Luận văn Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu rõ: Một trong những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Đảng ta trong chặng đường 10 năm đổi mới đất nước, đó là bài học về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong đó ghi rõ: "Sự nghiệp cách mạng của nước ta do Đảng cộng sản lãnh đạo, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Những thắng lợi và thành tựu những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với trách nhiệm của Đảng. Đảng ta xác định trong giai đoạn hiện nay: lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Coi trọng công tác xây dựng Đảng, củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ. Tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng. Ngăn chặn khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị toàn xã hội" [6, 75-76].

Như vậy, Đảng ta khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là duy nhất, giữ vị trí quyết định thắng bại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và đồng thời Đảng ta cũng khẳng định: sự đổi mới, chỉnh đốn Đảng là cần thiết và tất yếu để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. Chỉ có đổi mới, chỉnh đốn thì Đảng mới phát huy được sức mạnh và khắc phục được những yếu kém, đổi mới chỉnh đốn để phù hợp với điều kiện thực tiễn đang hàng ngày hàng giờ biến đổi.

Việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là vấn đề có nghĩa sống còn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà ngày nay, vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đã trở thành một trong những vấn đề đấu tranh tư tưởng gay gắt nhất. Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội đang làm tất cả mọi việc để làm mất vai trò của Đảng cộng sản, làm mất uy tín của Đảng trước nhân dân các nước, mũi nhọn của chúng đang chĩa trước hết vào các Đảng cộng sản trong các nước xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là trong những năm gần đây, chủ nghĩa xã hội bị khủng hoảng nghiêm trọng, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Một trong những bài học kinh nghiệm xương máu của sự tan rã sụp đổ đó là đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Ngay từ khi học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học ra đời, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã đề cập đến tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng vô sản. Mác đã từng nhấn mạnh: "Trong tất cả các giai đoạn của phong trào cách mạng, cần bảo đảm trước hết là thực hiện vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đứng đầu là chính Đảng của nó trong toàn bộ phong trào giải phóng" [1, 266]. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện quan trọng tiên quyết, điều kiện không thể thiếu để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: "không có con đường nào khác, không có một Đảng cách mạng đoàn kết nhất trí thì giai cấp vô sản không thể đi đến thắng lợi được, không thể đi đến cách mạng xã hội chủ nghĩa được" [1, 263].

Đảng cộng sản Việt Nam, trải qua hơn 70 năm tồn tại và phát triển đã lãnh đạo nhân dân đạt được nhiều thắng lợi và thành tựu vĩ đại: tiến hành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, và trong công cuộc đổi mới đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Sở dĩ đạt được những thành tựu đó là nhờ có đường lối chính sách lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Đảng ta luôn giữ vững vai trò đội tiênphong của mình, luôn luôn ý thức được sự cần thiết, tính tất yếu phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.

Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với việc vận dụng lý luận đó vào thực tiễn nước ta, một nước đang trên con đường đổi mới định hướng xã hội chủ nghĩa đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có lý luận soi đường. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân; bảo đảm cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả dân tộc; bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.

Với ý nghĩa như vậy tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình: "Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam" nhằm nâng cao nhận thức của mình cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề này. Bước đầu nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu phải tăng cường vai trò lãnh đạo cuả Đảng cộng sản và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Những việc cầnlàm và những việc Đảng ta đang làm để tăng cường vai trò lãnh đạo của mình.

 

doc66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu rõ: Một trong những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Đảng ta trong chặng đường 10 năm đổi mới đất nước, đó là bài học về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Trong đó ghi rõ: "Sự nghiệp cách mạng của nước ta do Đảng cộng sản lãnh đạo, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Những thắng lợi và thành tựu những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với trách nhiệm của Đảng... Đảng ta xác định trong giai đoạn hiện nay: lãnh đạo kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Coi trọng công tác xây dựng Đảng, củng cố Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ. Tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng. Ngăn chặn khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị toàn xã hội" [6, 75-76]. Như vậy, Đảng ta khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là duy nhất, giữ vị trí quyết định thắng bại của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và đồng thời Đảng ta cũng khẳng định: sự đổi mới, chỉnh đốn Đảng là cần thiết và tất yếu để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. Chỉ có đổi mới, chỉnh đốn thì Đảng mới phát huy được sức mạnh và khắc phục được những yếu kém, đổi mới chỉnh đốn để phù hợp với điều kiện thực tiễn đang hàng ngày hàng giờ biến đổi. Việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là vấn đề có nghĩa sống còn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà ngày nay, vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đã trở thành một trong những vấn đề đấu tranh tư tưởng gay gắt nhất. Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội đang làm tất cả mọi việc để làm mất vai trò của Đảng cộng sản, làm mất uy tín của Đảng trước nhân dân các nước, mũi nhọn của chúng đang chĩa trước hết vào các Đảng cộng sản trong các nước xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là trong những năm gần đây, chủ nghĩa xã hội bị khủng hoảng nghiêm trọng, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu sụp đổ. Một trong những bài học kinh nghiệm xương máu của sự tan rã sụp đổ đó là đánh mất vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Ngay từ khi học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học ra đời, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã đề cập đến tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng vô sản. Mác đã từng nhấn mạnh: "Trong tất cả các giai đoạn của phong trào cách mạng, cần bảo đảm trước hết là thực hiện vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đứng đầu là chính Đảng của nó trong toàn bộ phong trào giải phóng" [1, 266]. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện quan trọng tiên quyết, điều kiện không thể thiếu để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: "không có con đường nào khác, không có một Đảng cách mạng đoàn kết nhất trí thì giai cấp vô sản không thể đi đến thắng lợi được, không thể đi đến cách mạng xã hội chủ nghĩa được" [1, 263]. Đảng cộng sản Việt Nam, trải qua hơn 70 năm tồn tại và phát triển đã lãnh đạo nhân dân đạt được nhiều thắng lợi và thành tựu vĩ đại: tiến hành thắng lợi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, và trong công cuộc đổi mới đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Sở dĩ đạt được những thành tựu đó là nhờ có đường lối chính sách lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Đảng ta luôn giữ vững vai trò đội tiênphong của mình, luôn luôn ý thức được sự cần thiết, tính tất yếu phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với việc vận dụng lý luận đó vào thực tiễn nước ta, một nước đang trên con đường đổi mới định hướng xã hội chủ nghĩa đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có lý luận soi đường. Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản là đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân; bảo đảm cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cho cả dân tộc; bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình: xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản. Với ý nghĩa như vậy tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình: "Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam" nhằm nâng cao nhận thức của mình cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề này. Bước đầu nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính tất yếu phải tăng cường vai trò lãnh đạo cuả Đảng cộng sản và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Những việc cầnlàm và những việc Đảng ta đang làm để tăng cường vai trò lãnh đạo của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề tính tất yếu của sự tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng là vấn đề vừa mang tính chiến lược vừa mang tính thời sự. Vì vậy, từ trước đến nay nó đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lý luận đề cập đến. Như: B.A.Staghin với tác phẩm: "Các Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và phát triển lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học". Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê với: "Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam". Nguyễn Trọng Phúc với: "Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước" và "Góp phần tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam". Đề tài nghiên cứu của tôi không phải là phát hiện mới về vấn đề này mà chỉ là góp phần tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về một vấn đề của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự vận dụng sáng tạo đúng đắn lý luận đó của Đảng ta vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Trình bày khái quát tư tưởng của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác: Mác - Ăngghen - Lênin về vai trò của đội tiên phong của giai cấp công nhân. Trên cơ sở đó bước đầu tìm hiểu sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta vào thực tiễn và vai trò quyết định của đội tiên phong của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam. Phân tích tính tất yếu phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ta, phân tích một số nguyên tắc cơ bản nhằm giúp Đảng ta duy trì sức chiến đấu, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo đất nước đi lên CNXH. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tập hợp, nghiên cứu sách báo của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác và một số công trình nghiên cứu của những nhà khoa học xã hội đề cập đến vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: lôgíc lịch sử; phân tích tổng hợp... Nhằm làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm của đề tài. 5. ý nghĩa của đề tài Về lý luận: Trong quá trình tìm hiểu, tập hợp, nghiên cứu tài liệu, tôi đã được nâng cao nhận thức lý luận về vấn đề này. Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Đây là một công việc có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của tôi trong quá trình công tác sau này. Về mặt thực tiễn: Qua nghiên cứu lý luận, giúp tôi nhận thức thực tiễn một cách khoa học, đúng đắn hơn. Đặc biệt nhận thức sâu sắc hơn sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin của Đảng ta vào thực tiễn Việt Nam, đem lại những thành tựu to lớn, bước ngoặt lịch sử vĩ đại cho nhân dân, dân tộc ta. Qua nghiên cứu đề tài, giúp tôi nhận thức một vấn đề có tính thiết thực đối với cuộc sống: đường lối chính sách của Đảng ta. 6. Kết cấu của luận văn Phần I: Phần mở đầu Phần II: Phần nội dung Gồm 2 chương: Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đội tiên phong trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chương 2: Tư tưởng của Đảng ta về tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp cách mạng. Phần III: Kết luận Mục lục Danh mục tài liệu tham khảo. Phần II Nội dung Chương 1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đội tiên phong của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa I. quan điểm của Mác - Ăngghen 1. Trước công xã Pari Trước thập kỷ 70 của thế kỷ 19, đấu tranh giai cấp đã diễn ra khá mạnh mẽ, đặc biệt là ở Pháp những năm 1848 - 1850. Cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở Anh, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giai cấp vô sản ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh đó hầu hết chỉ nhằm vào mục đích kinh tế, lẻ tẻ, rời rạc có khi phát triển thành những cuộc khởi nghĩa rộng lớn. Song, dễ dàng đi đến thất bại. Sở dĩ như vậy vì giai cấp vô sản "không có lãnh tụ, không có kế hoạch hành động chung, không có phương tiện và hầu hết là không có vũ khí" [3, 44]. Mác - Ăngghen là những nhà lý luận đứng trên lập trường của giai cấp vô sản xuất phát từ lợi ích của giai cấp vô sản có trình độ tri thức sâu rộng về mọi lĩnh vực và trực tiếp hoạt động trong phong trào vô sản, hơn ai hết, hai ông nhận thức được rằng: chỉ khi phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản có tổ chức chính trị lãnh đạo, tức là có đường lối chính trị, có có lý luận dẫn đường, có cương lĩnh hành động, có tổ chức có kỷ luật, có phương pháp, phương tiện, kế hoạch đấu tranh thì phong trào đấu tranh mới mở rộng được quy mô và phát huy sức mạnh, mới giành được thắng lợi. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, ngay từ khi Mác - Ănggen mới bắt đầu hoạt động, hai ông đã đề ra vấn đề: tổ chức chính trị của giai cấp công nhân. Vì vậy, trong hoạt động của hai ông sự ra đời của học thuyết về chủ nghĩa cộng sản khoa học gắn liền khăng khít với sự thành lập của hội "Đồng minh những người cộng sản" và hoạt động của nó. Mác - Ăngghen đã trực tiếp lãnh đạo hoạt động của Đồng minh. Ngay trong tác phẩm đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, Tuyên ngôn Đảng cộng sản. Mác - Ăngghen đã chỉ ra rằng: Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân, là đội tiên phong của giai cấp vô sản, là hạt nhân lãnh đạo đối với tất cả những bộ hận còn lại của giai cấp vô sản, là hình thức tổ chức giai cấp cao nhất của giai cấp công nhân, là tổ chức duy nhất có khả năng lãnh đạo và dẫn dắt quần chúng lao động đấu tranh, lật đổ giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa: "Như vậy, về mặt thực tiễn những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất, bao giờ cũng thúc đẩy tiến lên của các Đảng công nhân ở tất cả các nước. Còn về lý luận, họ có ưu thế hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ họ nhận thức được điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản" [2, 558]. Chúng ta thấy rõ ràng là: Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã khẳng định những người cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, bao gồm những thành viên ưu tú nhất, cách mạng nhất, bao giờ cũng thúc đẩy sự đi lên của phong trào công nhân ở tất cả các nước. Đồng thời những người cộng sản là lãnh tụ chính trị, là đội tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản. Họ đề ra cương lĩnh đúng đắn cho cách mạng và lãnh đạo thực hiện đường lối cương lĩnh đó, vạch ra chiến lược, sách lược để từng bước thực hiện thành công cương lĩnh. Mác - Ăngghen là những nhà lý luận thiên tài, đồng thời họ cũng là những nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc, hoạt động trực tiếp trong phong trào vô sản. Hai ông đã xuất phát từ tình hình thực tiễn phong trào cách mạng thế giới 1848, đặc biệt ở Anh, Pháp, Đức, ý. Nghiên cứu thực tiễn cách mạng ở những nước đó, hai ông đi đến kết luận: cần phải xây dựng một Đảng vô sản cách mạng và thông qua Đảng này mà đưa ý thức xã hội chủ nghĩa vào trong hàng ngũ công nhân. Mác - Ăngghen đã đưa vấn đề Đảng lên vị trí hàng đầu trong hoạt động của những người mác xít. ở Anh, Mác ủng hộ tư tưởng về nghị viện công nhân Anh, vì tư tưởng đó phù hợp với nhiệm vụ lịch sử mà Mác đã đề ra là xây dựng một Đảng cách mạng ở Anh. ở Đức, Mác - Ăngghen ra sức xây dựng một tổ chức vô sản cách mạng dựa vào những lý luận bên trong của phong trào cách mạng trong nước và khi phân tích phong trào cách mạng ở Pháp, ý và một số nước khác, Mác -Ăngghen đã đi đến kết luận là: cần thiết phải thành lập những Đảng công nhân ở các nước đó. Như vậy, đối với các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác thì vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng gắn chặt với vấn đề vai trò của Đảng cách mạng trong phong trào giải phóng của giai cấp vô sản. Ngay từ khi mới hoạt động cả trong lý luận và thực tiễn hai ông đã cố gắng dựa vào tổ chức cách mạng, cố gắng đi đến sự thành lập tổ chức chính trị - Đảng công nhân ở tất cả các nước, nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng công nhân ở tất cả các nước, và trên thực tế "Đồng minh những người cộng sản" trở thành trung tâm của phong trào vô sản thế giới. Mác - Ăngghen cũng nhấn mạnh: giai cấp vô sản sẽ trở thành một lực lượng chính trị và tư tưởng khi có một chính Đảng độc lập lãnh đạo nó. Ăngghen viết: "Giai cấp vô sản sẽ trở thành một lực lượng khi nào nó thành lập được Đảng công nhân độc lập, mà lực lượng thì cần được coi trọng" [1, 144]. Tức là giai cấp công nhân sẽ trở thành một lực lượng được trang bị lý luận, được giác ngộ, có tổ chức, có kỷ luật, có phương pháp hoạt động khi nó tổ chức được đội tiên phong của mình - Đảng cộng sản. Đảng ấy giúp cho giai cấp công nhân giác ngộ được địa vị kinh tế xã hội của mình, nhận thức được bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Ăngghen viết về vai trò đó của đội tiên phong của giai cấp công nhân: "Tất nhiên là trong tất cả những trường hợp đó, Đảng công nhân sẽ không đơn thuần theo đuôi giai cấp tư sản mà sẽ giữ vai trò một đảng độc lập, hoàn toàn khác với giai cấp tư sản. Với bất cứ lý do nào nó sẽ nhắc cho giai cấp tư sản nhớ rằng lợi ích giai cấp của công nhân và lợi ích của các nhà tư bản là trực tiếp đối lập nhau và công nhân có ý thức về điều đó. Nó sẽ duy trì và phát triển tổ chức riêng của mình đối lập với tổ chức Đảng của giai cấp tư sản và chỉ tiến hành đàm phán với tổ chức Đảng của giai cấp tư sản như là sức mạnh chọi với sức mạnh. Bằng con đường đó nó sẽ bảo đảm cho nó một lập trường làm cho nó được kính trọng, nó sẽ giải thích cho những công nhân riêng lẻ hiểu lợi ích giai cấp của họ, và trong cơn bão táp cách mạng sắp tới, mà những cơn bão này hiện nay cũng đang đều đặn lặp lại như những cuộc khủng hoảng thương mại và như những cơn bão trong những ngày mà đêm và ngày ngang nhau, nó sẽ sẵn sàng hành động" [1, 116]. Giai cấp vô sản chỉ thực sự trở thành giai cấp đối lập quyết liệt với giai cấp tư sản khi nó thành lập được chính đảng độc lập của mình. Có Đảng lãnh đạo thì giai cấp vô sản mới có thể làm cách mạng xã hội thắng lợi và thực hiện được chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản: "Trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên hợp của các giai cấp hữu sản, chỉ có khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức được thành một chính Đảng độc lập để đối lập với tất cả mọi chính Đảng cũ do các giai cấp hữu sản lập ra, thì mới có thể hành động với tư cách giai cấp được. Việc giai cấp vô sản tổ chức thành chính Đảng là tất yếu để bảo đảm cho cách mạng xã hội thu được thắng lợi và thực hiện được mục đích cuối cùng của nó là: tiêu diệt giai cấp" [14, 6]. Mác - Ăngghen đã phân tích những sự kiện trong các cuộc cách mạng 1848 và chỉ ra rằng: chính vì thiếu sự lãnh đạo cần thiết của Đảng vô sản cách mạng đối với quần chúng nhân dân nên đã dẫn đến tính tự phát của phong trào này đã bị giai cấp tư sản lợi dụng nhằm phục vụ cho lợi ích của nó. Vì theo Mác - Ăngghen: Sự tổ chức một chính Đảng độc lập cũng có nghĩa là sự chín muồi của cuộc đấu tranh giai cấp và đồng thời là sự triển khai hơn nữa cuộc đấu tranh giai cấp và là sự khẳng định hơn nữa sự đoàn kết của công nhân. Những bài học kinh nghiệm của những sự kiện cách mạng sôi sục năm 1848 đã chứng thực tư tưởng của Mác - Ăngghen về sự cần thiết phải tổ chức các Đảng vô sản. Không có Đảng cách mạng thì giai cấp vô sản nhất định bị thất bại. Đã đến lúc "Đồng minh của những người cộng sản" không thể thực hiện được vai trò đội tiên phong của giai cấp vô sản: do số lượng ít, do tính tổ chức về mặt chính trị và sự trưởng thành về mặt tư tưởng chưa đầy đủ, nên giai cấp công nhân không đủ sức lãnh đạo quần chúng nhân dân. Phong trào đấu tranh cách mạng càng phát triển, càng đòi hỏi giai cấp vô sản phải thành lập Đảng của riêng mình lãnh đạo phong trào. Vì vậy, Mác và Ăngghen đã đưa ra một cách hết sức gay gắt vấn đề giai cấp vô sản cần phải có một Đảng cuả riêng mình. Một Đảng vô sản độc lập. Hai ông viết: "Công nhân và trước hết là Đồng minh không thể lại một lần nữa hạ mình xuống giữ vai trò đội hợp xướng phụ họa theo Đảng dân chủ tư sản, mà phải hết sức tìm cách xây dựng một tổ chức độc lập, bí mật và công khai của chính Đảng công nhân. Song song với những người dân chủ chính thức và cần phải biến mỗi chi bộ của mình thành trung tâm và hạt nhân của hiệp hội công nhân, trong đó có thể thảo luận vấn đề lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản một cách độc lập chứ không chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản" [1, 117]. Tức là đã đến lúc giai cấp công nhân có thể trở thành một lực lượng chính trị và tư tưởng độc lập, đã đến lúc giai cấp công nhân phải thành lập một Đảng cách mạng của riêng mình, Đảng cách mạng đó không ai khác, chính là đội tiền phong của giai cấp công nhân. Nếu như trước đây, giai cấp công nhân phải đi theo giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản để đánh kẻ thù của kẻ thù mình (vì giai cấp công nhân chưa đủ mạnh, chưa có đội tiên phong lãnh đạo). Thì ngày nay, giai cấp công nhân đã đủ mạnh, phong trào đấu tranh giai cấp đã đủ mạnh, giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập trên vũ đài chính trị, đòi hỏi cần phải thành lập đội tiên phong lãnh đạo của mình. Do đó, Mác - Ăngghen kêu gọi giai cấp công nhân tổ chức nhau lại và xây dựng Đảng độc lập của mình. Người chỉ rõ ràng rằng: "Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân Anh trong mấy chục năm gần đây là do thiếu một Đảng như thế" [1, 124]. Ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động cho đến trước công xã Pari 1871, Mác - Ăngghen luôn luôn chú ý đến vấn đề phát triển lý luận về vai trò của đội tiên phong của giai cấp công nhân và cố gắng đi đến sự thành lập Đảng công nhân cách mạng ở các nước. Xuất phát từ thực tiễn phong trào cách mạng và công nhân quốc tế đầu thế kỷ 19, Mác - Ăngghen đã chứng minh tính tất yếu phải thành lập Đảng cộng sản. Đảng cộng sản quyết định sự thành công hay thất bại của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Giai cấp vô sản chỉ trở thành lực lượng chính trị độc lập, giác ngộ, đoàn kết, đấu tranh có hiệu quả khi nó đặt dưới sự lãnh đạo của chính Đảng vô sản cách mạng. Phong trào công nhân các nước nhất thiết phải thành lập đội tiên phong - Đảng vô sản cách mạng của riêng mình. 2. Sau công xã Pari Sau công xã Pari, phong trào công nhân không những không lùi lại mà ngày càng phát triển mạnh mẽ. Những bài học thành công cũng như thất bại của công xã đã thúc đẩy phong trào công nhân ngày càng tiến lên. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thành một làn sóng mạnh mẽ, ngày càng thường xuyên và quy mô rộng lớn hơn, trên khắp châu Âu: năm 1875 ở Mỹ có 6 ngàn công nhân dệt bãi công trong 8 tuần liền. ở Anh: năm 1878 ở Anh có 300 ngàn công nhân bông vải sợi bãi công trong 10 tuần liền. ở Pháp: năm 1878 ở Pháp 20 ngàn công nhân mỏ bãi công kéo dài 5 tháng liền. ở Mỹ: ngày 1-5-1886 40 ngàn công nhân Sicagô bãi công và bị đàn áp đẫm máu (ngày quốc tế lao động). Hoàn cảnh lịch sử thế giới lúc đó đã đề ra cho giai cấp công nhân nhiệm vụ phải tập trung lực lượng của mình ở mỗi nước, phải xây dựng những tổ chức quần chúng và đội tiên phong của mình tức là các Đảng cộng sản. Nhận thức sâu sắc tình hình và nhiệm vụ đó, Mác - Ăngghen đã tập trung chú ý vào chuẩn bị giải quyết nhiệm vụ lịch sử toàn thế giới đó. Lênin đã nhận xét rằng: "Mác - Ăngghen đã đãnh giá đúng thời cuộc lúc đó; hai ông đã hiểu rõ tình hình quốc tế, hiểu rõ những nhiệm vụ phải tiến từ từ tới chỗ bắt đầu cuộc cách mạng xã hội" [1, 252]. Sau công xã Pari, vận dụng những bài học lịch sử của nó, cũng như kinh nghiệm đã tích lũy được của phong trào cách mạng thực tế của giai cấp công nhân ở các nước tư bản khác, đặc biệt là ở Đức, trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, Mác - Ăngghen đã tiếp tục nghiên cứu học thuyết về Đảng vô sản. Công xã Pari đã chỉ ra cho các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác một cách hết sức rõ ràng rằng: Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự non yếu của công xã trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội và sự non yếu của công xã trong cuộc đấu tranh chống những kẻ thù bên trong và bên ngoài là thiếu một Đảng thống nhất đoàn kết nhất trí của giai cấp vô sản. Từ việc đánh giá, phân tích nguyên nhân thất bại của công xã Pari và tình hình thực tiễn đã phát triển đến mức mạnh mẽ của phong trào công nhân thế