Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trong điều kiện một nước có tới 76 % dân số sống ở nông thôn và trên 70 % lao động làm nông nghiệp và tiến đến năm 2010 giảm lao động trong nông nghiệp xuống còn dưới 50% trong tổng lao động xã hội, thì việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nội dung cốt lõi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay. Nền nông nghiệp nước ta sản xuất còn lạc hậu, mang nặng tính tự cấp, tự túc, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, bình quân đất nông nghiệp trên lao động thuộc loại thấp trên thế giới. Do vậy, việc thâm canh tăng năng suất cây trồng là một biện pháp vừa cơ bản vừa cấp bách để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường thế giới, từng bước cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn.
Phú Yên là tỉnh Duyên hải nam Trung bộ vừa có đồng bằng vừa có vùng núi và vùng biển, cơ cấu kinh tế đa dạng. Song, nhìn chung nông nghiệp vẫn là ngành chính của tỉnh, dân số chủ yếu sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho nông nghiệp của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đến nay việc đề ra những cơ chế, chính sách để thúc đẩy thâm canh cây trồng còn nhiều hạn chế nên năng suất cây trồng còn thấp, công tác quy hoạch, phân vùng để phát triển trồng trọt còn nhiều bất cập, chưa được cụ thể hoá, số diện tích chuyên canh cây trồng còn ít về diện tích còn nhỏ về qui mô, việc áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ còn gặp nhiều khó khăn, thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra hàng nông sản chưa thật sự ổn định và chứa đựng nhiều nhân tố rủi ro, vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp còn thấp, đầu tư chưa cân xứng với tiềm năng đất nông nghiệp, nên năng suất một số loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh chưa cao.
Nghiên cứu lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của Mác nói chung và địa tô chênh lệch II nói riêng, sẽ cung cấp cho chúng ta những cơ sở lý luận đặc biệt quan trọng, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, lãnh đạo, chỉ đạo trong thực tiễn phát triển cây trồng, nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước cải thiện đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới là vấn đề rất cấp thiết.
Với những lý do trên, qua quá trình nghiên cứu địa tô chênh lệch II của Mác tôi chọn đề tài: "Vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của C.Mác vào việc thâm canh cây trồng ở Phú Yên" để làm luận văn thạc sĩ là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn ở Phú Yên hiện nay.
93 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của C.Mác vào việc thâm canh cây trồng ở Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, trong điều kiện một nước có tới 76 % dân số sống ở nông thôn và trên 70 % lao động làm nông nghiệp và tiến đến năm 2010 giảm lao động trong nông nghiệp xuống còn dưới 50% trong tổng lao động xã hội, thì việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một nội dung cốt lõi trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta hiện nay. Nền nông nghiệp nước ta sản xuất còn lạc hậu, mang nặng tính tự cấp, tự túc, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, bình quân đất nông nghiệp trên lao động thuộc loại thấp trên thế giới. Do vậy, việc thâm canh tăng năng suất cây trồng là một biện pháp vừa cơ bản vừa cấp bách để nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường thế giới, từng bước cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn.
Phú Yên là tỉnh Duyên hải nam Trung bộ vừa có đồng bằng vừa có vùng núi và vùng biển, cơ cấu kinh tế đa dạng. Song, nhìn chung nông nghiệp vẫn là ngành chính của tỉnh, dân số chủ yếu sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã làm cho nông nghiệp của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đến nay việc đề ra những cơ chế, chính sách để thúc đẩy thâm canh cây trồng còn nhiều hạn chế nên năng suất cây trồng còn thấp, công tác quy hoạch, phân vùng để phát triển trồng trọt còn nhiều bất cập, chưa được cụ thể hoá, số diện tích chuyên canh cây trồng còn ít về diện tích còn nhỏ về qui mô, việc áp dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ còn gặp nhiều khó khăn, thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra hàng nông sản chưa thật sự ổn định và chứa đựng nhiều nhân tố rủi ro, vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp còn thấp, đầu tư chưa cân xứng với tiềm năng đất nông nghiệp, nên năng suất một số loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh chưa cao.
Nghiên cứu lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa của Mác nói chung và địa tô chênh lệch II nói riêng, sẽ cung cấp cho chúng ta những cơ sở lý luận đặc biệt quan trọng, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, lãnh đạo, chỉ đạo trong thực tiễn phát triển cây trồng, nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước cải thiện đời sống nông dân và xây dựng nông thôn mới là vấn đề rất cấp thiết.
