Lâu nay, các nhà Việt ngữ khi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, cụ thể hơn nữa là các từ loại tiếng Việt ít nhiều có đề cập đến trợ từ nói chung và trợ từ nhấn mạnh nói riêng. Theo dõi tình hình nghiên cứu về trợ từ nhấn mạnh, chúng ta thấy rõ một điều: đây là một trong những vấn đề rất phức tạp của từ loại tiếng Việt. Ở đây có cả những lý do thuộc về bản chất của đối tượng nghiên cứu, cả những lý do thuộc về phương pháp nghiên cứu. Do đó xung quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến tranh luận, và tuỳ theo quan điểm, phương pháp nghiên cứu mỗi tác giả nhìn nhận và lý giải một cách khác nhau. Về quy mô, việc khảo sát trợ từ nhấn mạnh chưa trở thành đối tượng của công trình chuyên biệt. Trong hầu hết các công trình viết về ngữ pháp tiếng Việt, việc nghiên cứu trợ từ nhấn mạnh thường chỉ dừng lại ở mức dộ giới thiệu khái quát đặc điểm và ý nghĩa cơ bản của một số trợ từ nhấn mạnh tiêu biểu. Trong mối tương quan chung có thể thấy rõ tác giả Phạm Hùng Việt xem vấn đề đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt là một trong những điều tâm huyết, vì vậy tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề này. Nhìn chung, có thể thấy rằng, bên cạnh những điểm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu khi bàn về trợ từ nhấn mạnh đã bước đầu nhất trí với nhau ở một số điểm sau:
I. Những điểm thống nhất
1. Ý nghĩa khái quát
Trong các công trình nghiên cứu về trợ từ nhấn mạnh, việc xác định ý nghĩa khái quát là một trong những vấn đề có sự thống nhất giữa những nhà nghiên cứu. Hầu hết các tác giả đều cho rằng trợ từ nhấn mạnh không biểu thị đối tượng phản ánh trong tư duy (như danh từ, động từ, tính từ) mà biểu hiện ý nghĩa quan hệ, thái độ của chủ thể phát ngôn với nội dung phản ánh, hoặc biểu thị quan hệ giữa phát ngôn với nội dung phản ánh. Ý nghĩa quan hệ của trợ từ là ý nghĩa quan hệ có tính tình thái. Cụ thể là trợ từ nhấn mạnh dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ. có nội dung phản ánh liên quan đến thực tại mà người nói muốn lưu ý người nghe.
51 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Vai trò của trợ từ nhấn mạnh trong lập luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1
lịch sử nghiên cứu và khái niệm “Trợ từ nhấn mạnh”
A. Vài nét về lịch sử nghiên cứu trợ từ nhấn mạnh
Lâu nay, các nhà Việt ngữ khi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, cụ thể hơn nữa là các từ loại tiếng Việt ít nhiều có đề cập đến trợ từ nói chung và trợ từ nhấn mạnh nói riêng. Theo dõi tình hình nghiên cứu về trợ từ nhấn mạnh, chúng ta thấy rõ một điều: đây là một trong những vấn đề rất phức tạp của từ loại tiếng Việt. ở đây có cả những lý do thuộc về bản chất của đối tượng nghiên cứu, cả những lý do thuộc về phương pháp nghiên cứu. Do đó xung quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến tranh luận, và tuỳ theo quan điểm, phương pháp nghiên cứu mỗi tác giả nhìn nhận và lý giải một cách khác nhau. Về quy mô, việc khảo sát trợ từ nhấn mạnh chưa trở thành đối tượng của công trình chuyên biệt. Trong hầu hết các công trình viết về ngữ pháp tiếng Việt, việc nghiên cứu trợ từ nhấn mạnh thường chỉ dừng lại ở mức dộ giới thiệu khái quát đặc điểm và ý nghĩa cơ bản của một số trợ từ nhấn mạnh tiêu biểu. Trong mối tương quan chung có thể thấy rõ tác giả Phạm Hùng Việt xem vấn đề đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt là một trong những điều tâm huyết, vì vậy tác giả đã đưa ra nhiều ý kiến về vấn đề này. Nhìn chung, có thể thấy rằng, bên cạnh những điểm chưa thống nhất, các nhà nghiên cứu khi bàn về trợ từ nhấn mạnh đã bước đầu nhất trí với nhau ở một số điểm sau:
I. Những điểm thống nhất
1. ý nghĩa khái quát
Trong các công trình nghiên cứu về trợ từ nhấn mạnh, việc xác định ý nghĩa khái quát là một trong những vấn đề có sự thống nhất giữa những nhà nghiên cứu. Hầu hết các tác giả đều cho rằng trợ từ nhấn mạnh không biểu thị đối tượng phản ánh trong tư duy (như danh từ, động từ, tính từ) mà biểu hiện ý nghĩa quan hệ, thái độ của chủ thể phát ngôn với nội dung phản ánh, hoặc biểu thị quan hệ giữa phát ngôn với nội dung phản ánh. ý nghĩa quan hệ của trợ từ là ý nghĩa quan hệ có tính tình thái. Cụ thể là trợ từ nhấn mạnh dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái bằng cách nhấn mạnh vào từ, kết hợp từ... có nội dung phản ánh liên quan đến thực tại mà người nói muốn lưu ý người nghe.
Hữu Quỳnh cho rằng đây là nhóm từ "chuyên dùng để nhấn mạnh ý nghĩa của từ và của câu, hoặc dùng để biểu thị thái độ của người nói" [16, 94].
Lê Cận - Phan Thiều trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” cũng có nhận xét tương tự: “Đây là lớp tình thái từ đánh dấu thái độ, thường đặt trước các lớp từ cơ bản dùng để nhấn mạnh vào ý của câu” [4, 194].
Cũng đề xuất ý kiến có phần giống hai ý kiến trên, tác giả Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông”- tập I, cũng cho rằng: “Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh vào một từ, một cụm từ, một câu nào đó mà nó đi kèm” [1, 152].
Ngoài ra, thống nhất với quan điểm này còn có ý kiến của các tác giả Đinh Văn Đức, Nguyễn Anh Quế, Lê Biên, Hoàng Văn Thung. Đinh văn Đức cho trợ từ nhấn mạnh là các từ biểu đạt ý nghĩa tình thái với mục đích nhấn mạnh tăng cường. Theo Nguyễn Anh Quế: “... chúng tham gia vào cấu trúc hoặc để dạng thức hóa cấu trúc trong lời nói và biểu thị một tình thái nào đó” [15, 125-126]. Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” cho rằng: “ý nghĩa chung của trợ từ là gia tăng một sắc thái nghĩa (ý nghĩa phụ trợ) cho từ, ngữ hoặc một câu, một cấu trúc trên câu (đoạn văn), nhằm nhấn mạnh vào một nội dung cụ thể, một quan hệ cụ thể trong một phát ngôn. Trợ từ diễn đạt những mối quan hệ có tính chất bộ phận giữa người nói với nội dung phát ngôn, với từng bộ phận của phát ngôn” [3, 168]. Hoàng Văn Thung trong “Ngữ pháp tiếng Việt: - viết chung với Diệp Quang Ban cũng cho rằng: “Trợ từ dùng trong câu biểu thị ý nghĩa tình thái” [2, 144].
Tóm lại, bàn về ý nghĩa khái quát của trợ từ nhấn mạnh, các nhà nghiên cứu đều đi đến một nhận định chung là: đây là một nhóm từ có khả năng biểu thị thái độ của người nói.
2. Khả năng kết hợp
Nghiên cứu trợ từ nhấn mạnh các tác giả đều có nhận định chung là trợ từ nhấn mạnh không có khả năng kết hợp riêng với các lớp từ khác (như thực từ và phần lớn hư từ), chúng chỉ được dùng trong câu với chức năng biểu thị các mối quan hệ có tính tình thái ở bậc câu và bậc văn bản (tuy về mặt nội dung thì có thể liên hệ với một từ, một cụm từ mà nó đi kèm hay cả câu). Do đó, trợ từ nhấn mạnh còn được một số tác giả gọi là từ kèm, từ đệm.
3. Chức năng cú pháp
Nghiên cứu về trợ từ nhấn mạnh, vấn đề chức năng cú pháp cũng được các tác giả cơ bản thống nhất.
Hữu Quỳnh cho rằng: “Giống như phó từ và từ nối, từ đệm (trợ từ nhấn mạnh) không có khả năng làm trung tâm của cụm từ, làm thành phần chủ ngữ hay vị ngữ của câu. Chúng chỉ dùng để đệm vào từ và câu, nếu được bỏ từ đệm trong cụm từ và câu thì cụm từ và câu vẫn không thay đổi kết cấu” [16, 94].
Lê Cận - Phan Thiều cũng cho rằng: “Khác với quan hệ từ, tình thái từ cũng không để dùng nối các đơn vị theo quan hệ nhất định, với tư cách là những công cụ ngữ pháp” [4,193].
Và sau đây là một số nhận định tương tự:
- Không làm phần đề, phần thuyết của nòng cốt, cũng không làm chính tố, phụ tố của ngữ (Ngữ pháp tiếng Việt - 38).
- Có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến cấu trúc câu (Phan Mạnh Hùng - 102).
- Không đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu (Phạm Hùng Việt).
Như vậy, do ý nghĩa khái quát và khả năng kết hợp chi phối, trợ từ nhấn mạnh chỉ đảm nhiệm vị trí phụ trong tổ chức thành phần câu. Cụ thể là chúng chỉ được dùng để đệm vào từ và câu, có thể lược bỏ mà không hề làm thay đổi kết cấu câu. Tuy thế, vai trò của vị trí nhấn mạnh về mặt ngữ nghĩa không kém phần quan trọng: Chúng biểu hiện một phần ý nghĩa của câu. Hơn nữa, chúng còn là yếu tố định hướng lập luận cho câu (x. chương II và chương III).
4. Vị trí trong phát ngôn
Các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng các trợ từ nhấn mạnh bao giờ cũng đứng ở vị trí trước bộ phận cần nhấn mạnh. Chúng không có vị trí cố định ở trong câu. Nói khác đi, vị trí của trợ từ nhấn mạnh phụ thuộc vào vị trí của những từ mà nó có quan hệ.
Các nhận định cụ thể:
Hữu Quỳnh: “Từ đệm chủ yếu để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm của từ và cụm từ đi sau nó”.
Lê Cận - Phan Thiều dùng vị trí: “Đặt trước các lớp từ cơ bản” của trợ từ nhấn mạnh làm tiêu chí để phân biệt chung với nhóm trợ từ tình thái, là nhóm: “Đặt ở sau câu”.
Lê Biên cũng dùng vị trí làm một tiêu chí để phân định trợ từ nhấn mạnh với trợ từ tình thái: trợ từ nhấn mạnh bao giờ cũng đứng ở vị trí trước bộ phận cần nhấn mạnh; còn trợ từ tình thái có vị trí linh hoạt hơn: có thể xuất hiện ở đầu các phát ngôn, cuối các phát ngôn, lại có những trợ từ tình thái xuất hiện ở cả đầu và cuối phát ngôn.
Phan Mạnh Hùng: “Về mặt hình thái, tiểu từ nhấn mạnh (trợ từ) được đặc trưng ở chỗ vị trí của chúng ở trong câu được thay đổi đồng thời với sự thay đổi của vị trí từ được nhấn mạnh, và sự lược bỏ chúng phụ thuộc vào từ này hay khác trong câu bị lược bỏ. Các tiểu từ tình thái được đặc trưng ở chỗ vị trí của chúng ở trong câu không thay đổi, theo sự thay đổi vị trí của các từ khác, và khả năng lược bỏ của chúng không liên quan đến sự lược bỏ của các từ này hay khác trong câu" [32, 33].
Lê Đông - Hùng Việt: "Trợ từ nhấn mạnh trực tiếp nhấn mạnh vào các thành phần đi sau nó, thành phần mà nó phụ thuộc vào về mặt ngữ pháp" [10, 14].
Tóm lại, các nhà nghiên cứu khi bàn về vị trí của trợ từ nhấn mạnh trong phát ngôn đều đi đến thống nhất. Chính sự thống nhất này đã khiến nhiều tác giả lấy đó là một trong những tiêu chí để phân biệt trợ từ nhấn mạnh và trợ từ tình thái là hai tiểu loại của trợ từ nói chung, như đã nói ở trên.
II. Những điểm chưa thống nhất
1. Về tên gọi
Từ những năm 1960 trở lại đây, nhiều tác giả đã chú ý đến cả nhóm trợ từ phụ cho từ và cụm từ. Trong công trình của họ trợ từ tiếng Việt thường được phân thành hai loại lớn:
1- Trợ từ tình thái
2- Trợ từ nhấn mạnh
Như vậy, trợ từ nhấn mạnh cùng với trợ từ tình thái là hai tiểu loại của trợ từ. Lâu nay, trợ từ nói chung và trợ từ nhấn mạnh nói riêng được các tác giả dùng những tên gọi khác nhau để biểu hiện.
Về tên gọi, trợ từ nói chung, trong các công trình nghiên cứu xưa nay được các tác giả gọi bằng:
- Ngữ khí từ: Cách gọi của Nguyễn Kim Thản.
- Từ đệm : Cách gọi của Hữu Quỳnh, Đái Xuân Ninh.
- Tiểu từ : Cách gọi của Phan Mạnh Hùng, Hoàng Văn Thung.
- Trợ từ : Cách gọi của "Ngữ pháp tiếng Việt", Diệp Quang Ban, Hoàng Phê, Phạm Hùng Việt.
Về trợ từ nhấn mạnh nói riêng được gọi bằng:
- Từ đệm cho từ, cụm từ: Hữu Quỳnh.
- Tiểu từ nhấn mạnh: Phan Mạnh Hùng.
- Trợ từ: cách gọi của Đinh Văn Đức, Nguyễn Anh Quế, Hoàng Văn Thung
- Trợ từ nhấn mạnh: Lê Biên, Hoàng Phê.
- Trợ từ bộ phận câu : Phạm Hùng Việt.
