1. Tính cấp thiết của đềtài
Dải ven biển cửa sông Trung Bộkéo dài trên 1000 km, là nơi tập trung
dân cưvà nhiều khu kinh tếven biển quan trọng khác. Trong những năm gần
đây, tình hình biến động hình thái dải ven biển tại khu vực trên đang diễn ra
theo chiều hướng bất lợi nhưlũlớn, cửa sông di động, bồi lắng và xói lở, gây
ra những thiệt hại nặng nề. Đặc biệt vào mùa cạn, các cửa sông bịbồi lấp làm
ách tắc giao thông thủy, ngăn cản tàu thuyền ra vào, gây ảnh hưởng không tốt
tới các hoạt động đánh bắt hải sản. Ngoài ra, sựbồi lấp cửa sông cản trởviệc
thoát lũ, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, thiệt hại mùa màng, nuôi trồng
thủy sản, đánh bắt cá. Tại những khu vực bịxóilở, dân cưphải di dời đến nơi
khác đểsinh sống.
91 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luân văn tốt nghiệp Đánh giá tác động của tổ hợp công trình lên trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển biển Cửa Tùng Quảng Trị”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luân văn tốt nghiệp
Đánh giá tác động của tổ hợp công
trình lên trường thủy động lực vùng
cửa sông ven biển biển Cửa Tùng
Quảng Trị”
Lời cảm ơn
Để có những kết quả ngày hôm nay, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn
chân thành tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thọ Sáo đã tận tình hướng dẫn.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Khí
tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã
đào tạo giúp đỡ cho tác giả học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt với
tất cả tình cảm của mình, tác giả xin cảm ơn đối với TS. Lê Trọng Đào,
TS. Trần Ngọc Anh và CN. Đặng Đình Khá cùng các cộng sự đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cám ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè đã chia sẻ, giúp đỡ trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Trong khuôn khổ luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả
mong nhận được các ý kiến đóng góp từ phía độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 9 tháng 01 năm 2011
Đào Văn Giang
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các bảng iii
Danh mục các hình vẽ iv
Mở đầu 1
Chương 1
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3
1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên 3
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 17
1.3. Hiện trạng hệ thống công trình 22
1.4. Các nghiên cứu liên quan 24
Chương 2
TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH THỦY ĐỘNG LỰC VÀ CƠ SỞ CỦA
MÔ HÌNH MIKE
25
2.1. Giới thiệu chung 25
2.2. Tổng quan các mô hình tính toán thủy động lực 26
2.3. Cơ sở lý thuyết mô hình Mike 21/3 FM 35
Chương 3.
ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21 ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
TỔ HỢP CÔNG TRÌNH LÊN TRƯỜNG THỦY ĐỘNG LỰC VÙNG
CỬA SÔNG VEN BIỂN CỬA TÙNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
42
3.1. Cơ sở dữ liệu 42
3.2. Thiết lập miền tính và điều kiện biên 45
3.3. Hiểu chỉnh và kiểm định mô hình 49
3.4. Mô phỏng theo các tổ hợp công trình 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 82
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng lưu vực của sông Bến Hải và sông Sa Lung 9
Bảng 1.2: Mưa bình quân năm 12
Bảng 1.3: Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm 12
Bảng 1.4 : Ðộ ẩm không khí tương đối trung bình (%) 13
Bảng 1.5: Bốc hơi bình quân tháng 13
Bảng 1.6: Số giờ nắng theo tháng trung bình năm 14
Bảng 1.7 : Các đơn vị cấp huyện, thị xã và diện tích, dân số 17
Bảng 3.1: Gió và sóng tại trạm Cồn Cỏ 42
