi vào từng người, khơi dậy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức tự giác của từng người dân để huy động tối đa sức lực, trí tuệ, tài lực của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, dân vận không chỉ tuyên truyền suông bằng sách báo, mít tinh, khẩu hiệu, mà phải bằng hành động cụ thể, thiết thực. Người nói: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [39, tr.263]. Vì vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc xây dựng những điển hình tốt, Bác trực tiếp viết thư khen ngợi, động viên, khuyến khích những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, sản xuất, chiến đấu và đề nghị có mục “gương người tốt, việc tốt” trên báo để động viên mọi người noi theo. Hồ Chí Minh hiểu dân vận theo cả chiều rộng và chiều sâu. Theo chiều rộng, “dân vận” là vận động tất cả mọi người dân, không để sót một người nào nhằm tập hợp, đoàn kết lực lượng toàn dân, thực hiện những công việc chung, những công việc nên làm. Hiểu theo chiều sâu, “dân vận” là phải hiểu rõ năng lực, tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng để có hình thức vận động cho phù hợp. Theo Người: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [43, tr.700]. Do đó, cần phải nhận thức rõ công tác vận động, giác ngộ nhân dân nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. - Vận động phụ nữ Khái niệm vận động có nhiều cách hiểu với những phạm vi rộng, hẹp ở nhiều khía cạnh khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt, vận động được hiểu là sự tuyên truyền, giải thích, thuyết phục người khác tự nguyện làm việc gì đó. Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thường, “vận động phụ nữ” được coi là việc tuyên truyền, giải thích, thuyết phục, làm để nữ giới hiểu, thấy đúng, tin và làm theo cho có hiệu quả. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới phụ nữ và công tác vận động phụ nữ. Ngay từ rất sớm, Người đã có những quan niệm rất khúc chiết, đúng đắn về phụ nữ và vận động phụ nữ. Qua những bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy thực chất của vấn đề vận động phụ nữ là một nội dung quan trọng của dân vận. Hồ Chí Minh đã bàn nhiều tới dân vận và đưa ra khái niệm bất hủ về dân vận nhưng với khái niệm “vận động phụ nữ” Người chưa đi sâu luận giải. Trong từng trường hợp, Người coi “vận động phụ nữ” là “tuyên truyền”, là “giải thích”, “huấn luyện”; “động viên”, “bồi dưỡng” để nữ giới hiểu và từ đó thoát khỏi “sự khốn cùng” thực tại của họ. Trong bài “Phong trào nông dân tỉnh Quảng Đông” Người khẳng định “Tuyên truyền chính trị lúc đầu nông dân rất sợ chủ nghĩa cộng sản, vì họ nghe nói (do bọn địa chủ nói) rằng những người cộng sản xã hội hoá phụ nữ. Bây giờ họ đã hiểu chút ít rằng chủ nghĩa cộng sản thật ra là cái gì và họ tin rằng Đảng Cộng sản là Đảng duy nhất có thể giải thoát họ khỏi sự khốn cùng hiện tại của họ” [40, tr.190]. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh”, Người đã nhắc lại lời nói của V.I.Lênin: “Đảng Cách mạng phải phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nước, vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái” [40, tr.288- 289]. Khi trả lời một phái đoàn đại biểu phụ nữ các nước đến thăm Người trên đất Pháp, Hồ Chí Minh đã nói tới “phụ nữ vận động”, “trong mấy mươi năm vận động độc lập” [42, tr.347]. Liên quan tới vận động phụ nữ và phụ vận, một lần nữa Hồ Chí Minh đã nhắc tới: “Cán bộ phụ nữ đi vận động”, những chị em phụ nữ ấy có tác dụng lớn đối với xã hội [46, tr.132]. Như vậy, qua các khái niệm, định nghĩa về vận động phụ nữ trong từ điển, trong đời sống xã hội và quan điểm của Hồ Chí Minh, có thể nói: vận động phụ nữ là những hoạt động, việc làm của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân nhằm giúp phụ nữ hiểu và làm theo cho có hiệu quả. - Phụ nữ trên địa bàn xã Để làm rõ khái niệm này trước hết phải làm rõ khái niệm liên quan, đó là “địa bàn xã”, “xã”. Trong cuốn “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2001) thì: làng xã là đơn vị tụ cư sinh sống của một cộng đồng nông dân Việt Nam, nhiều làng hợp thành một xã. “Xã” là đơn vị hành chính mà chính quyền trung ương đặt ra để quản lý. Như vậy, xã là đơn vị cơ sở của thiết chế chính trị nông thôn. Theo Bách khoa tri thức phổ thông, Nxb Văn hoá - Thông tin, giải thích: “Xã” hay “Làng Việt” là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông dân Việt trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú, là sản phẩm tự nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt trồng trọt. Nhiều làng cộng cư thành xã, làng phân thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ. “Xã” là đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước và là một tổ chức, còn là một tế bào kinh tế, quân sự, văn hoá khá hoàn chỉnh. Theo Từ điển tiếng Việt thì: “xã” là một đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn, bao gồm một số thôn. Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thường, “Địa bàn xã” là khu vực nhà nước cấp cơ sở thấp nhất trong hệ thống 4 cấp ở nông thôn, do một số thôn hợp thành. Từ các khái niệm, định nghĩa về “xã”, “làng, xã” trên đây có thể nói: “xã” là đơn vị hành chính Nhà nước cấp cơ sở thấp nhất do chính quyền trung ương đặt ra và quản lý. “Phụ nữ trên địa bàn xã” là khái niệm dùng để chỉ giới nữ đang sinh sống, hoạt động trên phạm vi xã ở nông thôn. 1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ và vận động phụ nữ 1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước 1.2.1.1. Vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp nhận một cách đầy đủ, sáng tạo những nguyên lý mà chủ nghĩa Mác - Lênin đề ra, trong đó có tư tưởng về vị trí, vai trò của phụ nữ, vận động phụ nữ. Người luôn quán triệt những câu nói của C.Mác, của V.I.Lênin về vai trò của phụ nữ, “những lời ấy không phải câu nói lông bông” [40, tr.288] mà đó là sự ghi nhận vai trò to lớn của phụ nữ đối với cách mệnh “xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia” [40, tr.288- 289]. Từ thực tiễn và lý luận đã soi rọi, với phụ nữ Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “An Nam Cách mạng cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”, bởi lẽ “nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội”. Qua đó Hồ Chí Minh đã nhìn nhận đánh giá đúng vai trò của phụ nữ Việt Nam. Phụ nữ chiếm số đông trong lực lượng nhân dân, phụ nữ là một lực lượng to lớn, đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bất cứ lĩnh vực nào cũng đều có bàn tay, khối óc của phụ nữ. Phụ nữ vừa đảm đang, cần cù lao động, vừa anh hùng bất khuất trong đấu tranh, vừa nhân nghĩa thuỷ chung trong quan hệ gia đình, xã hội, đó là những phẩm chất điển hình tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam từ ngàn xưa đến nay. Những ưu điểm đó kết tinh thành một sức mạnh phi thường mà Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Phụ nữ ta chẳng tầm thường Đánh Đông dẹp Bắc, làm gương để đời" [40, tr.222]. Lịch sử của dân tộc Việt Nam luôn luôn gắn liền giữa dựng nước và giữ nước, chống xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Có thể thấy trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam là những người đầu tiên đứng lên đánh giặc giành lại độc lập cho tổ quốc: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc, cứu nước, cứu dân” [50, tr.148] “Do đó, ta có câu tục ngữ rất hùng hồn “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Đó là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam ta từ thời đại Hùng Vương - Trưng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Truyền thống đặc biệt đó của phụ nữ Việt Nam được Hồ Chí Minh so sánh với phụ nữ thế giới “Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia bảo vệ đất nước chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương tây. Phụ nữ ấn Độ vùng lên chống sự đô hộ của Anh. Phụ nữ Trung Quốc tham gia cuộc cách mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên đã và đang đấu tranh vì sự độc lập của Tổ quốc. Phụ nữ Nhật Bản đã buộc Chính phủ từ bỏ đạo luật cấm phụ nữ tham gia đời sống chính trị và ... v.v”. Người ghi nhận công sức đóng góp của phụ nữ Việt Nam: “An Nam Cách mạng phải có phụ nữ tham gia mới thành công” [40, tr.288]. Vì thế mà sau những tấm gương anh hùng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam “từ đầu thế kỷ thứ nhất” để lại 200 năm sau cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, một phụ nữ nông dân ở Thanh Hoá đứng lên tổ chức lực lượng vũ trang chống xâm lược Đông Ngô. Cuộc khởi nghĩa ấy một lần nữa khẳng định ý chí tự chủ, tinh thần độc lập dân tộc và khí phách của người phụ nữ Việt Nam. Câu nói bất hủ của Bà Triệu còn mãi lưu truyền trong nhân gian và được Hồ Chí Minh nhắc lại cho phụ nữ biết để tiếp tục phát huy: Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta. Truyền thống đánh giặc giữ nước của phụ nữ Việt Nam đã được kế thừa và phát huy từ thế hệ này đến thế hệ khác. Không chỉ có Hai Bà Trưng mà có hàng vạn “Bà Trưng” đã hiện hữu, đó là Đô đốc Bùi Thị Xuân, bà Đốc Khuy (tên thật là Trần Thị Khuy, người Hải Hưng cũ), con gái của ông Lãi Khuy, một lãnh tụ nghĩa quân Bãi Sậy. Khi cha mình bị tử trận, bà đứng lên thay cha chỉ huy nghĩa quân và được phong tới chức đốc binh và rất nhiều phụ nữ vô danh khác đã góp phần xương máu của mình làm rạng danh cho “non sông gấm vóc Việt Nam”. Không chỉ có “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, không chỉ góp công sức, xương máu đánh giặc giữ nước mà người phụ nữ còn đảm nhiệm và tham gia tích cực vào mọi công việc của xã hội, trong lao động sản xuất. “Từ trước đến nay phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính” [48, tr. 87-88]. Những phẩm chất đáng kính ấy được thể hiện qua hình ảnh của Nguyên phi ỷ Lan, một phụ nữ đại diện cho việc giữ chính quyền. “Bà đã thay vua Lê Thánh Tông trông coi việc triều đình khi nhà vua đem quân đi đánh Chiêm - Thành, lại gợi ý cho vua Nhân Tông trong việc bảo vệ trâu bò để đảm bảo việc cày bừa của dân gian” [30, tr.130]. Đó là Thái hậu Dương Văn Nga, bà là đại diện cho những hành động thức thời trong đời sống hoạt động chính trị của những người phụ nữ, thay chồng lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn thử thách. Trên đất nước ta còn vô số những người phụ nữ khác thay chồng và con trai quản lý xóm làng những lúc giặc tràn tới xâm lược. Ngoài ra, trên các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, nhiều phụ nữ đã để lại những áng văn thơ nổi tiếng có tác động đến thắng lợi của cách mạng và được lưu truyền cho tới tận hôm nay. Đó là những thi sĩ nổi tiếng như: Nhân Khanh, Đoàn Thị Điểm, Nguyệt Đình, Lê Ngọc Hân, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương ... v.v. Họ đều có chung một suy nghĩ: phụ nữ Việt Nam đã kiên trì dũng cảm đảm nhiệm mọi công việc trong phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của toàn dân ta. “Phụ nữ Việt Nam ta đã có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù” [48, tr.85]. Yêu nước thiết tha và sẵn sàng hy sinh vì nước, tinh thần ấy ở các thế hệ phụ nữ đã trở thành truyền thống như Hồ Chí Minh đã tổng kết, và họ đã bền bỉ đem tinh thần ấy phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Hơn ai hết, phụ nữ rất hiểu: Mục đích và ước mơ ấy của họ chỉ trở thành sự thực, khi có Đảng của giai cấp công nhân, Đảng của dân tộc ta ra đời. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã là ngọn đuốc sáng chỉ lối đưa đường cho phụ nữ cùng toàn dân tiến lên giải phóng dân tộc, giải phóng chính mình mà Hồ Chí Minh là tác giả của công cuộc vĩ đại đó. 1.2.1.2. Vị trí, vai trò của phụ nữ từ khi có Đảng * Vị trí, vai trò của phụ nữ trong cách mạng giải phóng dân tộc Phụ nữ Việt Nam nhận ra rằng, Đảng chẳng những là Đảng của giai cấp công nhân, của dân tộc mà còn là Đảng của giới mình. Do đó, tập hợp dưới lá cờ Đảng, theo Đảng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng cho dân tộc, cho giới mình, rõ ràng là tất yếu đối với phụ nữ. Ghi nhận công lao của phụ nữ, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong thời kỳ cách mạng hoạt động bí mật và trong những năm kháng chiến chống bọn thực dân Pháp và lũ can thiệp Mỹ, phụ nữ ta đều có công lao lớn” [50, tr.148]. Đặc biệt trong thời kỳ hoạt động bí mật, Hồ Chí Minh đã khen ngợi và đánh giá công lao to lớn của phụ nữ. Nhiều phụ nữ đã bất chấp sự lùng sục, khủng bố dữ dội của kẻ thù, những mẹ, những chị là cơ sở cho cách mạng, lúc nào cũng bền bỉ, xả thân giúp đỡ, nuôi nấng, che dấu và bảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan