Ngày nay, Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Chiếc máy tính điện tử đang ngày càng trở thành một công cụ làm việc và giải trí thông dụng của con người, không chỉ ở các văn phòng mà còn ở cả gia đình.
Nói đến Công nghệ thông tin phải nói đến những ứng dụng thực tiễn, những tiện ích do nó mang lại cho đời sống con người, từ những ứng dụng hỗ trợ khoa học đến những ứng dụng quản lý. Trong đó ứng dụng quản lý xem như là một tiềm năng lâu dài. Cho đến nay hầu hết các công ty trên thế giới đều ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý kinh tế và kinh doanh bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý.
Việt Nam đang trên đà phát triển hoạt động kinh tế diễn ra sôi động và rất phức tạp, trong đó hoạt động đầu tư đang diễn ra mạnh dưới rất nhiều hình thức và lĩnh vực. Đối với đất nước như Việt Nam hoạt động đầu tư là hoạt động quan trọng thúc đẩy sự phát triển cuả nền kinh tế trong điều kiện đầu tư có hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đòi hỏi trong quá trình đầu tư và từ kiến thức thu thập trong suốt bốn năm được đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Em nhận thấy việc thẩm định dự án đầu tư là một công việc quan trọng và rất khó khăn nếu phân tích dự án bằng thủ công. Với công việc này chương trình máy tính hoàn toàn có thể hỗ trợ để tăng hiệu quả xử lý công việc. Do vậy em đã chọn và hoàn thành đề tài “Ứng dụng tin học vào phân tích, thẩm định dự án đầu tư”
Kết cấu và nội dung chủ yếu của luận văn bao gồm:
Tên đề tài “Ứng dụng tin học vào phân tích, thẩm định dự án đầu tư”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn còn có.
Chương1: Sự cần thiết phải tin học hoá hệ thống đánh giá, thẩm định dự án đầu tư.
Chương này trình bày tổng quan về cơ sở thực tập (Công ty Tin học Xây dựng-Bộ Xây dựng), chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập, thực trạng áp dụng tin học trong thẩm định dự án, sự cần thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài, các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài.
Chương2: Cơ sở lý luận và Phương pháp luận cơ bản.
Chương này trình bày chọn lọc các vấn đề cơ sở lý luận của thẩm định dự án đầu tư, tổng quan về quá trình phát triển hệ thống thông tin và công cụ thực hiện đề tài.
Chương 3: Phân tích, Thiết kế và xây dựng chương trình.
Chương này trình bày các kết quả quan trọng nhất của đề tài (chi tiết về quá trình phân tích hệ thống, chi tiết qui trình thiết kế dữ liệu, thiết kế giải thuật , thiết kế màn hình giao diện, kết quả thử nghiệm chương trình, đưa ra một số giao diện của chương trình)
135 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Ứng dụng tin học vào phân tích, thẩm định dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ngày nay, Công nghệ thông tin đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Chiếc máy tính điện tử đang ngày càng trở thành một công cụ làm việc và giải trí thông dụng của con người, không chỉ ở các văn phòng mà còn ở cả gia đình.
Nói đến Công nghệ thông tin phải nói đến những ứng dụng thực tiễn, những tiện ích do nó mang lại cho đời sống con người, từ những ứng dụng hỗ trợ khoa học đến những ứng dụng quản lý. Trong đó ứng dụng quản lý xem như là một tiềm năng lâu dài. Cho đến nay hầu hết các công ty trên thế giới đều ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý kinh tế và kinh doanh bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý.
Việt Nam đang trên đà phát triển hoạt động kinh tế diễn ra sôi động và rất phức tạp, trong đó hoạt động đầu tư đang diễn ra mạnh dưới rất nhiều hình thức và lĩnh vực. Đối với đất nước như Việt Nam hoạt động đầu tư là hoạt động quan trọng thúc đẩy sự phát triển cuả nền kinh tế trong điều kiện đầu tư có hiệu quả.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đòi hỏi trong quá trình đầu tư và từ kiến thức thu thập trong suốt bốn năm được đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Em nhận thấy việc thẩm định dự án đầu tư là một công việc quan trọng và rất khó khăn nếu phân tích dự án bằng thủ công. Với công việc này chương trình máy tính hoàn toàn có thể hỗ trợ để tăng hiệu quả xử lý công việc. Do vậy em đã chọn và hoàn thành đề tài “ứng dụng tin học vào phân tích, thẩm định dự án đầu tư”
Kết cấu và nội dung chủ yếu của luận văn bao gồm:
Tên đề tài “ứng dụng tin học vào phân tích, thẩm định dự án đầu tư”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận văn còn có.
Chương1: Sự cần thiết phải tin học hoá hệ thống đánh giá, thẩm định dự án đầu tư.
Chương này trình bày tổng quan về cơ sở thực tập (Công ty Tin học Xây dựng-Bộ Xây dựng), chức năng, nhiệm vụ của cơ sở thực tập, thực trạng áp dụng tin học trong thẩm định dự án, sự cần thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài, các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài.
Chương2: Cơ sở lý luận và Phương pháp luận cơ bản.
Chương này trình bày chọn lọc các vấn đề cơ sở lý luận của thẩm định dự án đầu tư, tổng quan về quá trình phát triển hệ thống thông tin và công cụ thực hiện đề tài.
Chương 3: Phân tích, Thiết kế và xây dựng chương trình.
Chương này trình bày các kết quả quan trọng nhất của đề tài (chi tiết về quá trình phân tích hệ thống, chi tiết qui trình thiết kế dữ liệu, thiết kế giải thuật , thiết kế màn hình giao diện, kết quả thử nghiệm chương trình, đưa ra một số giao diện của chương trình)
chương I
Sự cần thiết phải tin học hóa hệ thống đánh giá, thẩm định dự án đầu tư (DAĐT)
I. Tổng quan về cơ sở thực tập.
1.Giới thiệu chung.
Công ty Tin học Xây dựng (Tên giao dịch quốc tế CIC-Contruction Informaitics Corporation) là đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập theo quyết định số 243/QĐ-BXD ngày 16/02/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Tiền thân từ phòng ứng dụng Toán và Máy tính (5/1974) phát triển thành Trung tâm Tin học Xây dựng (16/02/2000). Với đội ngũ trên 100 cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, Công ty đã không ngừng phát triển trong các hoạt động nghiên cứu- sản xuất – tư vấn, chuyển giao công nghệ và được nhà nước chứng nhận bản quyền; phần mềm của Công ty đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Đến nay, Công ty đã cung cấp, đào tạo và chuyển giao phần mềm cho trên 1200 đơn vị trong và ngoài ngành Xây dựng.
2. Tình hình hoạt động của Công ty.
Công ty Tin học Xây dựng là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phát triển CNTT của Bộ Xây dựng, đơn vị tham gia chủ yếu trong Ban soạn thảo Đề án phát triển CNTT ngành Xây dựng từ 20052010. Là đơn vị nghiên cứu và sản xuất phần mềm và chuyển giao công nghệ phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp trong ngành. Hoạt động của Công ty diễn ra chủ yếu trên các lĩnh vực sau:
- Đào tạo và cấp chứng chỉ trình độ CNTT cho cán bộ chuyên viên, là đầu mối triển khai các hoạt động về CNTT, tư vấn xây dựng hệ thống thiết bị và mạng, tham gia xây dựng một số cơ sở dữ liệu quản lý ngành.
- Hoạt động nghiên cứu phần mềm: đã hoàn thiện trên 30 bộ sản phẩm phần mềm phục vụ quản lý, kinh tế, kỹ thuật của Ngành như: bộ phần mềm phục vụ công tác tư vấn thiết kế, quản lý và thiết kế quy hoạch, quản lý cơ quan, doanh nghiệp, ... được Nhà nước cấp bản quyền và đã chuyển giao phần mềm sử dụng cho hơn 3.000 khách hàng trong và ngoài ngành Xây dựng, góp phần đẩy mạnh hiện đại hoá ngành Xây dựng (có danh mục phần mềm kèm theo).
