Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước đang phát triển thì XDCB được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài nên ngành XDCB ở Việt Nam cũng phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn. Mặt khác, vốn là ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn, với chi phí cho đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách nhà nước cũng như ngân sách của doanh nghiệp nên hoạt động đầu tư XDCB cũng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế đang lan rộng như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB cũng là lĩnh vực ảnh hưởng đầu tiên và cũng rất nặng nề do thị trường bất động sản đóng băng, chi phí đầu tư lớn mà không thu hồi được vốn, mặt khác những công trình nhận thầu, hoặc chỉ định thầu cũng không có vốn để thực hiện, nhiều công trình chậm tiến độ, thiếu tính khả thi không chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, hạch toán doanh thu và chi phí của các dự án đầu tư. Do tính đặc thù của ngành XDCB nên việc hạch toán doanh thu và chi phí của Hợp đồng xây dựng (HĐXD) vốn đã rất phức tạp nay lại càng khó khăn hơn. Mặt khác, trên thực tế hiện nay việc hạch toán doanh thu và chi phí giữa các doanh nghiệp XDCB chưa thực sự thống nhất, chưa phản ánh được một cách kịp thời, chính xác các thông tin về doanh thu và chi phí của HĐXD gây rất nhiều khó khăn cho quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm toán, tại doanh nghiệp, các cơ quan chủ quản và các bên có liên quan. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó có chuẩn mực kế toán số 15 "Hợp đồng xây dựng" áp dụng cho kế toán HĐXD và lập báo cáo tài chính (BCTC) của các nhà thầu từ tháng 1 năm 2003, tuy nhiên cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp XDCB vẫn chưa vận dụng vào thực tiễn. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc hạch toán kế toán tại các đơn vị được thực hiện theo một chuẩn mực chung thống nhất phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế là một nhu cầu tất yếu.
Chính vì vậy, việc vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 vào việc hạch toán doanh thu và chi phí của HĐXD tại các doanh nghiệp XDCB là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 - Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ.
99 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 - Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước đang phát triển thì XDCB được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài nên ngành XDCB ở Việt Nam cũng phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn. Mặt khác, vốn là ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn, với chi phí cho đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách nhà nước cũng như ngân sách của doanh nghiệp nên hoạt động đầu tư XDCB cũng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế đang lan rộng như hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB cũng là lĩnh vực ảnh hưởng đầu tiên và cũng rất nặng nề do thị trường bất động sản đóng băng, chi phí đầu tư lớn mà không thu hồi được vốn, mặt khác những công trình nhận thầu, hoặc chỉ định thầu cũng không có vốn để thực hiện, nhiều công trình chậm tiến độ, thiếu tính khả thi không chỉ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn gây rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, hạch toán doanh thu và chi phí của các dự án đầu tư. Do tính đặc thù của ngành XDCB nên việc hạch toán doanh thu và chi phí của Hợp đồng xây dựng (HĐXD) vốn đã rất phức tạp nay lại càng khó khăn hơn. Mặt khác, trên thực tế hiện nay việc hạch toán doanh thu và chi phí giữa các doanh nghiệp XDCB chưa thực sự thống nhất, chưa phản ánh được một cách kịp thời, chính xác các thông tin về doanh thu và chi phí của HĐXD gây rất nhiều khó khăn cho quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm toán, tại doanh nghiệp, các cơ quan chủ quản và các bên có liên quan. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó có chuẩn mực kế toán số 15 "Hợp đồng xây dựng" áp dụng cho kế toán HĐXD và lập báo cáo tài chính (BCTC) của các nhà thầu từ tháng 1 năm 2003, tuy nhiên cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp XDCB vẫn chưa vận dụng vào thực tiễn. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc hạch toán kế toán tại các đơn vị được thực hiện theo một chuẩn mực chung thống nhất phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế là một nhu cầu tất yếu.
Chính vì vậy, việc vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 vào việc hạch toán doanh thu và chi phí của HĐXD tại các doanh nghiệp XDCB là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 - Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở đi sâu, phân tích lý luận cơ bản về nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến HĐXD theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15, đồng thời nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu và chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 để từ đó đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm vận dụng có hiệu quả Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu và chi phí tại Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 và những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí HĐXD trong doanh nghiệp xây lắp và thực trạng kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2.
- Phạm vi nghiên cứu: Kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2. Nguồn tài liệu và thông tin sử dụng trong luận văn từ Công ty cổ phần Xây dựng số 2.
4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ hơn các nguyên tắc và phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến HĐXD được đề cập trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15.
Đánh giá đúng thực trạng kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2.
Đề xuất các giải pháp để vận dụng hiệu quả nhất Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 vào việc kế toán doanh thu và chi phí tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về doanh thu và chi phí HĐXD và kế toán doanh thu, chi phí của Hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 trong các doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí Hợp đồng xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí của Hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 tại Công ty cổ phần Xây dựng số 2 - Tổng Công ty xây dựng Hà Nội.
Chương 1
Những vấn đề cơ bản về doanh thu, chi phí Hợp đồng xây dựng và kế toán doanh thu, chi phí Hợp đồng xây dựng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 trong các Doanh nghiệp xây dựng
1.1. Đặc điểm hoạt động xây dựng và những vấn đề cơ bản về Hợp đồng xây dựng
1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và cũng là ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt, chính đặc điểm khác biệt riêng có này của ngành XDCB đã tác động lớn đến công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD nói riêng. Điều này được thể hiện:
Thứ nhất: Sản phẩm xây dựng là sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ.
Mỗi sản phẩm xây dựng là một công trình hoặc hạng mục công trình riêng biệt, có yêu cầu riêng về mặt thiết kế, mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây dựng đều có yêu cầu về tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, do đó yêu cầu quản lý và hạch toán doanh thu và chi phí cũng được tính cho từng sản phẩm xây dựng riêng biệt. Điều này đòi hỏi công tác tập hợp chi phí sản xuất thực tế phải bám sát chi phí sản xuất dự toán cho từng công trình, hạng mục công trình.
Thứ hai: Sản phẩm xây dựng thường có giá trị lớn và thời gian thi công công trình tương đối dài.
Các công trình XDCB thường có thời gian thi công rất dài, thường là trên một năm, thậm chí có những công trình kéo dài hàng chục năm. Điều này tác động rất nhiều đến việc xác định chi phí, doanh thu của HĐXD. Để có thể đảm bảo tính trung thực của thông tin kế toán, đòi hỏi bộ phận kế toán trong Doanh nghiệp xây dựng phải có phương pháp tập hợp chi phí, xác định doanh thu phù hợp và thống nhất theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành để đảm bảo tính đúng đắn và kịp thời của số liệu kế toán và nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
Thứ ba: Sản phẩm XDCB có thời gian sử dụng tương đối dài.
Các công trình XDCB có thời gian sử dụng tương đối dài nên mọi sai lầm trong khi thi công đều khó sửa chữa, phải phá đi làm lại. Mặt khác, giá trị công trình lại lớn vì vậy sai lầm trong XDCB vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả nghiêm trọng lâu dài và khó khắc phục. Chính vì vậy trong quá trình thi công bên cạnh việc quản lý trên phương diện hạch toán cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình.
Thứ tư: Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ gắn liền với địa điểm xây dựng, nơi sản xuất chính là nơi tiêu thụ sản phẩm.
Do địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công nên sẽ có rất nhiều khoản chi phí phát sinh kèm theo như: chi phí điều động nhân công, điều động máy móc thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm thời (lán trại, nhà tạm…), chuẩn bị mặt bằng, san dọn mặt bằng sau khi thi công…nên nếu không có biện pháp tổ chức quản lý, thi công tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, để có thể tổ chức tốt công tác kiểm soát chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của mình, các doanh nghiệp xây dựng thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, tại nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí di dời, chuyển dịch. Chính đặc điểm này đã tác động trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí và doanh thu của HĐXD nói riêng.
Thứ năm: Sản phẩm XDCB được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước (giá dự thầu).
Giá dự toán (trong chỉ định thầu) hoặc giá dự thầu (trong đấu thầu) là giá bán hay còn gọi là doanh thu của sản phẩm xây dựng. Sự khác biệt lớn nhất giữa các doanh nghiệp xây dựng và các doanh nghiệp khác trong việc xác định giá bán chính là giá dự thầu do các doanh nghiệp xây dựng tham gia đấu thầu tự lập dựa trên hồ sơ thiết kế và các yêu cầu của bên mời thầu, các quy định chung về định mức, đơn giá của Nhà nước, các kinh nghiệm thực tế và ý đồ chiến lược tranh thầu. Như vậy, doanh thu của sản phẩm xây dựng được xác định trước khi sản xuất sản phẩm, còn đối với các hàng hóa khác thì doanh thu chỉ được xác định sau khi bán được sản phẩm sản xuất ra. Chính vì vậy, kế toán phải phản ánh và giám sát chặt chẽ quá trình bàn giao sản phẩm hoàn thành nhằm thu hồi vốn đủ và nhanh chóng.
Thứ sáu: Sản phẩm xây dựng thường được tổ chức sản xuất ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường, khí hậu, thời tiết. Do đó, sản phẩm xây dựng thường mang tính chất thời vụ.
Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng cần tổ chức tốt công tác quản lý lao động, vật tư chặt chẽ đảm bảo thi công nhanh đúng tiến độ. Trong điều kiện thi công môi trường không thuận lợi các doanh nghiệp xây dựng cần có biện pháp, kế hoạch cụ thể nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra (như phải phá đi làm lại, sửa chữa hoặc ngừng thi công…).
Có thể nói, xây dựng là một ngành sản xuất có nhiều nét đặc thù so với các doanh nghiệp SXKD nói chung. Vì thế, kế toán chi phí, doanh thu HĐXD trong các doanh nghiệp xây dựng đòi hỏi phải được tổ chức khoa học, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin một cách trung thực và khách quan về tình hình hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng.
1.1.2. Hợp đồng xây dựng và phân loại Hợp đồng xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng
1.1.2.1. Hợp đồng xây dựng
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15, HĐXD được định nghĩa như sau: "Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc một tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng".
Theo định nghĩa trên, thì HĐXD có thể được thỏa thuận để xây dựng một tài sản đơn lẻ, như: một chiếc cầu, một tòa nhà, một đường ống dẫn dầu, một con đường hoặc xây dựng tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về thiết kế, công nghệ, chức năng hay mục đích sử dụng cơ bản của chúng, như: một nhà máy lọc dầu, tổ hợp nhà máy dệt, may.
Trong chuẩn mực này, HĐXD còn bao gồm:
- Hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản như: hợp đồng tư vấn, thiết kế, khảo sát, hợp đồng dịch vụ quản lý dự án và kiến trúc.
- Hợp đồng phục chế hay phá hủy các tài sản và khôi phục môi trường sau khi phá hủy các tài sản.
Theo nội dung nêu trong định nghĩa về HĐXD thì HĐXD có thể liên quan đến việc xây dựng một tài sản hoặc tổ hợp các tài sản. Vậy nếu có một nhóm các hợp đồng được ký kết với một khách hàng hoặc một số khách hàng và mỗi hợp đồng đều có thiết kế riêng nhưng lại có liên quan chặt chẽ với nhau thì HĐXD đó được phân chia và kết hợp như thế nào?
Trong một số trường hợp, chuẩn mực này được áp dụng cho những phần riêng biệt có thể nhận biết được của một hợp đồng riêng rẽ hoặc một nhóm các hợp đồng để phản ánh bản chất của hợp đồng hay nhóm các HĐXD. Chính vì vậy, việc kết hợp và phân chia các HĐXD đều phải thỏa mãn được những điều kiện cụ thể. Chuẩn mực kế toán số 15 - HĐXD quy định việc kết hợp và phân chia HĐXD như sau:
- Một HĐXD liên quan đến xây dựng một số tài sản thì việc xây dựng mỗi tài sản được coi như một HĐXD riêng rẽ khi thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau:
+ Có thiết kế, dự toán được xác định riêng rẽ cho từng tài sản và mỗi tài sản có thể hoạt động độc lập.
+ Mỗi tài sản có thể được đàm phán riêng với từng nhà thầu và khách hàng có thể chấp thuận hoặc từ chối phần hợp đồng liên quan đến từng tài sản.
+ Có thể xác định được chi phí và doanh thu của từng tài sản.
- Một nhóm các hợp đồng ký với một khách hàng hay với một số khách hàng, sẽ được coi là một HĐXD khi thỏa mãn đồng thời cả ba điều kiện sau:
+ Các hợp đồng này được đàm phán như là một hợp đồng trọn gói.
+ Các hợp đồng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau đến mức trên thực tế chúng là nhiều bộ phận của một dự án có mức lãi gộp ước tính tương đương.
+ Các hợp đồng được thực hiện đồng thời hoặc theo một quá trình liên tục.
- Một hợp đồng có thể bao gồm việc xây dựng thêm một tài sản theo yêu cầu của khách hàng hoặc hợp đồng có thể sửa đổi để bao gồm việc xây dựng thêm một tài sản đó. Việc xây dựng thêm một tài sản chỉ được coi là HĐXD riêng rẽ khi:
+ Tài sản này có sự khác biệt lớn và độc lập so với các tài sản nêu trong hợp đồng ban đầu về thiết kế, công nghệ và chức năng; hoặc
+ Giá của HĐXD tài sản này được thỏa thuận không liên quan đến giá cả của hợp đồng ban đầu.
1.1.2.2. Phân loại Hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng được phân loại trên nhiều phương diện khác nhau:
- Phân loại HĐXD theo cách thức xác định giá trị của hợp đồng
Theo cách phân loại này thì HĐXD được chia thành hai loại:
+ Hợp đồng xây dựng với giá cố định: là HĐXD trong đó nhà thầu chấp thuận một mức giá cố định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức giá đó có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Như vậy, trong HĐXD với giá cố định thì với một khoản tiền nhất định nhà thầu phải biết phân bổ nguồn vốn hợp lý ở từng giai đoạn, từng phần công trình và dự tính được một cách chuẩn xác nhất sự biến động của giá cả và tiến độ thi công nếu không sẽ gây khó khăn trong quá trình kiểm soát chi phí, ảnh hưởng lớn đến kết quả HĐXD và rất có thể sẽ dẫn đến trường hợp lãi giả, lỗ thật.
+ Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: là HĐXD trong đó nhà thầu được hoàn lại các chi phí thực tế được phép thanh toán, cộng (+) thêm một khoản được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khoản chi phí cố định.
Như vậy, có thể thấy rằng HĐXD với chi phí phụ thêm hoàn toàn khác so với HĐXD với chi phí cố định. Đối với loại hợp đồng này, tất cả các chi phí thực tế phát sinh hợp lý sẽ được khách hàng thanh toán (kể cả phần trượt giá các yếu tố đầu vào). Doanh nghiệp xây dựng sẽ được hưởng thêm một khoản thanh toán tính theo một tỷ lệ phần trăm so với các khoản chi phí được phép thanh toán hoặc được tính thêm một khoản phí cố định. Như vậy nếu không tính đến chi phí cơ hội thì khả năng bị lỗ đối với loại hợp đồng này ít xảy ra hơn. Đây là khác biệt cơ bản của loại hợp đồng này so với HĐXD chi phí cố định.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể có một số HĐXD vừa có đặc điểm của HĐXD với giá cố định, vừa có đặc điểm của HĐXD với chi phí phụ thêm như HĐXD với chi phí phụ thêm nhưng có thỏa thuận mức giá tối đa. Việc phân chia HĐXD thành các loại như vậy có tác dụng rất lớn đảm bảo tính tự chủ cho các doanh nghiệp xây dựng trong hoạt động SXKD của mình, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, khuyến khích hoàn thành sớm hợp đồng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
- Phân loại HĐXD căn cứ vào phương thức thanh toán
+ HĐXD quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Đây là loại HĐXD trong đó nhà thầu được khách hàng cam kết thanh toán các khoản liên quan đến hợp đồng theo một tiến độ kế hoạch đã được quy định trước trong hợp đồng mà không phụ thuộc vào tiến độ thi công thực tế của nhà thầu đối với hợp đồng. Với HĐXD loại này thường đưa ra các quy định chặt chẽ cho nhà thầu về thời điểm bắt đầu và kết thúc thi công HĐXD mà không quy định khắt khe về tiến độ thi công từng bộ phận và hạng mục của hợp đồng. HĐXD loại này cũng tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp xây dựng khi xây dựng kế hoạch về vốn cho quá trình thực hiện hợp đồng, tuy nhiên các doanh nghiệp xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm lớn về tiến độ cũng như chất lượng công trình trong quá trình thi công.
+ Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Đây là HĐXD trong đó quy định khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp từng kỳ (được xác định trong hợp đồng) phù hợp với giá trị phần khối lượng công việc doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ và được khách hàng xác nhận. HĐXD này thường quy định bắt buộc việc kiểm kê, xác định phần khối lượng công việc hoàn thành từng kỳ phải thực hiện có sự chứng kiến và xác nhận của khách hàng.
- Phân loại HĐXD căn cứ vào phương thức để có được hợp đồng.
+ Hợp đồng xây dựng có được do đấu thầu: Đây là HĐXD mà doanh nghiệp xây dựng có được thông qua hình thức đấu thầu thi công các công trình do khách hàng tổ chức. Để có được HĐXD loại này, các doanh nghiệp phải tiến hành lập hồ sơ và tham gia dự thầu theo các quy định của khách hàng, doanh nghiệp chỉ có được hợp đồng khi trúng thầu.
+ Hợp đồng xây dựng chỉ định thầu: Đây là loại HĐXD mà các doanh nghiệp xây dựng có được không phải thông qua quá trình đấu thầu. Theo hình thức này, khách hàng (chủ đầu tư) tự xem xét và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp và tự chỉ định doanh nghiệp được quyền tham gia thi công các công trình cho chủ đầu tư.
Như vậy, khi ký kết các HĐXD giữa các bên phải có những quy định cụ thể liên quan đến việc xác định từng loại hợp đồng tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình triển khai thực hiện hợp đồng.
1.2. Nội dung và phương pháp kế toán ghi nhận doanh thu, chi phí Hợp đồng xây dựng theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15
1.2.1. Nội dung doanh thu Hợp đồng xây dựng
Doanh thu HĐXD được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được từ việc thực hiện hợp đồng.
Do đặc điểm riêng có của ngành XDCB: Sản phẩm có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài, doanh thu của các HĐXD thường được ước tính trước khi thi công nên nội dung doanh thu HĐXD cũng có nhiều điểm khác biệt so với các ngành sản xuất công nghiệp khác do sự tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tùy thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai khi tiến hành thực hiện hợp đồng. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy ngoài doanh thu ban đầu được ghi nhận trong hợp đồng, doanh thu của HĐXD có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 về HĐXD thì doanh thu HĐXD bao gồm:
- Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng (chính là giá dự toán ban đầu của hợp đồng được quy định trong HĐXD đã ký kết); và
- Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Các khoản tăng, giảm doanh thu của HĐXD trong từng thời kỳ bao gồm:
+ Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu như: thay đổi thiết kế kỹ thuật, phạm vi công việc được thực hiện theo hợp đồng… làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng đã được chấp thuận ban đầu.
+ Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý do giá cả tăng lên.
+ Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến độ thi công, không đảm bảo chất lượng công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Khi hợp đồng quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành thì doanh thu của hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm.
Các khoản thanh toán khác mà các doanh nghiệp xây dựng thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp các khoản chi phí không được ghi trong hợp đồng cũng được tính vào doanh thu của HĐXD như: sự thay đổi phạm vi công việc trong hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng, sự chậm trễ do khách hàng gây nên, sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi trong khi thực hiện hợp đồng… Các khoản này chỉ được tính vào doanh thu của HĐXD nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Các cuộc thỏa thuận đã đạt được kết quả, có khả năng chắc chắn khách hàng sẽ chấp thuận các thay đổi, bồi thường và doanh thu phát sinh từ các thay đổi đó;
+ Doanh thu có thể xác định một cách đáng tin cậy.
