Luận văn Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay

Từ xưa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự thành công, thất bại của công việc, hoặc sự tồn vong, thịnh suy của mọi quốc gia, chế độ đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý, vào hiền tài của quốc gia. Cách đây hơn 500 năm, vua Lê Thánh Tông giao cho Thân Nhân Trung soạn một bài văn bia ở Văn Miếu (Thăng Long) để nói về ý nghĩa của khoa thi hội năm 1442. Trong văn bia, có đoạn: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài, bồi đắp thêm nguyên khí".

V.I.Lênin, người thầy của giai cấp vô sản, đã viết: “Trong lịch sử, chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [16, tr.437].

Đối với cách mạng nước ta hiện nay, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ có tầm quan trọng vừa mang tính khoa học vừa là yêu cầu của cuộc sống, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Từ Đại hội Đảng lần thứ VII (6-1991) trở đi, Đảng ta nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh và trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Trong hệ thống các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về cán bộ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là một hệ thống các quan điểm về vị trí, vai trò, yêu cầu, phẩm chất và năng lực của cán bộ, về công tác cán bộ với các mắt khâu liên hoàn: quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, đánh giá, sử dụng cán bộ, về chính sách đối với cán bộ. Hồ Chí Minh coi: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [28, tr.269]. "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [28, tr.273]. "Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp" [28, tr.274]. Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" [28, tr.54].

Hiện nay, cách mạng Việt Nam đang đứng trước thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hơn lúc nào hết, chúng ta càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng và tính chất khó khăn, phức tạp của vấn đề cán bộ và công tác cán bộ.

Đứng trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, chứa đựng cả thuận lợi và thách thức, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi chúng ta phải triển khai chiến lược cán bộ đạt hiệu quả cao đáp ứng được đòi hỏi trước mắt, cấp bách và yêu cầu lâu dài của nhiệm vụ cách mạng. Trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, đặc biệt cấp tỉnh nói riêng, ngoài những ưu điểm rất cơ bản, còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, mắc bệnh độc đoán chuyên quyền, làm việc thiếu khoa học, vi phạm nghiêm trọng vấn đề dân chủ Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp có bề dày về truyền thống lịch sử trong kháng chiến cũng như trong kiến quốc. Trong sự nghiệp cách mạng, đội ngũ cán bộ Thái Bình luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết, có năng lực lãnh đạo nhân dân cùng cả nước vượt qua bao khó khăn thử thách đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước. Trong công cuộc đổi mới, việc thực hiện CNH, HĐH ở một tỉnh thuần nông là rất khó khăn. Song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình đã đồng lòng ra sức thi đua, nỗ lực tập trung 5 điểm đột phá để tăng trưởng kinh tế, phấn đấu cho một tỉnh Thái Bình ngày càng giàu mạnh.

Những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế Thái Bình có nhiều khởi sắc, 5 trọng tâm tạo bước đột phá kinh tế của tỉnh được triển khai thực hiện toàn diện, đạt kết quả khả quan góp phần đưa GDP tăng nhanh, trong đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng đáng kể trong cơ cấu GDP. Đời sống nhân dân Thái Bình từng bước cải thiện và nâng cao bộ mặt nông thôn, không ngừng đổi mới. Với truyền thống cách mạng, tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo của người Thái Bình cùng chính sách cởi mở thông thoáng của tỉnh, sẽ là những điều kiện tốt để tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà doanh nghiệp, nhiều nhà khoa học và nhà băng ở trong và ngoài nước đến sát cánh cùng nhân dân Thái Bình trong hành trình đầy gian khó, biến những tiềm năng lớn lao của ngày hôm nay thành cuộc sống tươi đẹp ngày mai vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Thái Bình trở thành “điểm nóng” của cả nước về những bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội, gây hoang mang dao động, làm mất lòng tin nghiêm trọng của nhân dân với cán bộ lãnh đạo. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất ổn đó, song nguyên nhân cơ bản là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội, công tác cán bộ còn chưa được coi trọng đúng mức, thực hiện thiếu đồng bộ, vấn đề cán bộ còn quá nhiều bất cập khiến lòng dân không yên

