Luận văn Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay

Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của toàn bộ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là nội dung chủ yếu của toàn bộ công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhất là từ năm 1986, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta bước vào một giai đoạn xây dựng và phát triển mới, theo tinh thần đổi mới đó là chuyển nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, củng cố hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng với những chuyển đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị từ năm 1986 đến nay có những đổi mới mạnh mẽ, tích cực. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, hệ thống chính trị cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, nhược điểm, trong đó nhược điểm bao trùm là bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân chưa thực hiện và thể hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, chế độ trách nhiệm không rõ ràng, cách làm việc còn chồng chéo, thiếu trật tự kỷ cương, kém hiệu lực, hiệu quả; bệnh quan liêu tham nhũng khá phổ biến và nặng nề. Vì vậy, việc đảm bảo thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động không chỉ là yêu cầu sâu xa cơ bản mà còn đang là đòi hỏi trực tiếp và cấp thiết.

Thực hiện yêu cầu này phải là hợp lực của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, trong đó phương tiện thông tin đại chúng với chức năng đặc thù của mình có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng.

Là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng chính là cầu nối Đảng với dân, Nhà nước với nhân dân. Mặt khác, trong thời đại ngày nay, thời đại của sự bùng nổ thông tin, không có lĩnh vực xã hội nào không có sự tham gia của thông tin đại chúng. Chính trị - lĩnh vực mà xưa kia vốn chỉ là một số ít người cầm quyền, ngày nay đã trở thành lĩnh vực công khai, đó là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Do vậy, thông tin đại chúng hiển nhiên càng trở thành phương tiện không thể thiếu trong chính trị và hoạt động chính trị.

Ở nước ta, các phương tiện thông tin đại chúng tuy đã có những đóng góp bước đầu trong công cuộc đổi mới. Song nhìn về toàn bộ tổ chức và hoạt động hiện nay chưa thực sự vì mục tiêu đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Trong đó, ngoài những đặc điểm tình hình chung, điều kiện lịch sử đặc thù của nước ta đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của phương tiện thông tin đại chúng trong việc đảm bảo thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động, phương tiện thông tin đại chúng có vai trò trực tiếp quan trọng.

Đánh giá vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phương tiện thông tin đại chúng đối với cách mạng nước ta, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: "Thông tin đại chúng là một phương tiện hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước".

Để thực hiện mục tiêu này, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn ở nước ta nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài đã đặt ra, tác giả hy vọng với những kết quả bước đầu khảo sát sẽ cung cấp thêm cơ sở thực tiễn và lý lẽ cho việc tiếp tục đổi mới công tác thông tin đại chúng là cần thiết và thực sự cấp bách.

 

doc134 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền lực chính trị thuộc về nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của toàn bộ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là nội dung chủ yếu của toàn bộ công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhất là từ năm 1986, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta bước vào một giai đoạn xây dựng và phát triển mới, theo tinh thần đổi mới đó là chuyển nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, củng cố hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với những chuyển đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hệ thống chính trị từ năm 1986 đến nay có những đổi mới mạnh mẽ, tích cực. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, hệ thống chính trị cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm, nhược điểm, trong đó nhược điểm bao trùm là bộ máy Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân chưa thực hiện và thể hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, chế độ trách nhiệm không rõ ràng, cách làm việc còn chồng chéo, thiếu trật tự kỷ cương, kém hiệu lực, hiệu quả; bệnh quan liêu tham nhũng khá phổ biến và nặng nề... Vì vậy, việc đảm bảo thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động không chỉ là yêu cầu sâu xa cơ bản mà còn đang là đòi hỏi trực tiếp và cấp thiết. Thực hiện yêu cầu này phải là hợp lực của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, trong đó phương tiện thông tin đại chúng với chức năng đặc thù của mình có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân, các phương tiện thông tin đại chúng chính là cầu nối Đảng với dân, Nhà nước với nhân dân... Mặt khác, trong thời đại ngày nay, thời đại của sự bùng nổ thông tin, không có lĩnh vực xã hội nào không có sự tham gia của thông tin đại chúng. Chính trị - lĩnh vực mà xưa kia vốn chỉ là một số ít người cầm quyền, ngày nay đã trở thành lĩnh vực công khai, đó là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Do vậy, thông tin đại chúng hiển nhiên càng trở thành phương tiện không thể thiếu trong chính trị và hoạt động chính trị. ở nước ta, các phương tiện thông tin đại chúng tuy đã có những đóng góp bước đầu trong công cuộc đổi mới. Song nhìn về toàn bộ tổ chức và hoạt động hiện nay chưa thực sự vì mục tiêu đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Trong đó, ngoài những đặc điểm tình hình chung, điều kiện lịch sử đặc thù của nước ta đòi hỏi phải phát huy sức mạnh của phương tiện thông tin đại chúng trong việc đảm bảo thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động, phương tiện thông tin đại chúng có vai trò trực tiếp quan trọng. Đánh giá vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phương tiện thông tin đại chúng đối với cách mạng nước ta, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: "Thông tin đại chúng là một phương tiện hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền và bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước". Để thực hiện mục tiêu này, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn ở nước ta nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài đã đặt ra, tác giả hy vọng với những kết quả bước đầu khảo sát sẽ cung cấp thêm cơ sở thực tiễn và lý lẽ cho việc tiếp tục đổi mới công tác thông tin đại chúng là cần thiết và thực sự cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể khẳng định rằng, cho đến nay ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến vấn đề đưa thông tin đại chúng góp phần đảm bảo thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài có nhiều tác phẩm đã xuất bản ở nước ta và các nước khác như: - Lê Hữu Nghĩa, Sự quá độ của hệ thống chính trị ở nước ta từ chế độ dân chủ lên xã hội chủ nghĩa. - Lưu Văn Sùng, Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. - Hồ Văn Thông, Chính trị và xây dựng khoa học chính trị; Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. - Nguyễn Đức Bình, Phấn đấu nâng cao chất lượng phát huy vai trò to lớn của báo chí xuất bản trong thời kỳ đổi mới. - Hoàng Công, Đổi mới hệ thống chính trị - mấy vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm. - Hoàng Văn Hảo, Dân chủ hóa các tổ chức chính trị, xã hội một phương hướng cơ bản để tăng cường quyền lực của nhân dân ở nước ta hiện nay. - Phạm Ngọc Quang, Vấn đề quyền lực và cơ chế thực hiện quyền lực trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Nguyễn Đăng Thành, Hệ thống chính trị với tư cách là kết cấu để thực thi quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. - VICH TO APHANAXép, Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí thư. - Bectơrang Russel, Quyền