Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

Trong những năm vừa qua, thế giới đã xảy ra biết bao nhiêu những biến động to lớn trên rất nhiều phương diện, nhưng công cuộc đổi mới ở Việt Nam vẫn giành được những thành tựu quan trọng, được bạn bè thế giới khâm phục. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự nghiệp đổi mới của nước ta đang đứng trước những thời cơ và cả thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, phán đoán, xử lý kịp thời mới có thể giữ vững ổn định chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế. Để đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu, nhiệm vụ đó, điều đầu tiên và cấp thiết nhất đối với Đảng ta là phải có được một đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” từ Trung ương đến cơ sở. Bởi vì như Lênin người thầy của giai cấp vô sản đã từng nói: “Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[34, tr.473]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc có thành công hoặc thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Vì thế hơn lúc nào hết, chúng ta phải trở lại nghiên cứu một cách thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng hiện nay, đặc biệt là phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của người cán bộ. Đó cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới thời kỳ “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”:

Cán bộ là khâu quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được đội ngũ cán bộ tận tuỵ, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng [14, tr.113].

Hiện nay, do những tác động ngày càng mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường dẫn đến hậu quả là “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên bị tha hoá về phong cách, lối sống, làm mất niềm tin trong nhân dân. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn mắc bệnh: độc đoán, chuyên quyền, phong cách làm việc thiếu khoa học, thiếu dân chủ. Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của cán bộ được đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung. Vấn đề này còn đặc biệt có ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp sơ sở ở tỉnh Hưng Yên – một tỉnh mới tái lập - địa phương nơi tôi đang công tác, bởi ở đây vấn đề cán bộ không chỉ chứa những đặc điểm chung mà còn nhiều yếu tố bức xúc,đòi hỏi cần có những phương hướng, những giải pháp nhằm nâng cao một bước năng lực của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi bên cạnh những mặt đã làm được, đội ngũ cán bộ ở Hưng Yên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vẫn còn nhiều bất cập về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý. làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả công việc.

 

doc111 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, thế giới đã xảy ra biết bao nhiêu những biến động to lớn trên rất nhiều phương diện, nhưng công cuộc đổi mới ở Việt Nam vẫn giành được những thành tựu quan trọng, được bạn bè thế giới khâm phục. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự nghiệp đổi mới của nước ta đang đứng trước những thời cơ và cả thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, phán đoán, xử lý kịp thời mới có thể giữ vững ổn định chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế. Để đáp ứng và giải quyết được những yêu cầu, nhiệm vụ đó, điều đầu tiên và cấp thiết nhất đối với Đảng ta là phải có được một đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên” từ Trung ương đến cơ sở. Bởi vì như Lênin người thầy của giai cấp vô sản đã từng nói: “Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”[34, tr.473]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc có thành công hoặc thất bại cũng do đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Vì thế hơn lúc nào hết, chúng ta phải trở lại nghiên cứu một cách thấu đáo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng hiện nay, đặc biệt là phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của người cán bộ. Đó cũng là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới thời kỳ “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”: Cán bộ là khâu quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được đội ngũ cán bộ tận tuỵ, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng [14, tr.113]. Hiện nay, do những tác động ngày càng mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường dẫn đến hậu quả là “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên bị tha hoá về phong cách, lối sống, làm mất niềm tin trong nhân dân. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn mắc bệnh: độc đoán, chuyên quyền, phong cách làm việc thiếu khoa học, thiếu dân chủ. Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của cán bộ được đặt lên hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung. Vấn đề này còn đặc biệt có ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp sơ sở ở tỉnh Hưng Yên – một tỉnh mới tái lập - địa phương nơi tôi đang công tác, bởi ở đây vấn đề cán bộ không chỉ chứa những đặc điểm chung mà còn nhiều yếu tố bức xúc,đòi hỏi cần có những phương hướng, những giải pháp nhằm nâng cao một bước năng lực của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi bên cạnh những mặt đã làm được, đội ngũ cán bộ ở Hưng Yên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vẫn còn nhiều bất cập về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý... làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả công việc. Với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên nói riêng, tôi chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng Hồ Chí minh về cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề quan trọng, thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ dưới nhiều góc độ khác nhau. Có những công trình đi vào nghiên cứu toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, có công