Luận văn Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung Bộ

Tư duy lý luận là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vấn đề này được xem như chìa khóa giúp cho người cán bộ nhận thức thực tiễn một cách sâu sắc và chỉ đạo thực tiễn đạt được hiệu quả cao. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có biến thành hiện thực hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và trình độ tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ, họ là người tiếp thu, bổ sung và phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nơi mình đang công tác.

Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược. Bởi lẽ, năng lực tư duy lý luận là cơ sở quan trọng để hoạch định đường lối, chủ trương; là cơ sở để chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đang vừa yêu cầu đội ngũ cán bộ phải liên tục phát hiện khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, bất cập, yếu kém vừa đặt ra những vấn đề, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Những vấn đề đó đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có và phải nâng cao hơn nữa năng lực tư duy lý luận.

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của hơn 20 năm đổi mới chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Đội ngũ này giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị, là cầu nối có hiệu lực giữa Đảng, Nhà nước với địa phương. Cấp tỉnh là đơn vị hành chính có những điều kiện khá hoàn chỉnh về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng có một vị trí địa chính trị quan trọng, những biến đổi về kinh tế – xã hội ở đây đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của cả nước. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải tiếp tục nâng cao năng lực tư duy lý luận để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong những năm qua, hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ đã đem lại nhiều kết quả có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân từ phía khách quan lẫn chủ quan mà năng lực tư duy lý luận vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bắc Trung bộ là vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, lại bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cho nên kinh tế không phát triển như các vùng kinh tế trong nước khác; đây cũng chính là điều kiện để cho lối tư duy kinh nghiệm giáo điều, cứng nhắc tồn tại, phát triển mạnh mẽ hơn những vùng, miền khác; điều đó đã ảnh hưởng lớn đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nói chung. Cho đến nay, vẫn còn nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt vẫn còn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên. Họ chưa dám mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn địa phương như cán bộ ở các tỉnh ở vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ hay Đồng bằng sông Hồng.

Trong điều kiện đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ một mặt phải kịp thời khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết về mặt năng lực tư duy lý luận để đáp ứng cho công tác lãnh đạo, quản lý, mặt khác phải nắm bắt những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng để vận dụng hoạch định phương hướng, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

 

doc104 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư duy lý luận là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vấn đề này được xem như chìa khóa giúp cho người cán bộ nhận thức thực tiễn một cách sâu sắc và chỉ đạo thực tiễn đạt được hiệu quả cao. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có biến thành hiện thực hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực và trình độ tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ, họ là người tiếp thu, bổ sung và phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nơi mình đang công tác. Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược. Bởi lẽ, năng lực tư duy lý luận là cơ sở quan trọng để hoạch định đường lối, chủ trương; là cơ sở để chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đang vừa yêu cầu đội ngũ cán bộ phải liên tục phát hiện khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, bất cập, yếu kém vừa đặt ra những vấn đề, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Những vấn đề đó đòi hỏi cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có và phải nâng cao hơn nữa năng lực tư duy lý luận. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của hơn 20 năm đổi mới chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Đội ngũ này giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị, là cầu nối có hiệu lực giữa Đảng, Nhà nước với địa phương. Cấp tỉnh là đơn vị hành chính có những điều kiện khá hoàn chỉnh về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng có một vị trí địa chính trị quan trọng, những biến đổi về kinh tế – xã hội ở đây đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của cả nước. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải tiếp tục nâng cao năng lực tư duy lý luận để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ đã đem lại nhiều kết quả có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân từ phía khách quan lẫn chủ quan mà năng lực tư duy lý luận vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bắc Trung bộ là vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, lại bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, cho nên kinh tế không phát triển như các vùng kinh tế trong nước khác; đây cũng chính là điều kiện để cho lối tư duy kinh nghiệm giáo điều, cứng nhắc tồn tại, phát triển mạnh mẽ hơn những vùng, miền khác; điều đó đã ảnh hưởng lớn đến năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ nói chung. Cho đến nay, vẫn còn nhiều cán bộ lãnh đạo chủ chốt vẫn còn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên. Họ chưa dám mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn địa phương như cán bộ ở các tỉnh ở vùng Đông Nam bộ, Nam Trung bộ hay Đồng bằng sông Hồng. Trong điều kiện đất nước đang tiến hành công cuộc đổi mới, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ một mặt phải kịp thời khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết về mặt năng lực tư duy lý luận để đáp ứng cho công tác lãnh đạo, quản lý, mặt khác phải nắm bắt những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng để vận dụng hoạch định phương hướng, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Chính vì vậy, mặc dù vấn đề này đã được khá nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhưng với mong muốn đóng góp vào lĩnh vực này, tôi chọn đề tài: “Vấn đề nõng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cỏn bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Năng lực tư duy lý luận của người cán bộ là vấn đề đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Cho đến nay đã có nhiều công trình được công bố với những mức độ thể hiện khác nhau trong đó có những công trình có liên quan trực tiếp đến đề tài như: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường Chính trị tỉnh”, luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Đình Trãi; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay”, luận án tiến sĩ triết học của Dương Minh Đức; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay (qua thực tế tỉnh Tuyên Quang)” luận văn thạc sĩ triết học của Đỗ Cao Quang; “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế tỉnh Kiên Giang” luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Đình Chuyên; “Năng lực tư duy lý luận trong quá trình đổi mới tư duy” của Nguyễn Ngọc Long trong Tạp chí Cộng sản số 10, năm 1987 … Những công trình trên đã nghiên cứu sâu sắc về năng lực tư duy lý luận cho người cán bộ làm công tác giảng dạy hoặc người cán bộ lãnh đạo chủ chốt nhưng chưa đề cập đến đối tượng là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ cũng như đối với tỉnh Quảng Trị. Như vậy, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ vẫn còn là mảng đề tài cần tiếp tục làm sáng tỏ. Cùng với đó là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng lực tư duy, trình độ tư duy, tư duy lý luận và trình độ tư duy lý luận như: “Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn”, chủ biên: TS. Trần Thành; “Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nước ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, luận án phó tiến sĩ triết học của Trần Văn Phòng; “Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay”, luận án phó tiến sĩ triết học của Hồ Bá Thâm; “Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số cấp tỉnh ở miền núi phía Bắc”, luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Hoàng Hưng; “Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho phóng viên báo chí ở nước ta hiện nay”, chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Đình Cúc, “Xây dựng phong cách tư duy khoa học của người cán bộ đảng viên theo gương Bác Hồ vĩ đại” của Lê Thanh Bình, tạp chí Triết học số 13 năm 1986, Bài: “Mấy ý kiến về đổi mới tư duy lý luận” của tác giả Thái Ninh trong Tạp chí Cộng sản số 03 năm 1988; “Tư duy truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới tư duy ở nước ta” của Vũ Văn Viên trong Tạp chí Lý luận Chính trị số tháng 12 năm 2001, … Ngoài ra, còn phải kể đến công trình nghiên cứu “Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh Bắc Trung bộ”, chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Thị Thông. Công trình này nghiên cứu về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các tỉnh Bắc Trung bộ nhưng dưới gốc độ tổ chức thực hiện các nghị quyết và đối tượng nghiên cứu chỉ là cán bộ chủ chốt cấp huyện. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận như một phẩm chất tư duy của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ và đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay với tư cách là một luận văn thạc sĩ khoa học triết học thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần vào công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở tỉnh Quảng Trị nói riêng và trong cả nước nói chung. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích vai trò của năng lực tư duy lý luận trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ (qua thực tế tỉnh Quảng Trị) hiện nay, luận văn đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ này. 3.2. Nhiệm vụ - Chỉ ra được vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. - Đánh giá thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh và phân tích những nhân tố tác động đến năng lực tư duy lý luận tạo nên thực trạng đó. - Đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ trong giai đoạn mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn không nghiên cứu tất cả những đối tượng cán bộ lãnh đạo, cũng không nghiên cứu tất cả các phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo theo yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, mà chỉ nghiên cứu về năng lực tư duy lý luận và vai trò của nó với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ nói chung, và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh được đề cập trong luận văn là toàn bộ Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ. Luận văn nghiên cứu năng lực tư duy lý luận với tư cách là một phẩm chất của tư duy dưới góc độ nhận thức luận theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng chứ không nghiên cứu về người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh như là đối tượng của các khoa học khác (Như Lịch sử Đảng, Chính trị học, Xây dựng Đảng), cũng không nghiên cứu về năng lực tư duy với tư cách là đối tượng của tâm lý học. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là những nguyên lý lý luận nhận thức mác xít. Đồng thời, luận văn cũng dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tư duy lý luận, các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị và một số tỉnh khác. - Luận văn kế thừa các tư tưởng khoa học của tác giả khác có liên quan đến đề tài. 5.2. Về phương pháp Trong luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp; phân tích - tổng hợp, lịch sử - lôgíc, phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Luận văn chỉ ra được những phẩm chất tối thiểu thuộc về năng lực tư duy lý luận - một năng lực cơ bản trong năng lực của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh; làm rõ vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh. Đồng thời, luận văn cũng đã vạch ra được thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, nhưng nhân tố tạo nên thực trạng đó; trên cơ sở đó, luận văn nêu ra một số phương hướng và những giải pháp chủ yếu để phát huy và nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ này. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề về lý luận nhận thức, về công tác xây dựng Đảng ở các Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị huyện v.v... 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Năng lực tư duy lý luận và vai trò của nó đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh 1.1. Tư duy lý luận và năng lực tư duy lý luận 1.1.1. Bản chất của tư duy lý luận Để hiểu được bản chất của tư duy lý luận, trước tiên, phải làm rõ phạm trù tư duy. Xét về thực chất thì tư duy là chức năng đặc biệt riêng có của bộ óc con người. Đó là quá trình ý thức con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực; là hình thức cao của sự phản ánh tích cực, chủ động, có mục đích về hiện thực khách quan và được hiện ra là sự nhận thức có tính trung gian gián tiếp khái quát về các mối liên hệ của sự vật và hiện tượng. Tư duy với tư cách là thuộc tính không thể thiếu trong hoạt động chủ quan của con người được thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong hoạt động sáng tạo và trong việc tiên đoán về các sự kiện, hiện tượng của thế giới. Nó cũng được xuất hiện, hiện thực