lực. - A. Toffler, Thăm trầm quyền lực. Các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết chỉ thị của Đảng và Nhà nước có liên quan đến vấn đề hệ thống chính trị ở nước ta. - Tạ Ngọc Tấn, Mặt sau bức tranh toàn cầu hóa thông tin đại chúng; Vận hội và trách nhiệm báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Hữu Thọ, Công việc của người viết báo. Hệ thống báo chí của các nước ASEAN, các bài tổng kết của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa Thông tin năm 1986-2005; một số bài tổng kết kinh nghiệm của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các tài liệu liên quan khác. Tuy nhiên, thực tế chưa có đề tài nào làm trực tiếp và có hệ thống về Vai trò thông tin đại chúng trong thực thi quyền lực chính trị của nhân dân ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn - Mục đích là phân tích, luận chứng làm sáng tỏ thực tế yêu cầu, phương hướng và giải pháp phát triển hệ thống phương tiện thông tin đại chúng trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay. - Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn: + Làm sáng tỏ khái niệm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động. Vai trò, vị trí đặc thù của phương tiện thông tin đại chúng trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động. + Làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc sử dụng hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta. Những giải pháp cơ bản để phát huy sức mạnh phương tiện thông tin đại chúng nhằm đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự tác động của phương tiện thông tin đại chúng trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn vận dụng lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Những kiến thức, kinh nghiệm của thế giới, trong nước; các văn kiện, nghị quyết của Đảng. - Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài cũng như việc triển khai nội dung, luận văn vận dụng các phương pháp lôgíc, lịch sử, phân tích tổng hợp và tổng kết thực tiễn. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của phương tiện thông tin đại chúng trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong điều kiện nước ta hiện nay. - Đưa ra một cách nhìn toàn diện, có chiều sâu về lý luận chính trị và lý luận báo chí, về hệ thống phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta. - Đưa ra giải pháp cơ bản có tính khả thi để phát huy sức mạnh thông tin đại chúng ở nước ta hiện nay. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần cho sự nhận thức đúng hơn nữa về vị trí, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong sự nghiệp xây dựng bộ máy nhà nước - bộ máy quyền lực của nhân dân. Từ đó đề xuất, kiến nghị nhằm đổi mới hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng làm sao cho xứng đáng với vai trò đặc biệt của nó trong sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta. Đây là đề tài nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về vấn đề quyền lực chính trị của nhân dân lao động và vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đảm bảo quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Vì vậy, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, khoa học chính trị và lý luận báo chí. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết. Chương 1 quyền lực chính trị của nhân dân và thông tin đại chúng trong việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân 1.1. Khái niệm quyền lực, quyền lực chính trị, quyền lực chính trị của nhân dân Để làm rõ nội dung khái niệm quyền lực của nhân dân trước hết cần làm rõ nội dung khái niệm quyền lực và quyền lực chính trị. Quyền lực: Quyền lực là một trong những vấn đề cơ bản của chính trị, do vậy đã từ rất sớm, khi ý thức được các vấn đề chính trị thì người ta cũng đã đề cập đến vấn đề quyền lực. Từ thời cổ đại, ở phương Tây Arixtốt đã nghiên cứu vấn đề quyền lực và xem xét những đặc điểm của nó. Theo ông, quyền lực tồn tại phổ biến trong mọi sự vật và hiện tượng, không chỉ trong thế giới cảm giác mà cả trong thế giới vô cảm. Đối với nhà nước và quyền lực nhà nước, ông coi đó như là kết quả của sự thoả thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí chung của họ. Còn theo Platôn, chính trị là nghệ thuật cai trị những con người với sự bằng lòng của họ. Cơ sở để đảm bảo sự cai trị đó là pháp quan, những nhà thông thái. ở đây ông đề cao trí tuệ và coi đó như một thứ quyền lực trong chính trị. ở phương Đông mà tiêu biểu là Trung Quốc, vấn đề quyền lực cũng được đặt ra tương đối sớm. Khi mà "thế quyền" (quyền lực nhà nước) chưa đủ để cai trị, người ta đã mượn uy lực của "thần quyền" để bổ sung cho thế quyền. "Mệnh trời" được coi như uy lực tuyệt đối bao trùm thiên hạ. Vua là thiên tử (con trời), vâng mệnh trời xuống cai trị thiên hạ. Khổng Tử (một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại) cho rằng, trong chính trị đạo đức là quyền lực tối thượng. Đạo đức là cái đã tiềm ẩn trong những người quân tử - nhà chính trị, nó như một thứ đặc ân mà trời ban cho, chỉ cần tu thân thì sẽ đạt được. Khi "tu" được "thân", có được đạo đức thì "tề" được "gia " và "bình" được "thiên hạ". Ông ví đạo đức của người cai trị như gió, đạo đức của người bị trị như cỏ, gió thổi cỏ sẽ lướt theo. Một cách thực tế hơn, Hà Phi Tử cho rằng, để có quyền lực ("có thể"), bậc vua chúa cần phải nắm vững hai điều mà ông gọi là "nhị bính" (hai cái cán) là thưởng và phạt. Bởi theo ông con người ai cũng hám lợi và ghét hại; dùng thưởng và phạt (kinh tế và bạo lực) sẽ khống chế được người khác, buộc người khác theo ý mình. Vào thời Trung cổ, ở phương Tây các nhà thần học như Ô.guytxtanh, TômátĐacanh đã phát triển các tư tưởng về quyền lực của thời cổ đại. Theo Ô.guytxtanh con người do bản chất tự nhiên cần đến một xã hội, và xã hội cần đến một quyền uy; nhưng quyền uy nơi trần thế lại phụ thuộc vào quyền uy của thượng đến. Từ đó ông đi đến kết luận: nhà nước - thành bang của trần gian phải phụ thuộc vào nhà thờ - thành bang của thượng đế. Như vậy, quyền lực của thượng đế là tối thượng, chi phối các hoạt động của đời sống con người. Sang thời khai sáng, các nhà tư tưởng như Môngtexkiơ; J.Rútxô đã đưa ra quan niệm về "quyền lực tối cao" - đó là ý chí chung của những thành viên sống trong một quốc gia. Các thành viên phải phục tùng "ý chí chung" để đổi lại họ được tự do và không bị xâm phạm. ý chí chung là kết quả của một hợp đồng mà các thành viên đều tham gia, đó là "khế ước xã hội" . ý chí chung, quyền tối cao đó điều khiển các lực lượng nhà nước nhằm phục vụ lợi ích chung. Tuy đã có nhiều quan niệm về quyền lực nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thật sự chính xác, xúc tích, khái quát được vấn đề để mọi người chấp nhận. Nhà chính trị học Mỹ K.Đanta cho rằng, nắm quyền lực có nghĩa là buộc người khác phải phục tùng. Còn nhà chính trị học Mỹ khác - Lesbi lipson - xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả nhờ hành động phối hợp. Nhà chính trị học A.Gra - zia cho rằng: "quyền lực là khả năng ấn định những quyết định có ảnh hưởng đến thái độ của con người" . Bertrand Russel cho rằng: ta có thể coi quyền lực là sản phẩm của những hiệu quả có chú ý" [8, tr.48]. Theo Từ điển Bách khoa Triết học thì "Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình có tác động đến hành vi, phẩm hạnh của người khác nhờ một phương tiện nào đó như kinh tế, chính trị, nhà nước, gia đình, uy tín, quyền hành, sức mạnh…" [79, tr.92]. Gần đây nhà tương lai học người Mỹ Alvin Toffer cho rằng" Bạo lực, của cải, tri thức là ba dạng phổ biến và cũng là ba phương thức cơ bản để đạt được quyền lực. Trong ba loại đó, trí tuệ được coi là loại quyền lực có phẩm chất cao nhất và là phương thức cơ bản để đạt được quyền lực trong tương lai. Bạo lực, của cải mang lại quyền lực cho kẻ có sức mạnh hay người giàu, còn với trí tuệ thì người nghèo vẫn có thể giành được quyền lực. Cách luận giải của A.Toffler nên lên được được tính toàn diện của vấn đề, đó là những yếu tố hợp lý. Song ông không nhận thấy