Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức hình thành rất sớm ở Trung Quốc. Trên 2000 năm tồn tại của mình, Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực.
Nho giáo đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có nội dung giáo dục tư tưởng hiếu cho con người.Trong lịch sử phát triển của Nho giáo, cho dù quan niệm của các nhà nho mỗi thời kỳ có khác nhau, song họ đều thống nhất với nhau một điểm: đề cao đức tính "Hiếu" của con người, coi đó là một trong những nội dung chủ yếu của học thuyết Nho giáo.
Thế kỷ XXI, với những tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ, sự toàn cầu hoá về kinh tế đang kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong đời sống xã hội, đạo đức con người. Cũng như mọi sự vật hiện tượng khác, đạo đức gia đình không đứng yên mà vận động theo lịch sử phát triển xã hội. Đạo đức gia đình cũng đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại. Truyền thống và hiện đại có mối quan hệ hữu cơ, là hai mặt của một vấn đề, không tách rời với nhau mà tác động lẫn nhau; hiện đại là sự tiếp nối của truyền thống và truyền thống chỉ được duy trì khi nó phù hợp với sự tiến hoá của xã hội, trở thành hiện đại.
Nhận diện gia đình Việt Nam hiện nay, có thể thấy đó vốn là nơi duy trì bền vững các giá trị đạo đức truyền thống nhưng đang đứng trước thách thức, sự tấn công của những quan niệm tư tưởng mới, lối sống mới.Tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đang hàng ngày hàng giờ làm suy thoái đạo đức của một bộ phận người trong xã hội. Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là:
Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp [13, tr.46].
Một điều đáng buồn là tình trạng giáo dục trong một số gia đình bị buông lỏng, thái độ và hành vi đối xử của con cái đối với cha mẹ đang diễn ra một cách tuỳ tiện và nhiều lúc thô bạo.
Để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam thì việc nghiên cứu nội dung tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo cùng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó đối với đời sống đạo đức gia đình Việt Nam nói chung và ở Cà Mau nói riêng, thông qua đó phát hiện, cải tạo và kế thừa những nhân tố hợp lý, có giá trị để xây dựng nền đạo đức mới, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no; khắc phục những biểu hiện tiêu cực xuống cấp về đạo đức là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
112 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức hình thành rất sớm ở Trung Quốc. Trên 2000 năm tồn tại của mình, Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực.
Nho giáo đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có nội dung giáo dục tư tưởng hiếu cho con người.Trong lịch sử phát triển của Nho giáo, cho dù quan niệm của các nhà nho mỗi thời kỳ có khác nhau, song họ đều thống nhất với nhau một điểm: đề cao đức tính "Hiếu" của con người, coi đó là một trong những nội dung chủ yếu của học thuyết Nho giáo.
Thế kỷ XXI, với những tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ, sự toàn cầu hoá về kinh tế đang kéo theo nhiều biến đổi quan trọng trong đời sống xã hội, đạo đức con người. Cũng như mọi sự vật hiện tượng khác, đạo đức gia đình không đứng yên mà vận động theo lịch sử phát triển xã hội. Đạo đức gia đình cũng đang có sự chuyển tiếp từ truyền thống sang hiện đại. Truyền thống và hiện đại có mối quan hệ hữu cơ, là hai mặt của một vấn đề, không tách rời với nhau mà tác động lẫn nhau; hiện đại là sự tiếp nối của truyền thống và truyền thống chỉ được duy trì khi nó phù hợp với sự tiến hoá của xã hội, trở thành hiện đại.
Nhận diện gia đình Việt Nam hiện nay, có thể thấy đó vốn là nơi duy trì bền vững các giá trị đạo đức truyền thống nhưng đang đứng trước thách thức, sự tấn công của những quan niệm tư tưởng mới, lối sống mới.Tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đang hàng ngày hàng giờ làm suy thoái đạo đức của một bộ phận người trong xã hội. Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đáng chú ý là:
Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp [13, tr.46].
Một điều đáng buồn là tình trạng giáo dục trong một số gia đình bị buông lỏng, thái độ và hành vi đối xử của con cái đối với cha mẹ đang diễn ra một cách tuỳ tiện và nhiều lúc thô bạo.