hóa trong quá trình đặt ra và giải quyết những vấn đề của lý luận, của thực tiễn con người. Tư duy là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Hoạt động của bộ óc người phản ánh hiện thực khách quan bằng các hình thức: khái niệm, phán đoán, suy lý... thông qua các phương pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Như vậy, xét về thực chất, tư duy là sự hoạt động đặc biệt của quá trình con người phản ánh thế giới, là quá trình phản ánh dựa trên sự hoạt động của bộ não nhằm nhận thức bản chất, quy luật vận động của thực tại khách quan và định hướng quan hệ đối với thực tại khách quan đó. Những quy luật của tư duy chính là sự phản ánh các quy luật của thực tại khách quan. Từ những hình ảnh nguyên vẹn của sự vật, hiện tượng trong thế giới do cảm giác mang lại được tư duy chắt lọc loại bỏ những mặt, những yếu tố bên ngoài, ngẫu nhiên trên cơ sở sáng tạo mà tìm ra những mặt cơ bản, tất yếu, những quan hệ bản chất, bên trong, mang tính quy luật. Từ đấy, hình thành nên những khái niệm, phạm trù tương ứng với các mặt, các quan hệ tất yếu của chúng; dựa vào đó mà xây dựng nên hình ảnh mới, những quy luật khái quát xu hướng vận động và phát triển của các sự vật. Với ý nghĩa như vậy, tư duy chỉ có ở con người, là trình độ cao nhất của nhận thức trong quá trình phản ánh thế giới khách quan. Nhưng đó không phải là sự phản ánh thụ động, phụ thuộc mà con người tác động và phản ánh thế giới một cách chủ động, sáng tạo. Tư duy là hình thức phản ánh tích cực thực tại khách quan của con người [62, tr.634]. Đó là hoạt động phản ánh ở giai đoạn cao nhất của nhận thức. Nếu con người chỉ dừng lại bằng các hình thức như cảm giác, tri giác… thì nhận thức của con người rất hạn chế, bởi vì con người không thể bằng các hình thức đó mà hiểu được những vấn đề sâu xa hơn trong tự nhiên cũng như những hiện tượng xã hội phức tạp khác. Với tư cách là kết quả của sự vận động, năng động của ý thức, tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh trung gian, gián tiếp, khái quát tích cực về thế giới khách quan. ở giai đoạn cao của nhận thức, sự vật được phản ánh một cách gián tiếp, khái quát trong các khái niệm, phán đoán thông qua các thao tác trung gian hóa, trừu tượng hóa và khái quát hóa. Và chính nhờ các thao tác này mà tư duy thể hiện được sức mạnh của mình. Tư duy là sự phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan, đó là quá trình năng động, sáng tạo. Tính sáng tạo của tư duy là ở chổ nó đem lại những tri thức mới về bản chất, cái bên trong, những quy luật của hiện thực khách quan vốn rất đa dạng, phong phú và biến đổi không ngừng. Nhờ tính sáng tạo mà tư duy phân tích và phân loại sự vật, nắm bắt những tri thức ẩn chứa bên trong sự vật, hiện tượng. Tư duy giúp con người hiểu đúng về sự vật và đưa ra những biện pháp để tác động chính xác vào chúng. Nhờ bản chất sáng tạo mà tư duy luôn là một quá trình vươn tới cái mới, nhận thức ngày càng đúng đắn và đầy đủ hơn về thế giới khách quan. Tư duy xuất hiện, biến đổi và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn là cơ sở, động lực và là tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng, sai của tư duy. Mục đích của tư duy hướng tới là để phục vụ cho thực tiễn; chính quá trình tư duy sẽ tìm ra những biện pháp, cách thức để hiện thực hóa mình thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Để có thể tác động, biến đổi hiện thực, trước tiên con người phải tìm cách nhận thức và hiểu biết về nó. Hoạt động tác động, biến đổi hiện thực lại là cơ sở cho nhận thức, tư duy mang tính sáng tạo và phát triển không ngừng. Bởi vì, xuất phát từ hoạt động làm biến đổi hiện thực đó mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực bộc lộ các thuộc tính, tính chất... Trên cơ sở đó con người mới hiểu biết về sự vật, hiện tượng. Đây là quá trình không có giới hạn cuối cùng của hoạt động nhận thức của con người. Hơn nữa, hoạt động của tư duy còn là hoạt động vận dụng, sử dụng, kết hợp các khái niệm để sáng tạo ra các khái niệm mới, phản ánh các quan hệ tất yếu, các quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan. Đồng thời, hoạt động của tư duy cũng là quá trình vận dụng tri thức thu được vào hoạt động thực tiễn của con người, làm cho hoạt động đó phát triển, từ đó mà tư duy lý luận cũng không ngừng phát triển. Chính vì thế, cả nội dung và hình thức của tư duy đều phụ thuộc vào thực tiễn lịch sử – xã hội. Lịch sử không phải bắt đầu từ tư duy mà là từ hoạt động thực tiễn của con người. Trong đó, hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là hoạt động cơ bản nhất. Hoạt động này càng phát triển thì tư