hoặc cố tình không nhận thấy tính chất quyết định của sở hữu tư liệu sản xuất đối với có quyền lực. Tuy không đi sâu nghiên cứu vấn đề quyền lực và do đó chưa đưa ra một định nghĩa có tính chất xác định, nhưng từ góc độ duy vật lịch sử, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đề cập đến vấn đề quyền lực từ trong bản chất của nó. Đó là, trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm được quyền kiểm soát tư liệu sản xuất thì giai cấp đó cũng nắm được quyền điều khiển, chi phối các lĩnh vực cơ bản của xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, tư tưởng tinh thần. Cách tiếp cận này là chìa khoá cho ta nghiên cứu vấn đề quyền lực một cách khoa học và hữu hiệu. Theo giáo sư Lưu Văn Sùng viết trong tập bài giảng chính trị học "Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội". Quyền lực chính trị: Là một bộ phận của quyền lực trong xã hội có giai cấp. QLCT cũng là một loại quan hệ xã hội, nhưng đó là quan hệ xã hội có liên quan tới vấn đề Chính trị. Do vậy, việc làm sáng tỏ phạm trù “Chính trị” là điều cần thiết để tiến tới một quan điểm đúng đắn về phạm trù “Quyền lực Chính trị”. Trong tác phẩm “Chính trị”, Platơn xem chính trị là nghệ thuật cung đình liên kết trực tiếp các chuẩn mực của người Anh hùng và sự thông minh, sự liên kết của họ được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái. Mac Vây - be cho rằng “Chính trị” là khát vọng tham gia vào quyền lực, hay ảnh hưởng tới sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia. Trên quan điểm duy vật về lịch sử, V.I.Lênin cho rằng chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, vào định hướng hoạt động của Nhà nước,… Lênin cho rằng nhân tố quy định bản chất của chính trị là: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Khi nhấn mạnh tính năng động của chính trị đối với kinh tế, Lênin viết “Chính trị không thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”. Từ hiện thực đa dạng và phức tạp của chính trị như một hiện thực trong xã hội có giai cấp, chúng ta có thể đi tới một quan niệm tổng quát sau đây về chính trị: “Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia trong vấn đề giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước; là những mục tiêu được quy định bởi lợi ích cơ bản của các giai cấp, các đảng phái; là hoạt động thực tiễn chính trị của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để thực hiện đường lối đã lựa chọn nhằm đi tới những mục tiêu đã đặt ra”. Quan niệm vừa nêu về chính trị quy định cách hiểu phạm trù “Quyền lực Chính trị”. Nói chung nhất: “Quyền lực Chính trị là quyền lực được sử dụng sức mạnh của nhà nước nhằm thực hiện lợi ích khách quan của giai cấp, dân tộc,… trên cơ sở sự thừa nhận của nhà nước bằng luật pháp”. Trong ý nghĩa đó, QLCT là một kiểu quan hệ xã hội có liên quan tới vấn đề nhà nước. Đó có thể là quan hệ giữa người với người ở nhiều cấp độ tồn tại, nhiều hình thức tồn tại khác nhau của họ (giai cấp, dân tộc, quốc gia, đoàn thể, đảng phái,…) trong quá trình ảnh hưởng tới nhà nước nhằm giành, giữ, sử dụng nhà nước vì lợi ích của mình; chính trong ý nghĩa đó Mác đã xem QLCT là “Khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích khách quan của mình”. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, một khi lợi ích căn bản của giai cấp này được hiện thực hoá thì lợi ích căn bản của giai cấp khác bị triệt tiêu. Xung đột giai cấp là điều không tránh khỏi. QLCT đóng vai trò như là công cụ để giai cấp nắm được nó sẽ thực hiện được lợi ích của mình. Đó là cơ sở để Mác và Ănghen nêu ta định nghĩa về QLCT: “Quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác”. Định nghĩa trên đây cũng cho thấy: QLCT của một giai cấp không tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế và đấu tranh giai cấp. Lực lượng sản xuất của xã hội nằm trong quá trình phát triển không ngừng. Lực lượng sản xuất phát triển đến mức nào đó sẽ đòi hỏi thay đổi quan hệ sản xuất hiện tồn. Trong phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất, quá