Ở nước ta hiện nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất và cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất nằm trong thị trường bất động sản, một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói riêng.
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai thông qua các quyền: Quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức, thời gian sử dụng đất. Điều này, một mặt đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Mặt khác, đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các chủ thể trong sử dụng đất.
Định giá đất là một trong những biện pháp quản lý đất của Nhà nước. Thông qua định giá đất, Nhà nước xác định nghĩa vụ tài chính cho các chủ thể sử dụng đất, khuyến khích các chủ thể đầu tư phát triển kinh tế; đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với Luật đất đai 2003, Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nhà nước đã ban hành Nghị định 188/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất và một loạt các Nghị định khác trực tiếp, gián tiếp đề cập tới giá đất, trong đó có đất xây dựng. Đây là những văn bản mới được ban hành nên không tránh khỏi những khiếm khuyết cần phải bổ sung, hoàn thiện dần.
Các quy định về định giá đất phải dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về giá cả ruộng đất phù hợp với thực tiễn nước ta.
Vì vậy, "Vận dụng lý luận Mác - Lênin về giá cả ruộng đất vào định giá đất ở Việt nam" được chọn làm đề tài luận văn cao học này.
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng lý luận Mác - Lênin về giá cả ruộng đất vào định giá đất ở Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
ở nước ta hiện nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất và cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường quyền sử dụng đất nằm trong thị trường bất động sản, một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói riêng.
Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai thông qua các quyền: Quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức, thời gian sử dụng đất... Điều này, một mặt đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Mặt khác, đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các chủ thể trong sử dụng đất.
Định giá đất là một trong những biện pháp quản lý đất của Nhà nước. Thông qua định giá đất, Nhà nước xác định nghĩa vụ tài chính cho các chủ thể sử dụng đất, khuyến khích các chủ thể đầu tư phát triển kinh tế; đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa...
Cùng với Luật đất đai 2003, Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nhà nước đã ban hành Nghị định 188/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá đất và một loạt các Nghị định khác trực tiếp, gián tiếp đề cập tới giá đất, trong đó có đất xây dựng. Đây là những văn bản mới được ban hành nên không tránh khỏi những khiếm khuyết cần phải bổ sung, hoàn thiện dần.
Các quy định về định giá đất phải dựa trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về giá cả ruộng đất phù hợp với thực tiễn nước ta.
Vì vậy, "Vận dụng lý luận Mác - Lênin về giá cả ruộng đất vào định giá đất ở Việt nam" được chọn làm đề tài luận văn cao học này.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về địa tô, giá cả ruộng đất và thị trường quyền sử dụng đất như:
Một số vấn đề về lý luận của C. Mác và Lênin về địa tô, ruộng đất của PGS.TS Nguyễn Đình Kháng và TS. Vũ Văn Phúc. Trong công trình này, các tác giả đã đề cập tới những luận điểm của Mác về địa tô, giá cả ruộng đất, nguồn gốc, bản chất, các hình thái biểu hiện... một cách khái quát. Đồng thời đề cập tới cơ sở kinh tế, chính trị của lý luận Lênin về cách mạng ruộng đất, về sở hữu công cộng đối với đất đai. Ngoài ra, các tác giả đã phân tích một cách hệ thống tình hình quản lý, sử dụng đất ở nước ta từ 1988 đến 2000. Có thể nói đây là một công trình có tính chất khái quát lý luận Mác và Lênin về đất đai và vận dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên công trình này mới dừng lại ở mức độ làm cơ sở cho đổi mới quản lý đất đai theo Luật đất đai 2003.
Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Tuyết Mai.
Quá trình hình thành và phát triển thị trường đất đai ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Đợi.
ở các công trình này, các tác giả đã đề cập tới các vấn đề của thị trường đất đai cả về lịch sử cũng như hiện tại. Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập tới thị trường thứ cấp, tới việc chuyển nhượng, cho thuê... chưa đề cập tới vấn đề định giá đất của Nhà nước.