- Về hoạt động đào tạo, phổ biến kiến thức: Đã đào tạo ứng dụng tin học cho hơn 5000 lượt cán bộ chuyên viên trong ngành về phổ cập tin học, sử dụng khai thác phần mềm, internet, các chương trình phục vụ thiết kế, dự toán, tính toán kết cấu, kế toán, nhân sự – tiền lương, hợp đồng...
- Hoạt động cung cấp trang thiết bị tin học: Trang bị hàng ngàn bộ máy tính - mạng cho gần 800 đơn vị, trong đó có mạng XD.NET-01 của Bộ Xây dựng, mạng của các Viện, các trường Cao đẳng và Trung học Xây dựng, các Uỷ ban nhân dân tỉnh - thành phố, các Tổng công ty, Công ty và đơn vị thuộc Bộ.
- Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Trong các năm 2000 – 2002, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã phát triển vững chắc, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
- Việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ được Công ty rất coi trọng, có nhiều người đang theo học cao học, tiến sỹ ở trong và ngoài nước. Tất cả lao động đều có việc làm ổn định, thu nhập bình quân toàn Công ty đạt mức hơn 1,6 triệu đồng/người/tháng.
- Hoạt động đầu tư công nghệ mới: Do CNTT phát triển với tốc độ cao nên việc đầu tư cho công nghệ mới được Công ty chú trọng. Hàng năm Công ty tiếp tục đầu tư thay thế, nâng cấp thiết bị cũ và mua sắm thiết bị hiện đại.
- Công tác hợp tác quốc tế: Công ty đã có quan hệ với 25 hãng của hơn 20 nước trên thế giới về hợp tác phát triển phần mềm và chuyển giao công nghệ, đào tạo, ... Đặc biệt, Công ty đã trở thành đối tác của các công ty như Nemetschek (CHLB Đức), EagePoint (Mỹ), Soft Promotion (Hàn Quốc), TEKLA (Phần Lan), Viện hàn lâm Khoa học xây dựng (Trung Quốc), MVA (Vương quốc Anh), ... trong việc phát triển và ứng dụng phần mềm tại Việt Nam theo các tiêu chuẩn trong nước.
Đến nay Công ty vẫn không ngừng mở rộng thị trường và tăng cường các hoạt động trong lĩnh vực CNTT, ngoài cơ sở chính tại 37-Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng-Hà Nội, Công ty còn mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Để mở rộng thị trường và tăng cường hoạt động hỗ trợ khách hàng, vừa qua Công ty đã mở thêm một phòng giới thiệu và bán sản phẩm tại 177 Bùi Thị Xuân-Hà Nội. Tại Showroom này Công ty trưng bày các công nghệ mới nhất về máy tính, thiết bị mạng và mạng không dây… Cũng tại Showroom này khách hàng sẽ được tư vấn, giải đáp về phần mềm, xem Demo giới thiệu các sản phẩm của Công ty. Nếu khách hàng muốn có những thông tin và sự tư vấn có hiệu quả về lĩnh vực phần mềm trong xây dựng thì tại Showroom này sẽ được đáp ứng một cách tốt nhất. Trong quí I năm 2002 công ty đã kết hợp với cục giám định chất lượng Nhà nước, Ban chỉ đạo CNTT ngành Xây dựng tổ chức 12 lớp tập huấn sử dụng phần mềm và tặng phần mềm cho 53 Sở, 6 trường đào tạo thuộc Bộ xây dựng.
Cho đến nay phần mềm của Công ty đã có mặt tại 61 tỉnh thành trong cả nước. Công ty Tin học Xây dựng là một trong số ít đơn vị chuyên sâu trong lĩnh vực CNTT xây dựng. Các phần mềm thương phẩm đóng gói của công ty chia theo 4 nhóm sản phẩm chính: Phần mềm phục vụ quản lý Vinacamcem, phần mềm phục vụ thiết kế Vinasas, phần mềm thiết kế qui hoạch Vinaplan. Với tính năng tự động tính toán, vẽ thiết kế của Vinasas, kỹ sư thiết kế chỉ việc xác nhận kết quả tính toán trên cơ sở các tiêu chuẩn cho phép. Những phần mềm này có tính tự động hoá cao, có phương pháp tính hiện đại, đủ sức thay thế các phần mềm nhập khẩu và trở thành công cụ cho nhiều kỹ sư và cán bộ nghiệp vụ.
Với những thành quả đã đạt được, Công ty được thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2000 và được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3 năm 2002.
3. Cơ cấu cổ chức.
Tổ chức của Công ty theo kiểu cấp bậc, phân nhánh. Quản lý theo phân quyền và theo chức năng. Cấp cao nhất là Ban giám đốc, phân theo chức năng thì có tổ chức hành chính, ban khoa học và công nghệ, các trung tâm trong đó.
- Tổ chức hành chính bao gồm:
+ Xí nghiệp phầm mềm quản lý.
+ Xí nghiệp phần mềm tư vấn xây dựng.
- Ban khoa học và công nghệ bao gồm:
+ Xí nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị tin học.
+ Xí nghiệp tự động hoá và tư vấn xây dựng.
- Các trung tâm bao gồm:
+ Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ.
+ Trung tâm GIS.
+ Trung tâm nghiên cứu và phát triển CNTT.
Trong đó mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Ban giám đốc có quyền tối cao điều hành mọi công việc của Công ty chịu trách nhiệm phân bổ quản lý các bộ phận. Các bộ phận còn lại thực hiện công việc trong phạm vi chức năng của mình.
4. Nhiệm vụ chức năng của công ty.
4.1. Nhiệm vụ chung.
Mỗi một bộ phận trong công ty có một chức năng và nhiệm vụ cụ thể riêng để hoàn thành mục tiêu chung của Công ty. Nhưng nhìn chung Công ty có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, khai thác phát triển và cung cấp phần mềm về CNTT phục vụ quản lý, kinh tế, kỹ thuật.
- Tư vấn các giải pháp tổng thể về hệ thống thiết bị tin học, viễn thông; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các giải pháp CNTT, thực hiện lắp đặt các hệ thống thiết bị tin học viễn thông.
- Thực hiện các nội dung công tác tư vấn xây dựng đối với các công trình tin học viễn thông, các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp.
- Xuất nhập khẩu và cung cấp các thiết bị, các sản phẩm CNTT và các ứng dụng công nghệ khác.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CNTT và các ứng dụng công nghệ khác.
- Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để phát triển và đầu tư công nghệ.
Ngoài các nhiệm vụ trên công ty còn thực hiện nhiệm vụ do Bộ Xây dựng giao.
4.2. Nhiệm vụ cụ thể.
4.1.1. Đào tạo.
Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ về tin học xây dựng (có nhiều trình độ) cho học viên bao gồm các chương trình sau:
- Tin học cơ bản, tin học văn phòng.
- Tin học chuyên ngành Xây dựng (Tư vấn, quy hoạch, thiết kế …)
- Đào tạo quản trị mạng.
- Sử dụng intranet, internet...
-Sử dụng các chương trình chuyên dụng như Archicad, STAADIIIm Autocad, Sap, Trips…
- Biên soạn và cấp tài liệu cho học viên, thực hành trên mạng.
4.1.2. Chuyển giao công nghệ.
- Chuyển giao các phần mềm theo hình thức chọn gói (gồm cài đặt và hướng dẫn sử dụng tại chỗ, bảo hành Phần mềm và trợ giúp người dùng).
- Nghiên cứu và phát triển các hệ thống quản lý trên mạng máy tính phục vụ cho công tác quản lý điều hành và kết nối dữ liệu giữa các đơn vị.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn phục vụ cho ngành xây dựng.
