Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới, người sáng lập, rèn luyện Đảng ta và xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người gắn liền với thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Việt Nam - Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử thế giới hiện đại như một bản anh hùng ca bất diệt. Tư tưởng của Người soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong suốt hơn 76 năm qua.
Ngày nay càng khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi sáng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiến lên xây dựng một đất nước "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Từ thực tiễn của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong điều kiện hoàn cảnh trong nước và thế giới có những thay đổi và biến động phức tạp, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn để vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khẳng định tư tưởng của Người, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động. Sự khẳng định đó đã được tiếp tục ghi vào các văn kiện qua các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được mục tiêu ấy vấn đề xây dựng chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản nhất. Đó là vấn đề xây dựng một nhà nước kiểu mới dân chủ nhân dân.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có ý nghĩa vạch thời đại của dân tộc ta. Cách mạng Tháng Tám đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là Đảng và Hồ Chí Minh đã xây dựng một Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam. Đặc trưng nổi bật của Nhà nước cách mạng kiểu mới đó là Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Về xây dựng chính quyền nhà nước của chúng ta đó là chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến Trung ương đều do dân cử ra". Trong hệ thống chính quyền nhà nước, chính quyền cơ sở có vị trí hết sức quan trọng. Người nêu rõ: "cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được thì mọi công việc đều xong xuôi".
Thông qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp sửa đổi một số điều năm 2001 đều thể hiện mục tiêu xây dựng một chế độ nhà nước dân chủ với nguyên tắc nhất quán "Toàn bộ quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân".
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân, vì dân hiện nay vừa là cơ bản, vừa cấp bách, nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
102 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước cấp cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới, người sáng lập, rèn luyện Đảng ta và xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người gắn liền với thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh. Việt Nam - Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử thế giới hiện đại như một bản anh hùng ca bất diệt. Tư tưởng của Người soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong suốt hơn 76 năm qua.
Ngày nay càng khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi sáng cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiến lên xây dựng một đất nước "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Từ thực tiễn của sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong điều kiện hoàn cảnh trong nước và thế giới có những thay đổi và biến động phức tạp, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn để vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khẳng định tư tưởng của Người, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động. Sự khẳng định đó đã được tiếp tục ghi vào các văn kiện qua các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được mục tiêu ấy vấn đề xây dựng chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản nhất. Đó là vấn đề xây dựng một nhà nước kiểu mới dân chủ nhân dân.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có ý nghĩa vạch thời đại của dân tộc ta. Cách mạng Tháng Tám đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thành quả lớn nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là Đảng và Hồ Chí Minh đã xây dựng một Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam. Đặc trưng nổi bật của Nhà nước cách mạng kiểu mới đó là Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Về xây dựng chính quyền nhà nước của chúng ta đó là chính quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến Trung ương đều do dân cử ra". Trong hệ thống chính quyền nhà nước, chính quyền cơ sở có vị trí hết sức quan trọng. Người nêu rõ: "cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được thì mọi công việc đều xong xuôi".
Thông qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp sửa đổi một số điều năm 2001 đều thể hiện mục tiêu xây dựng một chế độ nhà nước dân chủ với nguyên tắc nhất quán "Toàn bộ quyền lực của Nhà nước đều thuộc về nhân dân".