Để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam thì việc nghiên cứu nội dung tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo cùng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của nó đối với đời sống đạo đức gia đình Việt Nam nói chung và ở Cà Mau nói riêng, thông qua đó phát hiện, cải tạo và kế thừa những nhân tố hợp lý, có giá trị để xây dựng nền đạo đức mới, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, ấm no; khắc phục những biểu hiện tiêu cực xuống cấp về đạo đức là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Qua những tài liệu tìm được, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung tư tưởng "Hiếu" của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay, từ đó luận chứng cho việc tiếp thu, kế thừa những yếu tố tích cực để xây dựng gia đình có văn hoá, đồng thời phê phán và khắc phục những biểu hiện tiêu cực của nó trong gia đình. Để góp phần vào việc tìm hiểu vấn đề đang cần được nghiên cứu sâu rộng hơn này, tác giả chọn đề tài "Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau".
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thập niên cuối thế kỷ XX, vấn đề gia đình trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở các nước khu vực châu á, khu vực vốn có truyền thống đề cao gia đình trong sự hình thành nhân cách con người, sự tồn tại và phát triển xã hội. Chưa bao giờ vấn đề này thu hút sự nghiên cứu của giới chuyên môn cũng như giới chính trị như thời gian này.
Xu thế toàn cầu hoá đang tạo ra nhiều cơ hội chưa từng thấy cho các gia đình phát triển thì đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, các loại hình gia đình đang đứng trước nguy cơ bị đồng hoá, làm suy kiệt những hệ thống giá trị và chuẩn mực đạo đức gia đình. Chính vì vậy, vấn đề củng cố, phát triển gia đình đã và đang trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Những cuộc tranh luận về các "giá trị châu á" thì mối quan hệ trong gia đình thường là trọng điểm. Về vấn đề này, ông Lý Quang Diệu (cựu thủ tướng Singapore), người cổ vũ nhiệt thành cho nét đặc thù Châu á đã đưa ra nhận xét: sự sụp đổ các cấu trúc gia đình là nguyên nhân của các vấn đề nan giải trong xã hội phương Tây. Ngược lại, ở Châu á sức mạnh kinh tế lại bắt nguồn từ những con người ngoan ngoãn, biết tôn trọng quyền lực của cha mẹ; cùng chung sức đầu tư thì giờ và tiền bạc cho tương lai của con cái, sở dĩ như vậy vì cấu trúc gia đình ở nhiều nước châu á bền vững hơn.
ở Việt Nam, vấn đề này đã được một số nhà nghiên cứu về Nho giáo đề cập đến. Trần Trọng Kim với "Nho giáo", Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1990. Vũ Khiêu với “Nho giáo và gia đình”, Nxb Khoa học xã hội, năm 1995. Nguyễn Hiến Lê với "Khổng tử", Nxb Văn hóa, năm 1991. Nguyễn Khắc Viện với "Bàn về đạo nho", Nxb Trẻ, năm 1993. Quang Đạm với "Nho giáo xưa và nay", Nxb Văn hóa thông tin, năm 1999. Vũ Khiêu với "Nho giáo và sự phát triển của Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, năm 1997. Nguyễn Tài Thư "Nho học và Nho học ở Việt Nam", Nxb Khoa học xã hội, năm 1997. Hà Thúc Minh với "Đạo Nho và văn hoá phương Đông", Nxb Giáo dục, năm 2001.
Ngoài ra còn một số bài viết và luận văn, luận án nghiên cứu khá công phu, chẳng hạn: “Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ” của Nguyễn Tài Thư; “ảnh hưởng của Nho giáo đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống” của Trần Thị Hồng Thúy; “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay” của Nguyễn Thị Thọ, Tạp chí Triết học số 6 năm 2007; “Một số suy nghĩ về đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 5 năm 1998; “Tìm hiểu tư tưởng đức trị trong Nho giáo” của Nguyễn Thế Kiệt, Tạp chí Nghiên cứu lyự luận, số 10 năm 1999.
Trong những công trình, luận án và các bài viết trên, nhiều vấn đề quan trọng của Nho giáo đã được đem ra bàn luận, như: Vì sao Nho giáo lại có sức sống dai dẳng hàng nghìn năm ở nhiều nước phương Đông? Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội hay là học thuyết về đạo đức, nhân luân; về Trung - Hiếu - Lễ và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức con người ?... Mặc dù vậy, việc nghiên cứu tư tưởng “Hiếu” trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống.
Thách thức lớn nhất đối với gia đình Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI là cùng với việc tiếp thu những giá trị nhân văn trong xu thế hội nhập, đồng thời phải phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Chính vì thế, định hướng cơ bản cho gia đình Việt Nam phát triển bền vững trong xu thế hội nhập quốc tế đã được Đảng và Nhà nước ta xác định trong Chỉ thị 49- CT/TW (ngày 21 tháng 02 năm 2005) của Ban Bí thư về "Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Tư tưởng chủ đạo của văn bản quan trọng này đòi hỏi chúng ta cần nhận thức rõ: "Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội" [65, tr.12].
Với việc quan tâm vấn đề sâu rộng này, tác giả đề cập qua luận văn: Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giỏo và ảnh hưởng của nú đối đời sống đạo đức gia đỡnh ở Cà Mau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Nghiên cứu nội dung tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và phân tích ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay. Trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp cơ bản để kế thừa những giá trị và loại bỏ mặt hạn chế của tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo nhằm xây dựng đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày nội dung tư tưởng "Hiếu'' và sự biến đổi của nó trong Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam.
Thứ hai, phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tư tưởng "Hiếu" đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng "Hiếu" đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức có nội dung rất phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực của đời sống con người. Trong phạm vi luận văn thạc sĩ, đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu nội dung tư tưởng "Hiếu" của Nho giáo, những biến đổi của nó trong ba giai đoạn phát triển chủ yếu (Nho giáo thời Tiên Tần, Nho giáo thời Hán, Nho giáo thời Tống); tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với đời sống đạo đức gia đình ở Cà Mau.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện được những yêu cầu trên, luận văn dựa trên quan điểm triết học và đạo đức học Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản; đồng thời có kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công bố của các tác giả (hoặc tập thể tác giả) trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: Phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, hệ thống, điều tra anket, đối chiếu, so sánh, thống kê để trình bày những vấn đề đặt ra trong luận văn
6. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn
Nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung cơ bản của tư tưởng "Hiếu" trong Nho giáo ở Trung Quốc. Phân tích sự du nhập và biến đổi của tư tưởng "Hiếu" ở Việt Nam, chỉ ra những ảnh hưởng của nó trong việc giáo dục đạo đức gia đình ở một địa phương cụ thể là Cà Mau.
Công trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1
TƯ TƯởNG “hiếu” trong nho giáo trung quốc
và việt nam
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời trong thời Xuân Thu chiến quốc, là giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Trung Hoa cổ đại trong quá trình chuyển biến sang xã hội phong kiến, kéo dài từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên miêu tả thời kỳ này là thời đại “vương đạo suy vi”, “bá đạo” cường thịnh, lấn át “vương đạo”, chế độ tông pháp của nhà Chu bị đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con ” (quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử) [84, tr.28].
Trước bối cảnh xã hội như vậy, các nhà tư tưởng có tâm huyết đua nhau tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm ổn định trật tự xã hội. Đây là thời kỳ tư tưởng Triết học Trung Quốc phát triển nở rộ, nhiều triết thuyết xuất hiện như: Nho gia, Pháp gia, Mặc gia, Đạo gia… Người ta gọi đó là thời kỳ “bách hoa đề phóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng). Trong số bách gia xuất hiện thời Tiên Tần ở Trung Quốc thì Nho giáo là một trong những học thuyết có sức sống lâu dài nhất. Hơn 2000 năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, đã trải qua bao triều đại khác nhau, bao biến động, thăng trầm của xã hội nhưng địa vị thống trị của Nho giáo trong thượng tầng kiến trúc vẫn được giữ vững. Các triều đại Phong kiến Trung Quốc xem Khổng Tử là người thầy của muôn đời “Vạn thế sư biểu”. Khổng Tử cho rằng: xã hội loạn lạc là bởi con người “vô đạo”, cần đưa con người trở về “hữu đạo” bằng con đường giáo hóa. “Đạo hiếu” là một trong những phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo để giáo hóa con người góp phần ổn định trật tự xã hội. Nối tiếp tinh thần trên, các nhà Nho đời sau tiếp tục bổ sung và củng cố luận điểm đó của Khổng Tử.
1.1. Quan niệm của Nho giáo về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức trong gia đình
Nho giáo từ đời nhà Hán trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Trung quốc, nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến, bản thân nó mang nhiều yếu tố bảo thủ, tiêu cực. Tuy nhiên, đó là một học thuyết tồn tại hàng nghìn năm, nên cũng có những giá trị mang tính phổ biến và chứa đựng nhiều tư tưởng triết học sâu sắc không thể không thừa nhận, trong đó có nội dung giáo dục đạo đức gia đình.
Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa có nhiều ảnh hưởng đến những phạm trù khác về đạo đức và cuộc sống con người. Coi gia đình là cơ sở của xã hội, Nho giáo nêu cao nguyên lý thiên hạ quốc gia và dẫn giải rằng: gốc của thiên hạ là nước, gốc của nước là nhà, gốc của nhà là bản thân (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân) [6, tr.13]. Chính vì thế, muốn trị nước trước hết phải yên nhà (Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia) [7, tr.21]. Bậc quân tử trước hết phải làm cho nhà mình tề chỉnh thì dân chúng mới làm theo, do đó mà tề chỉnh được mọi nhà dân, trị yên được cả nước. “Một nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu. Một nhà lễ nhượng thì cả nước dấy lên lễ nhượng” (Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng, nhất quốc hưng nhượng) [7, tr.20]. Đạo Khổng xem gia đình là một trong ba khâu không thể thiếu của hoạt động con người: Tu thân, tề gia, trị quốc.
Nho giáo xây dựng nên những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình. “Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế là gia đạo chính”. Trong ba mối quan hệ (cha con, chồng vợ, anh em) làm nên cái gọi là “gia đạo chính” ấy, thì quan hệ cha con, anh em tiêu biểu bằng chữ Hiếu và chữ Đễ, đã được Nho giáo tôn lên rất cao, đặt vào một vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ trong toàn xã hội.
Nho giáo rất chú trọng yếu tố giáo dục gia đình, coi giáo dục gia đình là toàn bộ giáo dục xã hội. Khổng Tử quan niệm, đạo đức gắn liền với chính trị, chính trị chẳng qua là sự mở rộng của đạo đức. Trong học thuyết của ông, đạo đức gắn liền với chính trị, quan hệ chặt chẽ với chính trị, bởi vì nó dựa trên cơ sở huyết thống, lấy huyết thống để xác định liều lượng đậm nhạt của nhân ái. Cho nên, quan hệ huyết thống trong gia đình là cơ sở học thuyết nói về người quân tử chú tâm vào gốc rễ, gốc rễ có vững thì đạo mới phát sinh được và Hiếu Đễ chính là gốc rễ của Nhân, là hạt nhân của nội dung giáo dục đạo đức.
Xưa nay, chưa một học thuyết nào, một trường phái nào như Nho giáo đã đề cập chữ Hiếu một cách sâu sắc, cụ thể và đầy đủ đến thế. Nho giáo có chủ đích rõ ràng trong việc xây dựng những quan hệ chặt chẽ trong gia đình và phát triển chúng thành những quan hệ trong toàn xã hội, trong việc xây dựng những tình cảm và đức tính tốt trong gia đình, từ đó vun đắp chúng trở thành những tình cảm và đức tốt trong đạo thờ vua, trị nước. Nho giáo nói không che đậy: “Hiếu là để phụng sự nhà vua đấy, Đễ là để phụng sự bề trên đấy, Từ là để sai khiến dân chúng đấy” (Hiếu giả sở dĩ sự quân giã; đễ giả sở dĩ sự trưởng giã, Từ giả sở dĩ sử chúng giã) [7, tr.20]. Nho giáo vì thế rất coi trọng việc giáo dục trong gia đình. Đó là trường học đầu tiên để giáo dục con người đi vào xã hội. “Thân yêu cha mẹ mình, vì đó mà cư xử có nhân với người đời” (Thân thân, nhi, nhân dân) [6, tr.252].
Cũng từ quan điểm huyết thống, Nho giáo đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa những thành viên trong cùng một gia đình, một dòng họ. Nho giáo kêu gọi họ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khuyến khích nhau giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống của gia đình, của dòng họ. Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của cha ông với những gia huấn, gia ngữ được lưu truyền đến các đời con cháu. Việc thờ cúng ông bà cha mẹ trong nhà gắn với việc thờ cúng tổ tiên trong họ, việc xây dựng nhà thờ, sửa sang mồ mả, sưu tầm ghi chép gia phả... đều góp phần làm khắng khít thêm các mối quan hệ trong gia đình, gia tộc. Đã có nhiều biểu hiện tốt đẹp của tình người được nảy sinh từ đó.
Gia đình trở thành hòn đá tảng của lâu đài phong kiến. Từ đạo đức trong gia đình đến chính trị ngoài xã hội đều có liên quan đến nhau. Cũng vì vậy, muốn đánh giá được phẩm chất của một người ở ngoài xã hội, muốn xem có nên cân nhắc và sử dụng họ không, trước tiên người ta phải xem tư cách, thái độ của người ấy trong gia đình ra sao. Có đối xử tốt trong gia đình, mới có thể đối xử tốt ngoài xã hội. “Bậc quân tử có ăn ở hợp lý ở trong nhà, mới có thể dạy người trong nước” (Nghi kỳ gia nhân, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân) [7, tr.20], và “đã là người hiếu đễ mà lại thích phạm thượng điều đó có ít thôi. Đã không thích phạm thượng mà lại thích làm loạn thì điều đó chưa có bao giờ” (Kỳ vi nhơn giã, hiếu đễ, nhi háo phạm thượng giả, tiển hỹ. Bất háo phạm thượng, nhi háo tác loạn giả, vi chi hữu giã) [5, tr.4]. Từ đó, Nho giáo khẳng định rằng sự giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành công trong việc trị nước. “Đem những điều ấy ra mà thi thố trong thiên hạ thì không có điều gì mà không làm được” (Thố chư thiên hạ vô sở bất hành) (lễ ký).
Có thể nói, toàn bộ giáo dục gia đình theo Nho giáo nhằm tạo nên “phụ phụ tử tử, huynh huynh đệ đệ” (cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em). Trong mối quan hệ cha con, anh em ấy thì “phụ từ tử hiếu, huynh lương đệ đễ” (cha nhân từ, con có hiếu, anh rộng lượng, em kính trọng). Tác dụng của giáo dục gia đình theo Nho giáo là nhằm tạo ra con người có nhân trong gia đình, từ đó có nhân với người khác. Thậm chí, chỉ cần mọi người thực sự yêu thương cha mẹ bà con mình, thì tự nhiên thiên hạ sẽ được thái bình: “Nhơn nhơn thân kỳ thân, trưởng kỳ trưởng, nhi thiên hạ bình” [6, tr.22]. Theo Nho giáo, giáo dục gia đình là nhằm tạo ra nhà nhà hòa mục, cả nước dấy lên hòa mục, gia đình hòa thuận là cái gốc góp vào mối quan hệ xóm làng đất nước hòa thuận. Do vậy, muốn xây dựng một xã hội hòa mục thân ái, ổn định trật tự xã hội, cần phải có một chính quyền thống nhất quy về đầu mối duy nhất là thiên tử, khắp nơi có trật tự, thế giới hòa mục trong gia đình.
Tóm lại, theo Nho giáo, “Hiếu” có một nghĩa quan trọng nhằm xây dựng một xã hội trật tự, ổn định, hòa mục. Gia đình là đơn vị kết cấu cơ bản nhất của xã hội, sự ổn định của gia đình có tác dụng trong việc củng cố xã hội. “Hiếu” có tác dụng tích cực trong việc củng cố gia đình. Khổng Tử đã dùng đạo hiếu với mấu chốt là quan hệ huyết thống để gắn kết xã hội tông pháp dòng tộc.
1.2. Tư tưởng “Hiếu” và sự biến đổi của nó trong lịch sử Nho giáo Trung Quốc
1.2.1. Khái niệm “Hiếu"
Đạo hiếu theo nghĩa hẹp: Là chỉ sự hiếu thuận đối với cha mẹ của con cái, đó là kính yêu, phụng dưỡng cha mẹ, vâng theo di huấn của tổ tiên, thực hiện đầy đủ giỗ kợ… Lòng hiếu của những người cùng huyết thống còn bao gồm “hiếu đễ”, tức là lòng kính yêu đối với anh chị.