- Xây dựng dự án ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý và tư vấn xây dựng, phục vụ các Sở, Tổng công ty, Công ty, Viện nghiên cứu, Trường đào tạo…
4.1.3. Cung cấp và bảo hành thiết bị.
- Cung cấp máy tính, máy in, các thiết bị ngoại vi khác cho nhiều dự án CNTT của Bộ Xây dựng, các đơn vị trực thuộc.
- Tư vấn thiết kế và thi công xây dựng mạng cục bộ, mạng diện rộng cho nhiều đơn vị trong và ngoài ngành xây dựng.
- Bảo hành, bảo trì thiết bị theo yêu cầu của khách hàng.
II. Sự cần thiết của đề tài.
1. Khái quát hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư trong hoạt động kinh tế có thể hiểu là hoạt động bỏ vốn (bao gồm cả tiền, nhân lực, nguyên liệu và công nghệ...) vào một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây được xem như bản chất cơ bản của hoạt động đầu tư. Hiểu theo nghĩa rộng việc tiến hành đầu tư chính là để đạt được một mục đích hay một tập các mục đích nhất định nào đó. Hoạt động đầu tư phải được phân tích và đánh giá đầy đủ trên nhiều khía cạnh khác nhau, phải phân tích đầy đủ các thông tin về hoạt động kinh tế sẽ được tiến hành đầu tư, kể cả những thông tin quá khứ, hiện tại cũng như dự kiến tương lai.
Đầu tư vào các hoạt động kinh tế luôn được biểu hiện dưới những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể. Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư luôn phải vạch ra được các mục tiêu cụ thể. Xác định cụ thể mục tiêu, là nhân tố đảm bảo cho hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả cao.
Hoạt động đầu tư được tiến hành dưới hình thức là các dự án đầu tư (DAĐT) có thể hiểu như là một kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong một khoảng thời gian nhất định với nguồn lực nhất định. DAĐT chính là công cụ để thực hiện các hoạt động đầu tư. DAĐT được lập sẽ là công cụ hoạch định việc sử dụng vốn, vật tư, lao động nhằm tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội.
Lập DAĐT thể hiện kế hoạch chi tiết để thực hiện chương trình đầu tư xây dựng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, làm căn cứ cho việc ra quyết định đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. Thông qua DAĐT thấy được tập hợp các hoạt động cụ thể, có mối liên hệ biện chứng, nhân quả với nhau của các vấn đề để đạt được mục đích nhất định trong tương lai. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của DAĐT đòi hỏi phải có biện pháp hoàn thiện phương pháp lập DAĐT. Các DAĐT được chia thành các nhóm chịu sự điều tiết của nhà nước theo những qui tắc, luật lệ khác nhau, đó là nhóm các DAĐT từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các DAĐT từ các nguồn vốn khác. Các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách chịu sự điều tiết không chỉ bằng các văn bản quản lý kinh tế chung cho mỗi thành phần nhưng còn chịu sự điều tiết của các văn bản pháp luật khác. Điều này đảm bảo cho các nguồn vốn của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả và đảm bảo cho tính định hướng XHCN trong hoạt động kinh tế của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều dự án khác nhau trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội đã được hình thành. Điều này đã tạo điều kiện góp phần đưa nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng tồn tại trong nhiều năm.
2. Thực trạng áp dụng tin học trong đánh giá, thẩm định DADT.
Trong nước.
Hiện nay việc phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn tại Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng các phần mềm dạng bảng tính ( Microsoft Excel), tại các đơn vị tư vấn chuyên về lập, thẩm định dự án đầu tư cũng mới chỉ dừng ở mức độ sử dụng các hàm tài chính lập sẵn trong phần mềm bảng tính và kết hợp với một số macro đơn giản để phục vụ công việc. Tại Việt Nam, hiện chưa có phần mềm nào được sử dụng rộng rãi với mục đích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.
Ưu, nhược điểm của việc sử dụng công cụ bảng tính trong phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư.
- Ưu điểm: Có tính mở cao, có thể sử dụng với hầu hết các loại hình dự án, dễ dàng thêm bớt các chỉ tiêu. Giao diện quen thuộc và thân thiện với người sử dụng, dễ dàng trao đổi, in ấn dữ liệu, dễ dàng cập nhật.
- Nhược điểm: Việc phân tích, tính toán và sử dụng các biểu mẫu không thống nhất, việc tính toán và vận dụng công thức dễ gặp sai sót, giao diện thân thiện song vẫn chủ yếu bằng tiếng Anh nên không thuận tiện cho tất cả những người dùng Việt Nam.
Ngoài nước:
Trên thế giới, bên cạnh việc sử dụng các công cụ bảng tính trong phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư còn sử dụng khá phổ biến các phần mềm chuyên dụng để phục vụ cho công việc này, một số phần mềm hay được dùng như:
- Computer Model for Feasibility Analysis and Reporting- COMFAR
- Project Financing Analysis Software-ProPlan.
- Easy Capital Investment Analysis Software-Pro 1.0.
- Investment Analysis Software.
Trong số đó, phần mềm được sử dụng phổ biến nhất, được cập nhật thường xuyên và xây dựng kỹ lưỡng nhất được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao là phần mềm COMFAR do Cơ quan phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc- UNIDO phát triển từ năm 1983. Phần mềm này được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm, góp ý của hơn 2000 chuyên gia thuộc 130 quốc gia và dựa vào nội dung cuốn sách “Hướng dẫn lập nghiên cứu khả thi các dự án ngành công nghiệp” của UNIDO ( Phiên bản thứ 2, năm 1991).
Ưu, nhược điểm của việc sử dụng phần mềm COMFAR trong phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư tại Việt Nam:
- Ưu điểm: Việc phân tích, tính toán phù hợp các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhiều công cụ phức tạp đã được xây dựng sẵn thuận tiện cho việc đi sâu phân tích ở nhiều góc độ khác nhau, có hệ chỉ tiêu phong phú. Phân chia rất hợp lí các yếu tố như: Loại hình dự án (Công nghiệp, Nông nghiệp, Cơ sở hạ tầng, Du lịch, Khai thác mỏ); mức độ phân tích (nghiên cứu cơ hội đầu tư, Nghiên cứu khả thi).
- Nhược điểm: Các kết quả và bảng biểu đều bằng tiếng Anh nên không thích hợp cho các dự án sử dụng vốn nhà nước. Nhiều loại chỉ tiêu và cách thể hiện bảng biểu không quen thuộc với cách làm thông thường ở Việt Nam. Hơn nữa giá cả của một bộ sản phẩm mua như vậy là rất đắt cho các doanh nghiệp Việt Nam, nếu mua có thể ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Cùng với một số ngành công nghệ cao khác, CNTT đang là một trong các động lực quan trọng làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.
ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hỗ trợ có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Cùng với đà phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tốc độ đầu tư nói chung và tốc độ đầu tư cho dự án (DA) sản xuất công nghiệp nói riêng ngày càng tăng nhanh, các dự án đầu tư (DAĐT) xuất hiện ngày càng nhiều mức đóng góp cho xã hội cũng càng lớn.
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư của các (DAĐT) đòi hỏi phải có một loạt các giải pháp đồng bộ và tổng hợp, trong đó biện pháp nâng cao cơ sở khoa học của DAĐT giữ một vai trò quan trọng. Xây dựng nội dung của DAĐT có căn cứ khoa học là một trong những nội dung cơ bản nhất của hoạt động đầu tư vì nó tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Những cơ sở khoa học đó chính là căn cứ giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định đầu tư nhanh chóng, đúng đắn và chính xác.