Như vậy, trong số tài liệu mà chúng tôi có điều kiện tham khảo đã có đến năm tên gọi khác nhau liên quan đến trợ từ nhấn mạnh. Điều này phần nào phản ánh các quan niệm khác nhau và các định hướng khác nhau của các tác giả về đối tượng nghiên cứu này.
Trong luận văn này chúng tôi dùng theo thuật ngữ "trợ từ nhấn mạnh", là thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt về sau này sử dụng nhiều.
2. Về số lượng trợ từ nhấn mạnh
2.1. Số lượng các trợ từ nói chung
Sở dĩ chúng tôi phải nêu số lượng của các trợ từ nói chung bởi lẽ các tác giả khi đưa ra một danh sách trợ từ thường không phân định cụ thể đâu là trợ từ nhấn mạnh, đâu là trợ từ tình thái, hoặc nếu có thì không có sự thống nhất rõ ràng về tiêu chí dẫn đến sự khác biệt hoặc chồng chéo. Cho nên trước khi nêu cụ thể về số lượng trợ từ nhấn mạnh chúng tôi sẽ điểm qua các ý kiến về danh sách trợ từ nói chung.
Dựa trên cơ sở về ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức năng cú pháp của trợ từ tiếng Việt (như đã nêu ở mục I) ở một số công trình, các tác giả đã đưa ra một danh sách các trợ từ tiếng Việt. Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Kim Thản đã đưa ra danh sách gồm 37 ngữ khí từ (= trợ từ ) sau đây:
- à, ư, nhỉ, hả (hở, hử), chứ, chăng, chắc, hẳn, phỏng, ru, đi, thôi, nào, với, nhé, thay.
- ạ, kia (cơ), vậy, mà, đâu, đấy, đây, thế, ấy, này, nào.
- cái, chính, đích, những, đến, lấy, ngay, ngay cả, cả, tận [17, 443-425].
Nguyễn Anh Quế trong “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” đã đưa ra số lượng 28 trợ từ và ngữ khí từ gồm:
- Trợ từ: đích, chính, tự, ngay, cả, đến.
- Ngữ khí từ: à, ư, nhỉ, chứ, chăng, hả(hở, hử), đi đã, thôi, nào, với, thay, ạ, kia (cơ), vậy, nhé, mà, đây, đấy, này, ấy, đâu [15, 216-219].
Phạm Hùng Việt đã thống kê “Từ điển tiếng Việt” và đưa ra con số 100 đơn vị chú là tr (trợ từ hay tổ hợp trợ từ).
Danh sách trợ từ của "Từ điển tiếng Việt" [19].
(Theo thống kê của Phạm Hùng Việt)
1. a
26. đến
51. mất
76. riêng
2. à
27. đi
52. mô tê
77. rõ
3. ạ
28. đích
53. mốc xì
78. rồi
4. ấy
29. đích thị
54. mốc
79. ru
5. cả
30. đó
55. mỗi
80. sao
6. cái
31. độc
56. mới
81. sất
7. chắc
32. được
57. nà
82. sốt
8. chăng
33. gì
58. nào
83. ta
9. chẳng
34. hả
59. nào là
84. tá
10. chính
35. há
60. này
85. thật
11. cho
36. hẳn
61. ngay
86. thế
12. chứ
37. hè
62. nghe
87. thì
13. chứ lị(lại)
38. hén
63. nghen
88. thôi
14. có
39. hề1
64. nhá
89. tịnh
15. có
40. hề2
65. nhé
90. tịnh vô
16. cóc khô
41. hết
66. nhỉ
91. tớ
17. cơ
42. hỉ
67. nhớ
92. tới
18. cùng
43. hở
68. những
93. trời
19. cứ
44. hử
69. nữa
94. ư1
20. đa
45. khối
70. phàm
95. ư2
21. đã
46. kia
71. phỏng
96. và
22. đâu
47. là
72. qua
97. vào
23. đây
48. lần
73. quả
98. vậy
24. đấy
49. lấy
74. quái
99. vấy
25. đếch
50. mà
75. quyết
100. với
Bản thân tác giả Phạm Hùng Việt sau khi nêu lên một số đặc điểm nhận diện trợ từ tiếng Việt đã đưa ra danh sách trợ từ gồm 77 đơn vị sau đây [20, 41-43].
TT
Trợ từ
Ví dụ điển hình
1
à( a, á)
Anh mới về đấy à?/ Cứ để mãi thế này à?/ Muộn rồi à?
2
ạ
Chào bác ạ!/ Thôi con ạ ta về đi.
3
ấy
Anh ấy đang làm gì ấy./ Tôi ấy ư, Thế nào cũng được
4.
cả
Tiếng loa điếc cả tai./ Chẳng ai đến cả
5
cái
Cái thằng đến là hư!/ Cái cây cam ấy nhiều quả lắm
6
chắc
Muộn rồi chắc?/ Không còn ai đến nữa chắc?
7
chăng
Chậm rồi chăng?/ Nhanh mấy chăng nữa cũng không kịp
8
chẳng
Tưởng ai, chẳng hóa ra anh!/ Chẳng may khi anh lại chơi
9
chỉ
Trong túi chỉ còn 5 đồng/ Mưa chỉ vài phút rồi tạnh
1o
chính
Chính nó đánh con tôi./ Chính ông cũng không biết việc này
11
cho
Bài hát không hay gì cho lắm./ Ông thông cảm cho
12
chứ/ chớ
Anh vẫn khoẻ đấy chứ./ Đã rẻ lại còn tốt nữa chứ!
13
có
Ăn có một bát cơm./ Anh đừng có nghĩ như thế !
14
cóc
Chẳng biết cóc gì cả!/ Sợ cóc gì!
15
cơ
ở đây vui lắm cơ!/ Việc gì cơ?/ Tôi cần chiếc khóa cơ.
16
cứ
Nói cứ như thật ấy!/ Trời ở đây cứ xanh ngăn ngắt một màu
17
đã
Trông đã đẹp chưa kìa!/ Đã chắc gì nó nghe mà nói!
18
đâu
Không phải thế đâu./ Chẳng ai biết đâu.
19
đây
Chào mọi người, tôi đi đây!/ Chắc có việc gì rồi đây.
20
đấy
Cẩn thận kẻo ngã đấy!/ Sự thật là như thế đấy.
21
đếch
Biết đếch gì mà nói./ Sợ đếch gì ai!
22
đến
Đồng hồ chậm đến nửa tiếng./ Đến ông ấy cũng chịu
23
đi
Nhanh tay đi !/ Ai lại đi nói thế
24
đích (thị)
Đây đích là nét chữ của anh ta./ Đích thị là như vậy
25
đó
Câu chuyện là như vậy đó./ Đúng rồi đó
26
độc
Phòng chỉ kê độc một chiếc giường/ Nhà có độc hai mẹ con
27
được
Bệnh đã đỡ được phần nào./ Kết quả chưa được khả quan lắm
28
hả( hở, hử)
Mới về hả!/ Làm gì mà vội thế hả!/ Xong chưa hả anh?
29
hẳn
Mua hẳn hai chiêc áo một lúc./ Hẳn anh còn nhớ
30
hề
Không hề lừa dối ai bao giờ./ Chẳng hề quên
31
hết
Không biết gì hết./ Chẳng còn gì hết
32
khối
Làm thế thì có mà xong khối!/ Họ có nghe mình khối ra ấy
33
kia
Tôi nói là nói người khác kia./ Phải làm thế nào kia ?
34
là
ở đây vui vui là/ Cô bé xinh ơi là xinh
35
lấy
Chẳng chào hỏi nhau lấy một lời./ Cố mà ăn lấy lưng bát
36
mà
Đã bảo rồi mà!/ Chờ một lát anh ấy về thôi mà
37
mãi
Nhà ở mãi cuối thôn./ Chuyện trò mãi đến khuya
38
mất
Nhanh lên kẻo muộn mất./ Tức quá đi mất
39
mốc
Có kiếm được cái mốc gì đâu./ Chẳng còn xu mốc nào cả
40
mỗi
Câu cả buổi được mỗi ngần ấy,/ Có mỗi mình nó ở lại
41
mới
Câu chuyện mới cảm động làm sao!/ Cái câu này mới hay chứ
42
nào
Đợi một lát đã nào./ Cứ để xem nào
43
này
Nghe tôi nói đã này./ Cứ làm như thế này này
44
ngay
Nhà ở ngay mặt phố./ Việc này ngay ông ấy cũng chịu
45
nhé (nhá, nhớ)
Tôi đi nhé./ Có chuyện này hay lắm nhé./ Đáng đời nhé
46
nhỉ
ở đây vui nhỉ./ Trông cũng được nhỉ
47
những
Ăn những năm bát cơm./ Đường phố những người là người
48
nữa
Chẳng biết ra sao nữa./ Đã rẻ lại tốt nữa
49
phàm
Phàm việc gì lúc khởi đầu cũng khó
50
phỏng
Tưởng còn bé lắm đấy phỏng?/ Mệt rồi phỏng?
51
qua
Chẳng thiếu qua một thứ gì./ Không có qua một bóng người
52
quả
Thật quả tôi không biết./ Ông ta nói quả không sai
53
quái
Chẳng biết quái gì hết./ Cần quái gì
54
quyết
Làm được chuyện đó quyết không phải là điều dễ dàng
55
riêng
Mọi người đều giơ tay, riêng anh ta thì không
56
rõ
Chạy ró nhanh./ Ăn nói rõ ra người có học
57
rồi
Muộn mất rồi/ Trận mưa kéo dài đã hai tiếng rồi.
