Luận văn Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước

Sự giao lưu giữa các nước trong khu vực ngày càng mở rộng ra trên toàn thế giới đã khẳng định rằng; nhu cầu xã hội đòi hỏi con người ngày càng phát triển cao về trí tuệ, năng lực và nắm vững khoa học kỹ thuật công nghệ. Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệđang diễn ra và phát triển như vũ bão trên toàn thế giới. Nó đạt được những thành tựu to lớn và được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế, nhằm nâng cao đời sống của con người, đồng thời làm giàu cho xã hội. Trình độ lực lượng sản xuất ngày càng phát triển và không ngừng làm thay đổi quan hệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn xã hội.

Hoạt động khoa học và công nghệ phải bảo đảm cơ sở khoa học cho các quyết định quan trọng để nâng cao năng suất chất lượng và mọi hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắng lợi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trước thềm của thế kỷ XXI, khoa học công nghệ ngày càng tiến nhanh, tiến mạnh. Những thông tin được nắm bắt nhanh chóng như viễn thông, điện tử, tin học. Đó là tài năng của những nhà khoa học đã cống hiến trí tuệ của mình cho đất nước. Một trong những nhân tố phát triển về trình độ khoa học và công nghệ, đó là sự đòi hỏi phải có một đội ngũ những nhà khoa học, tầng lớp trí thức. Vì vậy trí thức có vai trò quan trọng cho sự nghiệp đổimới. Để làm thay đổi bộ mặt xã hội, thay đổi sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi sự nhận thức cao của đội ngũ trí thức nhằm phục vụ đất nước. Các nhà khoa học, các nhà trí thức Việt Nam không ngừng nghiên cứu và phát triển những đề tài khoa học của mình, tìm tòi sáng tạo, học hỏi, tiếp thu những tinh hoa trên thế giới đưa vào áp dụng với công nghệ hiện có của nước nhà. Dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, trí thức nước ta, một lực lượng quan trọng, đại diện cho toàn dân tộc, là lực lượng to lớn và đáng quý. Luôn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, sự đoàn kết và cống hiến những công sức của mình cho xã hội. Ngày nay những trí thức khoa học không còn là lý thuyết đứng bên ngoài mà là yếu tố trực tiếp trong quá trình sản xuất, điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất xã hội.

Để đưa đất nước ngày càng phát triển, tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc. Đòi hỏi sự phát huy của tầng lớp trí thức Việt Nam, trong đó cần tạo điều kiện để đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo và không ngừng phát triển. Vì vậy, để đưa đất nước Việt Nam lên một tầm cao mới ngang tầm với các nước trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải học tập, nghiên cứu đóng góp trí tuệ của mình xây dựng đất nước.

Ngày nay, chúng ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hậu công nghiệp, kỷ nguyên của văn minh trí tuệ, nhưng trong điều kiện và hoàn cảnh nước ta còn nghèo nàn lạc hậu. Cần phải đào tạo đội ngũ tri thức, chăm lo trí thức bé bỏng ngày hôm nay thì ngày mai chính là những nhà bác họ, nhà khoa học, những nhà kỹ sư. có trình độ trí tuệ cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy trí thức ngày nay đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội, nhất là ở Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đội ngũ trí thức sẽ là động lực thúc đẩy và đóng góp tài trí của mình vào công cuộc đổi mới đất nước. Cho nên, đội ngũ trí thức là lực lượng then chốt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay vị trí và vai trò của trí thức trong sự nghiệp xây dựng CNXH cần được quan tâm và đó cũng là vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa thời sự. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu khóa luận. Trên cơ sở đó tôi có thêm điều kiện hiểu biết trình độ trí tuệ, vai trò và vị trí của đội ngũ trí thức ở nước ta đối với sự nghiệp xây dựng CNXH.