trình này sẽ sản sinh ra các giai cấp đối kháng đặc trưng cho phương thức sản xuất đó. Các lực lượng chính trị mới với tư cách là chủ thể tương ứng của các lợi ích giai cấp đó sẽ xuất hiện. Sự xung đột quyền lực ngày càng gay gắt giữa các lực lượng chính trị mới đại diện cho phương thức sản xuất mới với lực lượng chính trị cũ đại diện cho phương thức sản xuất cũ lạc hậu nhưng còn nắm quyền thống trị. Do xu hướng tất yếu của nó, lực lượng chính trị mới với yêu cầu QLCT tương ứng sớm hay muộn nó sẽ vượt lên tự khẳng định chính mình về một nhà nước. Khi đó, QLCT của lực lượng xã hội mới với tư cách là đại diện cho một giai cấp sẽ được xác lập. Khi một chủ thể chính trị chưa có đủ sức mạnh để khẳng định QLCT của mình, chủ thể đó vẫn ngấm ngầm hoặc công khai dùng sức mạnh nhằm đạt tới sự khẳng định đó. Kết cục, khát vọng đó hoặc bị QLCT của giai cấp cầm quyền loại bỏ, hoặc là sẽ buộc lực lượng chính trị cầm quyền thừa nhận về mặt nhà nước. Do đó, trong chế độ xã hội có đối kháng giai cấp luôn tồn tại hai loại QLCT thuộc hai chủ thể chính trị đối lập nhau: QLCT của giai cấp cầm quyền (Thống trị) và QLCT (hay khát vọng QLCT) của giai cấp, tầng lớp không cầm quyền. Giai cấp thống trị tổ chức ra bộ máy nhà nước và sử dụng sức mạnh của bộ máy đó để thực thi ý chí, lợi ích của mình. Khi ấy, QLCT của giai cấp thống trị trở thành quyền lực nhà nước. Do đó, xét về bản chất quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Nó được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra. Nhờ hệ thống đó, giai cấp thống trị có khả năng vận dụng các công cụ bạo lực của nhà nước để buộc các giai cấp, tầng lớp xã hội phục tùng ý chí của giai cấp thống trị trong việc tổ chức xã hội như một chỉnh thể. Các giai cấp và tầng lớp không nắm quyền thống trị dùng sức mạnh chính trị của mình để chống lại hay đòi giai cấp thống trị phải thay đổi trật tự xã hội, thay đổi các chính sách đã ban hành cho phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Trong trường hợp giai cấp bị trị là giai cấp có lợi ích cơ bản đối kháng với giai cấp thống trị thì họ dùng QLCT của mình để đấu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp cầm quyền, thiết lập nhà nước của mình, dùng nhà nước đó để tổ chức lại xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích của nó. Khi ấy, QLCT của giai cấp mới giành được quyền thống trị trở thành quyền lực nhà nước. Như vậy, QLCT là một khái niệm rộng bao hàm cả quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị và bao hàm quyền lực của các giai cấp khác nhau trong mối quan hệ biện chứng với quyền lực nhà nước để bênh vực và bảo vệ quyền lợi của mình. Với tư cách là hình thức tổ chức QLCT của giai cấp thống trị, quyền lực nhà nước có vai trò như là công cụ để giai cấp thống trị thực hiện QLCT của mình trên tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Điều đó được xem xét ở các mặt sau: Một là, Nhà nước điều khiển hoạt động của xã hội về kinh tế, văn hoá, xã hội bằng các chiến lược, các kế hoạch định hướng; can thiệp vào các hành vi, các quá trình kinh tế, văn hoá, xã hội bằng nhiều công cụ kinh tế - xã hội khác nhau. Hệ thống các chính sách về kinh tế, văn hoá xã hội, nhân văn giúp nhà nước điều khiển hoạt động của các chủ thể quyền lực, đồng thời tạo lập và đảm bảo quyền lực cho các chủ thể quyền lực trên các lĩnh vực đó của đời sống xã hội. Có thể hình dung: mỗi chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân văn là một hành lang hướng dẫn hoạt động đầu tư phát triển nhằm hướng hành vi của các chủ thể quyền lực phù hợp với lợi ích toàn xã hội mà không làm tổn hại QLCT của giai cấp thống trị. Hai là, sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân văn là sự thể hiện vai trò, QLCT của giai cấp thống trị trên hai phương diện: Một mặt, pháp luật là công cụ cưỡng chế hành vi của các chủ thể quyền lực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân văn. Nếu như hành vi của các chủ thể quyền lực trên các