duy, trí tuệ của con người cũng càng phát triển theo. Ăngghen đã nhận định rằng: "Trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên" [32, tr.720]. Như vậy, thông qua hoạt động thực tiễn của mình, con người đã chủ động nhận thức và cải tạo thế giới. Tư duy của con người là do hiện thực khách quan quy định; nhưng chính hoạt động thực tiễn của con người lại là cơ sở, động lực cơ bản cho sự xuất hiện và phát triển của tư duy. Thực tiễn cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra, điều chỉnh quá trình tư duy, xác nhận cho tính đúng đắn của tư duy, loại bỏ những sai lầm, tạo sự phát triển liên tục của tư duy con người. Tư duy của con người luôn mang tính sáng tạo, hoạt động của tư duy luôn vươn tới những giá trị mới thông qua hoạt động nhận thức và thực tiễn. Hoạt động thực tiễn là cơ sở, động lực của tư duy. Do vậy, khi hoạt động thực tiễn còn ở một trình độ thấp thì ứng với nó là cấp độ tư duy ở trình độ thấp. Khi hoạt động thực tiễn đạt đến trình độ cao hơn thì phương pháp tư duy, trình độ tư duy cũng được nâng lên. ở trình độ tư duy, sự vật được phản ánh khái quát trong các hình thức khái niệm, phán đoán, suy luận. Tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, tư duy phải được diễn đạt thành ngôn ngữ bởi vì đó là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là phương tiện để diễn đạt kết quả của sự nhận thức, để lưu giữ và tiếp tục phát triển kết quả của nhận thức đó. Nhờ thế mà con người có thể sáng tạo ra những khái niệm và những phạm trù khoa học, nêu lên những quy luật của các khoa học và vì vậy mà hiểu sâu sắc hơn bản chất của các sự vật. Nếu không có ngôn ngữ sẽ không có phương tiện để tư duy và tư tưởng của loài người không thể lưu giữ, kế thừa và phát triển được. Thế giới vô cùng, vô tận (cả về bề rộng lẫn chiều sâu), thực tiễn thì luôn luôn mới, điều đó đòi hỏi tư duy phải luôn năng động, sáng tạo phát hiện ra những cái mới, những tình huống có vấn đề trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, đưa ra những giải đáp đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống. Vì vậy, tư duy là một quá trình vô tận, vận động và phát triển không ngừng. Tư duy của con người không thể bất biến mà nó cũng có quá trình biến đổi và phát triển ngày càng đạt được trình độ cao hơn. Khi xem xét tư duy như một quá trình, một bản tính phát triển chung của con người thực tiễn xã hội, tư duy thể hiện ra khuynh hướng phát triển tất yếu của nó. Tư duy con người theo Ăngghen vừa tối cao vừa không tối cao. Xét theo sự thực hiện cá biệt - chủ thể cụ thể của tư duy thì nó không tối cao và có hạn. Xét theo bản tính và khả năng thì tư duy của con người là tối cao và vô hạn. Chủ nghĩa Mác - Lênin khi đề cập về khả năng nhận thức của con người đã cho rằng, chỉ có những cái con người chưa biết chứ không có những cái mà con người không thể biết. Tư duy là sản phẩm của lịch sử, nó xuất hiện trong lịch sử, qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người. Tư duy không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà nó chính là sự kết hợp giữa sự kế thừa các lối tư duy truyền thống với lối tư duy trong hoàn cảnh của thực tại. Điều đó thể hiện rằng, trong những thời đại khác nhau, với những điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học... khác nhau, thì trình độ của tư duy xét cả về nội dung và hình thức cũng ở mức cao, thấp khác nhau; và cũng lý giải tại sao ở những giai đoạn khác nhau của xã hội mà lại còn mang dấu ấn phong cách tư duy của thời đại trước đó. Trong những hoàn cảnh cụ thể, năng lực và trình độ tư duy có thể mang lại kết quả nhất định trong hoạt động của con người. Nhìn chung, trình độ tư duy được xem xét ở các cấp độ như tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận. Tư duy kinh nghiệm là một lối tư duy, một trình độ tư duy của con người. Nó cũng thể hiện năng lực trừu tượng hóa của trí tuệ con người, nhưng còn ở trình độ thấp. Bằng tư duy kinh nghiệm, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, người ta cũng có thể rút ra những kết luận khá chính xác về sự vật, hiện tượng riêng lẻ, nhưng chưa thể khái quát được những mối liên hệ căn bản giữa các sự vật, hiện tượng. Tư duy kinh nghiệm, do đó, là tư duy tiền khoa học, tiền lý luận. Tư duy kinh nghiệm là lối tư duy cụ thể, thiết thực của những người ít hoặc không am hiểu lý luận, khoa học; của các thế hệ trong các dân tộc chưa trãi qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa duy lý, phát triển tư duy lý luận khoa học. Tư duy kinh nghiệm hướng vào những cái cụ thể, nhưng cái cụ thể ở đây là cái cụ thể trực quan, cảm tính, vụn vặt, lẻ tẻ. Do