58
ru
Máy chục năm rồi vẫn thế ru? / Sự đời cứ vậy mãi ru/
59
sao
Phong cảnh mới đẹp làm sao./ Giọng nói dễ thương sao
60
sất (sốt)
Chẳng được việc gì sất./ Đừng lo nghĩ gì sất.
61
ta
Bác quê ở đâu ta?/ Giỏi quá ta!
62
tận
Nhà ở tận cuối xóm./ Đến tận nhà hỏi thăm
63
thay
Vẻ vang thay những liệt sĩ đã hi sinh cho đất nước
64
thật
Phong cảnh đẹp thật./ Đúng như vậy thật
65
thế
Ai bảo anh biết thế ?/ Làm gì mà vui thế !
66
thì
Tôi thì tôi ngại gì./ Thì cũng đành vậy
67
thôi
Cả đi lẫn về chỉ độ một ngày thôi/ Nói để biết vậy thôi
68
tịnh
Dọc đường tinh không một ai./ Tịnh không hay biết gì
69
tổ
Làm vậy chỉ tổ mất công thôi./ Tổ cho người ta ghét
70
tới
Đồng hồ chậm tới nửa tiếng./ Vắng mặt tới mười mấy người
71
trời
Đi ròng rã suốt mấy ngày trời./ Làm liên tục cả tháng trời
72
ư(1)
Mai anh đi rồi ư? Làm anh như thế ư? Thật ư?
73
ư(2)
Quá ư là luộm thuộm./ Việc tối ư là cần thiết
74
và
Và rồi kết cục ra sao?/ Và cuối cùng anh ta cũng nghe ra
75
vào
Pha cho ấm trà thật đặc vào./ Chơi lắm vào
76
vậy
Thôi cũng đành vậy./ Anh đi đâu vậy?/ Nó nói ai vậy?
77
với
Giúp tôi một tay với!/ Cho tôi gửi lời hỏi thăm chị ấy với
Qua danh sách trợ từ của một số tác giả vừa nêu, có thể nhận thấy sự chênh lệch về số lượng trợ từ ở các danh sách là khá lớn. Một số trợ từ có ở tất cả mọi danh sách, một số khác thì không như vậy: ở danh sách này có, danh sách khác không. Sở dĩ có tình hình như vậy là do:
- Tính phức tạp,đa dạng của đối tượng nghiên cứu
- Cách nhìn nhận phân định đối tượng nghiên cứu ở từng tác giả có sự khác nhau.
Sự chênh lệch này tất yếu dẫn tới sự chênh lệch về số lượng trợ từ nhấn mạnh giữa các công trình nghiên cứu.
2.2. Số lượng các trợ từ nhấn mạnh
Việc xác định trợ từ nhấn mạnh chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu vì lý do chênh lệch số lượng trong danh sách trợ từ nói chung, như đã nêu ở trên, cộng với việc chưa có một tiêu chí chung phân biệt đâu là trợ từ nhấn mạnh, đâu là trợ từ tình thái. Do đó, có nhiều tác giả chỉ nêu số lượng trợ từ mà chưa chỉ ra các tiểu loại; nhiều tác giả đã chỉ đíchdanhnhưng chưa có sự thống nhất với các tác giả khác. Chúng tôi sẽ căn cứ vào “những điểm thống nhất” chung giữa các nhà nghiên cứu (đã trình bày ở mục I) để chỉ ra số lượng trợ từ nhấn mạnh.
ở danh sách của Nguyễn Kim Thản, số lượng trợ từ nhấn mạnh gồm 10 đơn vị: cái, chính, đích, những, đến, lấy, ngay, ngay cả, cả, tận.
Nguyễn Anh Quế đã đưa ra số lượng trợ từ nhấn mạnh là 6 đơn vị: đích, chính, tự, ngay, cả, đến.
Trong “Ngữ pháp tiếng Việt”, Hoàng Văn Thung đã miêu tả một số lượng trợ từ nhấn mạnh lớn hơn, gồm 20 đơn vị: thì, ngay, đúng, đúng là, cả, những, mà, là, chính, đích, thật, thật ra (thực ra), nhất là, chỉ, chỉ là, đến, đến cả, đến nỗi, tự.
Xuất phát từ chức năng của hai nhóm trợ từ: nhóm trợ từ tình thái luôn gắn với cả câu, nhóm trợ từ nhấn mạnh luôn gắn với một bộ phận của câu (một từ hay một cụm từ) tác giả Phạm Hùng Việt đã gọi nhóm thứ nhất là trợ từ câu, nhóm thứ hai là trợ từ bộ phận câu. Từ căn cứ đó tác giả nêu ra số lượng nhóm trợ từ bộ phận câu (= trợ từ nhấn mạnh) gồm có: cả, cái, chẳng, chỉ, chính, có, cóc, cứ, đã, đếch, đến, đích, độc, được, hẳn, hề, lấy, mãi, mốc, mỗi, mới, ngay, những, phàm, quá, quả, quái, quyết, riêng, rõ, tận, thì, tịnh, tổ, tới, trời, ư, và (38 đơn vị). Cả 38 đơn vị này đều có trong danh sách trợ từ của "Từ điển tiếng Việt".