giới, trong một nghị quyết đặc biệt của Hội nghị Luân Đôn quốc tế I Mác - Ăngghen đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng những Đảng vô sản có tính chất quần chúng: "rằng việc giai cấp công nhân tổ chức thành chính Đảng là cần thiết để đảm bảo thắng lợi của cách mạng xã hội và để đạt được mục đích cuối cùng của nó là xóa bỏ các giai cấp" [1, 253]. Về sau, phong trào công nhân trong các nước tư bản và nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa vô chính phủ đòi hỏi cấp thiết phải vạch ra những luận điểm lý luận có tính chất nguyên tắc về Đảng cách mạng của giai cấp vô sản. Mác và Ăngghen đã tổng kết kinh nghiệm quốc tế về vấn đề đó, vấn đề mà hai ông coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội cũng như đối với cuộc đấu tranh thực tế của giai cấp công nhân. Hoàn cảnh lịch sử thế giới sau công xã Pari đòi hỏi một cách khẩn thiết phải nghiên cứu vấn đề đó. Mác - Ăngghen chỉ ra rằng: việc tổ chức Đảng vô sản là điều kiện cần thiết để cho giai cấp công nhân phát triển và giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Nếu không có Đảng vô sản thì cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản không thể thắng lợi được. Năm 1886, Ăngghen viết: "Tổ chức công nhân thành chính Đảng đọc lập bao giờ cũng là bước đầu tiên quan trọng nhất của bất cứ nước nào mới bước vào phong trào, đạt được điều đó bằng con đường nào cũng được, miễn sao nó là một Đảng công nhân thực sự" [1, 255]. Tư tưởng về sự cần thiết giai cấp công nhân phải thành lập chính Đảng của mình (tức là về vai trò quan trọng quyết định của đội tiên phong của giai cấp công nhân) được Ăngghen trình bày hết sức rõ ràng trong thư gửi cho các nhà xã hội chủ nghĩa Đan Mạc G.Tơria ngày 18 tháng chạp năm 1889. Ăngghen viết: "Muốn cho giai cấp vô sản có thể giành được thắng lợi trong giờ phút quyết định thì nó phải tổ chức Đảng giai cấp độc lập" [1, 255]. Mác đã chỉ rõ vai trò quyết định của Đảng cách mạng, Đảng này rèn luyện giai cấp vô sản thành một giai cấp ý thức được lợi ích chung của mình. Đảng nâng ý thức giai cấp của công nhân đến mức hiểu được mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản: giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng toàn xã hội. Ngay từ đầu Mác - Ăngghen đã nhấn mạnh ý nghĩa vĩ đại của việc tổ chức giai cấp vô sản thành Đảng. Vì vậy, việc xúc tiến thành lập các Đảng của giai cấp công nhân có ý nghĩa vô cùng to lớn được Mác - Ăngghen nghiên cứu lý luận và tích cực chuẩn bị mọi điều kiện cho việc thành lập nó trên thực tiễn. Đồng thời với việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để chứng minh sự cần thiết tất yếu phải thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân, Mác - Ăngghen cũng nhấn mạnh: Đảng muốn có sức mạnh thì Đảng phải có tính chất quần chúng và được vũ trang bằng lý luận cách mạng. Ăngghen viết: "Đặc biệt, trách nhiệm của những người lãnh đạo là phải học tập ngày càng nhiều hơn về tất cả các vấn đề lý luận, phải tự giải quyết ngày càng nhiều hơn khỏi ảnh hưởng của những câu cổ truyền của thế giới quan cũ, và phải luôn luôn nhớ rằng: chủ nghĩa xã hội, từ khi đã trở thành một khoa học, đòi hỏi phải được đối xử như là một khoa học, nghĩa là phải nghiên cứu nó". Vì Mác - Ăngghen coi Đảng là tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân, là bộ phận giác ngộ và tiên tiến của giai cấp công nhân, nên Đảng không chỉ nhận thức được vị trí lãnh đạo của mình mà điều quan trọng hơn là phải hết sức duy trì, bảo về và tăng cường vai trò lãnh đạo đó. Vì vậy, trong những tác phẩm viết sau công xã Pari, Mác đã nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề sự lãnh đạo chính trị của Đảng trong phong trào cách mạng vô sản. Đồng thời, Mác cũng đề cập đến một số vấn đề nhằm củng cố, nâng cao vai trò của đội tiên phong của giai cấp công nhân như: vấn đề sách lược của Đảng, vấn đề xây dựng một Đảng đoàn kết nhất trí, vấn đề đấu tranh nghị trường, vấn đề thỏa hiệp, nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế... trong hoạt động của các Đảng xã hội chủ nghĩa. Khi vạch ra những sách lược của Đảng cách mạng nhằm duy trì,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN2.doc
Tài liệu liên quan