Bảng 3.2: Thống kê số liệu thời gian và địa điểm đo sóng, dòng
chảy và mực mước tại khu vực nghiên cứu tháng 8 năm 2009
44
Bảng 3.3: Thống kê số liệu thời gian và địa điểm đo sóng, dòng
chảy và mực mước tại khu vực nghiên cứu tháng 4 năm 2010
45
Bảng 3.4: Kết quả bộ thông số của mô hình thủy lực MIKE21 50
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu 3
Hình 1.2: Sơ đồ bố trí công trình khu vực nghiên cứu 4
Hình 1.3: Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Quảng Trị 10
Hình 1.4: Cầu Tùng Luật 22
Hình 1.5: Kè Cửa Tùng 23
Hình 3.1: Hoa sóng tại trạm Cửa Tùng và Cồn Cỏ 44
Hình 3.2: Bình đồ đáy biển khu vực khảo sát 45
Hình 3.3: Địa hình khu vực tính toán 46
Hình 3.4: Miền tính toán 47
Hình 3.5: Lưới phần tử hữu hạn dùng trong mô hình MIKE 21FM 48
Hình 3.6. So sánh vận tốc thực đo và tính toán tại K2 49
Hình 3.7. So sánh vận tốc thực đo và tính toán tại K1 49
Hình 3.8. So sánh mực nước thực đo và tính toán tại K2 50
Hình 3.9. So sánh mực nước thực đo và tính toán tại K1 50
Hình 3.10: Trường sóng Đông trong kịch bản 1 54
Hình 3.11: Trường dòng chảy trong sóng Đông theo kịch bản 1 54
Hình 3.12: Trường sóng Đông Bắc trong kịch bản 1 55
Hình 3.13: Trường dòng chảy trong sóng Đông Bắc theo kịch bản 1 55
Hình 3.14: Trường sóng Đông Nam trong kịch bản 1 56
Hình 3.15: Trường dòng chảy trong sóng Đông Nam theo kịch bản 1 56
Hình 3.16: Trường sóng Đông trong kịch bản 2 58
Hình 3.17: Trường dòng chảy trong sóng Đông theo kịch bản 2 59
Hình 3.18: Trường sóng Đông Bắc trong kịch bản 2 59
Hình 3.19: Trường dòng chảy trong sóng Đông Bắc theo kịch bản 2 60
Hình 3.20: Trường sóng Đông Nam trong kịch bản 2 60
Hình 3.21: Trường dòng chảy trong sóng Đông Nam theo kịch bản 2 61
iv
Hình 3.22: Trường sóng Đông trong kịch bản 3 63
Hình 3.23: Trường dòng chảy trong sóng Đông theo kịch bản 3 64
Hình 3.24: Trường sóng Đông Bắc trong kịch bản 3 64
Hình 3.25: Trường dòng chảy trong Đông Bắc theo kịch bản 3 65
Hình 3.26: Trường sóng Đông nam trong kịch bản 3 65
Hình 3.27: Trường dòng chảy trong sóng Đông Nam theo kịch bản 3 66
Hình 3.28: Trường sóng Đông trong kịch bản 4 67
Hình 3.29: Trường dòng chảy trong sóng Đông theo kịch bản 4 68
Hình 3.30: Trường sóng Đông Bắc trong kịch bản 4 68
Hình 3.31: Trường dòng chảy trong Đông Bắc theo kịch bản 4 69
Hình 3.32: Trường sóng Đông nam trong kịch bản 4 69
Hình 3.33: Trường dòng chảy trong sóng Đông Nam theo kịch bản 4 70
Hình 3.34: Trường sóng Đông trong kịch bản 5 72
Hình 3.35: Trường dòng chảy trong sóng Đông theo kịch bản 5 72
Hình 3.36: Trường sóng Đông Bắc trong kịch bản 5 73
Hình 3.37: Trường dòng chảy trong Đông Bắc theo kịch bản 5 73
Hình 3.38: Trường sóng Đông nam trong kịch bản 5 74
Hình 3.39: Trường dòng chảy trong sóng Đông Nam theo kịch bản 5 74
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dải ven biển cửa sông Trung Bộ kéo dài trên 1000 km, là nơi tập trung
dân cư và nhiều khu kinh tế ven biển quan trọng khác. Trong những năm gần
đây, tình hình biến động hình thái dải ven biển tại khu vực trên đang diễn ra
theo chiều hướng bất lợi như lũ lớn, cửa sông di động, bồi lắng và xói lở, gây
ra những thiệt hại nặng nề. Đặc biệt vào mùa cạn, các cửa sông bị bồi lấp làm
ách tắc giao thông thủy, ngăn cản tàu thuyền ra vào, gây ảnh hưởng không tốt
tới các hoạt động đánh bắt hải sản. Ngoài ra, sự bồi lấp cửa sông cản trở việc
thoát lũ, làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, thiệt hại mùa màng, nuôi trồng
thủy sản, đánh bắt cá. Tại những khu vực bị xói lở, dân cư phải di dời đến nơi
khác để sinh sống.
Vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị gần đây có sự thay
đổi mạnh mẽ về hình thái. Một trong những yếu tố tác động đến sự thay đổi
đó là những công trình xây dựng ở khu vực này có ảnh hưởng đến các yếu tố
thủy động lực như dòng chảy và lượng bùn cát từ thượng nguồn sông, cũng
như sóng, dòng ven, dòng triều. Từ đó gây ra quá trình vận chuyển bùn cát
dọc bờ và ngang bờ, cũng như nạo vét lòng sông, vì vậy ảnh hưởng quyết
định tới hình thái vùng cửa sông ven biển. Chế độ thủy động lực là kết quả
tượng tác của các điều kiện thủy lực như dòng chảy, sóng, thủy triều, dòng
ven biển,…
Từ trước đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể và hoàn chỉnh về ảnh
hưởng của các công trình lên trường thủy động lực trong khu vực nghiên cứu.
Do đó, việc nghiên cứu đánh giá tác động của tổ hợp công trình lên trường
thủy động lực vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị là một vấn
đề cần được triển khai nghiên cứu để phần nào đóng góp cho công tác quy
1
hoạch và chỉnh trị vùng cửa sông và ven biển, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
gây ra.
2. Mục đích nghiên cứu
Áp dụng mô hình Mike 21 để đánh giá tác động của tổ hợp công trình
lên trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trường thủy động lực khi có tổ hợp công trình
- Phạm vi nghiên cứu: Vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra, thu thập số liệu, khảo sát bổ
sung các số liệu địa hình, thủy văn, dòng chảy, chế độ thủy triều,…; phương
pháp phân tích thống kê; mô hình toán.
5. Tên đề tài
“Đánh giá tác động của tổ hợp công trình lên trường thủy động lực vùng cửa sông
ven biển biển Cửa Tùng Quảng Trị”
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương, phần mở đầu và phần kết luận - kiến nghị.
Chương 1 - Tổng quan khu vực nghiên cứu.
Chương 2 - Tổng quan các mô hình tính toán thủy động lực và cơ sở lý thuyết
của mô hình Mike 21.
Chương 3 - Áp dụng mô hình Mike 21 để đánh giá tác động của tổ hợp công trình
lên trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập và sử dụng các tài liệu thực
tế của lưu vực, kế thừa một số kết quả điều tra, tính toán của dự án “Điều tra,
đánh giá xâm thực bãi tắm Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị”, tham khảo các kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác nhằm đưa ra những nhận định thích hợp cho
vùng cửa sông ven biển Cửa Tùng về vấn đề trường thủy động lực.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Trị là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ nằm trong khoảng 106032'-
107024' kinh độ đông, 16018'-17010' vĩ độ bắc, cách Hà Nội 582 km về phía
Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1121 km về phía Bắc.
Phía bắc tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình, phía nam giáp Thừa Thiên
Huế, phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Lào) và phía đông giáp biển Ðông.
Vùng tính toán từ cầu Hiền Lương đến vùng ven biển Cửa Tùng. Toạ độ nằm
trong khoảng:
Từ 160 58’ đến 170 07’ Vĩ độ Bắc
Từ 1070 04’ đến 1070 16’ Kinh độ Đông
Quảng Tri
Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu
3
Các công trình trong vùng tính toán: cầu Cửa Tùng, kè Cửa Tùng, cảng
cá Cửa Tùng.
Cầu Tùng Luật
K2
K1
Cảng cá
Kè
Hình 1.2: Sơ đồ bố trí công trình khu vực nghiên cứu
1.1.2. Đặc điểm địa hình [1, 5, 13]
Tỉnh Quảng Trị chủ yếu nằm ở phần phía đông của dãy Trường Sơn có
đường biên giới chung với Lào dài 206 km thuộc đất liền và có đường bờ biển
dài 75 km. Ðịa hình tỉnh đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng và cồn cát ven
biển chạy dọc theo hướng từ tây bắc xuống đông nam. Địa hình bao gồm
nhiều loại địa hình nhưng phần lớn lãnh thổ nằm ở phía đông của dãy Trường
Sơn, chỉ có một phần của huyện Hướng Hoá nằm ở sườn tây.
Nét nổi bật của địa hình Quảng Trị là dốc nghiêng từ tây sang đông. Ở
ph
kh
đồ
Đ
ía tây là vùng núi cao rồi hạ xuống vùng đồi và núi thấp với tổng diện tích
oảng 81% diện tích toàn lãnh thổ, tiếp theo vùng đồi và núi thấp là vùng
ng bằng chiếm 11,5% diện tích và phía đông là vùng cồn cát ven biển.
ịa hình của lưu vực sông Bến Hải có thể chia làm hai phần rõ rệt :
4
- Lưu vực sông Bến Hải bắt nguồn từ dãy Trường sơn đổ về sông Bến Hải.
Địa hình lưu vực khá phức tạp, sông trong lưu vực này có độ dốc lớn từ 150/00
đến 800/00, độ dốc sườn núi khoảng 3000/00 .
- Lưu vực vùng đồng bằng hạ lưu sông Bến Hải: Nhìn chung địa hình đồng
bằng khá đơn giản, cao độ tương đối bằng phẳng và thay đổi từ +0,5 đến
+3,5m, xen kẽ các đồng ruộng và các khu nuôi trồng thủy sản là các cụm dân
cư ở cao độ trên +3,0 đến +5,0m.
1.1.3. Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng [6,13]
* Vùng đồng bằng ven biển: vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Trị không rộng,
chủ yếu tập trung ở hạ lưu các sông Bến Hải, Thạch Hãn, Ô Lâu. Có 14 loại
đất ở vùng này nhưng chỉ có 5 loại đất phù sa là đất tốt song hàm lượng dinh
dưỡng không giàu như các loại đất phù sa ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.
Ðây là nơi tập trung dân cư và là nơi tập trung chủ yếu của các trung tâm kinh
tế của tỉnh, bao gồm các xã nằm phía Đông quốc lộ 1A kéo dài từ Vĩnh Linh
đến Hải Lăng. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Vĩnh Linh)
vùng trầm tích biển và phù sa sông, gồm các tiểu vùng:
- Tiểu vùng bazan Vĩnh Linh, vùng này thích hợp cho trồng cây hồ tiêu.
- Tiểu vùng cồn cát, bãi cát phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng
lượn sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Các đụn cát có độ cao từ 1m đến vài chục
mét. Dạng trầm tích biển được hình thành từ kỷ QIV. Cát trắng chiếm ưu thế,
tầng dưới cùng bước đầu có tích tụ sắt, chuyển sang màu nâu hơi đỏ. Lớp vỏ
phong hoá khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát. Đất nghèo các nguyên
tố vi lượng.
- Tiểu vùng đất nhiễm mặn cửa Tùng được tạo thành dưới tác động của thuỷ
triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông hoặc mực nước ngầm
nông. Diện tích đất này chiếm ít, có thể sử dụng để trồng lúa nhưng cần có
các biện pháp thau chua rửa mặn.
5
* Vùng gò đồi: Hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng
sông thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hoá
Mazma. Nhiều nơi hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng
lùm bụi, cây có gai. Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh.
- Tiểu vùng đất đỏ Bazan: thuộc khu vực Cồn Tiên, Dốc Miếu và Tân Lâm,
Cùa. Diện tích khoảng 10.200 ha. Đất có tầng dày trên 1,2 m, có tới 6.300 ha.
Đây là hai khối bazan lớn nhất của tỉnh và có nhiều tiềm năng phát triển cây
công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà phê, cao su. Khu Cồn Tiên - Dốc Miếu
là vùng cao su chủ lực của tỉnh.
- Tiểu vùng đồi thấp sa phiến thạch giáp đồng bằng được hình thành trên đá
mẹ sa phiến thạch, tầng mỏng, bị bào mòn mạnh, thực vật nghèo nàn. Vùng
đất này phù hợp với trồng cây lâm nghiệp để tái tạo môi sinh môi trường.
* Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn: gồm núi cao chia cắt mạnh, thực vật nghèo.