Với những lý do trên, qua quá trình nghiên cứu địa tô chênh lệch II của Mác tôi chọn đề tài: "Vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của C.Mác vào việc thâm canh cây trồng ở Phú Yên" để làm luận văn thạc sĩ là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn ở Phú Yên hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nâng cao năng suất cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp, đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, điều này được thể hiện trong Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và đã được nhiều ngành chuyên môn, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như:
PGS. TS Nguyễn Đình Kháng và TS.Vũ Văn Phúc: Một số vấn đề lý luận của Mác và Lênin về địa tô, ruộng đất; Lê Đình Thắng: Vấn đề ruộng đất trong nông nghiệp - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/ 1998; Nguyễn Điền: Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/ 2000; Lê Thế Tiến: Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi ruộng đất trong nông nghiệp, Tạp chí Địa chính, số 5 + 6/1997; Nguyễn Quốc Thái: Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 320 tháng 1/ 2005; TS. Lê Xuân Bá và KS Lưu Đức Khải: Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 338, tháng 6/ 2001; TS. Phạm Thị Khanh: Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị số 11/ 2005; Lê Minh Tuynh, Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế năm 2002; TS Nguyễn Thế Tràm: Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ (1999 – 2000); Trịnh Thị Nga, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Phú Yên, Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 1999 và nhiều công trình nghiên cứu khác.
Mặc dù nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng các tác giả đã thấy được vị trí tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương, đồng thời qua nghiên cứu các tác giả cũng đã phân tích rõ những thuận lợi và khó khăn, những mặt làm được và chưa làm được của ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian qua, qua đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng phát triển.
Tuy nhiên, nghiên cứu sự vận dụng lý luận địa tô chênh lệch II của Mác vào thâm canh cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhằm thúc đẩy ngành trồng trọt của tỉnh phát triển dưới giác độ kinh tế - chính trị thì chưa có tác giả nào nghiên cứu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về địa tô chênh lệch II của Mác và khảo sát thực tiễn ngành trồng trọt của tỉnh, luận văn tập trung làm rõ thực trạng về thâm canh cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, từ đó đề ra phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy thâm canh tăng năng suất cây trồng trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế cao hơn.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ: phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về địa tô chênh lệch II của Mác, thực tiễn ngành trồng trọt và thực trạng thâm canh tăng năng suất cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nhằm rút ra những vấn đề bức xúc nhất hiện nay cần giải quyết, từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp khả thi để thâm canh tăng năng suất cây trồng ở Phú Yên trong thời gian tới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về địa tô, mà trọng tâm là địa tô chênh lệch II của Mác, từ đó vận dụng vào thực tiễn thâm canh tăng năng suất cây trồng trên phạm vi một tỉnh nông nghiệp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng vào một tỉnh khu vực Duyên hải nam Trung bộ - Tỉnh Phú Yên, thời gian từ khi có luật đất đai năm 1993 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học và các phương pháp phổ biến khác trong nghiên cứu kinh tế - chính trị. Trong đó luận văn tập trung nhiều cho phương pháp khảo sát thực tế, phân tích tổng hợp những kinh nghiệm thực tiễn. Trên cơ sở đó, luận văn rút ta những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn nhằm phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn phát triển ngành trồng trọt ở địa phương.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần:
Phân tích thực trạng những chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển ngành trồng trọt ở Phú Yên, đối chiếu lý luận địa tô chênh lệch II của Mác, trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng, giải pháp khả thi để thâm canh cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên có hiệu quả hơn.
Góp phần bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt của tỉnh nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA TÔ CHÊNH LỆCH II CỦA MÁC VÀ VAI TRÒ THÂM CANH CÂY TRỒNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊA TÔ CHÊNH LỆCH CỦA MÁC
1.1.1. Địa tô chênh lệch - Lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp và vấn đề độc quyền kinh doanh ruộng đất
Một là: Những giả thiết để phân tích địa tô chênh lệch
Để nghiên cứu địa tô chênh lệch, Mác đưa ra hai giả thiết, những giả thiết này phản ánh cơ sở hiện thực đã được nhận thức, trên cơ sở đó mà phát sinh địa tô chênh lệch. Đây là những giả thiết khoa học thật sự.
Giả thiết thứ nhất, giá cả những sản phẩm của ruộng đất và hầm mỏ phải trả tô để được bán theo giá cả sản xuất của chúng, cũng giống như những hàng hoá khác trong nền kinh tế hàng hoá tự do cạnh tranh. Đây là những điều kiện bình thường, không xét tới những biến động ngẫu nhiên của giá cả.
Giả thiết thứ hai, để chỉ rõ tính chất chung của hình thái địa tô Mác giả định, phần lớn công xưởng trong một nước nhất định chạy bằng hơi nước, còn một số ít công xưởng lại chạy bằng thác nước tự nhiên.
Vấn đề đặt ra là cần làm sáng tỏ vì sao "một phần lợi nhuận lại có thể chuyển hoá thành địa tô, tức là làm thế nào mà một phần trong giá cả hàng hoá lại có thể rơi vào tay địa chủ" [14, tr.279].
Để trả lời vấn đề trên phải căn cứ vào lý luận của Mác về lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất mới có thể giải thích được. Ở đây có hai cách tính với độ chính xác khác nhau:
- Nếu tính đơn giản thì "trong các công xưởng chạy bằng sức nước, chi phí sản xuất chỉ là 90 chứ không phải là 100. Vì giá cả sản xuất có tác dụng điều tiết thị trường đối với khối lượng hàng hoá ấy là 115, với một lợi nhuận là 15%, cho nên các chủ xưởng có máy móc chạy bằng sức nước cũng sẽ bán theo giá 115, nghĩa là theo giá cả trung bình có tác dụng điều tiết giá cả thị trường. Vậy lợi nhuận của họ sẽ lên đến 25 chứ không phải 15…" [14, tr. 280].
- Nếu tính chính xác hơn thì con số 25 sẽ được chia ra 13,5 - 11,5 chứ không phải 15 -10 (vì để cho gọn). Nhà tư bản thu được lợi nhuận siêu ngạch không phải do bán hàng hoá cao hơn giá cả sản xuất, mà là vì hàng hoá của họ sản xuất ra trong điều kiện thuận lợi hơn, giá cả sản xuất cá biệt thấp hơn giá trung bình của xã hội. Do vậy, để nghiên cứu địa tô chênh lệch chúng ta bắt đầu nghiên cứu từ lợi nhuận siêu ngạch.
Hai là: Lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp do đâu mà có.
Đặc điểm dễ nhận biết của của địa tô, đó là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch không phải do kết quả ngẫu nhiên trong lưu thông mà là một hiện tượng bình thường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do đó, để hiểu thế nào là địa tô chênh lệch thì phải đi sâu phân tích lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp.
Sở dĩ giá cả sản xuất cá biệt của những xí nghiệp sử dụng thác nước thấp hơn là vì nó chi phí tổng số lao động nhỏ hơn, năng suất lao động của nó cao hơn năng suất lao động của những xí nghiệp cùng loại. Năng suất lao động cao hơn không đem lại lợi ích cho người lao động mà chỉ đem lại lợi nhuận siêu ngạch cho những kẻ độc chiếm thác nước: "Lợi nhuận siêu ngạch ấy chỉ có thể là do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung và giá cả sản xuất cá biệt mà ra thôi…" [14, tr. 283].
Song vấn đề quan trọng là phải phân biệt rõ lợi nhuận siêu ngạch nói chung với lợi nhuận siêu ngạch hình thành địa tô tư bản chủ nghĩa. Một vấn đề đặt ra là: Do đâu chủ xưởng dùng thác nước thu được lợi nhuận siêu ngạch? Đó là nhờ vào một lực lượng tự nhiên, còn máy hơi nước là sản phẩm của lao động nên muốn sử dụng nó, phải trả bằng một vật ngang giá. Tức là lượng tư bản bỏ ra mua máy hơi nước phải tính vào chi phí sản xuất. Tuy nhiên, thác nước hay áp lực hơi nước đều là lực lượng tự nhiên cả, song việc sử dụng thác nước lại ít tốn kém hơn.
Lợi nhuận siêu ngạch nói chung là nhờ giảm chi phí cá biệt do ứng dụng khoa học, có năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất trung bình, nếu so sánh lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp và lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp chúng ta thấy rằng, lợi nhuận siêu ngạch trong công nghiệp không ổn định ở một đơn vị nào cả, nó chỉ tạm thời thôi. Vì vậy, trong nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, "nguyên nhân đẻ ra lợi nhuận siêu ngạch là ở ngay trong bản thân tư bản" [14, tr. 286], không có gì ngăn cản mọi tư bản đầu tư như nhau, cạnh tranh, có xu hướng san bằng sự khác nhau về hiệu quả đầu tư.