Ngoài ra còn có một số bài báo đề cập vấn đề giá cả đất đai trước và sau Nghị định 188/NĐ-CP. Nhìn chung, các công trình này mới chỉ tập trung phản ánh tình hình vận động của thị trường đất đai, thị trường bất động sản mà chưa đi sâu vào phân tích nguyên nhân sâu xa của sự vận động ấy.
Như vậy, đã có khá nhiều công trình trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu đến giá đất, nhưng vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào việc xem xét các quy định về cách định giá đất theo tinh thần nghị định 188/NĐ-CP và các Nghị định khác thì chưa có một công trình nào. Do đó, đề tài này không trùng lặp với bất kỳ một công trình nào đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về giá cả ruộng đất, đối chiếu với các văn bản của Đảng, Nhà nước về định giá đất xây dựng, đề xuất phương hướng hoàn thiện và vận dụng các quy định đó.
3.2. Nhiệm vụ:
- Một là: Trình bày khái quát lý luận Mác - Lênin về giá cả ruộng đất.
- Hai là: Chỉ ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp; từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện và vận dụng các quy định về giá đất.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn trong phạm vi: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về địa tô, giá cả ruộng đất; các văn bản của Đảng và Nhà nước về định giá đất vừa ban hành và đang có hiệu lực, nhưng chú trọng giá đất xây dựng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về đất đai và quan hệ đất đai, coi trọng việc sử dụng: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kết hợp lô gíc với lịch sử…
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Làm rõ những điểm cốt lõi trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về giá cả ruộng đất.
- Vận dụng lý luận ấy vào việc khảo sát các văn bản của Nhà nước về định giá đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chỉ ra những điểm phù hợp và chưa phù hợp.
- Đề xuất những phương hướng có tính chất phương pháp luận để hoàn thiện các văn bản nói trên.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về địa tô và giá cả ruộng đất; cho việc hoàn thiện việc quy định giá đất ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1
Lý luận Mác - Lênin về giá cả ruộng đất và các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả ruộng đất
1.1. Ruộng đất là một loại hàng hoá đặc biệt
Trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mọi thứ đều có thể trở thành hàng hoá. Ngoài những hàng hoá thông thường còn có những hàng hoá đặc biệt, như hàng hoá sức lao động, hàng hoá tư bản (tư bản cho vay), chứng khoán và ruộng đất... có những vật tự bản thân chúng không phải là hàng hoá, như lương tâm, danh dự…, nhưng chủ nhân của chúng lại có thể đem bán lấy tiền, do đó chúng cũng có giá cả và mang hình thái hàng hoá.
Ruộng đất là một loại tư liệu lao động, một yếu tố không thể thiếu được cho tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực, không những cho nông nghiệp mà cả cho công nghiệp, dịch vụ; không những cho hoạt động kinh tế mà cả văn hoá, xã hội. Từ canh tác đến địa điểm kinh doanh, xây dựng trụ sở, nhà xưởng, kho bãi, xây dựng kết cấu hạ tầng... đều cần đến đất. Nhưng đất không phải là sản phẩm của lao động mà là tặng vật của tự nhiên, do đó bản thân đất không có giá trị, đất không có lao động vật hoá ở trong đó; lao động có thể khai phá, cải tạo đất, làm cho đất màu mỡ hơn, thuận tiện hơn trong việc sử dụng vào các hoạt động kinh tế, xã hội song lao động không thể tạo ra đất. Nhưng trong kinh tế thị trường đất cũng được mua bán như một hàng hoá, nên cũng có giá cả, và được coi như cũng có giá trị. Tuy nhiên cách quy định giá cả và giá trị của đất cũng khác với cách quy định giá trị của hàng hoá thông thường. C.Mác đã nhận xét:
“Chính cái địa tô đã được tư bản hoá cấu thành giá mua hoặc giá trị của ruộng đất: Đó là một phạm trù prima facie (mới thoạt nhìn) thì cũng bất hợp lý như giá cả của lao động, vì đất không phải là sản phẩm của lao động và do đó không có giá trị. Nhưng mặt khác, đằng sau cái hình thái bất hợp lý ấy, ẩn giấu một quan hệ sản xuất hiện thực” [38, tr.252 - 253].
