Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam

Vấn đề con người, xây dựng và phát triển con người là vấn đề muôn thủa, một đề tài tưởng chừng đã cũ nhưng luôn luôn mới. Bởi lẽ thế giới xung quanh con người và bản thân con người luôn vận động, biến đổi. Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng sâu rộng thì những vấn đề về con người đặt ra cũng ngày càng phức tạp, đa dạng hơn. Con người và phát triển con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Đúng như C.Mác đã dự báo, trong tương lai mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất, đó là khoa học về con người. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng và phát triển con người đang là một vấn đề thực tiễn sống động, ảnh hưởng đến các nền tảng phát triển của nhân loại.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một mong muốn tột bậc là đất nước được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành. Thực chất là mong muốn giải phóng triệt để con người Việt Nam, để có những con người phát triển toàn diện. Giải phóng con người, xây dựng con người mới phát triển toàn diện đủ năng lực làm chủ bản thân và xã hội là một trong những nội dung quan trọng, là vấn đề chi phối mọi tư duy và hành động của Hồ Chí Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến lúc về nơi vĩnh hằng. Đó là ước mơ, khát vọng cháy bỏng, đồng thời là sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trên các mặt đạo đức, trí lực, thể lực, mỹ thuật (gọi tắt là đức, trí, thể, mỹ) đã góp phần to lớn vào việc đào tạo cho cách mạng Việt Nam những con người ưu tú, đủ sức đưa Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, liên tục giành những thắng lợi to lớn, làm thay đổi sâu sắc địa vị nước ta từ nước thuộc địa, nô lệ trở thành một nước độc lập và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế.

Phát triển con người một cách toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt mọi chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, là tư tưởng nhân văn quan trọng trong quản lý xã hội đương đại và là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, lòng khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [15, tr.114]. Đây là đường lối đúng đắn và quan trọng, song trong thực tế, ngay đội ngũ những người tiên phong - cán bộ đảng viên, một bộ phận không nhỏ vẫn chưa đáp ứng được những mong muốn đó. Vì sao như vậy? rất cần câu trả lời có căn cứ khoa học.

Bước vào thế kỷ XXI, khi đất nước từng bước tiến sâu vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động mở cửa và hội nhập với khu vực và quốc tế thì hàng loạt thách thức đã nảy sinh xung quanh việc xử lý vấn đề vì con người, cho con người, phát huy nhân tố con người. Nói cách khác hầu như các vướng mắc trên con đường phát triển, đều có nguyên nhân thuộc về vấn đề con người Việt Nam chưa được phát triển toàn diện - sản phẩm tất nhiên và đặc thù của lịch sử Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam là hết sức cần thiết để tìm ra những định hướng, nguyên tắc phương pháp luận đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam làm chủ đất nước, đủ tài, đức, sức khoẻ, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Làm rõ được vấn đề này thực sự là một đòi hỏi bức thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Song, đây là vấn đề rất lớn, luận văn này chỉ mong góp phần nhỏ bé làm rõ về mặt lý luận một vài khía cạnh như khái niệm, cơ sở hình thành, điều kiện và nội dung xây dựng con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

 

doc103 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư tưởng hồ chí minh về đức, trí, thể, mỹ của con người việt nam hà nội - 2009 Mục lục Trang Mở đầu 1 Chương 1: tư tưởng của Hồ Chí Minh về người việt nam phát triển các mặt đức, trí, thể, mỹ 9 1.1. Một số khái niệm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Việt Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ 9 1.2. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Việt Nam phát triển các mặt đức, trí, thể, mỹ 18 Chương 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản trong sự nghiệp phát triển đức, trí, thể, mỹ của người Việt Nam 57 2.1. Những cống hiến của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản trong thực tiễn xây dựng con người Việt Nam mới 57 2.2. Tiếp tục sự nghiệp của Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 70 2.3. Phương hướng, giải pháp đổi mới nền giáo dục đào tạo con người về đức, trí, thể, mỹ ở Việt Nam 86 Kết luận 95 Danh mục tài liệu tham khảo 97 Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề con người, xây dựng và phát triển con người là vấn đề muôn thủa, một đề tài tưởng chừng đã cũ nhưng luôn luôn mới. Bởi lẽ thế giới xung quanh con người và bản thân con người luôn vận động, biến đổi. Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng sâu rộng thì những vấn đề về con người đặt ra cũng ngày càng phức tạp, đa dạng hơn. Con người và phát triển con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Đúng như C.Mác đã dự báo, trong tương lai mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất, đó là khoa học về con người. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng và phát triển con người đang là một vấn đề thực tiễn sống động, ảnh hưởng đến các nền tảng phát triển của nhân loại. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một mong muốn tột bậc là đất nước được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc ai cũng được học hành. Thực chất là mong muốn giải phóng triệt để con người Việt Nam, để có những con người phát triển toàn diện. Giải phóng con người, xây dựng con người mới phát triển toàn diện đủ năng lực làm chủ bản thân và xã hội là một trong những nội dung quan trọng, là vấn đề chi phối mọi tư duy và hành động của Hồ Chí Minh từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến lúc về nơi vĩnh hằng. Đó là ước mơ, khát vọng cháy bỏng, đồng thời là sự nghiệp cao cả và vĩ đại nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trên các mặt đạo đức, trí lực, thể lực, mỹ thuật (gọi tắt là đức, trí, thể, mỹ) đã góp phần to lớn vào việc đào tạo cho cách mạng Việt Nam những con người ưu tú, đủ sức đưa Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, liên tục giành những thắng lợi to lớn, làm thay đổi sâu sắc địa vị nước ta từ nước thuộc địa, nô lệ trở thành một nước độc lập và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế. Phát triển con người một cách toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt mọi chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, là tư tưởng nhân văn quan trọng trong quản lý xã hội đương đại và là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, lòng khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội” [15, tr.114]. Đây là đường lối đúng đắn và quan trọng, song trong thực tế, ngay đội ngũ những người tiên phong - cán bộ đảng viên, một bộ phận không nhỏ vẫn chưa đáp ứng được những mong muốn đó. Vì sao như vậy? rất cần câu trả lời có căn cứ khoa học. Bước vào thế kỷ XXI, khi đất nước từng bước tiến sâu vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động mở cửa và hội nhập với khu vực và quốc tế thì hàng loạt thách thức đã nảy sinh xung quanh việc xử lý vấn đề vì con người, cho con người, phát huy nhân tố con người. Nói cách khác hầu như các vướng mắc trên con đường phát triển, đều có nguyên nhân thuộc về vấn đề con người Việt Nam chưa được phát triển toàn diện - sản phẩm tất nhiên và đặc thù của lịch sử Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam là hết sức cần thiết để tìm ra những định hướng, nguyên tắc phương pháp luận đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam làm chủ đất nước, đủ tài, đức, sức khoẻ, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Làm rõ được vấn đề này thực sự là một đòi hỏi bức thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Song, đây là vấn đề rất lớn, luận văn này chỉ mong góp phần nhỏ bé làm rõ về mặt lý luận một vài khía cạnh như khái niệm, cơ sở hình thành, điều kiện và nội dung xây dựng con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Tư tưởng Hồ Chớ Minh về đức, trớ, thể, mỹ của con người Việt Nam " làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã có nhiều công trình khoa học có giá trị được công bố. - Về các đề tài khoa học: + Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX02 (1991- 1995) có đề tài KX02. 05: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và chính sách xã hội đối với con người” do PGS. TS Lê Sỹ Thắng làm chủ nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người, chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước đối với con người. + Chương trình khoa học cấp Nhà nước KHXH. 04 (1996-2000) có đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng con người mới do Giáo sư Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm. Đề tài làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và xây dựng con người Việt Nam mới, mối quan hệ giữa phát triển văn hoá và xây dựng con người mới - Về các luận văn, luận án: + Nguyễn Hữu Công (2001) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện”, luận án tiến sỹ triết học, học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả tập trung nêu lên tư tưởng về giáo dục, đào tạo phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh. Về con đường hình thành và phát triển con người toàn diện theo quan niệm của Hồ Chí Minh. Từ đó tác giả đưa ra hướng vận dụng và phát huy tư tưởng phát triển con người toàn diện của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay. + Phùng Thu Hiền (2002) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”, luận văn thạc sỹ triết học, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nêu khái niệm con người, nhân tố con người, chỉ ra cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. + Nguyễn Văn Tuyên (2006) “Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam", luận văn thạc sỹ Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về con người Việt Nam được giải phóng và sự nghiệp giải phóng con người Việt Nam, từ đó luận văn chỉ ra sự vận dụng của Đảng ta về tư tưởng giải phóng con người trong công cuộc đổi mới đất nước và chỉ ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Về sách chuyên khảo + Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H.1995 của tập thể tác giả: Nguyễn Huy Hoan, Nguyễn Xuân Thông, Nguyễn Thị Minh Hương, Phạm Thị Lai, Nguyễn Thanh Nga. Tập thể tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn đoạn trích trong Hồ Chí Minh toàn tập do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản lần thứ nhất từ 1980 đến 1989 và một số tác phẩm lẻ của Người, một số tư liệu do Viện bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp. Nội dung “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới” được xắp sếp theo 6 vần đề sau: Vai trò của con người và ý nghĩa việc xây dựng con người mới; đánh giá con người; bồi dưỡng con người về trí tuệ; bồi dưỡng đạo đức; xây dựng mục đích và lối sống; chăm lo lợi ích và đời sống vật chất của con người. + PGS. TS Thành Duy (2001): “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện", Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trong đó tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa văn hoá và việc xây dựng con người mới ở Việt Nam, đồng thời chỉ rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất con người Việt Nam phát triển toàn diện trong bối cảnh hiện nay. + TS Lê Quang Hoan (2002) “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người” Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đề cập một số nội dung sau: làm sâu sắc thêm khái niệm con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trình bày rõ thêm nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Tập trung phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, chỉ ra đặc điểm, nội dung chủ yếu, bản sắc, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát huy nhân tố con người trong thời gian qua theo yêu cầu CNH, HĐH, kiến nghị phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. - Về các bài tạp chí: + Tạp chí nghiên cứu lý luận (số 1/2000) đăng bài của PGS Trần Thành - Lê Quang Hoan “Hồ Chí Minh với vấn đề nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH”. Các tác giả đã khái quát một số nội dung có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng XHCN, đạo đức cách mạng . + Tạp chí Lịch sử Đảng (số 12/2005) đăng bài của PGS, TS Thành Duy “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách đối với con người”. PGS, TS Thành Duy đã khái quát lại tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người: Bản chất con người, những phẩm chất cơ bản của con người và một số chính sách đối với vấn đề con người. + Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông (Học viện Báo chí và tuyên truyền, Số 5/2007) có bài của Lê Thị Hương “Về một số phẩm chất cơ bản cần có và định hướng phát huy nhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Bài viết chỉ ra một số phẩm chất của con người trong quan điểm Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tinh thần lao động quên mình, có lối sống lành mạnh văn minh và chỉ ra một số định hướng cơ bản về phát huy tiềm năng và sáng tạo của con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những công trình trên đã nêu lên và khái quát được những nét lớn, chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về giáo dục, đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa. Một số tác phẩm bắt đầu đi vào khai thác, nghiên cứu những khía cạnh cụ thể của tư tưởng đó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam còn nhiều mặt, nhiều nội dung chưa được đề cập đầy đủ, nhất là những cống hiến của Hồ Chí Minh trong việc tạo môi trường và điều kiện cho con người Việt Nam phát triển toàn diện để có những thế hệ người Việt Nam đủ đức, trí, thể, mỹ; vừa “hồng” vừa “chuyên” đủ khả năng đưa Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu như Hồ Chí Minh mong đợi. Vì thế đề tài tác giả chọn không trùng lặp với các đề tài của những người đi trước. Song kết quả nghiên cứu của những người đi trước sẽ làm cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu góp phần hoàn thiện và làm phong phú hơn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam”. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích - Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống những cống hiến lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh trong xây dựng con người Việt Nam trên các mặt đức, trí, thể, mỹ và việc Đảng Cộng sản Việt Nam kế tục sự nghiệp đó của Hồ Chí Minh trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước. 3.2. Nhiệm vụ - Trình bày và làm rõ về mặt lý luận một cách cơ bản, hệ thống những vấn đề như: khái niệm, cơ sở hình thành và nội dung đức, trí, thể, mỹ trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Việt Nam phát triển toàn diện và những cống hiến của Hồ Chí Minh trong thực tế xây dựng con người Việt Nam phát triển về đức, trí, thể, mỹ. - Trình bày và phân tích định hướng phát triển con người toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá nhằm kế tục tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới giáo dục đào tạo con người trong những năm tiến hành công nghiệp hoá. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam được thể hiện trong những bài nói và viết của Người, các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam; hoạt động thực tế của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa (thực chất là con người phát triển toàn diện). 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Việt Nam phát triển trên các mặt như: đức, trí, thể, mỹ. - Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong công cuộc đổi mới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lênin: Lịch sử – lôgíc; phương pháp diễn dịch; phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh; phương pháp khái quát hoá … để làm rõ nội dung cơ bản của đề tài. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn Luận văn góp phần làm rõ hơn những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Việt Nam phát triển trên các mặt chủ yếu cấu thành phẩm chất, năng lực của nó, đó là: Đức, Trí, Thể, Mỹ; góp phần làm sâu sắc thêm tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh . 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Với những kết quả đạt được. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường chính trị, cao đẳng và đại học. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 tư tưởng của Hồ Chí Minh về người việt nam phát triển các mặt đức,trí, thể, mỹ 1.1. Một số khái niệm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Việt Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ ở Hồ Chí Minh, tư tưởng về con người, về giải phóng con người và phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định thành công của cách mạng, luôn quán xuyến trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Người và dân tộc ta. Luận văn này nghiên cứu một khía cạnh về phát triển đức, trí, thể, mỹ con người Việt Nam sau khi đã được giải phóng về chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó, trong tiết này tập trung làm rõ hai khái niệm công cụ: con người, con người phát triển toàn diện và bản chất của nó . 1.1.1. Khái niệm con người và bản chất con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh Khái niệm con người, bản chất con người trong tư tưởng của Hồ Chí Minh đã được nhiều người nghiên cứu và có kết quả công bố. Chúng tôi đồng tình với những đánh giá, kết luận đã công bố trong các công trình của các nhà khoa học đi trước như Đặng Xuân Kỳ, Thành Duy, Lê Quang Hoan, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Hữu Công…. Với tư cách là một khái niệm công cụ trong nghiên cứu đề tài này, đồng thời để góp thêm ý kiến, làm sáng tỏ câu trả lời con người là gì, bản chất con người như thế nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi xin nêu mấy vấn đề sau: 1.1.1.1. Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” [40, tr.644]. Lý giải thông thường theo định nghĩa này (duy danh), “chữ người” mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây chủ yếu là con người cộng đồng, tồn tại ở ba khu vực địa lý khác nhau (làng, nước, thế giới) được hiểu ở ba nghĩa: hẹp, rộng và rất rộng và đây chủ yếu là con người xã hội, có quan hệ xã hội và mang bản chất xã hội. Con người hình thành là do biết đối xử với người khác, giải quyết các quan hệ xã hội từ hẹp (gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn) trong làng đến quan hệ rộng là đồng bào cả nước, rộng nữa là nhân loại cả thế giới. Điều này cũng có nghĩa con người không thể tách biệt đồng loại, tách biệt xã hội, ngay quyền tự nhiên tạo hoá ban cho con người làm cha mẹ, anh em, chú bác chỉ có được trong quan hệ với cộng đồng xã hội, với làng, với nước với nhân loại thế giới. Song, sự độc đáo của cách hiểu này là ở chỗ: “Chữ người” (có thể hiểu như là chữ người viết nghiêng), là chỉ cho con người cá thể (một con người), nhưng con người đó còn là một con người xã hội, là một thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định. Cộng đồng đó, không chỉ là cộng đồng ba cấp nhà - làng - nước đã tồn tại từ lâu trong quan niệm của nhân dân ta, mà còn cụ thể hơn, rộng hơn với 5 cấp là gia đình, họ tộc, làng xóm, dân tộc và nhân loại như Hồ Chí Minh nêu trong định nghĩa. Điều này cũng có nghĩa là để thành người (chữ người) thì điều kiện cần là con người cá thể, con người sinh vật học, nhưng điều kiện đủ phải là con người xã hội. Nghĩa là nghiên cứu con người, bản chất con người phải đồng thời chú ý cả hai mặt sinh vật học và xã hội. Cái độc đáo của định nghĩa này còn hàm chứa tiêu chuẩn con người khi nói đến nghĩa hẹp, rộng và rộng nữa, tức là nói đến khả năng phát triển của con người, đơn giản hay phong phú, trình độ cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả của quá trình ứng xử, giải quyết các quan hệ xã hội xuất hiện đơn giản hay phức tạp, gia đình hay quốc gia hoặc quốc tế. Con người sẽ phát triển hơn khi được giao tiếp rộng hơn, “đi một đàng, học sàng khôn”. Cùng dùng với thuật ngữ chữ người, gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, nhân loại để chỉ cho “con người”, Hồ Chí Minh còn dùng các thuật ngữ khác như: dân, dân chúng, quần chúng, sĩ, nông, công, thương, già trẻ, gái, trai, cán bộ, đảng viên… cũng để nói về “con người”. Mặc dù thuật ngữ “con người” Hồ Chí Minh dùng rất ít (hai lần), nhưng thông qua các thuật ngữ trên Hồ Chí Minh đề cập đầy đủ các mặt của con người. 1.1.1.2. Theo Hồ Chí Minh, con người muốn tồn tại thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại… Đó là những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người. Con người sinh vật học và con người xã hội (con người trí tuệ) đều có nhu cầu (bản năng) ăn, ở, đi lại. Song, con người khác con vật ở chỗ, trong con người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng đã được ý thức. ở con người cái bản năng đã được cải tạo, nhưng không hề bị xoá bỏ, nó vẫn tác động tới toàn bộ đời sống của con người. Quá trình người hoá là quá trình duy nhất diễn ra trong sự tương tác giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội. Thực ra không có hai loại con người tức con người sinh vật học và con người xã hội cùng sống trong xã hội loài người mà chỉ có những con người cụ thể được phát triển từ con người sinh học thành người khôn và trưởng thành, hiện tồn tại là con người trí tuệ, có ý thức. Có thể thấy điều này qua cách lý giải của Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh, dù sống ở quốc gia độc lập hay lệ thuộc, đã là dân thì: “Dân dĩ thực vi thiên, nghĩa là dân lấy ăn làm trời, không có ăn là không có trời. Lại có câu có thực mới vực được đạo nghĩa là không có ăn chẳng làm được việc gì” [42, tr.572]. Và: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [39, tr.152]. Chính vì vậy, để dân phân biệt được giá trị của tự do, độc lập: Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn, 2. Làm cho dân có mặc, 3. Làm cho dân có chỗ ở, 4. Làm cho dân có học hành. Đi đến 4 điều đó để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do, độc lập [39, tr.152]. Điều này có nghĩa là Hồ Chí Minh quan tâm đến nhu cầu tối thiểu của con người, dù là con người sinh vật học hay con người xã hội để tồn tại như một con người phải có ăn, mặc, ở, đi lại. Đó là nhu cầu để được sống, có sống mới nói đến làm đạo lý và các việc cao xa khác như chính trị, quân sự, chinh phục vũ trụ. Hồ Chí Minh cũng cho rằng con người không phải chỉ có nhu cầu vật chất, mà còn có những nhu cầu về tinh thần, và nhu cầu tinh thần là cái đặc trưng của con người, cho con người. Con người khác con vật chính ở nhu cầu tinh thần. Tất cả những nhu cầu vật chất và tinh thần đó có được đáp ứng hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ xã hội, vào hình thái kinh tế - xã hộ mà họ đang sống. Dân nô lệ, thuộc địa nửa phong kiến có nhu cầu khác dân tư bản, dân của nước đế quốc thực dân và nhu cầu của con người ở mỗi quốc gia được đáp ứng cũng khác nhau. 1.1.1.3. Theo Hồ Chí Minh, con người là bộ phận của tự nhiên, nhưng con người không phải chỉ biết thích nghi với tự nhiên, mà còn chinh phục tự nhiên; không phải chỉ chịu lệ thuộc vào tự nhiên, mà còn muốn cải tạo, làm chủ tự nhiên, không phải chỉ bằng lòng với cái tự nhiên vốn có, mà còn tạo ra cái thiên nhiên thứ hai để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Trong hoạt động đầy sáng tạo đó, mỗi con người cụ thể bao giờ cũng là thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định, tham gia vào chinh phục, cải tạo tự nhiên theo chức năng và vai trò của cộng đồng mình. 1.1.1.4. Chủ tịch Hồ Chí Minh phân biệt người này với người khác chủ yếu không phải là vấn đề chủng tộc màu da (vàng, trắng, đỏ hay đen) hoặc vấn đề dân tộc, mà từ nhận thức về chủng tộc, dân tộc đi đến nhận thức về giai cấp. Đó là sự vận động của tư duy Hồ Chí Minh về vấn đề con người. Từ việc tìm câu trả lời: Vì sao người Việt Nam phải làm nô lệ, phải cùng khổ, mất nước, người Việt Nam da vàng bị mất nhân tính cũng như nhiều dân tộc thuộc địa trên thế giới đang bị đoạ đày, Hồ Chí Minh đã thấy được rằng chỉ có thể giải phóng giai cấp mới giải phóng được các dân tộc trên thế giới. Nhưng Người không đi tới nhận thức một cách cực đoan về vấn đề giai cấp, mà lại luôn luôn kết hợp dân tộc với giai cấp trong mọi vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có vấn đề con người. 1.1.1.5. Từ các vấn đề nêu trên, bản chất con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ ràng. Hồ Chí Minh luôn luôn đặt con người, mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều: Quan hệ với một cộng đồng nhất định, trong đó mỗi người là một thành viên; Quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức, bóc lột; Quan hệ với tự nhiên, mà con người là một bộ phận không tách rời, nhưng lại luôn luôn “người hoá” tự nhiên trong những cộng đồng xã hội nhất định và bị quy định bởi những chế độ xã hội nhất định. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm mác-xít về con người: "Con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” [34, tr.11]. Các quan hệ xã hội có nhiều loại, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò chi phối, quyết định các quan hệ xã hội khác, biểu hiện thành quan hệ giai cấp. Vì nó xác định con người thuộc các giai tầng xã hội khác nhau. Do vậy, nói đến bản chất con người trong xã hội có giai cấp thì trước hết phải nói đến tính giai cấp của nó. Nhưng bản chất con người không phải chỉ do quan hệ sản xuất tạo ra, cũng không thể chỉ quy bản chất con người vào tính chất giai cấp của nó. Nếu quan hệ sản xuất thể hiện bản chất tầng một của con người thì các quan hệ xã hội khác thể hiện bản chất tầng hai của con người và lại được thể hiện thông qua bản chất tầng một, tạo nên những khác biệt giữa con người với con người, giữa nhà tư sản này với nhà tư sản khác, giữa công nhân này với công nhân khác, chưa kể sự khác biệt giữa công nhân với tư bản… Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khẳng định quan hệ sản xuất đã phân chia con người thành “giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”, đồng thời lại thấy chỉ có tổng hoà tất cả các quan hệ xã hội thì mới tạo thành bản chất con người. Người không coi nhẹ mặt quan hệ sản xuất, nhưng cũng không tuyệt đối hoá quan hệ sản xuất, và cũng không coi quan hệ sản xuất là quan hệ duy nhất tạo thành bản chất con người. Các quan hệ xã hội không phải nhất thành bất biến: có loại thay đổi nhanh, có loại thay đổi chậm; có loại tồn tại tương đối lâu, trong đó những gì tốt đẹp vẫn được giữ lại để kế thừa, phát triển trong những điều kiện lịch sử mới (quan hệ đạo đức, quan hệ thiện ác, quan hệ gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc…), có loại lại bị thay thế bởi cái khác khi những điều kiện lịch sử cụ thể để nó tồn tại không còn nữa (quan hệ sản xuất, quan hệ giai cấp). Từ đó có thể thấy rằng bản chất con người cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của các quan hệ xã hội. Chính điều này mà Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới khi chế độ thực dân phong kiến ở nước ta đã bị lật đổ, khi cả mộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van.doc
Tài liệu liên quan