lĩnh vực đó có thể dẫn tới nguy cơ làm tổn hại đến lợi ích của toàn xã hội; mặt khác, pháp luật là công cụ tạo môi trường, hành lang mang tính chất xã hội hợp pháp rộng rãi cho các chủ thể quyền lực biết được điều cho phép và cấm làm. Do đó, QLCT đúng đắn, phù hợp quy luật khác nhau nó sẽ có ý nghĩa động lực tích cực của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân văn. Ba là, trong khi khẳng định quá trình phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, Mác và Lênin đã chỉ ra rằng người ta có thể “Rút ngắn” quá trình ấy, có thể làm giảm bớt những “Cơn đau đẻ” của quá trình ấy, nhưng không thể bỏ qua quá trình ấy. Nhân tố để thực hiện “Cái có thể” đó cũng đã được Mác và Lênin chỉ ra, đó là vai trò của QLCT, của thượng tầng kiến trúc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội với tư cách là những nhân tố xã hội có khả năng nhận thức ra quá trình ấy và tổ chức thực hiện quá trình rút ngắn ấy. Trong cách mạng XHCN, lực lượng đó là Đảng và Nhà nước của giai cấp công nhân (GCCN) và NDLĐ. Điều này cho thấy vai trò tích cực của QLCT đối với quyền lực trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội - nhân văn. Trong lịch sử cũng như ở thời đại đương đại, sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội - nhân văn vẫn không vượt ra khỏi vai trò điều tiết của nhà nước với tư cách tổ chức QLCT của giai cấp thống trị. Đối với các nước tư bản, điều đó đã và đang như vậy. Đối với Nhà nước ta, vai trò của Đảng và Nhà nước với tư cách tổ chức QLCT của nhân dân lại càng có ý nghĩa tiên quyết. Nếu không có vai trò của Đảng Cộng sản và Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì không thể nào thực hiện được các quyền lực khác trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Quyền lực chính trị của nhân dân Để hiểu đầy đủ về quyền lực của nhân dân, trước tiên cần làm sáng tỏ khái niệm nhân dân. Nhân dân là khái niệm chỉ giai cấp, tầng lớp, tập đoàn xã hội chiếm số đông, thuận theo sự phát triển của lịch sử và thúc đẩy lịch sử tiến lên. Từ thời Hy lạp, La Mã cổ đại cũng đã sử dụng khái niệm nhân dân, nhưng đó là chỉ chủ nô và dân tự do, không bao gồm nô lệ tuy họ chiếm đa số trong dân cư. Thời Trung Quốc cổ đại nhân dân được xem như cỏ cây, chim muông gọi là thảo dân, thứ dân. Thời cận đại khái niệm nhân dân được sử dụng rộng rãi, nhưng thường được dùng với nghĩa chỉ chung cho toàn thể thành viên xã hội như "quốc dân", "công dân". Từ khi chủ nghĩa Mác ra đời khái niệm nhân dân mới rõ tính chất chính trị, khoa học: - Nhân dân là bộ phận người đông đảo thuộc những giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau phân biệt với bộ phận khác là giai cấp và tầng lớp thống trị. Trong xã hội có giai cấp nhân dân là lực lượng bị cai trị. - Nhân dân là cộng đồng người đông đảo gồm nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ bản là những người lao động - yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất tinh thần của xã hội, quyết định sự phát triển xã hội. - Nhân dân là bộ phận người đông đảo có tác dụng thúc đẩy phát triển, tiến bộ xã hội, không bao gồm lực lượng phản động cản trở sự phát triển, tiến bộ xã hội. - Nhân dân là phạm trù lịch sử, tuy trước sau cơ bản vẫn là nhân dân lao động trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội, nhưng ở các quốc gia khác nhau, trong thời kỳ lịch sử khác nhau, thì khái niệm nhân dân cũng có những nội dung khác. Chẳng hạn như ở nước ta, trong cách mạng dân tộc dân chủ thành phần trong nhân dân khác với trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân dân Việt Nam hiện nay chính là: "Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" [Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tr.124]. Thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết là xây dựng đất nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xét dưới góc độ quan hệ quyền lực là xây dựng m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV.doc
  • docMục lục.doc
Tài liệu liên quan