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân, vì dân hiện nay vừa là cơ bản, vừa cấp bách, nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
Với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính quyền cơ sở và việc xây dựng chính quyền cơ sở trong hệ thống chính quyền nhà nnước ở nước ta, việc nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân và đặc biệt là xây dựng chính quyền ở cơ sở là yêu cầu cần thiết. Mặc dù đã có nhiều tác giả nghiên cứu nhiều nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, trên nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu về nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng chính quyền cơ sở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở xã phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nên tôi chọn đề tài "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước cấp cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện nay" để làm luận văn thạc sĩ Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước và pháp luật là một vấn đề có giá trị khoa học đã được rất nhiều giới lý luận nghiên cứu. Đã có rất nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu về chủ đề xây dựng nhà nước kiểu mới của dân do dân vì dân, về xây dựng chính quyền cơ sở trong tổng thể hệ thống chính trị ở cơ sở. Trong đó đáng chú ý là các tác phẩm: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật", Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1995; GS.TS Hoàng Văn Hảo: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - Sự hình thành và phát triển", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; TS. Nguyễn Đình Lộc: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; TS, Nguyễn Xuân Tế: "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Trong chương trình khoa học cấp Nhà nước và pháp luật KX.02 thời kỳ 1991-1995, có một đề tài KX.02-13: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân" do TS. Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm, Viện nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp), GS.TS Hoàng Chí Bảo: "Quan điểm và giải pháp để cũng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở" Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002,...Các công trình nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ kiểu mới ở nước ta, về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở là nguồn tài liệu chủ yếu để chúng tôi sử dụng vào quá trình nghiên cứu.
Hồ Chí Minh đã kế thừa vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. Đây là một nét hết sức độc đáo trong tư tưởng xây dựng nhà nước kiểu mới vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn rất cao của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhằm vạch một chiến lược cơ bản xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Gắn liền với việc nghiên cứu về xây dựng nhà nước kiểu mới, nhiều lãnh tụ và các nhà khoa học đã làm sáng tỏ chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí của Nhà nước của dân do dân vì dân.
Việc xây dựng chính quyền cơ sở nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên-Huế nói riêng từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay tuy đã đạt được nhiều kết quả, song còn nhiều vấn đề trong thực tiễn đang đặt ra cần phải tiếp tục củng cố hoàn thiện cả về tổ chức bộ máy cũng như hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức nhằm bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn hiện nay. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chính quyền nhà nước ở cơ sở là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường củng cố tổ chức bộ máy nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp cơ sở xã, phường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ tính dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân, xây dựng chính quyền ở cơ sở, luận văn vận dụng để đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng chính quyền ở cơ sở tỉnh Thừa Thiên - Huế bảo đảm vững mạnh, dân chủ, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Làm rõ một số nội dung chủ yếu về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; về xây dựng chính quyền ở cơ sở trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Đánh giá thực trạng của chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua, chỉ ra những bức xúc đặt ra hiện nay cần giải quyết.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, dân chủ, hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới, xây dựng chính quyền ở cơ sở là một vấn đề rộng lớn. Trong đề tài này tác giả không tham vọng nghiên cứu toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Dưới góc độ của chính trị học, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân,vì dân và xây dựng chính quyền ở cơ sở, từ đó tác giả vận dụng vào việc xây dựng chính quyền cơ sở ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bảo đảm trong sạch, vững mạnh, dân chủ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Thời gian khảo sát từ 2000-2005.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Về cơ sở lý luận: Để giải quyết vấn đề về xây dựng chính quyền cơ sở ở Thừa Thiên - Huế, tác giả đã nghiên cứu và vận dụng các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới. Cũng như việc nghiên cứu các quan điểm, đường lối về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt là các chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước trong thời kỳ đổi mới đó là Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII, Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7, khoá VIII, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả vận dụng phương pháp biện chứng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung như là phương pháp lôgíc học để giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống. Ngoài ra tác giả còn ứng dụng và sử dụng các phương pháp như điều tra xã hội học, thống kê, so sánh... để lý giải các vấn đề của luận văn đặt ra.
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
- Đóng góp mới của luận văn:
+ Luận văn đã đưa ra được những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền cơ sở trong tổng thể xây dựng chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta.
+ Luận văn đưa ra được một số giải pháp nhằm xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, dân chủ, trọng sạch, hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Ý nghÜa cña luËn v¨n:
+ Gãp phÇn lý gi¶i vµ lµm s¸ng tá h¬n viÖc vËn dông t tëng Hå ChÝ Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền cña d©n, do d©n, v× d©n ®èi víi viÖc xây dựng nhà nước nói chung và x©y dùng chÝnh quyÒn c¬ së nói riêng.