Các khoản tiền thưởng làm tăng doanh thu là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thực hiện đạt hay vượt mức yêu cầu. Ví dụ: Trong hợp đồng có dự kiến trả cho nhà thầu khoản tiền thưởng vì hoàn thành sớm hợp đồng. Tuy nhiên khoản tiền thưởng này chỉ được tính vào doanh thu khi:
+ Chắc chắn doanh nghiệp đạt hoặc vượt mức một số tiêu chuẩn cụ thể đã ghi trong hợp đồng;
+ Khoản tiền thưởng có thể được xác định một cách đáng tin cậy.
Như vậy, doanh thu của HĐXD được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tùy thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai như: Sự thay đổi thiết kế so với hợp đồng, sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào, sự chậm trễ của chủ đầu tư trong việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành… Chính vì vậy, việc đảm bảo tốt các yếu tố đầu vào, thi công đúng tiến độ kỹ thuật,… là hết sức cần thiết để có thể hạn chế những tác động bất lợi có thể làm giảm doanh thu, đồng thời nó cũng giúp cho công tác kế toán doanh thu, chi phí, được xác định dễ dàng hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ.
1.2.2. Nội dung chi phí Hợp đồng xây dựng
Chi phí HĐXD trong các doanh nghiệp xây dựng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất thi công HĐXD.
Chi phí HĐXD bao gồm chi phí liên quan đến hợp đồng trong suốt giai đoạn kể từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng. Các chi phí liên quan trực tiếp đến hợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coi là một phần chi phí của hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ước tính một cách đáng tin cậy và có nhiều khả năng là hợp đồng sẽ được ký kết. Nếu chi phí phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi chúng phát sinh thì chúng không còn được coi là chi phí của HĐXD khi hợp đồng được ký kết vào kỳ tiếp sau.
Việc xác định chi phí HĐXD là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng. Chính vì vậy, xác định đúng, đủ các khoản chi phí của một HĐXD là việc hết sức quan trọng và hết sức cần thiết trong các doanh nghiệp xây dựng.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 về HĐXD, chi phí HĐXD bao gồm:
- Chi phí liên quan trực tiếp đến từng HĐXD.
- Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể.
- Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.
Cụ thể: Chi phí liên quan trực tiếp đến từng HĐXD bao gồm:
+ Chi phí nhân công tại công trường bao gồm toàn bộ tiền lương và tiền công lao động của công nhân trực tiếp phục vụ xây dựng công trình và các khoản trích theo lương (kể cả công nhân sử dụng máy móc, thiết bị thi công).
+ Chi phí giám sát công trình: là toàn bộ số tiền chi ra liên quan trực tiếp đến cán bộ giám sỏt là đại diện của doanh nghiệp thực hiện giám sát thi công theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Nếu cán bộ giám sát là đại diện của chủ đầu tư thì chi phí trả cho cán bộ giám sát sẽ là do bên chủ đầu tư thanh toán và do đó không được tính vào chi phí HĐXD.
+ Chi phí nguyên vật liệu cho công trình: là chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho công trình.
+ Chi phí thiết bị cho công trình: là chi phí mà các doanh nghiệp xây dựng phải chi ra để mua sắm các thiết bị lắp đặt cho công trình.
+ Chi phí về khấu hao máy móc, thiết bị và các tài sản cố định (TSCĐ) khác dùng để thực hiện hợp đồng: là số tiền khấu hao TSCĐ dùng để thực hiện hợp đồng bao gồm các loại máy móc, thiết bị thi công và các TSCĐ khác sử dụng cho hoạt động sản xuất ở các tổ đội, bộ phận sản xuất (tài sản được khấu hao chỉ là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc các TSCĐ thuê tài chính và chỉ được tính vào chi phí của HĐXD chi phí khấu hao của các máy móc thiết bị trong thời gian sử dụng để thi công hợp đồng).
+ Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu (NL, VL) đến và đi khỏi công trình: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc di chuyển và vận hành các máy móc thiết bị, các loại nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho công trình.
+ Chi phí t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc