Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. "Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam" [11, tr.83], trong đó có vấn đề cán bộ. Hồ Chí Minh rất quan
tâm đến công tác cán bộ; Người coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[43,
tr.269], và "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"[43,
tr.240].
Kế thừa tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất coi
trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của mình; coi đó là lực lượng then
chốt bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Vấn đề xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ trong
nhiều văn kiện của đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước.
108 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận
dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ,
công chức ở Việt Nam hiện nay
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 5
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.............................................................. 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................... 5
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn........................................... 6
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 6
8. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6
Chương 1 : Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ .................................................. 7
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ
........................................................................................................................... 7
1.1.1. Tư tưởng và tư tưởng về cán bộ .............................................................. 7
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ ............... 11
1.1.3. Đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ .......................................... 14
1.2. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ CÁN BỘ ........................................................................................ 16
1.2.1. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ........................................ 16
1.2.1.1. Truyền thống dân tộc, yếu tố quê hương và gia đình ........................ 17
1.2.1.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại ................................................................ 19
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện
pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
1.2.1.3. Trí tuệ thiên tài, nhân cách, phẩm chất Hồ Chí Minh và hoạt động thực
tiễn của Người ................................................................................................. 24
1.2.2. Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ....... 25
1.2.2.1. Thời kỳ tìm tòi, khảo nghiệm trước Cách mạng Tháng Tám năm 194525
1.2.2.2. Thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945............................. 29
1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ32
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ ... 32
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ ....................................... 35
1.3.2.1. Người cán bộ phải có tư cách đạo đức cách mạng............................. 36
1.3.2.2. Người cán bộ phải có năng lực tổ chức thực hành............................. 37
1.3.2.3. Người cán bộ phải có trình độ lý luận................................................ 39
1.3.2.4. Phong cách của người cán bộ............................................................. 40
1.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ........................................... 40
1.3.3.1. Phát hiện, lựa chọn và đánh giá cán bộ .............................................. 41
1.3.3.2. Huấn luyện cán bộ.............................................................................. 43
1.3.3.3. Sử dụng cán bộ ................................................................................... 45
1.3.3.4. Kiểm tra cán bộ và chính sách đối với cán bộ ................................... 47
Chương 2 ......................................................................................................... 49
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ TRONG HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 49
2.1. YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ...................................................... 49
2.1.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách
mạng nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng ............... 49
2.1.2. Xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh, bảo đảm vừa hồng, vừa
chuyên, là công bộc của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh...................... 54
2.1.3. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới kinh tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân .................................. 61
2.1.3.1.Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh để
đáp ứng yêu cầu của đổi mới kinh tế .............................................................. 61
2.1.3.2.Hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh để
đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân................................................................................. 63
2.2. QUAN ĐIỂM VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 65
2.2.1. Quan điểm khách quan, khoa học ......................................................... 65
2.2.2. Quan điểm toàn diện, đầy đủ................................................................. 69
2.2.3. Quan điểm kế thừa, phát triển ............................................................... 71
2.3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ
TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY...................................................................................................... 75
2.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để tạo cơ sở lý
luận cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức................... 75
2.3.2. Rà soát pháp luật cán bộ, công chức hiện hành để xác định nội dung cần
sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh ............................... 81
2.3.3. Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cụ thể trong
hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức .......................................................... 86
2.3.3.1. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức................. 86
2.3.3.2. Quy định rõ quy trình lựa chọn, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức ........................................................................................................ 89
2.3.3.3. Hoàn thiện các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ................................................................................................................. 93
2.3.3.4. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức96
2.3.3.5. Hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý đội
ngũ cán bộ, công chức..................................................................................... 97
KẾT LUẬN ................................................................................................... 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 104
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. "Tư tưởng Hồ Chí
Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam" [11, tr.83], trong đó có vấn đề cán bộ. Hồ Chí Minh rất quan
tâm đến công tác cán bộ; Người coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[43,
tr.269], và "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"[43,
tr.240].
Kế thừa tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất coi
trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của mình; coi đó là lực lượng then
chốt bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Vấn đề xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ trong
nhiều văn kiện của đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước.