 

doc121 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở thái bình trong giai đoạn hiện nay Hà nội - 2009 Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương 1: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình theo quan điểm Hồ Chí Minh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn 9 1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình 9 1.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình từ năm 2005 đến nay, những vấn đề đặt ra 33 Chương 2: Mục tiêu, phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình theo quan điểm Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 59 2.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 59 2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 67 Kết luận 103 Danh mục tài liệu tham khảo 106  Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn BCH : Ban Chấp hành BTV : Ban Thường vụ CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH : Chủ nghĩa xã hội GDP : Thu nhập bình quân đầu người HĐND : Hội đồng nhân dân THPT : Trung học phổ thông UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xưa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự thành công, thất bại của công việc, hoặc sự tồn vong, thịnh suy của mọi quốc gia, chế độ đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý, vào hiền tài của quốc gia. Cách đây hơn 500 năm, vua Lê Thánh Tông giao cho Thân Nhân Trung soạn một bài văn bia ở Văn Miếu (Thăng Long) để nói về ý nghĩa của khoa thi hội năm 1442. Trong văn bia, có đoạn: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp. Bởi vậy, các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có đời nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo hiền tài, bồi đắp thêm nguyên khí". V.I.Lênin, người thầy của giai cấp vô sản, đã viết: “Trong lịch sử, chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [16, tr.437]. Đối với cách mạng nước ta hiện nay, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ có tầm quan trọng vừa mang tính khoa học vừa là yêu cầu của cuộc sống, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài. Từ Đại hội Đảng lần thứ VII (6-1991) trở đi, Đảng ta nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh và trong thực tế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi. Trong hệ thống các nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về cán bộ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là một hệ thống các quan điểm về vị trí, vai trò, yêu cầu, phẩm chất và năng lực của cán bộ, về công tác cán bộ với các mắt khâu liên hoàn: quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, đánh giá, sử dụng cán bộ, về chính sách đối với cán bộ... Hồ Chí Minh coi: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [28, tr.269]. "Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [28, tr.273]. "Vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp" [28, tr.274]. Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy, toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" [28, tr.54]. Hiện nay, cách mạng Việt Nam đang đứng trước thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hơn lúc nào hết, chúng ta càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa, tầm quan trọng và tính chất khó khăn, phức tạp của vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Đứng trước tình hình quốc tế và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, chứa đựng cả thuận lợi và thách thức, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi chúng ta phải triển khai chiến lược cán bộ đạt hiệu quả cao đáp ứng được đòi hỏi trước mắt, cấp bách và yêu cầu lâu dài của nhiệm vụ cách mạng. Trước yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, đặc biệt cấp tỉnh nói riêng, ngoài những ưu điểm rất cơ bản, còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa ngang tầm với yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, mắc bệnh độc đoán chuyên quyền, làm việc thiếu khoa học, vi phạm nghiêm trọng vấn đề dân chủ… Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp có bề dày về truyền thống lịch sử trong kháng chiến cũng như trong kiến quốc. Trong sự nghiệp cách mạng, đội ngũ cán bộ Thái Bình luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết, có năng lực lãnh đạo nhân dân cùng cả nước vượt qua bao khó khăn thử thách đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước. Trong công cuộc đổi mới, việc thực hiện CNH, HĐH ở một tỉnh thuần nông là rất khó khăn. Song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình đã đồng lòng ra sức thi đua, nỗ lực tập trung 5 điểm đột phá để tăng trưởng kinh tế, phấn đấu cho một tỉnh Thái Bình ngày càng giàu mạnh. Những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế Thái Bình có nhiều khởi sắc, 5 trọng tâm tạo bước đột phá kinh tế của tỉnh được triển khai thực hiện toàn diện, đạt kết quả khả quan góp phần đưa GDP tăng nhanh, trong đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ tăng đáng kể trong cơ cấu GDP. Đời sống nhân dân Thái Bình từng bước cải thiện và nâng cao bộ mặt nông thôn, không ngừng đổi mới. Với truyền thống cách mạng, tinh thần lao động cần cù, thông minh, sáng tạo của người Thái Bình cùng chính sách cởi mở thông thoáng của tỉnh, sẽ là những điều kiện tốt để tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà doanh nghiệp, nhiều nhà khoa học và nhà băng ở trong và ngoài nước đến sát cánh cùng nhân dân Thái Bình trong hành trình đầy gian khó, biến những tiềm năng lớn lao của ngày hôm nay thành cuộc sống tươi đẹp ngày mai vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Thái Bình trở thành “điểm nóng” của cả nước về những bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội, gây hoang mang dao động, làm mất lòng tin nghiêm trọng của nhân dân với cán bộ lãnh đạo. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất ổn đó, song nguyên nhân cơ bản là đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội, công tác cán bộ còn chưa được coi trọng đúng mức, thực hiện thiếu đồng bộ, vấn đề cán bộ còn quá nhiều bất cập khiến lòng dân không yên… Vì vậy, để cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình hiện nay là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc. Đó là lý do khiến tôi chọn vấn đề: " Vận dụng quan điểm của Hồ Chớ Minh về cỏn bộ vào việc nõng cao chất lượng đội ngũ cỏn bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thỏi Bỡnh trong giai đoạn hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là vấn đề quan trọng thu hút được nhiều người quan tâm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều góc độ khác nhau. Có những công trình nghiên cứu toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, có công trình nghiên cứu khía cạnh nhỏ của vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Các công trình nghiên cứu đó đã đạt được kết quả khác nhau: có công trình đã được in thành sách, tài liệu để nghiên cứu học tập, có công trình được nghiên cứu dưới dạng chuyên đề, tạp chí, có một số luận văn thạc sĩ, các bài đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học. Tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả dù đạt ở mức độ nào cũng đều chứng tỏ rằng, vấn đề cán bộ đã và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người và rất cần sự tham gia đóng góp ý kiến quí báu của tất cả bạn đọc để giúp Đảng và Nhà nước ta có được chính sách cán bộ đúng đắn đáp ứng nhu cầu của đất nước hiện nay. Riêng đối với tôi, tất cả những tài liệu đó là nguồn tư liệu quý báu để kế thừa nghiên cứu và vận dụng vào viết luận văn của mình. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học trong nước: - Mạch Quang Thắng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. - Mạch Quang Thắng, Đảng Cộng sản Việt Nam - Những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng, Nxb Lao động, Hà Nội, 2007. - Đặng Xuân Kỳ (chủ nhiệm đề tài), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, Chuyên đề khoa học cấp nhà nước KX.02 (giai đoạn 1991-1995). - Bùi Đình Phong, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002. - Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. - Đức Vượng, Hồ Chí Minh với vấn đề đào tạo cán bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. - Phạm Văn Sinh, Thực trạng và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành trong tỉnh Thái Bình đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học xã hội và nhân văn, từ tháng 1/2006 - tháng 12/2006. - Tỉnh uỷ Thái Bình, Báo cáo tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2008, phương hướng, nhiệm vụ năm 2009. Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sĩ và nhiều bài báo của nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học theo chủ đề tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ như: - Nguyễn Văn Quyết, Xây dựng đạo đức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay qua thực tế tỉnh Kiên Giang, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2000. - Phạm Xuân Cát, Hiệu quả và chất lượng lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10, 2006. - Lê Thị Hương Lan, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Hà Nội, 2006. - Lê Quang Trung, Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở vùng dân tộc, miền núi phía Bắc, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8, 2006. - Bùi Đức Lại, Cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình mới, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2+3, 2007. Tất cả các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ dưới nhiều góc độ khác nhau như vấn đề phương pháp, phong cách làm việc, xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ... Song có thể nói rằng: chưa có nhà khoa học nào đi sâu nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh hiện nay ở Thái Bình. Chính vì lý do đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và bước đầu vận dụng nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu để vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ Muốn đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau: - Phân tích những quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ, tập trung vào vấn đề phẩm chất và năng lực lãnh đạo của cán bộ để làm cơ sở cho các nội dung vận dụng vào thực tế của tỉnh Thái Bình hiện nay. - Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cũng như công tác cán bộ của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao phẩm chất và năng lực lãnh đạo cũng như công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Thái Bình theo những quan điểm của Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình theo những quan điểm của Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng: Quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cũng như thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Thái Bình từ năm 2005 đến nay; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước . - Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu luận văn này, tác giả sử dụng một số phương pháp như: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc; phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn Trên cơ sở đối chiếu với những quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ, luận văn nêu lên thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình cũng như thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt đó và đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu giảng dạy, học tập và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh. - Luận văn có thể góp phần cung cấp luận chứng về cơ sở lý luận và thực tiễn do công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết. Chương 1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái bình theo quan điểm hồ chí minh - một số vấn đề lý luận và thực tiễn 1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về cán bộ với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Thái Bình 1.1.1. Một số khái niệm * Cán bộ Trong Từ điển tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa là: a) Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, Đảng và đoàn thể. b) Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức phân biệt với người không có chức vụ. Trong luận văn này, “cán bộ” được hiểu theo nghĩa b trên đây. * Cán bộ chủ chốt Khi bàn về cán bộ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh về cán bộ có chức, có quyền những người chịu trách nhiệm trực tiếp, to lớn, nặng nề trước Đảng, Nhà nước, trước nhân dân và toàn dân tộc. Trong cán bộ lãnh đạo, có một số người được gọi là cán bộ lãnh đạo chủ chốt: “Đó là những người đứng đầu quan trọng nhất có chức vụ cao nhất trong một tập thể, có quyền ra những quyết định về chủ trương, có trách nhiệm và quyền điều hành về một tập thể hoặc tổ chức ấy, thậm chí có thể chi phối, dẫn dắt toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định” [63, tr.35-36]. Như vậy, đây là bộ phận cán bộ rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của một tổ chức và của cả hệ thống chính trị. Việc xác định cán bộ chủ chốt hay không chủ chốt phải căn cứ vào chức trách cụ thể của mỗi cán bộ và đặt trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống tổ chức. Có cán bộ ở cương vị này, trong tổ chức này là chủ chốt nhưng trong mối quan hệ khác vị trí khác lại không phải là chủ chốt. * Chất lượng cán bộ Theo Từ điển Tiếng Việt, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị của một con người, một sự vật, sự việc. Như vậy “Chất lượng của đội ngũ cán bộ là sự tổng hợp chất lượng của từng người cán bộ. Mỗi một cán bộ mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo nên chất lượng và sức mạnh tổng hợp của toàn đội ngũ” [63, tr.319]. Chất lượng của mỗi cán bộ trước hết biểu hiện ở bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ở trình độ được đào tạo về chuyên môn, kiến thức văn hoá và giao tiếp, thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành bộ máy và năng lực tổ chức thực tiễn, đồng thời được biểu hiện ở hoạt động lãnh đạo quản lý, ở uy tín của họ trước tập thể và nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, phẩm chất chính trị của cán bộ phải được đặt lên hàng đầu, là tiêu chuẩn quan trọng quyết định chất lượng của mỗi cán bộ. Bất luận trong hoàn cảnh nào, họ cũng phải là người cầm lái giữ vững định hướng XHCN, trung thành với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, phấn đấu hết mình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Nó thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, gắn liền với hiệu quả hoạt động, nói phải đi đôi với làm, mang lại lợi ích thiết thực cho nước, cho dân, gắn liền với trách nhiệm của mỗi cá nhân, phải thật tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc, là “công bộc”, là “đày tớ” của dân, trung thực, dám đấu tranh cho lẽ phải, công bằng. Chất lượng cán bộ được thể hiện, được tạo thành từ phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ. Vì lẽ đó, yêu cầu về đạo đức của cán bộ là phải thật sự: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư. Nhân dân sẽ dựa vào những chuẩn mực đó để lựa chọn, bầu cán bộ vào các chức danh, đồng thời sẽ loại bỏ những người nào vi phạm đạo đức cách mạng. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả công việc, là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ ở bất kỳ nào. Trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu về trình độ, năng lực của cán bộ phải toàn diện, vừa rộng, vừa sâu. Cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn, hiểu biết những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý mà còn có khả năng nắm bắt, xử lý được các thông tin, các quy luật về kinh tế - xã hội, vận dụng các quy luật đó trong lãnh đạo, quản lý ở từng điều kiện, hoàn cảnh, từng cương vị một cách hiệu quả. Đó là năng lực toàn diện, tổng hợp, luôn thể hiện bằng hiệu quả thực tế, trên cơ sở đó mà đánh giá chất lượng cán bộ. Vậy, một đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là đội ngũ có đủ bản lĩnh, phẩm chất và năng lực nắm bắt được những yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức và ý chí để thiết kế và tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiến trình CNH, HĐH đất nước trên mọi lĩnh vực, bảo đảm thực hiện có kết quả mục tiêu. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cán bộ luôn gắn với tổ chức. Chất lượng cán bộ là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, cất nhắc, kiểm tra, giám sát, phê bình... và sự nỗ lực phấn đấu của từng người. Muốn có cán bộ tốt thì phải có tổ chức vững mạnh. Điều đó đúng với toàn Đảng, từng tổ chức Đảng cho đến từng chi bộ cũng như cơ quan nhà nước. Cho nên, khi xem xét chất lượng cán bộ ở một tổ chức cơ quan nào đó, phải căn cứ vào chất lượng của tổ chức đó. Chất lượng cán bộ phản ánh toàn bộ chất lượng cao hay thấp, tốt hay kém của công tác cán bộ. Nếu tất cả các khâu của công tác cán bộ đều làm tốt thì sẽ có đội ngũ cán bộ chất lượng tốt. Chỉ cần một trong những khâu đó bị xem nhẹ, làm không đến nơi đến chốn, sẽ khiến cho chất lượng đội ngũ cán bộ yếu kém. Mỗi chức danh, mỗi cương vị và mỗi loại cán bộ khác nhau lại có yêu cầu chất lượng ở mức độ khác nhau, độ chuyên sâu khác nhau. Nhưng nói chung, ở bất cứ cương vị nào, cấp độ nào, lĩnh vực nào thì yêu cầu về tố chất chính trị của cán bộ phải được đặt lên hàng đầu, tố chất đạo đức là cái gốc và trình độ kiến thức năng lực là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả lãnh đạo quản lý. 1.1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ Bất kỳ thời đại nào, cán bộ cũng giữ vị trí vai trò quan trọng. Đảng ta khẳng định: Cán bộ là khâu quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Không có cán bộ tốt thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực được. “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [28, tr.269]. Chính vì vậy, trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ vừa có tâm, vừa có tầm để đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Hồ Chí Minh hay đề cập đến “gốc, đến “nền”. Khi coi cán bộ là gốc của mọi công việc, Hồ Chí Minh đã đặt cán bộ vào vị trí, vai trò quyết định trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ còn là người tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Khi chỉ ra “cán bộ là dây chuyền của bộ máy”, Hồ Chí Minh không coi cán bộ là trung gian mà chính là người đem chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành đồng thời phải có trách nhiệm nhận và xử lý thông tin từ dân đối với đường lối của Đảng. Như vậy, đòi hỏi cán bộ phải có một trình độ, trí tuệ nhất định. Cán bộ còn cần phải có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng. Việc truyền đạt, giải thích chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân là một việc khó khăn, nhưng khó khăn và phức tạp hơn nhiều là nắm chắc được tình hình và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, để làm căn cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách. Hồ Chí Minh còn phân tích thêm: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra. Nếu ba điểm đó sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” [28, tr.154]. Hồ Chí Minh, coi cán bộ là: “tiền vốn của Đoàn thể” [29, tr.46]. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, đã là cán bộ thì dù là ít hoặc nhiều đều có quyền hành, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm, thì cán bộ xấu dễ có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút lót. Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của cán bộ trong xã hội mới không phải là “ông quan cách mạng” mà chỉ là người đại diện, người đại biểu của nhân dân, có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ do nhân dân giao phó. Một vấn đề đặt ra là có phải “cán bộ quyết định tất cả” không? Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử, nghĩa là, có vai trò quyết định trong sự phát triển của xã hội. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là đề cập đến phạm vi rộng và xem xét vấn đề một cách tổng quát. Còn trong một sự nghiệp cách mạng, một phong trào… thì cán bộ chính là người tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh đạt mục tiêu của cách mạng, do đó, cán bộ đóng vai trò quyết định thành-bại của cách mạng. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi đảng viên đều có thể xem là cán bộ. Đảng viên nói chung, có khi không nắm chức vụ gì, nhưng vẫn có vai trò lãnh đạo vì họ là một thành viên của Đảng, mà Đảng có trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Có thể nói rằng, trong thực tế hiện nay, tỉnh nào, địa phương nào xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên các mặt thì địa phương đó có điều kiện thực hiện hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao. 1.1.3. Phẩm chất và năng lực của cán bộ cách mạng 1.1.3.1. Đạo đức cách mạng là gốc của cán bộ Hồ Chí Minh cho rằng cán bộ chỉ giác ngộ chính trị thì chưa đủ, chỉ có sức mạnh tổ chức thì chưa đủ, mà còn phải thấm nhuần, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Về vai trò đạo đức của cách mạng, Hồ Chí Minh viết: Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì [28, tr.252-253]. Như vậy, Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng nói chung, trong đó có đạo đức cách mạng của cán bộ, là gốc của cây, nguồn của sông, cái că

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.doc
Tài liệu liên quan