 

doc56 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Tính chất chung của khóa luận 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự giao lưu giữa các nước trong khu vực ngày càng mở rộng ra trên toàn thế giới đã khẳng định rằng; nhu cầu xã hội đòi hỏi con người ngày càng phát triển cao về trí tuệ, năng lực và nắm vững khoa học kỹ thuật công nghệ. Thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệđang diễn ra và phát triển như vũ bão trên toàn thế giới. Nó đạt được những thành tựu to lớn và được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế, nhằm nâng cao đời sống của con người, đồng thời làm giàu cho xã hội. Trình độ lực lượng sản xuất ngày càng phát triển và không ngừng làm thay đổi quan hệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn xã hội. Hoạt động khoa học và công nghệ phải bảo đảm cơ sở khoa học cho các quyết định quan trọng để nâng cao năng suất chất lượng và mọi hiệu quả hoạt động kinh tế xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới. Thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắng lợi trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trước thềm của thế kỷ XXI, khoa học công nghệ ngày càng tiến nhanh, tiến mạnh. Những thông tin được nắm bắt nhanh chóng như viễn thông, điện tử, tin học... Đó là tài năng của những nhà khoa học đã cống hiến trí tuệ của mình cho đất nước. Một trong những nhân tố phát triển về trình độ khoa học và công nghệ, đó là sự đòi hỏi phải có một đội ngũ những nhà khoa học, tầng lớp trí thức. Vì vậy trí thức có vai trò quan trọng cho sự nghiệp đổimới. Để làm thay đổi bộ mặt xã hội, thay đổi sự phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi sự nhận thức cao của đội ngũ trí thức nhằm phục vụ đất nước. Các nhà khoa học, các nhà trí thức Việt Nam không ngừng nghiên cứu và phát triển những đề tài khoa học của mình, tìm tòi sáng tạo, học hỏi, tiếp thu những tinh hoa trên thế giới đưa vào áp dụng với công nghệ hiện có của nước nhà. Dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, trí thức nước ta, một lực lượng quan trọng, đại diện cho toàn dân tộc, là lực lượng to lớn và đáng quý. Luôn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, sự đoàn kết và cống hiến những công sức của mình cho xã hội. Ngày nay những trí thức khoa học không còn là lý thuyết đứng bên ngoài mà là yếu tố trực tiếp trong quá trình sản xuất, điều chỉnh mọi hoạt động sản xuất xã hội. Để đưa đất nước ngày càng phát triển, tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc. Đòi hỏi sự phát huy của tầng lớp trí thức Việt Nam, trong đó cần tạo điều kiện để đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo và không ngừng phát triển. Vì vậy, để đưa đất nước Việt Nam lên một tầm cao mới ngang tầm với các nước trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải học tập, nghiên cứu đóng góp trí tuệ của mình xây dựng đất nước. Ngày nay, chúng ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hậu công nghiệp, kỷ nguyên của văn minh trí tuệ, nhưng trong điều kiện và hoàn cảnh nước ta còn nghèo nàn lạc hậu. Cần phải đào tạo đội ngũ tri thức, chăm lo trí thức bé bỏng ngày hôm nay thì ngày mai chính là những nhà bác họ, nhà khoa học, những nhà kỹ sư... có trình độ trí tuệ cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy trí thức ngày nay đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội, nhất là ở Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đội ngũ trí thức sẽ là động lực thúc đẩy và đóng góp tài trí của mình vào công cuộc đổi mới đất nước. Cho nên, đội ngũ trí thức là lực lượng then chốt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay vị trí và vai trò của trí thức trong sự nghiệp xây dựng CNXH cần được quan tâm và đó cũng là vấn đề vô cùng cấp thiết, có ý nghĩa thời sự. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu khóa luận. Trên cơ sở đó tôi có thêm điều kiện hiểu biết trình độ trí tuệ, vai trò và vị trí của đội ngũ trí thức ở nước ta đối với sự nghiệp xây dựng CNXH. 2. Tình hình nghiên cứu Vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Là một đề tài khá hấp dẫn, mang tính giá trị lớn về mặt lý luận và thực tiễn, thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Vấn đề trí thức, tuy chưa có nhiều sách đề cập riêng đến. Nhưng vai trò của trí thức đều có trong mỗi con người và có trong mọi hoạt động xã hội. ở đâu cũng cần có trí thức và trí thức luôn luôn là vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. Đã có một số nhà khoa học viết bài báo, hoặc in thành sách về vấn đề này: "Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước" (Đỗ Mười). Nxb CTQG, 1995. Nghiên cứu đề tài này nhằm nhận thức đúng đắn và khoa học quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức ở nước ta trong sự nghiệp xây dựng CNXH hiện nay. Với đề tài này là sự thể nghiệm nghiên cứu bước đầu của người viết, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận này càng thêm phong phú. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận Mục đích của khóa luận là chỉ ra vai trò và vị trí của đội ngũ trí thức. Đó chính là nguồn vốn quý báu của dân tộc là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng thời, đề ra phương hướng chủ yếu, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ: phân tích đúng đắn quan điểm của Đảng về vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày nay. Đồng thời, khẳng định đội ngũ trí thức trong quá trình phát triển khoa học công nghệ hiện đại. 4. Phương pháp nghiên cứu và giới hạn của khóa luận Khóa luận vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để làm nổi bật vai trò và vị trí của đội ngũ trí thức. Vận dụng mối liên hệ phổ biến giữa cái chung và cái riêng với các phương pháp lôgíc - lịch sử, phân tích tổng hợp, khái quát hóa... Đặc biệt, luận văn đề cao vai trò hoạt động thực tiễn của đội ngũ trí thức trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật công nghệ. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: đề tài nghiên cứu của khóa luận chỉ giới hạn ở sự vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng ta về vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời nêu phương hướng chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay. 5. Cái mới của khóa luận Khóa luận đã chỉ ra vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển. Ngày nay, điều kiện khoa học công nghệ trên toàn thế giới ngày càng phát triển nhanh, mạnh như vũ bão. Vì vậy, đội ngũ trí thức không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng để phù hợp với xu thế chung hiện nay. Nhận thức đúng đắn vai trò và vị trí của mình, từ đó góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn Quá trình thực hiện khóa luận và sự tập duyệt ban đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học của tác giả. Khóa luận góp phần nâng cao kiến thức khoa học cho bản thân và những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, khóa luận góp phần nhỏ bé vào việc phát huy đội ngũ trí thức trong sự phát triển kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ. Thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay về mặt lý luận. Khóa luận góp phần củng cố và nắm vững thêm lý luận trong việc giảng dạy ở các trường: trung học, cao đẳng và đại học. Đặc biệt là trong các trường lý luận. 7. Cấu trúc của khóa luận - Phần mở đầu - Phần nội dung: gồm 2 chương Chương 1: Quan điểm mác xít về đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chương 2: Phương hướng chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay. - Phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo. Phần II Nội dung của khóa luận Chương 1 Quan điểm mác xít về đội ngũ trí thức trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội 1.1. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò phát triển của trí thức trong chủ nghĩa xã hội 1.1.1. Quan niệm mác xít về đội ngũ trí thức Theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin; trí thức là tầng lớp xã hội đặc biệt của một bộ phận lao động trí óc. Phương thức lao động của họ là lao động trí tuệ. Sản phẩm lao động trực tiếp của họ là những tri thức khoa học sáng tạo những giá trị tinh thần. Đó là những công trình khoa học và công nghệ được tạo ra trong quá trình nghiên cứu, phát minh, giảng dạy quản lý trên các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật. Những sản phẩm của trí tuệ ấy thường có tác dụng đặt cơ sở lý thuyết, định hướng cho nhận thức và hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của sự phát triển