Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc (trước đây là Mặt trận Lào yêu nước) luôn luôn có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới về mọi mặt của đất nước, vai trò của Mặt trận càng phải được thể hiện rõ hơn, nhất là trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào.
Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một tổ chức đoàn kết thống nhất các tầng lớp nhân dân trong xã hội Lào; nó vừa là phương thức, vừa là môi trường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh có tổ chức, huy động tiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dân trong suốt tiến trình của cách mạng Lào và thực hiện quyền lực của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, Đại hội VII đánh giá:
Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc và các tổ chức quần chúng đã đóng góp quan trọng vào việc vận động quần chúng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chúng ta rất tự hào thấy rằng truyền thống đại đoàn kết của khối cộng đồng các bộ tộc trong nước không ngừng được phát huy và quyền lợi chính đáng của nhân dân các bộ tộc được tăng cường, đời sống của nhân dân các bộ tộc được cải thiện tốt hơn [43, tr. 16-17].
Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị ở CHDCND Lào (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân). Vì vậy, sự vững mạnh hay yếu kém của hệ thống chính trị phụ thuộc vào cả hệ thống và vào từng chủ thể của hệ thống.
Trong quá trình lý giải, cắt nghĩa những nguyên nhân thành công hay chưa thành công của hệ thống chính trị ở CHDCND Lào, các nhà nghiên cứu thường chú trọng vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước nhưng chưa chú ý thỏa đáng đến vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân - cơ sở chính trị của chính quyền nhà nước. Đảng có trong sạch vững mạnh, Nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không, một phần lớn phụ thuộc vào cơ sở xã hội của Đảng và Nhà nước có lành mạnh hay không. Vì vậy, nên đặt ra một cách tiếp cận mới là cùng với nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực hoạt động của Nhà nước trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị ở CHDCND Lào cần chú ý hơn nữa đến vai trò của các tổ chức quần chúng, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc. Đây là vấn đề mà hiện nay chúng ta còn chưa chú ý đúng mức và là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình xây dựng Đảng, cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước gặp khó khăn, ít tiến triển.
91 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vai trò Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ mới ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc (trước đây là Mặt trận Lào yêu nước) luôn luôn có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới về mọi mặt của đất nước, vai trò của Mặt trận càng phải được thể hiện rõ hơn, nhất là trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc Lào.
Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một tổ chức đoàn kết thống nhất các tầng lớp nhân dân trong xã hội Lào; nó vừa là phương thức, vừa là môi trường để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và phát huy vai trò quyền làm chủ của nhân dân thông qua Mặt trận là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh có tổ chức, huy động tiềm lực to lớn, sáng tạo của nhân dân trong suốt tiến trình của cách mạng Lào và thực hiện quyền lực của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, Đại hội VII đánh giá:
Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc và các tổ chức quần chúng đã đóng góp quan trọng vào việc vận động quần chúng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Chúng ta rất tự hào thấy rằng truyền thống đại đoàn kết của khối cộng đồng các bộ tộc trong nước không ngừng được phát huy và quyền lợi chính đáng của nhân dân các bộ tộc được tăng cường, đời sống của nhân dân các bộ tộc được cải thiện tốt hơn [43, tr. 16-17].
Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị ở CHDCND Lào (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân). Vì vậy, sự vững mạnh hay yếu kém của hệ thống chính trị phụ thuộc vào cả hệ thống và vào từng chủ thể của hệ thống.
Trong quá trình lý giải, cắt nghĩa những nguyên nhân thành công hay chưa thành công của hệ thống chính trị ở CHDCND Lào, các nhà nghiên cứu thường chú trọng vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước nhưng chưa chú ý thỏa đáng đến vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân - cơ sở chính trị của chính quyền nhà nước. Đảng có trong sạch vững mạnh, Nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không, một phần lớn phụ thuộc vào cơ sở xã hội của Đảng và Nhà nước có lành mạnh hay không. Vì vậy, nên đặt ra một cách tiếp cận mới là cùng với nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực hoạt động của Nhà nước trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị ở CHDCND Lào cần chú ý hơn nữa đến vai trò của các tổ chức quần chúng, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc. Đây là vấn đề mà hiện nay chúng ta còn chưa chú ý đúng mức và là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình xây dựng Đảng, cải cách hoạt động của bộ máy nhà nước gặp khó khăn, ít tiến triển.
Nhận thức được vấn đề này, tôi chọn đề tài "Vai trò Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay" làm luận văn thạc sĩ chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ở Việt Nam, vai trò các đoàn thể xã hội trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động luôn là vấn đề đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 05-05 do PGS.PTS Hoàng Chí Bảo chủ nhiệm: "Cơ chế thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay", Hà Nội, 1992.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 05-10 nghiên cứu về Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong quá trình đổi mới của đất nước do TS. Nguyễn Viết Vượng chủ nhiệm đã xuất bản thành sách: "Các đoàn thể nhân dân trong kinh tế thị trường", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
- "Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở hiện nay", do TSKH Phan Xuân Sơn chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Liên quan đến đề tài còn có các luận văn:
- "Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh với việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động", Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền Oanh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
- "Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã tại Nghệ An", Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
ở CHDCND Lào, vấn đề vai trò của các đoàn thể xã hội trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động nói chung được các nhà lãnh đạo đề cập đến một số khía cạnh mang tính chất chung gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, thể hiện trong các Văn kiện, Nghị quyết của Trung ương Đảng NDCM Lào, một số bài đăng trên báo Nhân dân, tạp chí Lào Sangxat và một số tạp chí của cơ quan Đảng. Cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp về vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào. Nhưng những công trình đã kể trên đã cung cấp cho tác giả tư liệu và những gợi ý về phương pháp luận để thực hiện đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc vị trí, vai trò của nó trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào; từ đó chỉ ra những nguyên nhân yếu kém, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này trong việc phát huy và thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích đó luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào.
- Phản ánh tình hình tổ chức và hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc phát huy và thực hiện quyền làm chủ về chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong thời kỳ đổi mới; xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết; đưa ra được hệ thống những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong thời kỳ xây dựng và củng cố chế độ dân chủ nhân dân hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào, đồng thời tác giả cũng kế thừa có chọn lọc các phương pháp nghiên cứu của các công trình và những bài viết của nhiều tác giả khác đã được công bố.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp logic và lịch sử.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Góp phần khẳng định vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào là tất yếu do những điều kiện khách quan và chủ quan.
- Đóng góp những ý kiến về giải pháp để khắc phục một số yếu kém còn tồn tại trong việc phát huy và thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc phát huy và thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp xây dựng và củng cố chế độ dân chủ nhân dân hiện nay.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác của ủy ban Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc; có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đào tạo cán bộ của nước CHDCND Lào.
7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương và 6 tiết.
Chương 1
Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào
1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong hệ thống chính trị ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
1.1.1. Vị trí, vai trò của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Trong lịch sử lâu dài hàng ngàn năm của đất nước Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã làm nên những thành tích lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu mình. Mặt trận Tổ quốc của chúng ta rất tự hào được kế tục và phát huy truyền thống anh dũng và rực rỡ của ông cha ta. Những thành tích đã đạt được của Mặt trận trong quá trình lịch sử phát triển của các bộ tộc Lào là to lớn, rất quan trọng và được ghi nhớ công ơn trong lịch sử của đất nước Lào.
Kể từ cuối thế kỷ thứ XIX, bọn đế quốc thực dân Pháp xâm lược và chiếm lấy đất nước Lào làm thuộc địa, từ đó ngọn lửa đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào đã nổi lên ở khắp mọi miền đất nước, đó là quá trình đấu tranh chống ách thống trị ngoại xâm, dứt khoát không chịu làm nô lệ của nhân dân Lào. Mặc dù cuộc đấu tranh đó không giành được thắng lợi vì nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân gốc là thiếu sự lãnh đạo của Đảng (Đảng mác xít). Nhưng cuộc đấu tranh đó là bài học kinh nghiệm quý báu của truyền thống anh hùng và rực rỡ của nhân dân các bộ tộc Lào.
Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, cuộc sống của nhân dân Lào trở nên cùng cực, điêu đứng, chính sách độc quyền bóc lột vơ vét kinh tế và chính sách chuyên chế về chính trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ như hai gọng kìm kẹp chặt nhân dân Lào trong vòng nô lệ, phụ thuộc. Nhân dân các bộ tộc Lào mất hết quyền tự chủ độc lập, không còn chút quyền tự do, dân chủ nào. Sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân xâm lược Pháp làm phát sinh và thúc đẩy những mâu thuẫn trong lòng xã hội Lào trở nên ngày càng sâu sắc: mâu thuẫn giữa dân tộc Lào với thực dân Pháp xâm lược, mâu thuẫn giữa nhân dân Lào (mà trước hết là nông dân) với bọn đặc quyền, địa chủ phong kiến phản bội làm tay sai của chúng. Nhưng nhiệm vụ cấp bách đầu tiên là phải đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Mục tiêu dân tộc độc lập và mục tiêu dân chủ gắn liền với nhau. Nhưng vấn đề đặt ra là lực lượng xã hội nào có thể tổ chức lãnh đạo, dẫn dắt cuộc đấu tranh để dành thắng lợi cuối cùng.
Thực tế lịch sử đã chứng tỏ rằng, chỉ có giai cấp công nhân và nhân dân lao động với đội tiên phong của nó là Đảng cách mạng lấy lý luận Mác - Lênin làm kim chỉ nam - là người lãnh đạo lực lượng xã hội duy nhất làm tròn sứ mệnh lịch sử cao cả đó.
Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương là cột mốc, là bước ngoặt của cách mạng Đông Dương. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng mác xít chân chính và dưới ngọn cờ "cách mạng dân tộc dân chủ", cuộc đấu tranh của nhân dân Lào đã bước sang một giai đoạn mới về chất. Do nhu cầu thực tiễn của cách mạng Lào, năm 1934, "Xứ ủy Ai Lào" của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở Lào.
Năm 1941, dưới sự lãnh đạo của "Xứ ủy Ai Lào" đã thành lập "Mặt trận Ai Lào đồng minh", một tổ chức cách mạng tập hợp đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân yêu nước để đấu tranh giành độc lập, tự do, dân chủ cho đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của "Xứ ủy Ai Lào" (tiền thân của Đảng NDCM Lào) và "Mặt trận Ai Lao đồng minh", cách mạng Lào kết hợp với cách mạng Việt Nam đã đánh bại thực dân Pháp. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã thắng lợi, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (2/9/1945) tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển tiến liên giành thắng lợi sau này.
Đến ngày 12/10/1945, bản tuyên ngôn độc lập của Chính phủ lâm thời đã được tuyên bố trước thế giới về nền độc lập, thống nhất đất nước và quyền tự do, dân chủ của nhân dân Lào. Nhân dân các bộ tộc Lào từ người mất nước trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, đó là một sự kiện lịch sử quan trọng đánh dấu thời kỳ nước Lào giành được chủ quyền sau mấy chục năm thực dân Pháp thống trị.
Nhưng với dã tâm xâm lược, thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương lần nữa.
Trước tình hình đó, với sự lãnh đạo của "Xứ ủy Ai Lào", ngày 20/01/1949 quân đội "Pa-thết Lào" (quân đội giải phóng nhân dân Lào) đã được thành lập và đến ngày 13/08/1950 Đại hội đại biểu của nhân dân các bộ tộc Lào đã thành lập Mặt trận thống nhất mang tên "Nèo-Lào-ít-xa-La". Đại hội đã đề ra cương lĩnh chính trị 12 điểm, bầu ra ban Trung ương Mặt trận "Neo-Lào ít-xa-la" gồm 14 người và Đại hội cử ra Chính phủ Lào kháng chiến gồm 5 người, ông Hoàng thân Suphanuvông làm chủ tịch Mặt trận, vừa làm thủ tướng Chính phủ Lào kháng chiến [28, tr. 49]. Lúc đó Mặt trận làm nhiệm vụ như là Quốc hội, còn Chính phủ Lào kháng chiến như là cơ quan hành pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận "Neo-Lào ít-xa-la" đã ra sức tập hợp sự đoàn kết toàn dân thành một lực lượng hùng mạnh, liên kết đặc biệt với quân đội và nhân dân Việt Nam anh em, liên kết ba nước Đông Dương, làm tròn sự nghiệp sứ mệnh lịch sử anh dũng như: giải phóng đất nước mình ra khỏi ách thống trị của thực dân cũ, giành được độc lập tự do cho dân tộc mình năm 1945.
Sau hiệp nghị Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương, bọn đế quốc Mỹ, vi phạm hiệp nghị Giơ-ne-vơ, nhảy vào thay thế thực dân Pháp. Chúng có dã tâm lấy Lào tiếp tục làm thuộc địa. Đứng trước tình hình đó, yêu cầu cấp thiết là phải tập hợp sự đoàn kết của mọi lực lượng xã hội rộng rãi hơn trước để đánh thắng đế quốc thực dân mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Mặt trận "Nèo-Lào-ít-xa-La" ngày 06 tháng 01 năm 1956 đã đổi tên thành Mặt trận "Nèo-Lào-Hắc-xạt" (Mặt trận Lào yêu nước). Hoàng thân Suphanuvông được bầu làm chủ tịch Mặt trận.
Mặt trận Lào yêu nước với chức năng là Nhà nước công nông là chính quyền của nhân dân, có vai trò to lớn trong việc tổ chức, động viên, giáo dục nhân dân đoàn kết chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng vững mạnh. Mặt trận còn làm chức năng quản lý Nhà nước như là một chính quyền ở cấp Trung ương và địa phương. Với chức năng đó, Mặt trận dưới hình thức chính quyền Nhà nước của cách mạng Lào (tính đặc thù) đã đề ra những chính sách có tính chất pháp lý để quản lý các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng... bảo đảm cho vùng giải phóng trở thành căn cứ địa cách mạng vững mạnh. Mặc dù chính quyền cách mạng ngày đó còn rất non trẻ, các chính sách đề ra đều đơn giản nhưng vì đáp ứng những lợi ích thiết thực cơ bản của nhân dân (hầu hết cán bộ và nhân dân đều gương mẫu thực hiện), cho nên đã tạo một lòng tin tuyệt đối của dân đối với cách mạng, với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước năm 1975. Do đó, Mặt trận Lào yêu nước coi như là một trong những phương thức và môi trường đầu tiên để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị. Và Mặt trận Lào yêu nước đã làm tròn nhiệm vụ to lớn của mình là đánh đuổi đế quốc thực dân mới, lật đổ và xóa bỏ chế độ cũ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ mới chế độ dân chủ nhân dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để tập hợp sự đoàn kết toàn dân thành một lực lượng trong việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng, Đại hội đại biểu toàn quốc của Mặt trận Lào yêu nước năm 1979 đã đổi tên thành Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, là một tổ chức kế tục sứ mệnh lịch sử và truyền thống anh dũng của Mặt trận "Nèo Lào Hắc-xạt" (Mặt trận Lào yêu nước).
Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là thành tố quan trọng trong cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào. Hệ thống chính trị ở CHDCND Lào là hệ thống chính trị theo mô hình xã hội chủ nghĩa gồm có Đảng, Nhà nước, Mặt trận các đoàn thể nhân dân và mối quan hệ qua lại giữa chúng nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua Nhà nước và Mặt trận, các đoàn thể, nhân dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và còn có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước và xã hội. Thực chất hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là cơ chế đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. Quyền lực của nhân dân muốn được thực hiện thì phải có sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó có mặt trận là một bộ phận quan trọng. Mặt trận là sức mạnh tập thể của bản thân nhân dân có tổ chức, là một trong những thành tố cấu thành hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Trong cơ chế đó chức năng của Mặt trận là động viên nhân dân thực hiện những chủ trương, chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra.