- Tiểu vùng đất bazan Khe Sanh, Hướng Phùng thuộc các xã Tân Hợp, Tân
Độ, Tân Liên, nông trường Khe Sanh, Hướng Phùng có dạng địa hình lượn
sóng, chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa: Địa hình ở đây
thấp, trũng, đồi lượn sóng. Đất phát triển trên phiến thạch sét biến chất. Ở
những khu đất nhiều phù sa thuận lợi phát triển các cây nông nghiệp, vùng
cao hơn rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu, cà fê.
* Thổ nhưỡng trong vùng nghiên cứu được chia thành 6 loại chính sau đây:
Đất vùng núi cao, gò đồi; Đất cát biển (ARd); Đất mặn trung bình; Đất phù sa
được bồi(FLe); Đất phù sa không được bồi (FLd); Đất phù sa Gley (FLg).
1.1.4. Thảm thực vật [1, 6]
Trong thời gian chiến tranh, tỉnh Quảng Trị nằm trong vùng bị huỷ diệt
khốc liệt, lớp phủ thực vật bị tàn phá. Ngay khi đất nước thống nhất, kế hoạch
khôi phục lớp phủ thực vật với ý nghĩa phục hồi các hệ sinh thái trở thành kế
6
hoạch hành động cụ thể và tích cực. Đến 1990, nhiều diện tích rừng trồng và
rừng tự nhiên tái sinh do khoanh nuôi bảo vệ đã xuất hiện. Rừng trồng theo
chương trình hỗ trợ của PAM (Chương trình An toàn lương thực Thế giới)
dọc các quốc lộ hoặc tỉnh lộ phát triển nhanh và có hiệu quả môi trường rõ
rệt. Từ các Chương trình Quốc gia 327, 264 và kế hoạch trồng rừng, trồng cây
nhân dân của cấp tỉnh, phát động và đầu tư, đã nâng cao tỷ lệ che phủ rừng
khá nhanh. Đồng thời với các kế hoạch trồng rừng, trong giai đoạn từ 1995
đến 2000, thực hiện hạn chế khai thác rừng tự nhiên, tăng cường khoanh nuôi
phục hồi rừng tự nhiên, độ che phủ rừng đã tăng bình quân 1%/năm. Đến năm
2003 độ che phủ của rừng đạt 36,5%. Tỉnh Quảng Trị gần như vùng đất vành
đai trắng trong thời gian chiến tranh, chỉ sau hơn 25 năm, rừng che phủ đất
đai tự nhiên từ 7,4% lên hơn 35%là một thành quả sinh thái quan trọng.
1.1.5. Đặc điểm khí tượng - thủy hải văn
Quảng Trị nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới gió mùa, là vùng chuyển
tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía
nam nóng ẩm quanh năm. Tuy nhiên Quảng Trị có khí hậu còn mang nhiều dấu
vết của miền Trung Bắc Bộ, khí hậu ở đây có những điểm khác biệt so với các
vùng còn lại của miền khí hậu Đông Trường Sơn. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt :
Mùa mưa (từ tháng IX đến tháng X) và mùa khô (từ tháng I đến tháng VIII).
1.1.5.1. Mạng lưới trạm đo đạc [13]
Các trạm đo đạc khí tượng:
* Trạm khí tượng Vĩnh Linh: Cách lưu vực nghiên cứu khoảng 15 km về
hướng Đông Bắc. Trạm có số liệu đo mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, gió từ
năm 1960 đến năm 1966 và từ năm 1971 đến năm 1976 (13 năm). Do bị chiến
tranh nên chuỗi số liệu không được liên tục, chất lượng tài liệu đo không đáng
tin cậy.
7
* Trạm khí tượng Cửa Tùng: Cách lưu vực nghiên cứu khoảng 20 km về
hướng Đông - Đông Bắc. Trạm có số liệu đo mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi,
gió từ năm 1927 đến năm 1943, chất lượng tài liệu đo không đáng tin cậy.
* Trạm khí tượng Đông Hà: Cách trung tâm lưu vực nghiên cứu khoảng 30
Km về hướng Đông Nam. Trạm có số liệu đo lượng mưa và các yếu tố khí
hậu khí tượng khác từ năm 1977 đến nay, chất lượng tài liệu đo đáng tin cậy.
* Trạm khí tượng Quảng Trị: Cách trung tâm của lưu vực nghiên cứu khoảng
43 km về hướng Đông Nam. Trạm có số liệu đo: Mưa và các yếu tố khí tượng
từ năm 1960 đến 1971, đo mực nước sông và lượng mưa từ năm 1977 đến nay.
Các trạm đo đạc thủy văn:
* Trạm thủy văn Bến Thiêng: Trạm nằm trên sông Sa Lung, trạm có số liệu đo
mực nước, lưu lượng từ năm 1961 đến năm 1966, chuỗi số liệu đo ngắn.
* Trạm đo mực nước Sa Lung: Nằm về phía hạ lưu trạm Bến Thiêng khoảng
15 km, đây là trạm đo nhằm phục vụ lập dự án công trình ngăn mặn Sa Lung.
* Trạm thủy văn Gia Vòng: Trạm nằm trên sông Bến Hải, thuộc lưu vực
nghiên cứu. Trạm có số liệu đo mưa, mực nước, lưu lượng từ năm 1977 đến
nay, chất lượng tài liệu đo đáng tin cậy.
* Trạm thủy văn Cửa Việt: Nằm bên bờ sông Cửa Việt, cách trung tâm lưu
vực 30Km về hướng Đông Nam. Trạm có số liệu đo mực nước thủy triều từng
giờ một và đo 24 giờ/ngày. Thời gian đo từ năm 1977 đến nay với chuỗi số
liệu đầy đủ và mức độ đáng tin cậy, ngoài ra trạm còn có số liệu mưa của
những năm trên.
1.1.5.2. Hệ thống sông ngòi [13]
Do điều kiện địa hình của tỉnh dốc và ngắn nên đã tạo ra các hệ thống
sông có điều kiện tương tự như nhau là sông ngắn, độ dốc lớn chảy theo
hướng tây đông (bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn đổ ra biển) đó là các hệ
thống sông Bến Hải, Thạch Hãn, Ô Lâu, chỉ trừ hệ thống sông Xê Pôn chảy
8
qua Lào rồi đổ ra sông Mê Kông. Trong địa phận tỉnh Quảng Trị có 4 con
sông chính đó là Bến Hải, Thạch Hãn, Ô Lâu và sông Xê Pôn.
Hệ thống sông ngòi trong vùng nghiên cứu gồm có 2 hệ thống sông
chính là : Sông Bến Hải và sông Sa Lùng.
Sông Bến Hải nằm về phía Nam của huyện là ranh giới giữa huyện
Vĩnh Linh với Gio Linh, sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn đổ ra biển tại
Cửa Tùng. Sông Sa Lung là một nhánh sông cấp 1 của sông Bến Hải chảy qua
trung tâm huyện Vĩnh Linh chia diện tích canh tác của Huyện ra làm 2 vùng:
Bắc và Nam sông Sa Lung. Độ dốc các sông này tương đối nhỏ (khoảng
0,0005 đến 0,001). Cao độ lòng sông bình quân -3,5 m, cao độ bờ sông từ
+1,5 m đến +3,5 m.
Diện tích lưu vực tính đến cửa ra Hiền Lương là 267,0 km2, dòng chảy
phân bố không đều, nước đến tập trung từ tháng IX đến tháng XII và gây ra
lũ, mùa khô dòng chảy kiệt thường xuất hiện vào các tháng VII, VIII, hàng
năm từ tháng III đến tháng VIII thường bị mặn xâm nhập sâu đến Bến Quan
(vào sâu khoảng 19,5 km kể từ ngả ba sông Sa Lung và sông Bến Hải).
Bảng 1.1: Đặc trưng lưu vực của sông Bến Hải và sông Sa Lung
Tên
sông
Diện tích
lưu vực
Chiều
dài lưu
vực
Chiều
rộng bình
quân lưu
vực
Chiều dài
sông
chính
Tổng
chiều dài
sông
nhánh
Độ dốc
bình
quân
sông
chính
Độ dốc
sườn
dốc
FLV(km2) LLV(km) BLV(km) LS(km) Lnh(km) Js Jd
Bến Hải 267,0 30 9 59 63,4 0,007 0,067
Sa Lung 156,4 15 7 35,5 46,5 0,008 0,114
Với đặc điểm sông ngòi nêu trên, sông Bến Hải và sông Sa Lung sẽ có
dòng chảy tập trung lũ nhanh, chảy xiết trong thời gian ngắn; ngoài ra tại cửa
ra của sông Bến Hải (Cửa Tùng) có chế độ bán nhật triều không đều với biên
9
độ khoảng trên dưới 0,8m cũng có tác động rất lớn đến chế độ chảy của sông
Bến Hải.
Lưu vực sông Bến Hải nằm trong địa phận hai huyện Vĩnh Linh và Gio
Linh, có dạng hẹp ở thượng lưu và phình ra ở hạ lưu. Trung và thượng lưu là
vùng đồi núi, được bao phủ bởi đất bazan, với độ cao từ 50 -100 m đến hơn
1000 m. Hạ lưu là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, có các cồn cát chạy
dài theo bờ biển. Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải.
16°15'N
107°45'E107°30'E
107°30'E
17°15'N
107°45'E
16°45'N
16°30'N
17°00'N
107°00'E 107°15'E
16°15'N
107°24'E
107°00'E 107°24'E
17°15'N
17°00'N
16°45'N
16°30'N
107°15'E
0 Km 10
N
20
Tû lÖ 1:250.000
S.T
h¸
c M
·
S .
V
Ün
h
§
Þn
h
B i Ó n § «
n g
T h õ a T h iª n H u Õ
§¶o Cån Cá
S.
Nh
ïn
g
S.
VÜ
nh
P
h−
íc
S.
AÝ
T
ö
S. Cam Lé
S. Qu¶ng TrÞ
S. §a-kr«ng
Q
u ¶
n g
B
×n
h
Q u ¶ n g T r Þ
S. B
Õn X
e
S. Xª P«n
S. B
Õn H
¶i
S. R
µo Q
u¸n
L
µ
o
Cửa Tùng
Hình 1.3: Sơ đồ mạng lưới sông suối tỉnh Quảng Trị
10
Cửa biển: Quảng Trị có 2 cửa lạch là Cửa Tùng và Cửa Việt
* Cửa Tùng: Nằm giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh là hạ lưu của
sông Bến Hải, có độ sâu nhỏ hơn so với Cửa Việt, vào mùa khô độ sâu
luồng có thể đạt 2 ÷ 3m, hệ thống cơ sở hạ tầng còn rất hạn chế, do
lượng tàu thuyền lớn ra vào nơi đây ít hơn so với Cửa Việt. Hiện nay
tại Cửa Tùng đã xây dựng cầu nối hai bờ Bắc Nam của sông Bến Hải,
cùng với cảng cá và khu neo đậu trú bão Cửa Tùng, là điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển nghề cá tại cửa lạch này, tàu thuyền dưới 135 CV
có thể ra vào dễ dàng. Khoảng cách từ Thành phố Đông Hà đến Cửa
Tùng là 30 km về phía Bắc.
* Cửa Việt: Nằm giữa hai huyện Gio Linh và Triệu Phong, là hạ lưu
của sông Thạch Hãn. Cửa lạch này cách Thành phố Đông Hà 14km, độ
sâu tương đối lớn, vì vậy tàu thuyền lớn có thể ra vào dễ dàng. Phía bờ
Bắc là cảng thương mại, phía bờ Nam có cảng cá và dịch vụ hậu cần
nghề cá. Cửa Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành
trung tâm nghề cá của tỉnh.
1.1.5.3. Đặc trưng khí tượng [1, 5, 9]
Chế độ mưa:
Nhìn chung ở Quảng Trị có tổng lượng mưa năm đạt từ 2.300 -
2.700 mm bao gồm các vùng: trung du, gò đồi và vùng đồng bằng ven
biển, với lượng mưa năm đạt dưới 2.300 mm ở các vùng thung lũng,
núi thấp và vùng cát ven biển, hải đảo. Lượng mưa các tháng trong
năm thường phân bố không đều, phần lớn tập trung vào các tháng
IX, X, XI và tháng XII. Lượng mưa bình quân hàng năm tương đối
lớn Xo = 2.579,8 mm.
11
Bảng 1.2: Mưa bình quân năm
Đơn vị: mm
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vĩnh Linh
129.