xã hội. Trí thức là những người có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu rộng lĩnh vực lao động trí tuệ của mình. Cần phải phân biệt giữa trí thức và toàn bộ những người lao động trí óc, không nên đồng nhất giữa chúng. Trong xã hội còn có rất nhiều người lao động trí óc với những nghiệp vụ cụ thể khác nhau. Ví dụ như nhân viên phòng thí nghiệm, kế toán hành chính... và lực lượng lao động trí óc này cũng có vai trò quan trọng đối với toàn xã hội. Phương thức lao động, các sản phẩm trí tuệ của trí thức có giá trị sáng tạo khoa học đều tác động trực tiếp đến năng suất sản lượng, chất lượng và hiệu quả của mọi quy trình sản xuất vật chất. Nhưng do phương thức lao động đặc trưng nhất là lao động trí tuệ cá nhân, cho nên trí thức không thể đại biểu cho một phương thức sản xuất tiên tiến trong mọi thời đại, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao. Tầng lớp trí thức cũng không có hệ tư tưởng độc lập, mặc dù lịch sử nhân loại đã chứng minh họ có công dùng trí tuệ của mình khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận và xây dựng nên các học thuyết với tính cách là hệ tư tưởng cho giai cấp thống trị xã hội đương thời. Nếu như trong chế độ tư bản chủ nghĩa, phần lớn trí thức là những người lao động ở những mức độ và hình thức khác nhau. Tầng lớp trí thức luôn có ý thức đấu tranh chống áp bức bất công, đòi hòa bình độc lập dân tộc dân chủ. Nhưng dẫu sao, xét trên toàn thể, tầng lớp tri thức không có sự đối lập trực tiếp về lợi ích đối với lợi ích của giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Bản thân tầng lớp trí thức cũng bao gồm những người xuất thân từ những giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội, làm nhiều nghề khác nhau nên có lợi ích khác nhau. Điều đó cũng là một trong những nhân tố làm cho tầng lớp trí thức thường thiếu sự thống nhất, không triệt để trong quá trình đấu tranh chống giai cấp tư sản thống trị. Với những đặc trưng chủ yếu trên đây, tầng lớp trí thức tuy có vai trò rất quan trọng, nhưng không thể là lực lượng lãnh đạo xã hội, đấu tranh xóa bỏ giai cấp thống trị để thực sự giải phóng mình và toàn thể xã hội từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tầng lớp trí thức ở nước ta cũng có cơ cấu đa dạng về ngành nghề, trình độ, hình thức hoạt động, quan hệ xã hội... Trí thức làm việc trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, lãnh đạo và quản lý. Trí thức có trình độ học vấn khác nhau như cao đẳng, đại học, trên đại học, có trí thức làm việc trong biên chế nhà nước, có trí thức làm việc theo phương thức hợp đồng hoặc làm thuê, có trí thức xuất thân từ công nông, có trí thức xuất thân từ các gia đình trí thức lâu đời, hoặc từ tầng lớp của xã hội khác; có trí thức là đảng viên và trí thức ở ngoài Đảng, có trí thức làm việc ở trong nước và có trí thức định cư ở nước ngoài, có trí thức cũ thuộc tầng lớp cha anh và những trí thức mới đào tạo. Việt Nam có lịch sử lâu đời là một trong những nước có truyền thống văn hiến được thế giới tôn trọng. Trong những tinh hoa của dân tộc ta, có nhiều tấm gương của các nhà trí thức đã đóng góp trí tuệ, tâm huyết làm rạng rỡ đất nước và góp phần vào nền văn minh của nhân loại. Đặc biệt từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, trí thức Việt Nam càng có nhiều đóng góp trí tuệ vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Hầu hết, trí thức nước ta gắn bó với công nông và các tầng lớp lao động khác. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, vai trò của trí thức càng quan trọng hơn. Bởi vì để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất mới mẻ, phức tạp so với giai đoạn cách mạng trước đây, đặc biệt là những vấn đề về quản lý kinh tế xã hội, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. 