Ruộng đất cũng là một trong những đối tượng của sở hữu, hơn nữa lại là một đối tượng sở hữu đặc biệt. Sở hữu ruộng đất bao gồm quyền sở hữu về mặt pháp lý, quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng. Ba quyền này có thể tập trung vào một chủ thể (như người tiểu nông), nhưng cũng có thể tách riêng. Xu hướng chung là sản xuất hàng hoá càng phát triển thì quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng ruộng đất càng tách khỏi quyền sở hữu về pháp lý. Ruộng đất có thể thuộc chế độ sở hữu công cộng (công hữu) hoặc thuộc chế độ sở hữu tư nhân (tư hữu). Không phải đến chế độ xã hội chủ nghĩa mới diễn ra việc quốc hữu hoá ruộng đất mà ngay cả ở một số nước theo chế độ phong kiến ở Châu á trước đây, và một số nước tư bản chủ nghĩa, ruộng đất cũng thuộc quyền sở hữu pháp lý của nhà nước. C.Mác đã chỉ rõ:
“Nếu đối lập với những người sản xuất trực tiếp không phải là những kẻ sở hữu ruộng đất tư nhân mà là nhà nước, như ở Châu á, với tư cách là một kẻ sở hữu ruộng đất đồng thời là một vua chúa, thì địa tô kết hợp làm một với thuế khoá, hay nói cho đúng hơn, trong trường hợp đó, không có thuế khoá nào khác phân biệt với hình thái địa tô… ở đây, nhà nước là kẻ sở hữu ruộng đất tối cao. Chủ quyền ở đây là quyền sở hữu ruộng đất tập trung trên phạm vi cả nước. Nhưng trong trường hợp đó lại không có quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất, mặc dù vẫn có quyền chiếm hữu ruộng đất và quyền sử dụng ruộng đất, quyền này hoặc là của tư nhân, hoặc là của cộng đồng” [38, tr.499].
V.I. Lênin đã nhấn mạnh luận điểm của C.Mác rằng: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã gặp (và đã khống chế được) những chế độ sở hữu ruộng đất hết sức khác nhau. Sản xuất lớn đòi hỏi việc chiếm hữu thực tế và việc sử dụng ruộng đất tập trung quy mô lớn, nhưng các doanh nghiệp tư nhân không những kinh doanh ruộng đất của mình mà còn kinh doanh ruộng đất thuê của các chủ ruộng tư nhân, của nhà nước hay của những công xã. Vì vậy, “về mặt logic, chúng ta có thể hình dung được nền nông nghiệp tổ chức theo lối thuần túy tư bản chủ nghĩa trong đó hoàn toàn không có sở hữu tư nhân về ruộng đất, ruộng đất là sở hữu của nhà nước hay của công xã…” [34, tr.139 - 140].
Chủ nghĩa tư bản hoàn toàn tách ruộng đất với tư cách là tư liệu lao động khỏi quyền sở hữu ruộng đất và người sở hữu ruộng đất. Nhưng “công lao lớn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là, một mặt thì hợp lý hoá nông nghiệp, việc hợp lý hóa này lần đầu tiên đã tạo khả năng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xã hội, và mặt khác làm cho quyền sở hữu ruộng đất trở thành một điều phi lý” [38, tr.245].
"Sở hữu ruộng đất khác với các hình thức sở hữu khác ở chỗ là, đến một trình độ phát triển kinh tế nhất định nó trở nên thừa và có hại, ngay cả khi xét trên quan điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa" [38, tr.252].
Như vậy, việc nhà nước nắm quyền sở hữu pháp lý về ruộng đất, giao quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, cho các doanh nghiệp... như ở nước ta hiện nay là phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với xu hướng tiến bộ của sự phát triển kinh tế - xã hội…
Khi ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân thì việc mua bán bao gồm việc chuyển nhượng cả 3 quyền nói trên và tồn tại địa tô tuyệt đối. Khi quốc hữu hoá ruộng đất sẽ xoá bỏ địa tô tuyệt đối và trên thị trường chỉ diễn ra việc chuyển nhượng quyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng ruộng đất, nói cách khác là chỉ mua bán quyền sử dụng ruộng đất.
1.2. Giá cả ruộng đất
Như đã nói ở trên, ruộng đất là một loại hàng hoá đặc biệt, nên cách xác định giá cả ruộng đất khác với giá cả hàng hoá thông thường. Giá cả ruộng đất thực chất là địa tô tư bản hoá. Quyền sở hữu ruộng đất cho phép địa chủ thu khoản chênh lệch giữa lợi nhuận cá biệt và lợi nhuận trung bình; lợi nhuận đó được đem tư bản hoá và biểu hiện thành giá cả của ruộng đất. Trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, bất cứ một khoản thu nhập nào cũng được coi như là con đẻ của một tư bản nào đấy. Địa tô là hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập. Đó là một số tiền mà địa chủ thu được hàng năm nhờ cho thuê một mảnh địa cầu, và được coi như lợi tức của một tư bản tưởng tượng. Vì vậy, theo C.Mác, ở Anh, giá mua ruộng đất được tính theo một số nhiều ít là bao nhiêu year’s purchase (thu nhập hàng năm).
Thí dụ: Tỷ suất lợi tức trung bình hiện hành là 5% thì một khoản địa tô thu được hàng năm là 200Ê (bảng Anh) có thể coi là lợi tức của một tư bản là 4000Ê; 4000Ê này cấu thành giá mua hay còn gọi là giá trị của ruộng đất. Công thức tính giá cả ruộng đất = .
Như vậy, một nhà tư bản bỏ ra 4000Ê để mua một khoảnh đất mang lại cho ông ta một khoản địa tô hằng năm là 200Ê, thì coi như ông ta thu được lợi tức trung bình hằng năm là 5% về số tư bản ấy, cũng giống như ông ta đầu tư vào mua chứng khoán sinh lợi tức hay trực tiếp gửi vào ngân hàng theo tỷ suất lợi tức 5%.
Nhưng khoản thu nhập hằng năm từ địa tô ấy khi ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân lại rất khác so với khi ruộng đất đã được quốc hữu hoá, do đó việc hình thành giá cả ruộng đất trong hai trường hợp trên cũng không giống nhau hoàn toàn.
1.2.1. Giá cả ruộng đất trong trường hợp ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân
Trong điều kiện ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân thì tất cả những gì mà người thuê ruộng đất trả cho chủ đất, đều biểu hiện ra là địa tô cả, dù các yếu tố cấu thành của khoản cống nạp ấy như thế nào, dù nó được lấy từ nguồn nào ra thì cũng đều được coi là địa tô chính cống, đều là khoản thu nhập mà việc cho thuê ruộng đất đã mang lại và đều quyết định giá cả ruộng đất. Địa tô bao gồm địa tô đất canh tác, đất xây dựng, hầm mỏ, ngư trường, lâm trường... Nhưng khi nghiên cứu C.Mác chỉ nghiên cứu địa tô trên đất trồng lúa mì. Vì, tất cả các loại địa tô đều theo quy luật như địa tô trong nông nghiệp.
Có những yếu tố ngoại lai, về bản chất không phải là địa tô, nhưng cùng với tiến trình phát triển kinh tế, yếu tố đó lại cấu thành một khoản phụ thêm không ngừng tăng lên trong tổng số địa tô, vì được nộp cho địa chủ dưới hình thức tiền thuê ruộng, và chúng cũng có tác dụng quyết định đối với giá cả ruộng đất như địa tô thực sự vậy. Bởi vậy, cần phân tích cụ thể phạm trù thu nhập hàng năm từ việc cho thuê ruộng đất. Thu nhập đó bao gồm:
1.2.1.1. Địa tô chênh lệch I
Đây là lợi nhuận siêu ngạch của những người sản xuất sử dụng ruộng đất có điều kiện thuận lợi (độ mầu mỡ tốt hơn hay vị trí tiện lợi hơn).
Lợi nhuận siêu ngạch này bằng số chênh lệch giữa giá cả sản xuất cá biệt của những người sản xuất có những điều kiện thuận lợi hơn ấy và giá cả sản xuất chung, tức là giá cả sản xuất xã hội có tác dụng điều tiết thị trường trong toàn bộ ngành sản xuất đó; giá cả sản xuất chung này do giá cả sản xuất trong điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định. Số chênh lệch ấy bằng số trội lên của giá cả sản xuất chung so với giá cả sản xuất cá biệt. Giá trị của hàng hoá do sử dụng ruộng đất có điều kiện thuận lợi, tương đối nhỏ hơn vì để sản xuất ra hàng hoá đó chỉ cần một số lao động nhỏ hơn. Lao động sử dụng trong trường hợp này có năng suất cao hơn; sức sản xuất của lao động này lớn hơn sức sản xuất của lao động sử dụng trong phần lớn những ruộng đất xấu hơn. Để sản xuất cùng một khối lượng hàng hoá lao động này chỉ cần một lượng tư bản bất biến nhỏ hơn, tức là một lượng lao động vật hoá ít hơn; hơn nữa nó cũng đòi hỏi một lượng lao động sống ít hơn. Sức sản xuất cá biệt cao hơn đó làm cho chi phí sản xuất, do đó làm cho giá cả sản xuất, giảm bớt.
Sở dĩ người sản xuất thu được khoản lợi nhuận siêu ngạch ấy là nhờ được sử dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi đã bị độc chiếm, cũng giống như tư bản đã độc chiếm những lực lượng xã hội tự nhiên của lao động do hiệp tác, phân công... đem lại. Đây là một lực tự nhiên mà không phải bất kỳ tư bản nào trong cùng một lĩnh vực sản xuất cũng có thể chi phối được. Đây là một lực tự nhiên bị độc chiếm; tư bản không thể tạo ra điều kiện tự nhiên ấy để nâng cao sức sản xuất của lao động, như sử dụng tính đàn hồi của hơi nước chẳng hạn. Trong thiên nhiên người ta chỉ tìm thấy điều kiện tự nhiên ấy ở một số địa điểm nhất định, và ở nơi nào không có điều kiện tự nhiên ấy thì dù có bỏ ra một số tư bản nhất định người ta cũng vẫn không thể tạo ra điều kiện ấy được. Điều kiện tự nhiên này không gắn liền với những sản phẩm của lao động như máy móc, than..v..v. mà gắn liền với một bộ phận đất đai nào đó. Những người sản xuất đã chiếm được những điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ gạt những người khác ra ngoài, không để cho họ lợi dụng những điều kiện ấy (trong thời hạn hợp đồng), vì đất đai, đặc biệt là đất đai tốt, là có hạn. Sự chiếm hữu lực tự nhiên ấy tạo nên một thứ độc quyền trong tay người chiếm hữu nó. Lực tự nhiên có thể độc chiếm ấy bao giờ cũng gắn chặt với đất. Người chủ đất có thể cho phép hay không cho phép sử dụng. Như vậy, lợi nhuận siêu ngạch bắt nguồn từ việc sử dụng lực tự nhiên không phải do tư bản mang lại, mà là kết quả của việc tư bản sử dụng lực tự nhiên có thể độc chiếm và đã bị độc chiếm. Trong điều kiện ấy, lợi nhuận siêu ngạch chuyển hoá thành địa tô, nghĩa là rơi vào tay chủ đất được gọi là địa tô chênh lệch I. Nếu bản thân nhà tư bản lại đồng thời là chủ đất thì sẽ thu lợi nhuận siêu ngạch đó, không phải nộp tô.