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) chỉ ra:
"Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng
nghề nghiệp cao vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm,
vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ"[10, tr.132]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1997) coi: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự
thành bại của cách mạng"[16, tr.66]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng (2001) khẳng định:
Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng
cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi
tuyển cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết
là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức
và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công
chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất
lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu
kém và thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào
tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn [11, tr.135].
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) chỉ rõ: "Xây
dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức thực sự là công
bộc của nhân dân" [22, tr.125], và đưa ra giải pháp: "Đổi mới chính sách cán bộ và
công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán
bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thỏa đáng và
công bằng" [22, tr.254]. Đặc biệt Bộ Chính trị khóa IX đã có Nghị quyết số 48-
NQ/TW ngày 24-5-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020; trong đó có chỉ ra "xây dựng và hoàn
thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước" và "ban hành luật
về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những
gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán
bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
công chức".
Những văn kiện đó của Đảng là cơ sở chính trị để Nhà nước thể chế hóa thành
pháp luật cụ thể, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
cán bộ, công chức. Để thực hiện các nghị quyết đó của Đảng, Nhà nước đã ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật như pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa
đổi năm 2000 và năm 2003) cùng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, quyết
định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 đến 2010... Những văn
bản này tạo tiền đề pháp lý cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch
vững mạnh, vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ những cơ sở chính trị và pháp lý kể trên, đội ngũ cán bộ, công chức ở nước
ta ngày càng phát triển vững mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất ngày càng
được nâng cao, là công bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự nghiệp đổi
mới đất nước.
Mặc dù vậy, cũng như tình trạng chung của hệ thống pháp luật mà Nghị quyết
48 của Bộ Chính trị đã chỉ ra là: "Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa
đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống"; các văn bản quy
phạm pháp luật về cán bộ, công chức và hoạt động công vụ trong những năm qua
cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình
trạng "Không ít cán bộ, công chức vừa kém về đạo đức, phẩm chất, vừa yếu về năng
lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ" [11, tr.78], rơi vào căn bệnh mà Hồ
Chí Minh đã chỉ ra là "tự tư tự lợi". Do đó cần thiết phải nghiên cứu, luận chứng để
xây dựng, ban hành, tiến tới hoàn thiện hơn pháp luật cán bộ, công chức, tạo cơ sở
pháp lý vững chắc cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức vừa có phẩm chất
đạo đức, vừa có trình độ năng lực, bảo đảm vừa hồng vừa chuyên, thực sự là công
bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vì những lý do trên, tác giả chọn nội dung "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay"
làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật, chuyên ngành Lịch sử và Lý luận Nhà nước và Pháp
luật tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán
bộ, công chức là đòi hỏi khách quan cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để bảo đảm
điều đó trước hết phải tạo ra được cơ sở pháp lý bằng cách hoàn thiện chế định pháp
luật cán bộ, công chức; Đảng và Nhà nước ta đã xác định cơ sở chính trị của tiến
trình đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế trong những năm
gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và nghiên
cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức. Liên quan tới nội dung nghiên
cứu của luận văn này có một số công trình sau:
- Tác phẩm "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do các tác giả
Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Tác phẩm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ" của tác giả
Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002.
- Tác phẩm "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức"
các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005.
- Luận án tiến sĩ Luật "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức nhà
nước ở nước ta", tác giả Nguyễn Văn Tâm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 1997.
- Luận văn Thạc sĩ Luật "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và vận dụng trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam", tác giả Trần Nghị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2002.
- Luận văn Thạc sĩ Luật "Hoàn thiện pháp luật về công chức hành chính nhà
nước ở Việt Nam hiện nay", tác giả Phạm Minh Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2003.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc nhiều công
trình, luận văn, luận án khác có đề cập ít nhiều tới vấn đề này.