Tiếp thu thành quả của những người đi trước, cùng với quá trình phân tích tư liệu, chúng tôi căn cứ vào hai điểm sau đây để phân biệt giữa trợ từ nhấn mạnh và trợ từ tình thái:
- Xuất phát từ chức năng của hai nhóm trợ từ: nhóm trợ từ nhấn mạnh luôn gắn với một bộ phận của câu (một từ hoặc một cụm từ), còn nhóm trợ từ tình thái luôn gắn với cả câu.
- Xuất phát từ vị trí của trợ từ trong phát ngôn: trợ từ nhấn mạnh bao giờ cũng đứng ở vị trí trước bộ phận cần nhấn mạnh và phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí của từ, tổ hợp từ mà nó quan hệ; còn trợ từ tình thái có vị trí linh hoạt trong câu; có những trợ từ tình thái thường đứng đầu, có những trợ từ tình thái thường đứng cuối, lại có cả những trợ từ tình thái xuất hiện cả đầu câu và cả cuối phát ngôn. Vị trí linh hoạt của trợ từ tình thái phụ thuộc vào khả năng hoạt động của nó trong các kiểu câu khác nhau.
Trên cơ sở hai điểm cơ bản đó, kết hợp với việc tham khảo danh sách nhóm trợ từ bộ phận câu của Phạm Hùng Việt và của một số tác giả khác, ý kiến của chúng tôi về số lượng các trợ từ nhấn mạnh như sau:
- Về cơ bản sẽ giữ nguyên danh sách các trợ từ, bộ phận câu do Phạm Hùng Việt đưa ra, chỉ bớt trợ từ “trời”. Căn cứ vào vị trí cũng như chức năng của từ này trong phát ngôn, có thể đưa “trời” vào nhóm trợ từ tình thái.
- Đưa thêm vào danh sách ba đơn vị đảm bảo đủ hai tiêu chí trên và cũng đã được một số nhà nghiên cứu xếp vào nhóm trợ từ nhấn mạnh: đúng, mà, là.
Ví dụ:
- Có đúng một người trên xe.
- Tôi đã ra là tôi ra để dạy bảo chúng nó.
- Anh mà làm thế rồi rối như canh hẹ.
Như vậy, số lượng trợ từ nhấn mạnh sẽ là 40 đơn vị, gồm có; cả, cái, chẳng, chỉ, chính, có, các, cứ, đã, đếch, đến, đích, độc, đúng, được, hẳn, hề, là, lấy, mà, mãi, mốc, mỗi, mới, ngay, nhưng, phàm, qua, quái, quyết, riêng, rõ, tận thì, tịnh, tổ, tớ, ư, và.
Trong danh sách 40 đơn vị này chúng tôi chưa kể đến những đơn vị khác cũng được coi là trợ từ nhấn mạnh phát sinh từ một trợ từ nhấn mạnh gốc hoặc do hai trợ từ nhấn mạnh kết hợp thành.
Ví dụ:
“Đến” còn có thể có: đến cả, đến nỗi, đến tận...
“Ngay” còn có thể có: ngay cả, ngay đến, ngay chính...
Trợ từ nói chung và trợ từ nhấn mạnh nói riêng, như đã nêu ở trên là một loại từ có đặc điểm rất phức tạp. Nghĩa của trợ từ không thuộc vào nghĩa từ vựng mà gắn với một thái độ chủ quan, gắn với cách đánh giá chủ quan của chủ thể phát ngôn. Nghĩa của trợ từ lại chỉ có thể phân tích được trong những văn cảnh cụ thể. Những đặc điểm đó khiến cho có sự chênh lệch về số lượng trợ từ nói chung và trợ từ nhấn mạnh nói riêng. Và con số 40 đơn vị của trợ từ nhấn mạnh mà chúng tôi đưa ra trong luận văn này cũng chưa thể nói là con số đầy đủ tuyệt đối. Đây là một vấn đề cần được các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm để có một ý kiến thống nhất.