+ KÕt qu¶ nghiªn cøu cña luËn v¨n gãp phÇn cung cÊp nh÷ng luËn cø khoa häc cho viÖc ho¹ch ®Þnh, ®iÒu chØnh mét sè chñ tr¬ng, chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ Nhµ níc trong viÖc x©y dùng Nhµ níc ph¸p quyÒn cña d©n, do d©n, vì d©n nãi chung vµ c¬ së nãi riªng.
+ LuËn v¨n cßn có thể vËn dông để lµm t liÖu nghiªn cøu, tham kh¶o trong viÖc gi¶ng d¹y bé m«n t tëng Hå ChÝ Minh, m«n Nhµ níc - Ph¸p luËt, Chính trị học t¹i c¸c trêng chÝnh trÞ.
7. KÕt cÊu cña luËn v¨n
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM
1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1.1.1. Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã chứng minh rằng nhà nước ra đời là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, là kết quả của sự phân chia giai cấp. Nhà nước là một hiện tượng vận động của xã hội loài người. Nhà nước xuất hiện, phát triển và sẽ mất đi khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa. Trong xã hội loài người từng tồn tại 4 kiểu nhà nước, tương ứng với 4 hình thái kinh tế - xã hội. Đó là kiểu nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Từ thực tế cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản và nhà nước của nó, Các Mác đã rút ra kết luận rằng: Giai cấp vô sản muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì phải dùng bạo lực đập tan bộ máy nhà nước ăn bám, bóc lột của giai cấp tư sản và thiết lập nhà nước của giai cấp vô sản. Sau khi xoá bỏ nhà nước tư sản, giai cấp công nhân xây dựng nhà nước mới, thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Lý luận của Mác về nhà nước vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX khi chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi châu Âu và Bắc Mỹ, khi giai cấp công nhân đã trưởng thành và lấy triết học Mác làm vũ khí để tiến hành đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp tư sản và hệ thống chính quyền nhà nước tư sản.
V.I. Lênin đã kế thừa và bổ sung những quan điểm của Mác-Ăngghen trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc ở cuối thế kỷ XIX. Từ thực tế lịch sử thế giới, Lênin cho rằng, cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi ở những mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản Nga là dùng bạo lực cách mạng, đập tan bộ máy nhà nước áp bức bóc lột nhân dân của Nhà nước Nga Sa Hoàng, giải phóng nhân dân các dân tộc bị Nhà nước tư sản Nga thống trị, thành lập Nhà nước Xô viết.
Để chính quyền thuộc về nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo thì phải xây dựng một Đảng cách mạng chân chính có đủ khả năng đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng cách mạng, lấy liên minh công nông làm nòng cốt. Đảng mác-xít phải vạch ra chiến lược, sách lược đấu tranh đúng đắn, phải nhanh chóng xây dựng nhà nước kiểu mới. Hệ thống chính quyền nhà nước mới có đủ khả năng trấn áp các phần tử chống đối lại cách mạng và tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội do nhân dân làm chủ không còn bóc lột, áp bức, nô dịch.
Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, mang bản chất của giai cấp công nhân, nhà nước pháp quyền do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhà nước kiểu mới xoá bỏ ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản thống trị, thiết lập chính quyền cách mạng về tay nhân dân, nên về bản chất của nó khác hẳn với các nhà nước bóc lột thể hiện trên cả phương diện bản chất giai cấp, tính dân chủ và vai trò sáng tạo xây dựng xã hội mới của nhân dân lao động, trên cơ sở liên minh công nông và tầng lớp trí thức. Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động mà nòng cốt là giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên do đặc điểm và hoàn cảnh của mỗi nước khác nhau, nên trong quá trình đấu tranh giành chính quyền và xây dựng nhà nước kiểu mới, ở mỗi nước nên chọn cho mình những phương pháp đấu tranh và xây dựng hình thức nhà nước cho phù hợp. Đó là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xây dựng nhà nước XHCN ở nước mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã đi khắp châu Âu, châu Mỹ, châu Phi...để tìm hiểu phong trào cách mạng thế giới, đồng thời khảo sát các kiểu nhà nước đương thời. Người đặc biệt quan tâm nghiên cứu bản chất nhà nước tư sản Mỹ (1776) Pháp (1789) và nhà nước Nga Xô Viết (1917). Hồ Chí Minh đã có những nhận xét về nhà nước tư sản ở Mỹ, Người viết: “Trong lời tuyên ngôn của Mỹ có câu rằng: “Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn cho sung sướng... Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ Chính phủ ấy đi, và gây lên Chính phủ khác...” Nhưng bây giờ Chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai đụng đến Chính phủ!
Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai.
Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi” [40, tr.270].
Hồ Chí Minh đã nhìn thấy thực chất của những từ: tự do, bình đẳng, bác ái, khai sáng, văn minh của giai cấp tư sản, nhất là giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng tư sản Pháp: “Tư bản nó dùng chữ tự do, bình đẳng để lừa dân, xúi dân đánh đổ phong kiến rồi, thì nó thay phong kiến mà áp bức dân" [40, tr.274].
Qua khảo sát nhà nước tư sản Mỹ, nhà nước tư sản Pháp, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: Bản chất của Nhà nước tư sản là bóc lột, nô dịch nhân dân, nó bắt nguồn từ một cuộc cách mạng không triệt để. Người viết: "Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẳn còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức, cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy" [40, tr.274].
Tiếp xúc với nhà nước Nga Xô Viết, Hồ Chí Minh đã đánh giá sự vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười. Người khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” [50, tr.300].
Từ ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 Hồ Chí Minh đánh giá cao kiểu nhà nước Xô Viết, đó là: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng dối trá như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công nông các nước và nhân dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh nước Nga dạy cho chúng ta rằng: Muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng công nông làm gốc, phải có đảng vững bền, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại phải theo chủ nghĩa Mã khắc Tư và Lênin" [40, tr.280].
Từ việc đánh giá các kiểu nhà nước đương thời trên thế giới, Hồ Chí Minh đã lựa chọn kiểu Nhà nước Xô Viết, đó là Nhà nước Công, Nông, Binh. Tiếp thu mô hình Nhà nước Xô Viết, qua tác phẩm Đường cách mệnh(1927) chúng ta thấy quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới, Nhà nước XHCN, nhà nước của nhân dân lao động làm chủ. Người khẳng định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì phải quyển giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người” [40, tr.270].
Quan điểm về Nhà nước kiểu mới của Hồ Chí Minh được tiếp tục thể hiện trong Chính cương vắn tắt của Đảng ta (tháng 2 năm 1930) là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập và dựng ra Chính phủ Công, Nông, Binh. Đặc biệt, trong văn kiện Hội nghị TW 8 (tháng 5 năm 1941) do Hồ Chí Minh chủ trì, đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. Hội nghị khẳng định: Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, là chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhiệm vụ của chính quyền dân chủ nhân dân là chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng và bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ, bảo vệ độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Rõ ràng từ ý tưởng, luận điểm thành lập chính quyền công, nông, binh đến việc thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một tư duy sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Sự ra đời của hai văn kiện quan trọng đó là Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp 1946, thể hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ, dân chủ thực sự của dân, do dân và vì dân.
Như vậy, từ tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và cách mạng, từ khảo sát các loại hình nhà nước trên thế giới. Hồ Chí Minh đã lựa chọn kiểu Nhà nước Xô Viết. Nhưng khi xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, thì nhà nước dân chủ nhân dân không rập khuôn máy móc y nguyên Nhà nước Nga Xô Viết, mà vẫn giữ bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước XHCN. Đây là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1.1.2. Xây dựng nhà nước do nhân dân làm chủ
1.1.2.1. Mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân
Xây dựng nhà nước của dân, quyền lực thuộc về nhân dân là điều cơ bản để phân biệt sự khác nhau về bản chất của Nhà nước ta so với Nhà nước tư sản ở châu Âu, châu Mỹ và Nhà nước thực dân phong kiến ở Việt Nam trước năm 1945. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tháng 8 năm 1945 thắng lợi là cơ sở cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Đó là nhà nước của dân, quyền bính thuộc về nhân dân.