* Đánh giá chung: Các công trình, bài viết khoa học trên đề cập tới vấn đề
hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức hoặc trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ, công chức và đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu
gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với việc vận dụng để hoàn thiện pháp luật
cán bộ, công chức ở nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ; trong đó làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán
bộ, tiêu chuẩn cán bộ, việc lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, chính sách đối
với cán bộ; từ đó làm cơ sở luận giải cho việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó luận văn
cũng nghiên cứu lý luận chung về cán bộ và tư tưởng cán bộ để làm cơ sở cho việc tiếp
cận tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn là phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ, về tầm quan trọng của cán bộ,
về tiêu chuẩn cán bộ, việc lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, chính sách đối với
cán bộ, đề xuất quan điểm, giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn thiện
pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
* Luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
- Luận giải vấn đề lý luận chung về cán bộ và tư tưởng cán bộ.
- Phân tích, làm rõ nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về cán bộ.
- Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ.
- Lý giải yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán
bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, về nhà nước và pháp
luật cũng như những quan điểm về vấn đề này trong các văn kiện, nghị quyết của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng mác-xít và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn trình bày một cách tương đối có hệ thống nguồn gốc ra đời và quá
trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ; những nội dung cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ, về tiêu chuẩn cán bộ, về lựa chọn,
huấn luyện và sử dụng cán bộ, về chính sách đối với cán bộ. Thông qua những phân
tích đó, luận văn góp phần khẳng định cùng với lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về cán bộ đóng vai trò nền tảng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật cán bộ,
công chức ở nước ta hiện nay.
- Luận văn chỉ ra yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
- Luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Từ kết quả mà luận văn đạt được, có thể thấy một số ý nghĩa sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ.
- Góp phần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để hoàn thiện pháp luật
cán bộ, công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy về
tư tưởng Hồ Chí Minh, về vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta
hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn này, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, được chia thành 2 chương, 6 tiết.
Chương 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
1.1. Khái niệm và đặc điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
1.1.1. Tư tưởng và tư tưởng về cán bộ
* Khái niệm tư tưởng:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thì đời sống xã hội có hai loại nhu
cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, trong đó lĩnh vực vật chất quyết
định lĩnh vực tinh thần, nhưng lĩnh vực tinh thần có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại lĩnh vực vật chất. Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội được gọi là ý
thức xã hội; còn ý thức xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình
cảm, tâm trạng, truyền thống… của cộng đồng xã hội, nó nảy sinh từ chính tồn tại xã
hội và phản ánh sự tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Như thế,
tư tưởng chính là bộ phận của ý thức xã hội. Vậy tư tưởng là gì? Đã có nhiều định
nghĩa về tư tưởng:
+ Theo cuốn Từ điển triết học do Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội ấn hành năm
1957 thì coi tư tưởng là sự phản ánh của hiện thực trong ý thức, là biểu hiện mối
quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh;
+ Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội ấn hành
năm 1994 thì coi tư tưởng là những quan điểm, ý nghĩ phản ánh thế giới vật chất
trong nhận thức của con người và thể hiện mặt này hay mặt khác của thế giới khách
quan;
+ Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ
điển học ấn hành năm 2002, thì theo nghĩa hẹp, tư tưởng là suy nghĩ hoặc ý nghĩ;
theo nghĩa rộng thì tư tưởng là những quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối
với hiện thực khách quan và đối với xã hội;
+ Theo cuốn Từ điển triết học do Nhà xuất bản Văn hóa- Thông tin, Hà Nội ấn
hành năm 2002, thì coi tư tưởng là một hình thái phản ánh thế giới xung quanh con người,
tổng hợp các quan niệm, khái niệm thành một thể duy nhất.
Thuật ngữ tư tưởng được bắt nguồn từ tiếng Hy-lạp, idea, có nghĩa là hình
thức.