Muốn đáp ứng được yêu cầu trên, thì các chuyên viên lập, phân tích và đánh giá dự án, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, còn phải tìm những biện pháp cải tiến cách làm việc để nâng cao năng suất, tính hiệu quả trong công việc. Việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong quá trình lập và phân tích đánh giá DAĐT là biện pháp mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đề tài này mang tính thực tiễn cao đáp ứng nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay, sự thành công của đề tài sẽ cung cấp hệ thống giúp cho công việc đánh giá và thẩm định dự án dễ dàng, thuận tiện và chính xác hơn.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Việc nghiện cứu đề tài nhằm đưa ra được hệ thống thông tin dùng cho quá trình đánh giá thẩm định các dự án đầu tư, tin học hoá toàn bộ qui trình tính toán, phân tích số liệu, chỉ tiêu trong đánh giá thẩm định dự án đầu tư.
Một Chương trình đánh giá thẩm định dự án đầu tư phải đáp ứng cho các chuyên viên trong quá trình đánh giá thẩm định DAĐT thực hiện công việc của mình thuận lợi, nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao. Trong chương trình sử dụng các thuật ngữ kinh tế, tài chính, xây dựng, tin học … bằng tiếng Việt, cho phép kế thừa và phát triển trong tương lai; sử dụng chương trình phải đơn giản nhưng lại cho kết quả theo yêu cầu và phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định, quy trình, quy phạm, quan niệm tính toán và điều kiện kinh tế của Việt Nam về đánh giá, thẩm định DAĐT.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp cùng với sự giới hạn về thời gian và kiến thức ở đây chỉ chủ yếu tập trung vào đối tượng là các DAĐT sản xuất công nghiệp nhỏ và DAĐT xây dựng công nghiệp, phạm vi tính toán những chỉ tiêu phục vụ cho quá trình đánh giá các DAĐT về mặt tài chính, kinh tế xã hội là các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để đưa chương trình tin học vào ứng dụng.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Vận dụng tổng hợp các kiến thức được đào tạo trong nhà trường kiến thức về kinh tế đầu tư, tin học, tiếng Anh để giải quyết mục tiêu đặt ra.
Sử dụng phương pháp thẩm định DAĐT, tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án đầu tư theo phương pháp thông dụng hiện được sử dụng ở Việt nam cũng như các nước trên thế giới. Tìm hiểu lý thuyết về hoạt động đầu tư thông qua sách báo, phỏng vấn những người chuyên môn, tìm hiểu về hoạt động đầu tư diễn ra trong thực tế. Từ kiến thức thu thập được hình thành nên khung lý thuyết theo mô hình, mô hình hoá quá trình tính toán thành sơ đồ và thuật toán. Bắt đầu từ việc nghiên cứu lý thuyết tổng quát của việc thẩm định dự án sau đó đi sâu nghiên cứu lĩnh vực riêng của hoạt động đầu tư như các hoạt động đầu tư công nghiệp, đầu tư xây dựng công nghiệp...
Sau khi phân tích qui trình thẩm định dự án đầu tư và lý thuyết liên quan đến nó thì khi đó bắt đầu tìm hiểu những vấn đề mà tin học, công nghệ thông tin có thể can thiệp đến quá trình này. Mục đích chính của đề tài là xây dựng một chương trình tin học hỗ trợ cho quá trình đánh giá thẩm định dự án, do vậy nghiên cứu về hoạt động đầu tư nhằm mục đích xây dựng, thiêt kế được mô hình dữ liệu cho chương trình. Bên cạnh đó cần phải có phương pháp phân tích hệ thống thông tin để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài và đưa đề tài đến thành công. Phương pháp được dùng trong quá trình nghiên cứu gồm:
1. Phương pháp phân tích hệ thống có cấu trúc
Phân tích hệ thống có cấu trúc là cách tiếp cận hiện đại tới các giai đoạn phân tích và thiết kế của chu trình phát triển hệ thống, được chấp nhận để khắc phục những điểm yếu của nhiều cách tiếp cận truyền thống.
Phương pháp này sử dụng công cụ, mô hình để ghi nhận và phân tích hệ thống hiện tại cũng như những yêu cầu mới, từ đó xác định khuôn dạng hệ thống mới theo dự kiến.