Nhưng đối với lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp lại không như vậy. Sức sản xuất của thác nước tự nhiên được nâng cao không phải là nguyên nhân bên trong của quá trình sản xuất của tư bản, mà nó là do việc sử dụng một lực lượng tự nhiên có hạn và gắn liền với đất đai. "Đây là một lực tự nhiên có thể độc chiếm được, một lực lượng tự nhiên mà - như trường hợp thác nước - chỉ có những kẻ nào chiếm hữu những bộ phận đất đai đặc biệt với tất cả những cái gì phụ thuộc vào đất đai ấy, mới có thể chi phối được" [14, tr. 286].
Vậy lợi nhuận siêu ngạch trong nông nghiệp là do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung với giá cả sản xuất cá biệt trong nông nghiệp do điều kiện sản xuất thuận lợi hơn.
Ba là: Vấn đề độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa.
Theo Mác: "điều kiện tự nhiên này không gắn liền với những sản phẩm mà lao động có thể chế tạo ra được, như máy móc, than..., mà gắn liền với những điều kiện tự nhiên nhất định của những bộ phận đất đai nào đó" [14, tr. 287]. Những điều kiện tự nhiên đó không gắn liền với sản phẩm do lao động tạo ra mà gắn với những điều kiện tự nhiên và nhà tư bản có thể độc chiếm.
Số chủ xưởng đã chiếm hữu thác nước gạt số chủ xưởng không chiếm hữu được thác nước ra ngoài, không để cho họ lợi dụng lực lượng tự nhiên ấy, vì đất đai - đặc biệt là đất đai có sẵn sức nước là có hạn. Sự chiếm hữu lực lượng tự nhiên đó tạo nên một sự độc quyền trong tay người chiếm hữu, cho phép tư bản bỏ vào đầu tư ở đó có hiệu quả hơn. Đây là sự độc quyền kinh doanh về thác nước, về ruộng đất mà người kinh doanh khác không có điều kiện làm như vậy.
Thuật ngữ độc quyền chiếm hữu ở đây có nghĩa là độc chiếm lấy để sử dụng, để kinh doanh, khác với phạm trù "sở hữu" mà Mác đã phân biệt: chiếm hữu, tức là những người có trong tay một vật gì đó, do đó có quyền chi phối vật ấy, nhưng không nhất thiết phải là người sở hữu vật ấy, khác với những người sở hữu vật ấy.
Mác viết:
Nếu bản thân nhà tư bản lại là kẻ sở hữu thác nước ấy, thì tình hình cũng sẽ không thay đổi gì cả. Hắn cũng sẽ thu được 10 p.xt. Lợi nhuận siêu ngạch như thế, nhưng không phải với tư cách là nhà tư bản, mà với tư cách là kẻ sở hữu thác nước, chính là vì số trội ra ấy không phải do bản thân của hắn với tư cách là tư bản sinh ra, mà là do việc sử dụng một lực lượng tự nhiên sinh ra - một lực lượng tự nhiên khác với tư bản của hắn, có một khối lượng có giới hạn, có thể độc chiếm được - cho nên số trội ra ấy mới chuyển hoá thành địa tô [14, tr.288].
Để hiểu được địa tô chênh lệch chúng ta cần nắm những đặc điểm cơ bản của nó.
Đặc trưng, đặc điểm của địa tô chênh lệch:
- Loại địa tô này được gọi là địa tô chênh lệch vì nó không gia nhập với tư cách là một yếu tố quyết định vào giá cả sản xuất chung của hàng hoá mà nó lại lấy giá cả sản xuất chung ấy để làm tiền đề. Nó bao giờ cũng là sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung với giá cả sản xuất cá biệt của tư bản sử dụng lực lượng tự nhiên một cách độc quyền.
- Địa tô chênh lệch không phải là kết quả của năng suất tuyệt đối của tư bản đã sử dụng, hoặc của lao động do tư bản ấy chiếm dụng mà là kết quả của năng suất tương đối lớn hơn của những tư bản cá biệt đầu tư vào một khu vực sản xuất nào đó có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi.