Khi xem xét vị trí của Mặt trận trong hệ thống chính trị phải đặt nó trong mối quan hệ phối hợp hoạt động với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Sự lớn mạnh hay yếu kém của tổ chức này đều ảnh hưởng đến tổ chức khác và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của hệ thống chính trị - xã hội của đất nước. Nếu xem nhẹ vai trò của Mặt trận thì quyền làm chủ của người dân ở cơ sở khó được đảm bảo. Bởi vì, nhân dân không thể làm chủ một cách trừu tượng hoặc tự phát mà làm chủ những nội dung cụ thể, có các thể chế đảm bảo, thông qua các tổ chức, các cộng đồng xã hội hoặc hệ thống Nhà nước.
Tóm lại, Mặt trận là một trong những tổ chức thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân, hoạt động của Mặt trận là một phương thức thực thi quyền dân chủ của nhân dân, thông qua tổ chức này nhân dân các bộ tộc Lào phát huy vai trò của mình trong việc tham gia bầu cử Quốc hội, xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật. Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị và xã hội của đất nước. Điều đó đã được khẳng định tại Điều 7 Hiến pháp nước CHDCND Lào 1991: Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, Liên hiệp Công đoàn Lào, Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào, Hội liên hiệp phụ nữ Lào các cơ quan, tổ chức xã hội là nơi tập hợp đoàn kết và động viên các tầng lớp nhân dân các bộ tộc tham gia sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức mình [42, tr. 5]: "Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tập hợp ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tập hợp khối đại đoàn kết và phát huy quyền làm chủ của nhân dân" [45, tr. 3].
1.1.2. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động
- Khái niệm quyền lực chính trị
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã có một giai đoạn lịch sử không có sự phân chia thành giai cấp, và cũng không có quyền lực chính trị. Đó là xã hội nguyên thủy. Trong các thị tộc, bộ lạc nguyên thủy, quyền lực công biểu hiện thành các chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán... tập trung ở quyền lực của Hội đồng công xã và trao cho người thủ lĩnh thừa hành.
Khi chuyển sang xã hội nô lệ - xuất hiện chế độ tư hữu, hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp thì quyền lực công (bộ phận cơ bản) được tổ chức thành Nhà nước. Nhà nước xuất hiện dường như để điều hòa làm dịu mâu thuẫn giai cấp, để các giai cấp không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt cả xã hội. Song, cuộc đấu tranh quyền lực nhà nước lại trở thành vấn đề trung tâm, then chốt trong hoạt động của các giai cấp, các lực lượng xã hội. Khi một giai cấp đoạt được quyền lực nhà nước và trở thành giai cấp thống trị thì giai cấp đó sẽ dùng quyền lực nhà nước để thiết lập sự thống trị của mình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để đảm bảo thực hiện lợi ích của giai cấp mình và đàn áp lại sự chống đối của các giai cấp đối lập. Do đó, quyền lực chính trị - quyền lực của giai cấp thống trị đã xuất hiện trong đời sống xã hội.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, là cội nguồn của quyền lực. Nền sản xuất vật chất và các nguồn dự trữ xã hội do nó tạo ra là điều kiện để hình thành quyền lực và quyền lực chính trị. Nhân dân lao động là chủ thể tạo ra các nguồn lực kinh tế, xã hội làm cho nó vận động trong quá trình lao động. Vì vậy, nhân dân lao động là nguồn gốc xã hội trực tiếp nhất của quyền lực chính trị.
Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân là người chủ chân chính những tư liệu sản xuất của chế độ công hữu XHCN. Họ không chỉ là lực lượng tiên tiến nhất trong nhân dân mà lợi ích cơ bản của họ còn thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Họ là bộ phận trung tâm trong nhân dân, nắm lấy quyền lãnh đạo, quyền lực nhà nước. Vì vậy, quyền lực chính trị của nhân dân là quyền quyết định của toàn dân đối với quyền lực nhà nước.