Về nguồn gốc: Do là bộ phận của ý thức xã hội, nên tư tưởng cũng được xuất
phát từ việc con người tiến hành hoạt động sản xuất vật chất để bảo đảm nhu cầu sinh
tồn của mình, từ đó và sau đó, xã hội mới thường xuyên diễn ra các quá trình sản
xuất tinh thần, đúng như Mác viết: "Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và
mặc đã, rồi mới có thể làm ra chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,… được" [32,
tr.500]. ý thức xã hội từ tự phát như tình cảm, mong ước,… dưới tác động trực tiếp
của các điều kiện ấy, được lưu truyền, cùng với nhận thức tăng lên, con người dần
tìm đến quy luật bên trong của tồn tại xã hội, nghiên cứu chiều sâu bản chất của các
mối quan hệ xã hội, để đúc kết thành quan điểm, tư tưởng. Qua đó, cho thấy tư tưởng
là tầm cao của ý thức xã hội, được hình thành một cách tự giác thông qua những hoạt
động thực tiễn của con người. Vì vậy, tư tưởng là sự phản ánh điều kiện vật chất xã
hội đương thời, nhưng cũng có sự kế thừa; nó xâu chuỗi, phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa những yếu tố của tâm lý xã hội cùng với kế thừa từ những quan điểm, tư
tưởng có trước.
Về bản chất: Tư tưởng chính là biểu hiện khái quát mang tính lý luận của đời
sống xã hội hiện thực, trong đó điều kiện sinh hoạt vật chất của con người là yếu tố
quyết định. Nó chính là sản phẩm của sự phản ánh hiện thực thông qua lăng kính của
nhà tư tưởng, mà theo Mác, tư tưởng luôn gắn với lợi ích và trong xã hội có giai cấp
thì tư tưởng bao giờ cũng mang tính giai cấp: "Những tư tưởng thống trị của một thời
đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị" [31, tr.625].
Về cấu trúc: Do tư tưởng là sự phản ánh khái quát ở trình độ lý luận đối với
hiện thực xã hội, mà hiện thực rất phong phú, đa dạng, nên tư tưởng cũng có cấu trúc
phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Về thực tế: Tư tưởng có vai trò rất to lớn. Do được hình thành một cách tự
giác thông qua các hoạt động thực tiễn, được khái quát hóa mang tầm lý luận nên tư
tưởng có thể trở thành vũ khí sắc bén trong đấu tranh chính trị xã hội giữa các giai
cấp. Theo ăngghen, thực chất của đấu tranh tư tưởng chính là biểu hiện của cuộc đấu
tranh giai cấp: "Tất cả mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, không kể nó diễn ra trên địa
hạt chính trị, tôn giáo, triết học hay trên bất kỳ một địa hạt tư tưởng nào khác- thực ra
chỉ là biểu hiện ít nhiều, rõ rệt của cuộc đấu tranh của các giai cấp trong xã hội" [33,
tr.373].
Như vậy, tư tưởng chính là sự phản ánh khái quát, trừu tượng tồn tại xã hội
của ý thức, trong đó có biểu hiện các lợi ích nhất định, mà khi được hệ thống hóa
thành hệ tư tưởng, nó được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau như chính trị,
tôn giáo, pháp luật, văn hóa,…
Từ những phân tích trên có thể khái quát: Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực khách
quan trong ý thức của con người trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khái quát thành lý luận;
nó là sự biểu hiện và phản ánh những lợi ích nhất định.
* Tư tưởng về cán bộ:
Về nguyên tắc, như một lẽ tự nhiên, bất kỳ Nhà nước nào muốn tồn tại và phát
triển được phải tạo dựng cho mình một đội ngũ những con người nhất định trở thành
chủ thể tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại của Nhà nước
mình. Vì thế tất nhiên sẽ hình thành tư tưởng lý luận về những con người đó.
Với Nhà nước XHCN cũng không nằm ngoài quy luật trên. Để bảo đảm cho
sự tồn tại và phát triển của mình, Nhà nước cũng cần một đội ngũ những con người
nhất định là lực lượng tổ chức và thực hiện quyền lực của Nhà nước mình. Đến lượt
mình, đội ngũ những con người ấy phải được hình thành, phát triển trên một nền tảng
cơ sở lý luận nhất định; ấy là tư tưởng về cán bộ.
Như trên đã trình bày, tư tưởng là sự phản ánh một cách khái quát và trừu
tượng tồn tại xã hội của ý thức con người, thông qua những nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp của những nhà tư tưởng nhất định. Nếu ta gắn khái niệm tư tưởng với điều
kiện xã hội có phân chia gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T432 t4327903ng H7891 Champ237 Minh v7873 camp225n b7897 vamp224 v7853n damp.pdf