1.1.2. Tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của đội ngũ trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Chúng ta có thể nhận thấy vai trò nổi bật của đội ngũ trí thức trên cơ sở khai thác luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về liên minh công nông trí thức trong chủ nghĩa xã hội. Trước hết, trí thức là một lực lượng xã hội không tách rời khối đại đoàn kết toàn dân. Điều đó đã được thể hiện trong tư tưởng về liên minh công nông trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin trên các lĩnh vực: Về chính trị của liên minh công nông trí thức, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thể hiện. Trước hết, khối liên minh công nông trí thức là nền tảng chính trị xã hội của xã hội mới, là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trở ngại để bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày một giầu mạnh. Liên minh công nông trí thức chính là lực lượng cách mạng chủ yếu nhất để xây dựng và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa -một công cụ chủ yếu để nhân dân lao động từng bước thực sự làm chủ xã hội. Thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng, vì lợi ích của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc. Liên minh công nông trí thức được xây dựng và củng cố vững chắc chính là để đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó là Đảng cộng sản. Về kinh tế đây là nội dung cơ bản và quyết định nhất nhằm tạo ra cơ sở kinh tế vững chắc cho liên minh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới chủ nghĩa xã hội, liên minh công nông trí thức về cơ bản là liên minh về kinh tế. Bởi vì nó là cơ sở cho nội dung liên minh về chính trị. Tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc xóa bỏ giai cấp, cho việc thực hiện mục đích cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Về văn hóa là phải "xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" [13, tr. 110]. Trong vấn đề này, trí thức có vai trò rất quan trọng. Họ là lực lượng chủ yếu và trực tiếp góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, đào tạo những người lao động mới, giáo dục thế giới quan khoa học, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo cho nhân dân, xây dựng nền khoa học, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo cho nhân dân, xây dựng nền khoa học tiên tiến cho đất nước. Trong điều kiện của sự giao lưu các nền văn hóa thế giới hiện nay, trí thức cũng là lực lượng chủ yếu tiếp thu những tinh hoa văn minh của nhân loại, kết hợp một cách sáng tạo với những tinh hoa văn hóa của dân tộc, để tạo nên nền văn hóa vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng một nền văn hóa như vậy, Đảng ta đã khẳng định là "nhiệm vụ chung của toàn xã hội". Nói cách khác, nhiệm vụ đó chỉ có thể dựa trên sự liên minh của các giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Vì vậy liên minh công nông trí thức là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. ở bất cứ thời đại nào, trong xã hội có giai cấp, trí thức đều phục vụ lợi ích của giai cấp mà nó gắn bó, trước hết là giai cấp thống trị xã hội. Trong xã hội ta hiện nay, đó là giai cấp công nhân với đội ngũ tiền phong của nó là chính đảng Mác - Lênin. Những người trí thức làm việc trong các cơ sở kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay cũng như ở các nước tư bản phát triển đều là những người lao động làm thuê. Nếu như ở các nước tư bản phát triển, liên minh công nông trí thức đấu tranh vì lợi ích nhân dân lao động là một tất yếu trong vấn đề xây dựng lực lượng, thì ở nước ta cũng vậy. Rồi đây ở nước ta, trí thức ngày càng phát triển nhiều, đó là những người có tinh thần yêu nước, một trong những lực lượng cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề chính cần nghiên cứu ở đây là chất lượng mới của khối liên minh công nông trí thức trong sự nghiệp cách mạng hiện nay biểu hiện như thế nào và đặt ra những yêu cầu gì? Sự tăng trưởng và chất lượng giai cấp công nhân diễn ra trong mối quan hệ hữu cơ với giai cấp nông dân và tầng lóp trí thức. ở nước ta, nông nghiệp là một cơ sở rất quan trọng để phát triển công nghiệp ở các thành phần kinh tế. Số lượng giai cấp công nhân dần dần được nâng lên cùng với vai trò của tầng lớp trí thức trong việc nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật, học tập và sử dụng kiến thức khoa học tiên tiến. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân càng gắn bó hơn với bộ phận trí thức giáo dục khoa học kỹ thuật. Cùng với những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự gắn bó giữa công nhân và trí thức ngày càng trở nên chặt chẽ. Và sự tiến bộ của giai cấp nông dân cũng ngày càng gắn bó với giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức. Đến lượt mình, đội ngũ trí thức cũng chỉ khẳng định được rõ vai trò kinh tế xã hội của mình trong mối quan hệ trực tiếp với giai cấp công nhân, nông dân. Công nghiệp - nông nghiệp, tạo cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt làm việc cho trí thức. Đồng thời, là môi trường cho trí thức đem khoa học kỹ thuật vào cuộc sống. Chính khối liên minh đó là cơ sở vững chắc cho khối đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh to lớn phá tan mọi âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Sau cách mạng tháng Mười, Lênin đặc biệt coi trọng vấn đề liên minh công- nông trí thức cách mạng. Sự liên kết có ý nghĩa cả về kinh tế chính trị, văn hóa. "Sự hợp tác giữa đại biểu khoa học và công nhân - chỉ có một sự hợp tác như thế mới có thể thủ tiêu được toàn bộ nạn nghèo khổ bệnh tật và bẩn thỉu... trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vững được" [4, tr. 218]. Như vậy liên minh giữa công - nông - trí thức là yêu cầu khách quan của nhiệm vụ xây dựng xã hội mới, là vấn đề có tính quy luật trong tiến trình xây dựng xã hội mới. ở nước ta, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức là cần thiết. Điều đó không phủ nhận những thành quả to lớn của liên minh công nông trong các thời kỳ cách mạng trước đây. Mọi yếu tố quan trọng khiến hiện nay cần nêu rõ vấn đề xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức, là sự trưởng thành cả về số lượng, chất lượng của đội ngũ trí thức mà xã hội ngày càng thừa nhận. Nếu trước đây, trí thức Việt Nam đã là những người "có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng" [5, tr. 354] thì ngày nay họ là "những người lao động xã hội chủ nghĩa được Đảng giáo dục và lãnh đạo, ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nông" [11, tr. 115]. Trong lịch sử xã hội, các nhà hoạt động chính trị lỗi lạc nhất đều biết trong dụng trí thức để xây dựng đất nước. Lênin và Hồ Chí Minh là những người tiêu biểu của thời đại mới. Cả hai vị lãnh tụ đều quý trọng trí thức nếu họ biết đem tài trí của mình phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Cách mạng rất cần trí thức và thực ra chỉ có cách mạng mới biết trọng trí thức" [6, tr. 533]. Nêu rõ vai trò của trí thức không phải là làm lu mờ vị trí và sứ mệnh của giai cấp công nhân. Trái lại càng làm cho khối liên minh công - nông - trí thức là nền tảng chính trị xã hội của chế độ mới, là sự nhận thức đúng đắn một vấn đề có tính quy luật của tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Lênin chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ trí thức của giai cấp công nhân, sử dụng trí thức cũ, chuyên gia tư sản, làm giàu trí tuệ của những người cộng sản bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng trí thức nhân loại; điều này riêng giai cấp công nhân và giai cấp nông dân chưa thể có ngay khi mới bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy cần phải liên minh công nông trí thức mà Đảng và nhà nước luôn coi trọng, làm nòng cốt cho khối đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Lực lượng chủ chốt của cách mạng là công nông, nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng trí thức. Vì lẽ đó, trong sự nghiệp cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí óc có một vai trò quan trọng vẻ vang và công - nông- trí thức phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối" "khoa học là tài sản chung của toàn dân". Vì vậy trí thức "phải ra sức đem hiểu biết khoa học kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động"... "phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa và khoa học, kỹ thuật, phải góp tài, góp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta" [11, tr. 480-481]. Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh rõ hơn vai trò của trí thức và chính sách khoa học và công nghệ. Đại hội đã xác định: "Khoa học và công nghệ - giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu" trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" [11, tr. 13]. Vai trò của trí thức với tư cách là một lực lượng quan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển của xã hội. Trong bất cứ thời đại nào cũng coi trọng trí thức. Ngày nay với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trí thức càng có vai trò quan trọng. Họ là lớp người đi đầu trong việc phát triển lý thuyết khoa học và công nghệ, khoa học quản lý, khoa học quân sự khoa học xã hội... trong việc giáo dục nâng cao dân trí. Song phải nói rằng, quyền lực ở bất cứ thời đại nào cũng nằm trong tay giai cấp thống trị về kinh tế, giai cấp này có đội ngũ trí thức của mình. Trí tức với tư cách là một tầng lớp xã hội tách riêng ra, đứng ngoài hay đứng trên các giai cấp và đóng vai trò lãnh đạo xã hội là điều không thể có và không bao giờ có trong xã hội có giai cấp. Trí thức càng không thể thay thế giai cấp công nhân làm người lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vì những lý do sau đây: trong xã hội, trí thức là một tầng lớp xã hội không thuần nhất thường bao gồm những người xuất thân từ những giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau. Trí thức chưa bao giờ là một giai cấp bởi lẽ; nó không đại biểu cho một phương thức sản xuất, không phải là một lực lượng kinh tế chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác, do đó không có hệ tư tưởng riêng. Trong xã hội có giai cấp, trí thức bao giờ cũng là trí thức của giai cấp này hay của giai cấp khác. Trí thức tiếp thu và chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của giai cấp mà nó phục vụ, đó là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Kẻ thù của chủ nghĩa Mác - Lênin thường xuất phát từ luận điểm cho rằng thời đại ngày nay là thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của quá trình sản xuất xã hội. Do đó vai trò lãnh đạo cách mạng phải được trao cho trí thức. Để biện hộ cho điều đó, kẻ thù của chủ nghĩa Mác - Lênin lập luận rằng: đại bộ phận những người lãnh đạo và quản lý trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, các cấp là trí thức. Lý lẽ này không đúng. Xét về phương thức lao động, thì cá nhân những người lãnh đạo và quản lý là những trí thức. Nhưng, đó là trí thức của giai cấp công nhân, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ sự nghiệp của giai cấp công nhân, của đất nước, của cả dân tộc theo đường lối chính trị của giai cấp công nhân. Họ không lấy tư cách là đại diện của tầng lớp trí thức để lãnh đạo và quản lý. Trí thức có vai trò rất to lớn trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Cần dứt khoát khẳng định rằng, không có trí thức không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, giai cấp công nhân thông qua Đảng lãnh đạo phải đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức, có chính sách đúng đắn thu hút trí thức, tạo điều kiện cho trí thức phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ lợi ích của xã hội, của dân tộc trong đó có cả lợi ích của chính trí thức. Bản thân công nhân phải không ngừng tự vươn mình lên trình độ cao của trí tuệ để đảm đương một cách xứng đáng vai trò của mình, nhất là trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Mác - Ăngghen đánh giá cao vai trò trí thức. Hai ông đã từng nói: mặc dù dưới chế độ tư bản, trí thức thường gắn bó với giai cấp tư sản nhưng họ có thể "vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận toàn bộ quá trình vận động lịch sử". Và do đó trong những điều kiện nhất định, đặc biệt trong thời kỳ cao trào cách mạng, có một bộ phận có thể "tách ra khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cách mạng" "chạy sang hàng ngũ giai cấp vô sản" [3, tr. 610]. Hai ông coi đó là điều đáng mong muốn và cho rằng giai cấp công nhân hoan ngnhênh và sẵn sàng đón tiếp họ. Bởi vì, những người trí thức tiến bộ này sẽ đem đến cho giai cấp công nhân những trí thức cần thiết. Đồng thời, Mác - Ăngghen coi việc đào tạo một đội ngũ trí thức vô sản là nhiệm vụ bức thiết để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng trong tương lai. Ăngghen nói: "Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên" [4, tr. 613-614]. Tóm lại, tầng lớp trí thức có vai trò rất to lớn không thể thiếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng không phải là người lãnh đạo cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức kề vai sát cánh với công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác trong sự nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN3.doc
  • docMUCLUC.DOC
Tài liệu liên quan