- Với địa tô chênh lệch, lực lượng tự nhiên không phải là nguồn gốc sinh ra lợi nhuận siêu ngạch mà chỉ là cơ sở tự nhiên của lợi nhuận siêu ngạch. Ở đây chỉ là nhờ điều kiện tự nhiên đó khiến cho có thể nâng cao năng suất lao động lên.
- Quyền sở hữu ruộng đất không phải là nguyên nhân sinh ra lợi nhuận siêu ngạch mà chỉ là nguyên nhân làm cho lợi nhuận siêu ngạch chuyển hoá thành địa tô lọt vào tay địa chủ. Điều này cũng có nghĩa là dù không tồn tại chế độ tư hữu ruộng đất, song nếu có nông nghiệp sản xuất hàng hoá thì vẫn có hiện tượng địa tô chênh lệch.
- Địa tô chênh lệch đề ra một phạm trù phát sinh, đó là giá cả ruộng đất (giá cả thác nước).
… giá cả ấy của thác nước nói chung là một biểu hiện bất hợp lý, ẩn giấu ở đằng sau lưng nó một quan hệ kinh tế hiện thực. Thác nước, cũng như đất đai nói chung, cũng như mọi lực lượng tự nhiên, không có giá trị nào cả, vì không có một lao động nào được vật hoá ở trong nó; do đó, nó cũng không có giá cả, vì theo lẽ thường, giá cả không phải cái gì khác hơn là biểu hiện tiền tệ của giá trị… Giá cả đó chẳng qua chỉ là địa tô đã tư bản hoá [14, tr.291].
Địa tô chênh lệch gồm có địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II
1.1.2. Bản chất - Điều kiện hình thành địa tô chênh lệch I
Thứ nhất: Bản chất địa tô chênh lệch I.
Qua định nghĩa về địa tô của Ricácđô: ""Địa tô"... bao giờ cũng là sự chênh lệch giữa sản phẩm thu được do sử dụng hai lực lượng tư bản và lao động ngang nhau" [14,tr. 293], Mác cho rằng, định nghĩa đó đúng, song chưa đủ, cần phải nói thêm yếu tố: trên cùng một diện tích đất đai như nhau.
Thực ra, địa tô chênh lệch I là địa tô thu được do có tư bản ngang nhau, lao động ngang nhau, diện tích đất ngang nhau trên những mảnh ruộng khác nhau, có kết quả sản phẩm khác nhau. Nó là phần lợi nhuận siêu ngạch trên những mảnh ruộng có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Thứ hai: Điều kiện hình thành địa tô chênh lệch I
Điều kiện chung để khảo sát địa tô chênh lệch I là: tư bản ngang nhau, lao động ngang nhau, diện tích đất đai ngang nhau. Khi đã có những điều kiện chung đó, nhưng lại có kết quả khác nhau trên những thửa ruộng khác nhau thì sẽ có lợi nhuận siêu ngạch. Hai nguyên nhân chính dẫn đến kết quả khác nhau đó là độ phì tự nhiên và vị trí thuận lợi khác nhau của các mảnh đất. Ngoài ra, nếu xét kỹ còn có các nguyên nhân phụ khác nữa như:
- Cách phân bố thuế có thể tác động không đồng đều giữa các mảnh ruộng cũng cho những kết quả khác nhau.
- Có sự chênh lệch về hiệu quả do sự phát triển nông nghiệp hàng hoá giữa các vùng trong một nước không đồng đều, hay vì tập quán canh tác truyền thống khác nhau.
- Tư bản phân phối không đồng đều giữa những người kinh doanh nông nghiệp khác nhau. Ở đây chúng ta cần đi sâu phân tích hai nguyên nhân chính: độ phì và vị trí của mảnh ruộng, ta thấy mối quan hệ qua lại giữa chúng, và chúng có thể phát sinh thuận chiều nhau hoặc ngược chiều nhau:
+ Có thể độ phì cao, vị trí thuận lợi thì lợi nhuận siêu ngạch thu được càng lớn;
+ Có thể độ phì cao, song vị trí thuận lợi kém, lợi nhuận siêu ngạch cũng sẽ thấp hơn;
+ Có thể độ phì thấp, song vị trí thuận lợi, lợi nhuận siêu ngạch cũng sẽ thấp hơn;
+ Có thể độ phì thấp, vị trí không thuận lợi thì lợi nhuận siêu ngạch sẽ có ít hoặc không còn nữa.