9
83.3 48.6 51.9 100.5 97.8 94.3 125.3 420.2 766.0 462.3 227.0 2614.1
Gia Vòng 60.1 47.9 35.4 64.1 143.6 101.4 78.7 155.0 509.7 695.9 456.4 188.0 2536.3
Đông Hà 48.2 34.1 30.8 60.7 119.3 83.0 65.7 163.2 388.9 683.9 429.0 175.2 2291.8
Thạch Hãn 84.3 60.7 48.9 63.0 135.0 105.7 82.9 135.3 476.4 710.6 438.6 240.7 2627.3
Cửa Việt 57.6 48.6 33.1 50.8 102.6 63.4 68.1 150.3 398.6 574.3 415.7 219.6 2187.8
Hướng Hoá 83.6 61.7 47.8 97.8 191.5 171.7 148.9 219.1 585.8 778.0 227.7 95.7 2779.9
Khe Sanh 16.7 19.2 29.7 89.8 158.9 210.8 187.8 295.9 376.7 455.0 175.8 64.7 2118.6
Ba Lòng 99.8 90.1 51.0 71.7 156.6 156.8 74.2 173.1 473.4 762.0 411.8 227.8 2794.3
Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20,0 - 250,0 C, tháng VII cao
nhất còn tháng I thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng đo
được trên 410,0C, nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 100,0C. Biên
độ dao động ngày đêm của nhiệt độ vào khoảng 7 - 80C. Thời kì dao động
nhất là các tháng đầu và giữa mùa Hạ, biên độ ngày đạt tới 9 -100C. Thời kì
dao động ít nhất là các tháng giữa mùa Đông, biên độ ngày chỉ đạt 5 - 60C.
Bảng 1.3: Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm
Đơn vị: oC
Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Đông Hà 19.2 19.3 22.5 25.6 28.2 29.3 29.6 28.8 27.1 25.1 22.5 19.9
Quảng Trị 19.4 20.4 22.6 25.6 28.1 29.4 29.5 29.0 27.1 25.1 23.2 20.8
Khe Sanh 17.6 18.4 21.8 24.4 25.6 25.6 25.3 24.6 24.0 22.8 20.4 18.2
12
Độ ẩm:
Độ ẩm các năm nhìn chung tương đối cao, các tháng có gió mùa Tây
Nam hoạt động có độ ẩm thấp, độ ẩm lớn nhất xuất hiện vào các tháng II và
tháng III. Độ ẩm trung bình năm khoảng 86%.
Bảng 1.4 : Ðộ ẩm không khí tương đối trung bình (%)
Địa điểm I IV VII X Năm
Vĩnh Linh
Ðông Hà
Quảng Trị
Cửa Việt
Gia Vòng
Cồn Cỏ
90
89
90
89
93
90
89
85
86
90
89
92
76
70
72
72
77
77
88
88
89
86
90
84
86
83
85
85
88
85
Khả năng bốc hơi không khí Zp:
Bốc hơi bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 1200-1300mm. Ở
vùng đồng bằng bốc hơi bình quân nhiều năm cao hơn vùng núi. Lượng
bốc hơi bình quân tháng lớn nhất tại Đông Hà là 219 mm/tháng (xem Bảng
1.5). Lượng bốc hơi ngày lớn nhất vào tháng VII, bình quân 1 ngày bốc hơi
tới 7mm.
Bảng 1.5: Bốc hơi bình quân tháng
Đơn vị: mm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
53.5 49 54 71.5 126 195 219 189 100 90 71 61 1279
13
Nắng :
Số giờ nắng trung bình tháng trong mùa đông khoảng 90-150 giờ.
Trong mùa hè trung bình mỗi tháng từ 180 - 250 giờ. Thời kỳ nhiều nắng nhất
trong năm từ tháng V đến tháng VIII, các tháng ít nắng nhất tháng I, II.
Bảng 1.6: Số giờ nắng theo tháng trung bình năm
Tháng
Trạm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vĩnh Linh 96 93 135 187 246 237 252 206 178 154 112 103 1998
Ðông Hà 109 91 132 173 223 223 236 209 165 132 96 81 1854
Quảng Trị 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dao_van_giang_7596.pdf