trình chỉ đi vào khía cạnh nhỏ trong công tác cán bộ. Các công trình nghiên cứu của các tác giả được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, các bài đăng trên các sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học. Đó là nguồn tư liệu quý báu giúp tôi kế thừa trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài của mình. Ví dụ như công trình: Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của GS. Đặng Xuân Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ của PGS.TS Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002; Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, chuyên đề khoa học cấp nhà nước KX.02, chủ nhiệm đề tài: GS Đặng Xuân Kỳ; Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đảng viên hiện nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Trang, 2002; Tập kỷ yếu hội thảo khoa học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ do Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gồm hàng trăm bài nghiên cứu, đề cập nhiều khía cạnh trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh... Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sỹ, nhiều bài báo của các nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học theo tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ như: Thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về: “cần, kiệm, liêm, chính”; chống tham ô, lãng phí và quan liêu của tác giả Trần Đình Quảng, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 289, 2003; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp lãnh đạo và việc xây dựng, rèn luyện phương pháp, phong cách công tác của cán bộ chính trị trong quân đội ta hiện nay của tác giả Bùi Thế Đăng, Tạp chí khoa giáo số 5, 2005; Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, tác giả Cẩm Bá Tiến, 2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thanh Hoá hiện nay, Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Khắc Hằng, 2004.... Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ dưới nhiều góc độ khác nhau như vấn đề rèn luyện đạo đức, năng lực của cán bộ, một số nội dung quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ... song có thể nói chưa có nhà khoa học nào đi sâu nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta hiện nay một cách có hệ thống. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, luận văn vận dụng để đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt tới mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ làm rõ: Phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ; Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay, trọng tâm là phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác; Đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ - Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là vấn đề lớn. Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ: Vị trí cán bộ; tiêu chuẩn cán bộ; phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của cán bộ.. từ đó làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề ra phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh , các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lôgic lịch sử biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra xã hội học, phân tích tổng hợp 6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Góp phần làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ - Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên, đưa ra một số kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên nói riêng. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh. - Cung cấp những luận chứng về cơ sở khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo tỉnh Hưng Yên làm cơ sở để tham mưu cho lãnh đạo tiến hành đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở địa phương. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được kết cấu làm 3 chương, 11 tiết. Chương 1 Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ 1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng 1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về cán bộ Cán bộ là một danh xưng rất đẹp, đầy niềm tự hào và vinh dự trong nhân dân ta. Nói đến cán bộ là nói đến một lớp người mới, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hy sinh cho cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân, gần gũi với dân chúng. Cán bộ có nhiều cách hiểu với phạm vi rộng hẹp và ở từng nước khác nhau. ở nước ta cán bộ được sử dụng phổ biến từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nói đến định nghĩa cán bộ là gì? người ta thường nhắc tới hai phía cạnh: Người cán bộ có chức vụ ở cơ quan nhà nước hoặc trong một tổ chức nào đó. Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất cả những người thoát ly, làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, quân đội, được hưởng lương. Trong Từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 1993, khái niệm cán bộ được định nghĩa là: Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước (như cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị) Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường không có chức vụ. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Hồ chí Minh rất coi trọng vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Người coi vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề then chốt quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, và “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là người đem chính sách của chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. [45, tr. 54]. Do đó, Người yêu cầu mỗi cán bộ phải luôn tự rèn luyện, phải luôn giữ được tư cách của người cán bộ cách mạng. Trước hết, theo Hồ Chí Minh người cán bộ cách mạng phải là người luôn giữ chủ nghĩa cho vững, ít ham muốn về vật chất, ngày đêm nghĩ đến sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và nhân loại. Đó là những con người biết phân biệt giữa “thiện” và “ác”, “chính” và “tà”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu những người cán bộ khi đã tự nguyện đi làm “công bộc của dân thì trước hết phải thực hiện nghiêm túc bốn đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, một lòng vì nước, vì dân. 1.1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Trong đội ngũ cán bộ đông đảo, cán bộ lãnh đạo (cán bộ chủ chốt) lại là nòng cốt của đội ngũ ấy. Đó là những người tham gia một tập thể lãnh đạo của tổ chức Đảng, cơ quan chính quyền, hành chính, sự nghiệp, đoàn thể hay tổ chức quản lý kinh doanh…từ cấp trung ương đến cấp cơ sở. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta khẳng định, nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Để thực hiện tốt được những nhiệm vụ chiến lược quan trọng đó, Đảng xác định phải đổi mới công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, coi đó là là khâu đột phá. Trong Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI nêu rõ: “Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng” [10, tr.126]. Trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác Lênin, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng giai cấp vô sản và chính đảng của mình muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững được chính quyền thì phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ trung thành, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng. Cán bộ đích thực phải là những cán bộ cách mạng chuyên nghiệp, là rường cột của đất nước. Đội ngũ cán bộ và vai trò lãnh đạo của Đảng có mối quan hệ biện chứng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ vững mạnh làm cho Đảng vững mạnh, tạo được uy tín trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh rất tâm đắc với quan điểm của V.I. Lênin: “Không một phong trào cách mạng nào vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo” [34, tr.158]. Theo Lênin không có một đội ngũ cán bộ đông đảo về số lượng, đặc biệt đảm bảo về chất lượng thì không thể nói tới quyền lãnh đạo. Lênin cho rằng: “Người cộng sản lãnh đạo chỉ có một cách duy nhất để chứng minh quyền lãnh đạo của mình, đó là tìm cho mình được nhiều, ngày càng nhiều những người phụ tá…, biết giúp đỡ họ làm việc, biết đề bạt họ, biết giới thiệu và chú ý đến kinh nghiệm của họ” [37, tr.407]. Khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong tổng hoà các mối quan hệ đa chiều. Hồ Chí Minh xác định: “Cán bộ là những người đem chính sách của đảng, của chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình dân chúng báo cáo cho đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy cán bộ là gốc của mọi công việc” [45, tr.269] . Trong quá trình tổ chức thực hiện, cán bộ phải nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thu nhận được những kinh nghiệm thực tiễn để phản ánh với đảng và nhà nước, hoàn thiện đường lối, chính sách ngày càng phù hợp với đòi hỏi khách quan của cuộc sống. Tuy nhiên, để có đủ trình độ năng lực, có thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, Đảng phải coi trọng công tác giáo dục, huấn luyện, đào tạo cán bộ. Người nói: huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn thì mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” [46, tr.46]. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, bởi vì chủ trương chính sách của nhà nước có đúng, cán bộ làm sai, cán bộ yếu kém thì cũng không có hiệu quả. Hồ Chí Minh đã đi xa hơn, sâu hơn chỉ ra cội rễ của vấn đề một cách vừa cụ thể, vừa có tính tổng quát: Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách dù đúng mấy cũng vô ích. Đồng thời, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của người cán bộ trong xã hội mới không phải là “ông quan cách mạng”, càng không phải là người có “quyền sinh, quyền sát” như vua chúa thời phong kiến, mà chỉ là người đại diện, người đại biểu của nhân dân, có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ của nhân dân giao phó. Vai trò hết sức quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng còn thể hiện ở chỗ: nếu thiếu họ thì không có cách mạng, mục tiêu đề ra không thể hoàn thành, cán bộ có vai trò quyết định đối với công việc “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [45, tr.240]. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi đảng viên của đảng đều có thể xem là cán bộ. Người vẫn thường dùng khái niệm: “cán bộ, đảng viên” để chỉ đội ngũ cán bộ nói chung, có khi họ không nắm chức vụ gì, nhưng vẫn có vai trò lãnh đạo vì họ là một thành viên của Đảng, mà Đảng có trách nhiệm lãnh đạo chính quyền và toàn thể nhân dân thực hiện sức mạnh của mình. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở. Bởi vì đội ngũ này là những người gần dân nhất, cách mạng có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ này. Người viết: “Cấp xã là người gần gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [45, tr. 371]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ các cấp đều có vị trí quan trọng và có liên hệ chặt chẽ với nhau trong tổ chức của Đảng. Nêú cán bộ lãnh đạo ở cấp Trung ương là những cán bộ cấp chiến lược có trách nhiệm hoạch định, hoặc gắn với việc hoạch định chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, thì cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở lại có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng và hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, trực tiếp lãnh đạo các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. 