3. Vị trí của trợ từ nhấn mạnh trong hệ thống từ loại tiếng Việt
Thời gian gần đây trong việc phân định từ loại tiếng Việt thành những lớp cụ thể nhiều nhà nghiên cứu có khuynh hướng khá thống nhất là căn cứ vào ba tiêu chuẩn sau:
- ý nghĩa khái quát
- Khả năng kết hợp
- Chức năng cú pháp
Căn cứ vào ba tiêu chuẩn này nhìn chung các tác giả đều phân định vốn từ tiếng Việt thành hai mảng lớn: thực từ và hư từ. Theo một cách hiểu chung, thực từ là từ có nghĩa thực (hoặc nghĩa từ vựng) về sự vật, hiện tượng nhất định, còn hư từ là những từ có nghĩa hư, loại nghĩa mà không thể nhờ nó làm sự liên kết với sự vật, hiện tượng; cho nên khi nói đến hư từ là nói đến vai trò ngữ pháp của hư từ (X. Ngữ pháp tiếng Việt, 1982, tr.68).
Bên cạnh việc phân chia như vậy, một số tác giả còn phân ra một lớp từ khác độc lập so với thực từ và hư từ. Đó là lớp từ biểu thị mối quan hệ của người nói với nội dung phát ngôn và quan hệ của phát ngôn với thực tại. Nguyễn Kim Thản gọi đó là ngữ thái từ, Đinh Văn Đức gọi đó là tình thái từ.
Do hai cách phân chia khác nhau đó mà trợ từ nói chung và trợ từ nhấn mạnh nói riêng được xếp vào hai vị trí khác nhau trong hệ thống từ loại tiếng Việt:
- Trợ từ thuộc vào hư từ.
- Trợ từ không thuộc vào hư từ mà thuộc lớp tình thái từ, tồn tại độc lập với thực từ và hư từ.
Cách phân định thứ nhất gồm có các tác giả: Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Anh Quế, Phan Mạnh Hùng, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung...
Nguyễn Đức Dân trên "Tạp chí Ngôn ngữ", số 2-1989 đã cho các từ: cũng, ngay, chính, cả là các hư từ.
Nguyễn Anh Quế trong chuyên luận: “Hư từ trong tiếng Việt hiện đại” cũng đã sắp xếp các trợ từ : đích, chính, tự, ngay, cả, đến vào lớp hư từ.
Các tác giả Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, Phan Mạnh Hùng... trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt cũng có quan niệm tương tự.
Trong cách nhận định thứ hai có các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Phạm Hùng Việt.
Nguyễn Kim Thản phân các từ tiếng Việt thành hai lớp chính: phi ngữ thái từ và ngữ thái từ. Thực từ và hư từ thuộc vào lớp phi ngữ thái từ, còn ngữ thái từ gồm có ngữ khí từ (= trợ từ) và thán từ.
Đinh Văn Đức sau khi đưa ra ba tiêu chuẩn để phân định từ loại (ý nghĩa, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp ) đã phân từ tiếng Việt thành ba nhóm cơ bản:
- Thực từ gồm có các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ , đại từ.
- Hư từ gồm có các từ loại: từ phụ, từ nối.
- Tình thái từ gồm có các loại: tiểu từ, trợ từ.
Như vậy nhóm tình thái từ được tách riêng ra khỏi thực từ và hư từ, vì theo tác giả “đó là một tập hợp rất nhỏ về mặt số lượng từ nhưng tập hợp ấy lại có một đăc trưng riêng về bản chất ngữ pháp. Tình thái từ không có ý nghĩa từ vựng cũng không có ý nghĩa ngữ pháp”.
Phạm Hùng Việt trong khi nghiên cứu về “Đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt hiện đại” cũng chấp nhận cách phân định trên của Đinh Văn Đức.
Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” khi đưa ra sơ đồ hệ thống phân loại vốn từ tiếng Việt đã xếp tình thái từ vào nhóm hư từ , nhưng khi đi cụ thể vào mục tình thái từ lại viết” Bên cạnh lớp thực từ và hư từ , tình thái từ là một tập hợp riêng biệt, có một số lượng không lớn, có tác dụng nhất định về ngữ pháp tiếng Việt” [3, 168]. Như vậy, ý kiến của Lê Biên có thể xếp vào cách phân định thứ hai này.
Chúng tôi, trong luận văn này cũng đi theo cách phân định thứ hai. Vị trí của trợ từ nhấn mạnh trong hệ thống từ loại tiếng Việt được xác định là nằm trong nhóm trợ từ và hư từ, có vị trí độc lập với thực từ và hư từ.
b. Khái niệm “trợ từ nhấn mạnh”
Trên cơ sở thừa kế những điểm thống nhất của các nhà nghiên cứu, dựa vào các đặc điểm nhận diện của trợ từ nhấn mạnh, chúng tôi đưa ra khái niệm trợ từ nhấn mạnh như sau:
Trợ từ nhấn mạnh nằm trong nhóm trợ từ thuộc lớp tình thái từ, không đảm nhận chức vụ cú pháp trong câu, được sử dụng trong phát ngôn để biểu thị ý nghĩa tình thái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVAN1.doc
- MUCLUC.DOC