Tóm lại, đặc điểm của địa tô chênh lệch I là:
Thứ nhất, khoản chênh lệch giữa giá cả sản xuất cá biệt của một tư bản cá biệt sử dụng các lực lượng tự nhiên bị độc chiếm với giá cả sản xuất chung của tư bản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đó.
Thứ hai, loại địa tô này xuất hiện không phải do sức sản xuất của tư bản đã sử dụng, hoặc của lao động do tư bản ấy chiếm hữu, đã tăng lên một cách tuyệt đối, mà là kết quả của sức sản xuất tương đối lớn hơn của một lĩnh vực nào đó, so với những khoản đầu tư không được hưởng các điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi.
Thứ ba, lực lượng tự nhiên ấy không phải là nguồn sinh ra lợi nhuận siêu ngạch, mà chỉ là cơ sở tự nhiên của lợi nhuận siêu ngạch vì nó là cơ sở tự nhiên của một sức sản xuất đặc biệt cao của lao động.
Thứ tư, bản thân quyền sở hữu khoảnh đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi hoàn toàn không liên quan gì đến việc tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch ấy vẫn tồn tại ngay cả trong trường hợp không có quyền sở hữu ruộng đất nào cả. Quyền sở hữu ruộng đất chỉ đem lại cho chủ đất cái khả năng chuyển lợi nhuận siêu ngạch ấy thành địa tô, chuyển từ túi nhà tư bản sử dụng ruộng đất sang túi chủ đất mà thôi.
Thứ năm, giá cả của ruộng đất (có điều kiện tự nhiên thuận lợi ấy) không gia nhập trực tiếp vào giá cả sản xuất hàng hoá.
1.2.1.2. Địa tô chênh lệch II
Đây là lợi nhuận siêu ngạch do thâm canh mà có. Địa tô chênh lệch I là kết quả của năng suất khác nhau giữa hai tư bản ngang nhau, bỏ vào những đất đai có diện tích ngang nhau, nhưng mức độ phì nhiêu (hay vị trí) khác nhau nên nó là sự chênh lệch giữa sản phẩm của tư bản bỏ vào loại đất xấu không đem lại địa tô (không kể địa tô tuyệt đối) và sản phẩm của tư bản bỏ vào một loại đất tốt hơn quyết định. Thành thử mỗi lần đầu tư mới đều có nghĩa là mở rộng hơn nữa việc canh tác, diện tích canh tác tăng thêm, nói cách khác, là quảng canh. Còn địa tô chênh lệch II lại là kết quả của những lượng tư bản có năng suất khác nhau được liên tục bỏ vào cùng một khoảnh đất, nghĩa là thâm canh.