Sau ngày Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, khi nêu ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đó là tư tưởng về xây dựng nhà nước dân chủ, muốn thể hiện đầy đủ tính dân chủ nhân dân thì nhà nước phải tổ chức ra một bộ máy thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu và phải có hiến pháp và pháp luật để quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Người khẳng định: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp... Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” [42, tr.8]. Tổng tuyển cử là một biểu hiện về quyền dân chủ chính trị của nhân dân, đảm bảo chế độ dân chủ, tự do. Chính sách bầu cử và ứng cử là vấn đề cốt tử để đảm bảo tính hợp hiến trong xây dựng bộ máy nhà nước. Chính sách đó là tự do hay hạn chế, bình đẳng hay phân biệt, giả hay thật, áp đặt hay tự do lựa chọn, là những chuẩn mực để xem xét một bộ máy chính quyền có thực sự của dân hay không. Hồ Chí Minh đã chỉ ra tính chất của nhiệm vụ ấy: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân lựa chọn những người có tài có đức, để gánh vác công việc nhà nước. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết. Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội...” [42, tr.133]. Người còn nhấn mạnh: “Chế độ tuyển cử của nước ta thực hiện dân chủ đồng thời thực hiện sự đoàn kết toàn dân” [47, tr.591]. Với một Quốc hội được bầu ra bằng phổ thông đầu phiếu đã bảo đảm cho đất nước một Hiến pháp dân chủ. Tổng tuyển cử là tự do, bình đẳng, là dân chủ và đoàn kết trong tổ chức bộ máy nhà nước, là một bảo đảm cho Nhà nước ta thể hiện bản chất giai cấp lại vừa đại diện cho quyền lợi của toàn dân tộc. Đó là tư tưởng của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Với tư tưởng chỉ đạo, bằng việc động viên nhân dân vào sinh hoạt chính trị trọng đại nhất của đất nước, Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại biểu cho ý chí của toàn dân và Quốc hội cử ra Chính phủ chính thức. Hồ Chí Minh khẳng định: "Chính phủ đó thật là chính phủ của toàn dân", điều đó khẳng định sự ra đời của chế độ xã hội mới dựa trên nền tảng dân chủ. Thông qua nhà nước do mình cử ra, quyền lực của nhân dân trở thành quyền lực mang tính nhà nước với chủ thể là nhân dân. Do vậy, quyền lực nhà nước có cội nguồn từ nhân dân, xuất phát từ nhân dân, nhân dân tạo lập nên bộ máy nhà nước và uỷ quyền cho nhà nước thay mặt mình thực hiện quyền lực ấy. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính phủ này tỏ rõ cái tinh thần quốc dân liên hiệp, là một chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ cùng xây dựng một nước Việt Nam mới. Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia” [42, tr.430].
Như vậy thực hiện dân chủ trong chính trị đã hình thành một thiết chế nhà nước dân chủ nhân dân, để thực hiện và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Nhà nước của dân là sản phẩm của cuộc tổng tuyển cử, nhân dân bầu ra nhà nước, nhưng nhân dân có trách nhiệm xây dựng nhà nước bằng cách tham gia xây dựng chính quyền nhà nước từ cơ sở đến Trung ương. Hồ Chí Minh nêu rõ quan điểm: Tất cả quyền bính trong cả nước là của toàn dân. Việc nước là việc chung. Mỗi con rồng cháu tiên, bất kỳ già trẻ trai gái, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo...đều phải ghé vai gánh vác một phần. Nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng và quản lý nhà nước. Về quan điểm phục vụ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập một cách biện chứng giữa nhà nước với nhân dân, đó là: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, Chính phủ chỉ có mục đích là phụng sự cho lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tuỵ của dân” [42, tr.76].
Hồ Chí Minh có quan điểm rất rõ ràng về việc thiết lập quyền lực của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước. Dân có quyền kiểm tra, giám sát cũng như việc xem xét chất lượng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- MỤC LỤCnew.doc