Chẳng hạn, Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh sự hiếu thuận đối với cha mẹ và xem đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Ông nói: “Làm cha mẹ, ai cũng lo cho con, sợ con phóng túng mà hư thân mất nết, sợ con theo bạn xấu mà làm chuyện phi pháp, mắc vòng tù tội. Cho nên đi chơi nhà ai thì nên cho cha mẹ biết trước, phòng khi giao du với kẻ chẳng xứng đáng thì cha mẹ khuyên can” (phụ mẫu tại, bất viễn du; du, tất hữu phương) [5, tr.58], hay: “Làm con nên xem xét chí hướng của cha. Đến khi cha thác, người con được trọn quyền hành động, cho nên phải nhớ tới những việc làm của cha. Nhưng khi cha thác trong ba năm, bấy giờ người con đương để tang, cho nên chẳng có vui sướng gì mà cải tạo, vì vậy nên được gọi là hiếu” (phụ tại, quan kỳ chí. Phụ một, quan kỳ hạnh. Tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu kỹ) [5, tr.8].
Bên cạnh lòng "Hiếu" đối với cha mẹ, Khổng Tử còn nhấn mạnh sự kính yêu của em đối với anh và gọi đó là “đễ”. Do đó, Khổng Tử cho rằng “Làm con khi vào thì thảo với cha mẹ, khi ra thì kính anh chị và người lớn tuổi” (Đệ tử nhập tắc hiếu; xuất tắc đễ) [5, tr.6]. Đây là chuẩn mực cơ bản nhất của Đạo hiếu và là quy phạm sơ đẳng nhất cho hành vi con người.
Đạo hiếu nghĩa rộng: Là trung hiếu, đó là lòng kính yêu giữa người với người trong xã hội, bao gồm lòng hiếu của trẻ đối với già, của kẻ dưới với người trên, lòng trung của tôi thần với quân vương, của dân đối với nước.
Đó là bước sáng tạo lớn nhất của Khổng Tử, Đạo Hiếu còn là kính yêu giữa những người không cùng quan hệ huyết thống. “Trung Hiếu là đạo hiếu được xã hội hóa, chính trị hóa, là người nào nói lời chi cũng trung thành, tín thật, làm việc chi cũng đối hậu, kính cẩn, dẫu cho đến xứ thô - tục của người miền Nam hay miền Bắc, cũng được thông hành” (Ngôn trung tín, hạnh đốc kính, tuy Man Mạch chi bang, hành hỹ) [5, tr.240]. Hai chữ “Trung hiếu” đã gây nên những ảnh hưởng sâu sắc đối với lịch sử Trung Quốc, dù rằng tích cực hay tiêu cực, nó có tác dụng mạnh mẽ trong việc duy trì sự thống trị của xã hội phong kiến. Nhưng đây cũng là chiếc gông tinh thần được giai cấp thống trị dùng để kìm kẹp, trói buộc và nô dịch người dân.
Chữ “Hiếu” không phải là của giai cấp phong kiến vì từ khi có xã hội loài người, có các thế hệ thì mối quan hệ giữa thế hệ sau với thế hệ trước chính là chữ “Hiếu“. Mối quan hệ giữa thế hệ sau và thế hệ trước trong xã hội không phải là bất biến, xã hội luôn biến đổi thì mối quan hệ giữa con cái với ông bà, cha mẹ cũng có những biến đổi cho phù hợp, nhưng cái cốt lõi vẫn không thay đổi là sự biết ơn, kính trọng, vâng lời và chăm sóc cha mẹ. Quan niệm về chữ “Hiếu” thể hiện sớm nhất ở Kim Văn:
“Thiên tử anh minh cầu hiếu với thần linh”
“Dùng lễ để tỏ hiếu với người xưa”
“Lấy việc truyền ngôi để tỏ hiếu với vua xưa”
“Dùng lễ để tỏ hiếu với Tổ tiên hoàng tộc” [73, tr.249].