1.2. Tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng, phải tự giác rèn luyện về mọi mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực, để xứng đáng: “Vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Người đề ra tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ không phải từ ý muốn chủ quan của bản thân, mà do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng. Muốn sự nghiệp cách mạng thành công, đất nước được độc lập, nhân dân được tự do, hạnh phúc để đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành đòi hỏi những người cán bộ phải vừa có “đức” vừa có “tài” vừa “hồng” vừa “chuyên” sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, ở mọi lúc mọi nơi luôn đặt lợi ích của đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Theo Hồ Chí Minh, những tiêu chuẩn căn bản của người cán bộ cách mạng là: 1.2.1. Đạo đức cách mạng là gốc của người cán bộ Theo Hồ Chí Minh đã là người cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng. Giữ được đạo đức cách mạng mới có thể trở thành người cán bộ cách mạng chân chính. Bởi vì: Mọi việc thành công hay thất bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không, Người cho rằng: Người đảng viên, người cán bộ tốt, muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư. Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điễm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm. Đồng thời người nhắn mạnh: Người cách mạng thì phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Người coi đạo đức của người cách mạng như gốc của cây, ngọn nguồn của suối của sông; “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [45, tr.252 - 253]. Hồ Chí Minh cho rằng: Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang [49, tr.283]. Ngay từ những năm đầu chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản, trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người đã chỉ rõ tư cách của người cách mạng trong các mối quan hệ: đối với mình, đối với người và đối với việc. Từ giữa những năm 20 của thế kỉ XX cho đến khi qua đời (2/9/1969), Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhấn mạnh đến các tiêu chí, phẩm chất đạo đức của người cán bộ Đảng viên. Trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến những phẩm chất cơ bản của người cán bộ, đảng viên: Một là, trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Nho giáo phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên mệnh đề này đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào đó nội dung mới. Nếu như trước kia, trung quân là trung thành với vua, vì vua là Thiên tử gánh vác mệnh Trời trông coi vận nước, nước là nước của vua, thì nay phạm trù đó đã được mang nội hàm mới: Trung với Đảng, trung với nước. Còn hiếu trước đây chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình, là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, nay nội dung đó đã được mở rộng, ý nghĩa lớn lao hơn nhiều, không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà với toàn dân tộc. Như vậy, tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế truyền thống đó. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước. Hiếu với dân là thương dân, là phục vụ hết lòng để được dân tin yêu, quý mến. Hiếu với dân trong đó có cha mẹ mình, phải biết phấn đấu hi sinh, đem lại độc lập tự do, dân chủ, hạnh phúc cho dân, sống cuộc sống của dân, nói tiếng nói của dân. Hiếu với dân là mỗi cán bộ, Đảng viên phải biết tin vào dân, dựa và dân, gần gũi, giúp đỡ dân, lo cho cuộc sống của dân ngày càng tốt hơn. Người nhấn mạnh: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” [44, tr.47]. Chính quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Hiếu với dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là dù mỗi cán bộ dù ở bất cứ cương vị gì, giữ trọng trách gì cũng phải xuất phát từ dân, thực hành dân chủ, “Làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [52,tr.223]. Hồ Chí Minh dạy rằng, Đảng và Chính phủ trước hết là người lãnh đạo, và là công bộc của nhân dân chứ không phải là “ quan cách mạng”, không phải để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”. Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói đó của người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị, đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau. Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã nói “điều chủ chốt nhất” của đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”, là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “ trung với nước, hiếu với dân”, hơn nữa là “ tận trung, tận hiếu” thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thực trung thành của nhân dân. Hai là, gần dân, quan hệ mật thiết với nhân dân, yêu thương con người Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là danh nhân văn hoá, trước hết bởi tư tưởng nhân văn cao cả của Người. Đối với cán bộ, một trong những yêu cầu hàng đầu mà Người đặt ra là tinh thần hy sinh, phục vụ nhân dân, tin tưởng và yêu mến nhân dân, quan hệ mật thiết với nhân dân, yêu thương đồng bào, yêu nhân loại. Đối với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người trước hết được dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột: từ người phu đường đến người bạn tù trong ngục tối và cả em bé đang nằm trong nôi. Hồ Chí Minh yêu thương dân tộc, yêu thương con người và đó là điểm xuất phát để Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại khỏi áp bức bất công. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [44, tr.161]. Tình yêu thương bao la và sâu sắc này mang lại sức mạnh cho Hồ Chí Minh, cho những người cách mạng vượt qua muôn trùng thử thách, khó khăn trên đường cách mạng. Với Hồ Chí Minh, yêu thương con người không phải chỉ tồn tại như một đạo lý mà phải được thể hiện sinh động trong hoạt động hàng ngày giữa người với người. Điều đó đòi hỏi mọi người phải luôn luôn, chặt chẽ, nghiêm khắc với bản thân mình, rộng rãi, độ lượng với người khác, phải biết cách nâng con người lên chứ không phải là hạ thấp, càng không phải là vùi dập con người. Tình yêu thương con người theo Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở sự bao dung đối với những người có sai lầm, khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
  • docmuc luc1.doc
Tài liệu liên quan