1.1. Mục đích của phương pháp .
- Tách bạch chính thức cách nhìn logic và vật lý của hệ thống
- Mô hình vật lý mô tả cách thức hệ thống thực hiện các nhiệm vụ, ai làm việc gì, ở đâu, mất bao nhiêu thời gian. Nó quan tâm đến những ràng buộc vật lý trong hệ thống do người chủ, người sử dụng và nhà thiết kế đặt ra để hệ thống hoạt động, do vậy nó dùng trong khảo sát hệ thống hiện hữu và thiết kế hệ thống mới.
- Mô hình logic chỉ quan tâm đến chức năng nào cần cho hệ thống và những thông tin nào cần để thực hiện các chức năng đó. Do vậy nó được dùng cho việc phân tích các yêu cầu của hệ thống.
1.2. Công cụ, mô hình sử dụng của phương phâp.
- Sơ đồ dòng dữ liệu.
- Mô hình thực thể.
- Mô hình quan hệ.
- Sơ đồ chức năng phân cấp
- Ngôn ngữ có cấu trúc.
1.3. Ưu điểm của phương pháp
Các công cụ và mô hình hỗ trợ và kiểm chứng lẫn nhau, làm cho hệ thống đáng tin cậy hơn. Dựa vào đó có thể dễ dàng đánh giá được các bước của quá trình phát triển thông qua sản phẩm và do đó kiểm soát được sự phát triển.
2. Phương pháp làm bản mẫu.
Đây là phương pháp tiếp cận tương đối mới dùng để phân tích hệ thống. Xây dựng mô hình làm việc vật lý của hệ thống dự kiến và sử dụng nó để xác định các yếu kém của của người phân tích về những yêu cầu thực tế.
Phương pháp này chỉ có hiệu quả với những hệ trực tuyến như xử lý giao dịch, trong đó việc sử dụng giao diện màn hình là hiển nhiên. Càng nhiều tương tác giữa máy tính và người sử dụng thì càng lợi trong việc xây dựng hệ thống. Nhưng lại không thích hợp với hệ xử lý theo lô, cần nhiều tính toán.
Các bước tiến hành.
- Chỉ cần xây dựng bản mẫu cho những bộ phận quan trọng nhất.
- Chỉ làm bản mẫu cho các giao diện trên màn hình
- Chỉ thực hiện cho một số hệ con xử lý trực tuyến.
- ứng dụng trong giai đoạn nghiên cứu khả thi để thuyết phục người sử dụng về giá trị hệ thống.
Chương II
Cơ sở lý luận và phương pháp luận cơ bản
Nội dung thứ nhất trong phần này trình bày một số kiến thức cơ sở về phân tích tài chính DAĐT. Với quan điểm ứng dụng nên phần này sẽ không đi sâu vào các kiến thức mang tính kinh điển, học thuật là những kiến thức có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều quyển sách về kinh tế đầu tư mà chỉ trình bày một số vấn đề liên quan trực tiếp đến phương pháp đánh giá, thẩm định dự án đầu tư.
Có thể nói Visual Basic là một trong những ngôn ngữ hỗ trợ rất mạnh cho việc lập các chương trình tin học nhất là việc giải quyết các bài toán trong quản lý kinh tế. Qua rất nhiều phiên bản Visual Basic không ngừng được nâng cấp hoàn thiện đáp ứng những yêu cầu phức tạp hiện nay. Dựa trên những đối tượng mà Visual Basic cung cấp việc xây dựng một chương trình đánh giá, thẩm định dự án sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi cho người sử dụng. Nội dung thứ hai sẽ trình bày tổng quan về quá trình phát triển hệ thống thông tin và công cụ thực hiện đề tài.
I. Các kiến thức cơ sở về phương pháp đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư
1. Những vấn đề mở đầu có liên quan đến đầu tư.
1.1. Khái niệm chung về đầu tư.
Cách diễn đạt được dùng nhiều nhất: Đầu tư là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15.doc