Quan niệm về “Hiếu“ trong Kim Văn vẫn chưa phát triển đến trình độ cao. Sau này người Ân đặc biệt coi trọng tang lễ nên tục thờ cúng của người Ân là trung tâm sinh hoạt của tôn giáo. Người Chu kế thừa tôn giáo thờ cúng tổ tiên của người Ân và có sự phát triển hơn, làm cho quan hệ giữa người với thượng đế mật thiết hơn nhiều và sau khi hóa thần thì trở thành đối tượng hiếu kính chung. Vì vậy, ý nghĩa nguyên thủy của chữ “Hiếu” là sự kết hợp giữa tôn giáo và luân lý, nhằm đẩy mạnh sự đoàn kết dân tộc và sự thống nhất về chính trị.
Thời Xuân thu - Chiến quốc, Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức đã đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có nội dung giáo dục tư tưởng “Hiếu” cho con người. Mỗi thời kỳ lịch sử đều có những quan điểm khác nhau về “Hiếu”, người đầu tiên bàn nhiều đến tư tưởng về “Hiếu” là Khổng tử và Mạnh tử, về sau Đổng Trọng Thư phát triển tư tưởng này.
1.2.2. Nội dung tư tưởng “Hiếu” và sự biến đổi của nó trong lịch sử Nho giáo Trung Quốc
1.2.2.1. Nội dung tư tưởng “Hiếu” của Nho giáo thời Tiền Tần (Thế kỷ VI trước Công nguyên - Thế kỷ III trước Công nguyên)
Sự hình thành và phát triển của Nho giáo thời Tiên Tần gắn liền với tên tuổi của người sáng lập là Khổng Tử và hai nhà tư tưởng lớn là Mạnh Tử và Tuân Tử.
Thời đại Khổng Tử là thời đại suy tàn của chế độ nô lệ và chế độ sơ kỳ phong kiến đang lên, mệnh lệnh "Thiên tử" nhà Chu không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy đồi. Nạn chư hầu chiếm ngôi "Thiên tử", đại phu lấn quyền chư hầu, tôi giết vua, cha giết con, anh hại em, vợ lìa chồng thường xuyên xảy ra….Để lập lại trật tự xã hội, các nhà Nho chủ trương dùng “đức trị". Có thể nói, “Nhân" là quan niệm tiêu biểu trong tư tưởng Khổng - Mạnh, trong đó “Hiếu đễ" là gốc của Nhân.
Đề cao tột bậc hai chữ “Hiếu đễ", thầy trò Khổng Khâu đã tốn rất nhiều công phu để định rõ nội dung ý nghĩa của hai chữ ấy, nhất là của chữ “Hiếu“ theo yêu cầu giáo dục của mình. Hiếu kính cha mẹ tức là phải tôn trọng, kính yêu, phụng dưỡng cha mẹ, làm con phải cảm kích đối với công ơn sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục của cha mẹ, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ. Nho giáo cho rằng: “làm cho cha mẹ được tôn trọng là bậc hiếu cao nhất, không làm nhục cha mẹ là bậc hiếu thứ hai, có thể nuôi cha mẹ là bậc hiếu cuối cùng" (Hiếu hữu Tam: Đại hiếu tôn thân, kỳ hiếu phất nhục, kỳ hạ năng dưỡng) [73, tr.265].
Thông thường, người ta hiểu rằng “Hiếu“ là đức của con người, làm con hết lòng kính yêu cha mẹ khi cha mẹ còn sống, kế thừa ý chí, đạo lý của cha mẹ sau khi cha mẹ qua đời. Nhưng Nho giáo còn coi nhà là gốc của nước, cũng như nước là gốc của thiên hạ, do đó muốn bình thiên hạ phải biết trị quốc, muốn trị quốc phải biết tề gia. “Hiếu đễ" không chỉ là đức tốt của con người làm anh em, làm con trong nhà mà còn luyện cho con người trở thành hữu đạo, hữu đức trong nước, trong thiên hạ nữa. Trong phạm vi nhà, sợi dây thiêng liêng đầu tiên buộc chặt con người với người khác sau khi ra đời là tình nghĩa của người con đối với cha mẹ, nên khi bắt đầu có tình cảm và tư duy, trẻ con phải bắt đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc
- mục lục.doc