đó, kết quả của nhận thức là cái cụ thể, nhưng là cái cụ thể chưa vươn cao hơn cái cụ thể cảm tính và chưa phải là cái cụ thể trong tư duy theo đúng nghĩa khoa học và đầy đủ của nó. Tư duy kinh nghiệm là lối tư duy, suy nghĩ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm về cả nội dung lẫn phương pháp. Những chất liệu được sử dụng trong tư duy, lập luận chỉ là những tri thức kinh nghiệm rất hạn chế: hời hợt, giản đơn, vụn vặt, đơn nhất, nhưng lại được coi như là cái chung, cái phổ biến, cái bản chất, cái quy luật. Còn về phương pháp và các thao tác của tư duy thì dựa trên những nếp nghĩ quen thuộc, những lối mòn được hình thành một cách tự phát, vừa cứng nhắc, vừa không khoa học, vừa không lôgic. Tư duy dừng lại ở trình độ đó không những không thể nói đến sự sáng tạo, thậm chí còn sai lầm. Tư duy lý luận (được hiểu theo là cái “phủ định biện chứng” của tư duy kinh nghiệm) là tư duy dựa trên tri thức lý luận và phương pháp nhận thức khoa học [51, tr.21] Tri thức lý luận là tri thức được hình thành trên cơ sở khái quát tri thức kinh nghiệm nhờ sức mạnh của trừu tượng hóa và khái quát hóa của tư duy. Tri thức lý luận là những tri thức mang tính gián tiếp và khái quát cao do nó đã qua rất nhiều bước trung gian hóa, trừu tượng hóa. Tri thức lý luận phản ánh hiện thực trong bản chất, trong những mối liên hệ mang tính quy luật của nó. Tri thức lý luận là tri thức được hệ thống hóa nên nó đem lại cái nhìn mang tính chỉnh thể bao quát, đầy đủ, toàn vẹn về đối tượng phản ánh, nó đã tái tạo lại đối tượng như ban đầu song là ở cấp độ bản chất bên trong của chính sự vật, hiện tượng. Dựa trên một loại tri thức có rất nhiều vượt trội đó, tư duy lý luận giúp cho nhận thức của con người thành nhận thức lý luận đích thực khi nhận thức ấy đem quy sự vận động bề ngoài chỉ biểu hiện trong hiện tượng về sự vận động bên trong thực sự. Và do đó, tư duy lý luận không những chỉ ra những phương hướng mới cho hoạt động thực tiễn của con người mà còn làm cho hoạt động đó mang tính chủ động, tự giác và sáng tạo hơn. Tư duy lý luận không chỉ là tư duy bằng tri thức lý luận, mà còn là tư duy bằng phương pháp khoa học. Lý luận chứa đựng trong nó khả năng trở thành phương pháp, nhưng bản thân lý luận tự nó nó chưa phải là phương pháp. Lý luận là lập trường, quan điểm, nguyên lý, quy luật. Nhưng phương pháp lại là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực, yêu cầu, thao tác được rút ra từ những tri thức lý luận để điều chỉnh hoạt động của con người nhằm những mục đích nhất định. Nếu trong tư duy kinh nghiệm, các phương pháp và các thao tác lôgic được hình thành một cách tự phát, dựa trên những nếp nghĩ quen thuộc hoặc dựa trên những tri thức kinh nghiệm, thì trong tư duy lý luận, các phương pháp được hình thành dựa trên những tri thức lý luận và được nhận thức, sử dụng một cách chủ động, tự giác. Tư duy lý luận phát triển cùng với sự thay đổi của xã hội, khi tri thức của con người càng hoàn thiện thì tư duy lý luận ngày càng sâu sắc hơn. Trong giai đoạn hiện nay, tư duy lý luận chân chính, khoa học đó là tư duy lý luận mácxít. Về thực chất, tư duy lý luận mácxít là tư duy biện chứng duy vật – một loại hình tư duy được hình thành trên cơ sở đúc kết những tri thức tinh túy nhất của khoa học, nó là sản phẩm của sự kết tinh tư duy nhân loại và chứa đựng trong đó hai thành tố, hai hạt nhân cơ bản và hợp lý của khoa học hiện đại: duy vật và biện chứng. Hạt nhân của tư duy của tư duy lý luận mác - xít là tư duy triết học mác - xít. ở bất cứ thời đại nào, triết học đều cũng là kết tinh của trí tuệ nhân loại. Tư duy triết học mácxít có những đặc trưng cơ bản: tính trừu tượng – khái quát cao; tính chỉnh thể – bao quát cao; tính khoa học; tính gợi mở – sáng tạo; tính cách mạng. So với tư duy của các nhà khoa học khác, tư duy triết học bao giờ cũng đạt đến trình độ cao nhất về mặt trừu tượng, khái quát. Sở dĩ tư duy triết học đạt đến trình độ đó bởi lẽ triết học chính là khái quát của sự khái quát, nó là kết tinh từ sự kết tinh. Khi đạt đến trình độ trừu tượng – khái quát hóa cao nhất thì đồng thời tư duy triết học cũng mang tính chỉnh thể – bao quát nhất. Điều đó thể hiện qua các phạm trù triết học – những công cụ, phương tiện hoạt động chủ yếu của tư duy triết học. Các khái quát của tư duy triết học mácxít là khái quát khoa học mang tính chân lý, bởi vì nó không phải là sự tư biện chủ quan mà là phản ánh của hiện thực khách quan. Thêm vào đó, tư duy triết học mácxít chỉ có thể có được khi nó được đúc k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclvan0610in.doc
  • docmuc luclvan.doc
Tài liệu liên quan