Sức mạnh của cuộc cách mạng XHCN được tạo nên trên nền tảng của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Con đường cách mạng của nhân dân lao động đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ thực hiện mục đích chính trị đến cùng là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc giải phóng lao động khỏi áp bức bóc lột, tổ chức cuộc sống hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Khi giành được chính quyền, nhân dân lao động sẽ thực hiện dân chủ cho mọi người lao động. Thông qua hoạt động bầu cử, nhân dân lao động thiết lập nên bộ máy nhà nước "kiểu mới" của mình để tổ chức và quản lý xã hội. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện một nền dân chủ cao hơn các nền dân chủ trước đó, là sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào đời sống chính trị, vào công việc của nhà nước. Đó là nền dân chủ của số đông mọi người chứ không phải của một số ít người đặc quyền, đặc lợi trong xã hội. Dân chủ thực sự theo nguyên nghĩa của nó là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ XHCN là hình thức chính trị kiểu mới, trong đó giai cấp công nhân và nhân dân lao động được giải phóng, trở thành người chủ của xã hội.
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nhìn thấy ở quần chúng nhân dân là động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Theo các ông, mọi sự kiện lớn lao trong đời sống xã hội, mọi biến đổi cách mạng xảy ra trong lịch sử sẽ không thể thành công nếu không có sự tham gia tích cực của quần chúng.
Dân chủ XHCN là một nền dân chủ chân chính, dân chủ của số đông nhân dân lao động, của đa số dân cư và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Bản chất của dân chủ XHCN là tất cả quyền lợi thuộc về nhân dân, là thành quả của quá trình hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân. Chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng dựa trên hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, quần chúng mới giác ngộ lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, mới đấu tranh tự giác trong quá trình thực hiện yêu cầu dân chủ; cũng chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng mác xít, quần chúng nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ vì những động cơ, mục đích đi ngược lại lợi ích của nhân dân.
Trong dân cư, nhân dân lao động chiếm đa số, nên họ là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân có nghĩa là nhân dân làm chủ và kiểm soát quyền lực về kinh tế, chính trị, xã hội và việc sử dụng những quyền lực ấy nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong đời sống xã hội.
Như vậy "quyền lực thuộc về nhân dân lao động có nghĩa là nhân dân lao động làm chủ và kiểm soát quyền lực kinh tế - xã hội và việc sử dụng những quyền lực ấy nhằm đảm bảo lợi ích của mình trong đời sống xã hội" [26, tr. 340]. Muốn thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động thì phải có những hình thức tổ chức thực hiện đa dạng, thích hợp phải có những cơ quan nhất định hoạt động thường xuyên, là công cụ đại diện để nhân dân lao động thực hiện có hiệu quả quyền lực của mình. Do đó, dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp được coi là hai phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình.
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công đã đem lại chính quyền và tư liệu sản xuất cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xác lập quyền làm chủ của họ về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Nhưng vấn đề quan trọng không chỉ là giành lại những quyền lợi chính đáng trước đây bị giai cấp thống trị tước đoạt mà nhiệm vụ chủ yếu, nặng nề và vô cùng khó khăn đặt ra là phải xây dựng một tổ chức xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, bảo đảm củng cố vững chắc quyền lực chính trị, quyền làm chủ của người lao động.
Do đó, nhiệm vụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế trở thành một trọng tâm công tác của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Lênin nói: giờ đây chúng ta phải quản lý nước Nga, chúng ta phải hiểu rõ rằng muốn quản lý được tất cả, thì ngoài cái tài thuyết phục, biết chiến thắng trong cuộc nội chiến, còn vẫn phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn. Đó là nhiệm vụ khó khăn nhất, vì vấn đề là phải tổ chức theo phương thức mới. "Những cơ sở sâu xa nhất, những cơ sở kinh tế của đời sống của hàng chục triệu con người" [9, tr. 301].
Kế thừa và phát huy những tư tưởng của Mác, Ăngnghen và Lênin về quyền lực chính trị và thực thi quyền lực chính trị, Hồ Chí Minh trên nền tảng tư tưởng và truyền thống phương Đông và bằng thực tiễn chỉ đạo cách mạng Việt Nam đã làm cho hệ quan điểm mác xít về những vấn đề này được bổ sung thêm những nội dung mới. Từ quan niệm cho rằng quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- Muc luc1.doc