Cơ sở và điểm xuất phát của địa tô chênh lệch II vẫn là địa tô chênh lệch I. Khi việc canh tác đã đạt đến một trình độ nhất định và khi đất đã bị kiệt màu đi một cách tương ứng thì tư bản, ở đây hiểu theo cái nghĩa là những tư liệu sản xuất đã được sản xuất ra, sẽ trở thành yếu tố quyết định trong việc canh tác ruộng đất. Việc thâm canh đòi hỏi phải tăng quy mô kinh doanh tối thiểu, mà dưới mức đó thì một doanh nghiệp cá biệt không thể tiến hành kinh doanh một cách có kết quả được. Tư bản nào vượt quá mức trung bình cao hơn mức tối thiểu trên thì có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Địa tô chênh lệch II chỉ là một biểu hiện khác của địa tô chênh lệch I, nhưng về thực chất thì nhất trí với nó. ở địa tô chênh lệch I, ruộng đất xấu nhất không mang lại địa tô, ở địa tô chênh lệch II, bộ phận tư bản sinh lợi ít nhất không đem lại địa tô (chênh lệch) nào cả nhưng nó lại quyết định giá cả sản xuất chung, chừng nào việc cung cấp sản phẩm theo giá cả sản xuất chung đó vẫn còn cần thiết, nên những bộ phận tư bản còn lại (cùng đầu tư liên tiếp trên cùng một khoảnh đất) sẽ mang lại lợi nhuận siêu ngạch tuỳ theo sự chênh lệch giữa các sản phẩm thu được. Việc thâm canh tạo ra độ phì nhiêu nhân tạo, là công lao của người trực tiếp canh tác. Nên trong thời hạn hợp đồng thuê đất còn hiệu lực, lợi nhuận siêu ngạch do thâm canh mà có, thuộc về người sử dụng đất. Nhưng khi hết hạn hợp đồng thuê đất, sự phì nhiêu chênh lệch có tính nhân tạo của đất sẽ nhập làm một với độ phì tự nhiên của đất và chủ sở hữu ruộng đất sẽ nhập địa tô chênh lệch II này vào địa tô nói chung để nâng mức địa tô cho thuê ruộng trong hợp đồng tiếp theo. Đó là lý do vì sao ở các nước tư bản chủ nghĩa còn chế độ tư hữu về ruộng đất diễn ra cuộc đấu tranh của các tá điền đòi có được những khế ước thuê đất dài hạn, còn địa chủ lại muốn cho thuê đất ngắn hạn, mà địa chủ lại chiếm ưu thế. Hợp đồng thuê đất ngắn hạn sẽ cản trở thâm canh hợp lý. Người thuê đất mới không những phải có sẵn một lượng tư bản đủ để tiếp tục canh tác theo mức thâm canh trước đây mà còn phải nộp địa tô cao hơn. Do mức địa tô tăng lên nên giá cả ruộng đất cũng tăng lên.
1.2.1.3. Địa tô tuyệt đối
Khi nghiên cứu địa tô chênh lệch C.Mác đã giả định rằng loại đất xấu nhất không mang lại địa tô. Nhưng trong điều kiện tồn tại chế độ tư hữu về ruộng đất thì địa chủ không bao giờ bằng lòng cho người khác mướn không ruộng đất của mình. Cho mượn không ruộng đất chẳng khác nào xoá bỏ quyền tư hữu về ruộng đất. Sự tồn tại quyền tư hữu này chính là cái hàng rào đối với việc đầu tư và việc tự do sử dụng tư bản vào ruộng đất.
Chỉ riêng quyền sở hữu ruộng đất về mặt pháp lý không đem lại địa tô cho chủ đất, nhưng đem lại cho chủ đất cái quyền thu từ người thuê đất một khoản tiền, dù đất ấy được sử dụng vào mục đích nông nghiệp hay mục đích khác như xây dựng... chính vì thế ở các nước văn minh thường có một phần ruộng đất không được canh tác, như nhận xét của Phua-ri-ê. Bởi vì, chỉ khi nào việc sử dụng đất có khả năng đem lại cho chủ đất một khoản tiền thuê thì đất mới được cho thuê, như vậy giá cả thị trường phải cao hơn giá cả sản xuất thì người sử dụng đất mới có khoản dư ra để trả tiền thuê đất ấy. Khoản này được gọi là địa tô tuyệt đối. Nguồn gốc của địa tô tuyệt đối là do nông sản được bán theo giá trị thị trường cao hơn giá cả sản xuất, bởi vì cấu thành hữu cơ tư bản trong nông nghiệp thấp hơn cấu thành hữu cơ tư bản trung bình của tư bản xã hội, và tư bản bỏ vào ruộng đất gặp phải chướng ngại là quyền tư hữu ruộng đất, nên không tham gia vào quá trình bình quân hóa lợi nhuận.
Trong ngành nông nghiệp cấu thành hữu cơ tư bản thấp hơn cấu thành hữu cơ trung bình của tư bản xã hội, nghĩa là bộ phận tư bản khả biến ứng ra dưới hình thái tiền công so với bộ phận tư bản bất biến ứng ra để trả các điều kiện vật chất của lao động, cao hơn trong tư bản xã hội trung bình, nên giá trị của nông sản cao hơn giá cả sản xuất của nó. Điều đó có nghĩa là nhờ sử dụng tương đối nhiều lao động sống hơn nên nếu cùng với một tỷ suất giá trị thặng dư như nhau sẽ thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, do đó được nhiều lợi nhuận hơn so với một phần tương ứng như vậy của tư bản xã hội trung bình.
Nếu sự di chuyển tư bản được tự do từ các lĩnh vực khác vào nông nghiệp thì sự cạnh tranh sẽ san bằng lợi nhuận nói trên với lợi nhuận trung bình. Nhưng ở đây tư bản vấp phải một sức mạnh ở bên ngoài mà nó không thể khắc phục được, hạn chế việc di chuyển tư bản vào nông nghiệp, đó là độc quyền sở hữu và độc quyền kinh doanh ruộng đất. Sức mạnh bên ngoài này loại trừ sự san bằng chung giá trị thặng dư thành lợi nhuận trung bình nên trong nông nghiệp hình thành thêm một lợi nhuận siêu ngạch do cái phần trội lên của giá trị nông sản so với giá cả sản xuất của chúng sinh ra, lợi nhuận siêu ngạch này được chuyển hoá thành địa tô tuyệt đối. Trong thực tế có thể nông sản được bán cao hơn giá cả sản xuất nhưng thấp hơn giá trị của chúng tuỳ theo quan hệ cung cầu, và lượng lợi nhuận siêu ngạch thu được có thể cao hơn hay thấp hơn số tiền nộp địa tô tuyệt đối.
Nếu do tiến bộ khoa học và công nghệ ứng dụng vào nông nghiệp khiến cho cấu thành hữu cơ trung bình của tư bản nông nghiệp cao bằng hoặc cao hơn cấu thành của tư bản xã hội trung bình thì lợi nhuận siêu ngạch để chuyển thành địa tô tuyệt đối như đã nói ở trên sẽ biến mất. Trong trường hợp đó quyền tư hữu về ruộng đất trở thành trở ngại cho việc canh tác đòi hỏi phải xoá bỏ chế độ tư hữu về ruộng đất.
1.2.1.4. Lợi tức thu từ tư bản bỏ vào cải tạo đất hay từ những công trình xây dựng gắn với đất (C.Mác gọi là ruộng đất - tư bản, terre - capital)
Khoản lợi tức thu được từ tư bản bỏ vào ruộng đất tương đối ngắn, như trường hợp cải tạo những thuộc tính hoá học, sử dụng phân bón... hoặc được cố định trong thời hạn dài hơn, như trường hợp xây dựng các kênh đào tiêu nước, hệ thống tưới nước, san bằng mặt đất, xây dựng các công trình kiến trúc dùng vào việc kinh doanh..., thuộc phạm trù tư bản cố định. Những tư bản trên do người sử dụng ruộng đất đầu tư và trong thời hạn hợp đồng thuê đất thì người sử dụng đất được hưởng lợi tức ấy. Lợi tức này không phải là địa tô hiểu theo đúng nghĩa của từ này. Nhưng khi mãn hạn hợp đồng thuê đất thì những sự cải thiện đã được thực hiện nói trên lại thuộc về người chủ đất với tư cách là sở hữu của người chủ đất, là những vật phụ thuộc không thể tách rời khỏi ruộng đất cho thuê. Khi chuyển sang một hợp đồng cho thuê mới, người chủ đất tính thêm vào địa tô chính cống số lợi tức về khoản tư bản nó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luanvan.doc
- Mucluc.doc