Chính sự tác động qua lại như trên, nên xu hướng chuyển dịch cơ cấu các loại đất đưa vào canh tác, khai hoang có thể theo quá trình khác nhau; nếu vị trí sử dụng đất từ thuận lợi đến không thuận lợi, thì trình tự khai thác có thể từ đất tốt chuyển dần sang đất xấu (thực ra vẫn là đất tốt ở xa tương đương với đất xấu ở gần).
Vấn đề vị trí của đất có tính tương đối và lịch sử. Vì một mặt sự tiến bộ của xã hội có tác dụng san bằng các chênh lệch về hiệu quả; mặt khác, sự tiến bộ ấy lại có thể làm chênh lệch về hiệu quả. Sự tiến bộ về giao thông vận tải, về tốc độ và quy mô của các công trình xây dựng nhiều khi làm đảo lộn về trật tự thuận lợi.
Nội dung, mức độ về độ phì của đất đai.
Độ phì của đất, đó là dung lượng khác nhau về các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh vật ở đất (cấu thành hoá, sinh học của các lớp đất khác nhau). Định nghĩa này chưa đề cập thêm nhân tố khí hậu.
Độ phì tự nhiên của đất khác với độ phì nhân tạo, tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Không nên hiểu độ phì tự nhiên theo cách nhìn siêu hình, phi lịch sử, phi thực tế. Chẳng hạn, hai mảnh đất có thành phần hoá học như nhau, nhưng chúng vẫn có thể khác nhau về độ phì thực tế. Điều đó còn tuỳ thuộc vào sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ứng dụng vào nông nghiệp: "Mặc dù tính chất phì nhiêu ấy là một thuộc tính khách quan của đất, nhưng về mặt kinh tế thì bao giờ nó cũng bao hàm một mối quan hệ nhất định, - mối quan hệ với trình độ phát triển nhất định của hoá học và của cơ khí trong nông nghiệp, và vì vậy mà nó thay đổi theo trình độ phát triển ấy" [14, tr.296].
Về mặt xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất đưa vào canh tác, Mác phê phán quan niệm cứng nhắc: chỉ có dùng đất tốt đến đất xấu. Thực ra, xu hướng chuyển dịch có thể theo nhiều chiều khác nhau từ tốt đến xấu, từ xấu đến tốt hoặc cũng có thể từ trung bình đến tốt, từ trung bình đến xấu.
Độ phì tự nhiên của ruộng đất có thể là kết quả của độ phì nhân tạo. Độ phì nhân tạo có thể chuyển hoá thành độ phì tự nhiên (Mác trở lại vấn đề này ở Chương 40).
Trong học thuyết giá trị thặng dư, Mác nêu: Độ phì ruộng đất = Độ phì nhiêu tự nhiên + Độ phì nhiêu nhân tạo đã chuyển hoá. Như vậy, khi nói độ phì của đất thì không nên hiểu đơn thuần là độ phì tự nhiên mà còn bao hàm độ phì nhân tạo nữa. Trình độ lao động cũng là nhân tố quan trọng tác động đến độ phì của đất.
Để nghiên cứu địa tô chênh lệch, trong ví dụ của mình Mác đã nêu 3 biểu, qua phân tích, chứng minh, và phê phán Ricácđô, cuối cùng ông vạch ra rằng: Có thể từ tốt đến xấu hoặc từ xấu đến tốt hoặc là dùng xen kẽ chứ không nhất thiết từ tốt đến xấu. Từ đó, Mác đi đến kết luận sau:
- Trình tự địa tô bao giờ cũng biểu hiện bằng trình tự đi xuống, vì khi nghiên cứu về địa tô bao giờ người ta cũng xuất phát từ loại đất đem lại địa tô cao nhất và kết thúc bằng loại đất không đem lại địa tô nào cả.
- Giá cả sản xuất điều tiết thị trường là giá cả sản xuất của loại đất xấu nhất không đem lại địa tô.
- Địa tô chênh lệch do sự chênh lệch về mức độ phì nhiêu tự nhiên của các loại đất đẻ ra. Do đó ta thấy, sở dĩ có địa tô chênh lệch là vì diện tích của loại đất tốt nhất là có hạn, và những tư bản ngang nhau phải đầu tư vào những loại đất có độ phì khác nhau, vì thế cùng một tư bản ngang nhau nhưng lại thu được một số lượng sản phẩm không ngang nhau.
- Chênh lệch có thể phát sinh khi chuyển từ một loại đất tốt sang một loại đất xấu hơn, hoặc ngược lại, chuyển từ một loại đất xấu sang một loại đất tốt hơn, hoặc chuyển theo cả hai chiều hướng xen kẽ nhau.
- Địa tô chênh lệch có thể phát sinh trong trường hợp giá cả nông sản phẩm tăng, giữ nguyên hoặc giảm. Trong trường hợp giá cả sản xuất giảm xuống mà tổng sản lượng và tổng địa tô vẫn có thể tăng lên, và khi đó những khoảnh đất từ trước không đem lại địa tô thì nay có thể có địa tô.
1.1.3. Lý luận về địa tô chênh lệch II của Mác
Thứ nhất: Bản chất địa tô chênh lệch II.
Mác viết:
Địa tô chênh lệch… là kết quả của năng suất khác nhau giữa hai tư bản ngang nhau, bỏ vào những đất đai có diện tích ngang nhau, nhưng mức độ phì nhiêu khác nhau, cho nên địa tô chênh lệch trên đây là do sự chênh lệch giữa sản phẩm của tư bản bỏ vào loại đất xấu nhất không đem lại địa tô và sản phẩm của tư bản bỏ vào một loại đất tốt hơn, quyết định [14, tr.329].
Mỗi lần đầu tư mới đều có nghĩa là mở rộng hơn nữa việc canh tác đất đai. Địa tô chênh lệch I gắn với quảng canh. Địa tô chênh lệch II là kết quả khác nhau của những lần đầu tư, tư bản nối tiếp nhau trên một diện tích. Nó là do sự chênh lệch sản phẩm giữa những lần đầu tư khác nhau trên cùng một diện tích của một mảnh ruộng.
Thứ hai: Sự giống và khác nhau giữa địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.
* Giống nhau:
+ Đều là kết quả của sự hình thành lợi nhuận siêu ngạch.
Mác nêu rõ:
Trường hợp 1, đầu tư song song đưa lại địa tô chênh lệch I.
Trường hợp 2, có thể đạt được kết quả như vậy, với những chỉ tiêu như vậy bằng cách đầu tư những lần khác nhau, đầu tư lần lượt trên cùng một diện tích, một đám đất. Để làm rõ vấn đề trên Mác nêu ra ví dụ:
Tiêu chí
A
B
C
D
Chi phí tư bản (K)
50
50
50
50
Lợi nhuận ( P)
10
10
10
10
Sản lượng ( Q)
1
2
3
4 (sản phẩm)
Giá cả sản xuất
60
60
60
60
Lợi nhuận siêu ngạch
0
60
120
180
+ Trường hợp 1: A, B, C, D là loại ruộng đất kể từ xấu đến tốt.
+ Trường hợp 2: A, B, C, D là các lần đầu tư từ lần có hiệu quả thấp đến lần đầu tư có hiệu quả cao trên cùng một đám đất, cùng một diện tích.
Xét cả 2 trường hợp, lợi nhuận siêu ngạch của tư bản được hình thành đều giống nhau. Vậy, địa tô chẳng qua chỉ là hình thái lợi nhuận siêu ngạch cấu thành thực tế của nó. Có thể nói, địa tô chênh lệch vẫn chỉ là kết quả của năng suất khác nhau giữa những tư bản ngang nhau, bỏ vào ruộng đất.
* Khác nhau:
+ Lhác nhau về cách đầu tư tư bản:
Đầu tư rải ra hay song song cùng một lúc trên các khoảnh đất khác nhau có diện tích bằng nhau để có địa tô chênh lệch I.
Đầu tư tập trung, liên tiếp, nối tiếp nhau trên cùng một khoảnh đất thuộc về địa tô chênh lệch II.
+ Khác nhau về chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô:
Xem xét sự biến đổi hình thái chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch từ tay tư bản kinh doanh vào tay địa chủ thì có sự khác nhau rất lớn.
Đầu tư liên tục khác đầu tư song song. Đầu tư liên tục, việc chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô khó khăn hơn, với những lý do sau:
Một là, phương pháp đầu tư liên tục đặt sự chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô trong một giới hạn chật hẹp. Khi còn khế ước thuế đất thì việc chuyển hoá ấy kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de tai.doc
- bia moi.doc