Tiếp tục kếhoạch phát triển kinh tếgiai đoạn 1991-2000, mởrộng đa dạng
hoá thịtrường vẫn là một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất
nhập khẩu cho thời kỳ2001-2010. Trong đó, đẩy mạnh tìm kiếm các thịtrường mới
là quan điểm chủ đạo, xuyên xuốt. Trong khi nhiều thịtrường đã trởnên bão hoà thì
Châu Phi lại nổi lên nhưmột thịtrường thật sựmới mẻvà tiềm năng.
79 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tốt nghiệp - Cộng hoà nam phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế– thương mại giữa Việt Nam và cộng hoà nam phi trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
4
LỜI NÓI ĐẦU
Tiếp tục kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 1991-2000, mở rộng đa dạng
hoá thị trường vẫn là một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất
nhập khẩu cho thời kỳ 2001-2010. Trong đó, đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường mới
là quan điểm chủ đạo, xuyên xuốt. Trong khi nhiều thị trường đã trở nên bão hoà thì
Châu Phi lại nổi lên như một thị trường thật sự mới mẻ và tiềm năng.
Trong số 54 quốc gia tại Châu Phi, Cộng hoà Nam Phi là nước có nền kinh tế
phát triển nhất, với diện tích 1.228 triệu km, dân số 43,2 mở ra nhiều tiềm năng và
cơ hội cho Việt Nam, đóng một vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mại
giữa Việt Nam và Châu Phi nói chung.
Hơn thế nữa, Nam Phi có một nền kinh tế khá mạnh, vị trí địa lý thuận lợi, cơ
sở hạ tầng rất phát triển, với hệ thống cảng biển hiện đại ngang tầm với các nước
phát triển khác trên thế giới. Nam Phi được coi là thị trường đầu mối hết sức quan
trọng ở Châu Phi. Thông qua đó, chúng ta có thể nhập khẩu rồi tái xuất đi các thị
trường khác ở Châu Phi, thậm chí sang cả các thị trường phát triển như EU, Mỹ...
Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi còn ở
mức độ rất khiêm tốn, thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Năm
2002, xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt 50 triệu USD, kim ngạch này chỉ
chiếm chưa đầy 0,2% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu của Việt Nam
từ Nam Phi lại càng thấp, chỉ đạt 5,07 triệu USD, chiếm 0,08% kim ngạch nhập
khẩu của Nam Phi.
Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác giữa nước ta và Châu Phi trên các lĩnh vực
thương mại, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ đang ở mức không đáng kể.
Chính vì thế, để tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộng
hoà Nam Phi nói riêng và toàn Châu Phi nói chung, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng
buôn bán hai chiều trong thời kỳ 2001-2010, cũng như mở rộng quan hệ trên các
lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường
Nam Phi, nắm bắt thực trạng mối quan hệ thương mại hiện nay giữa Việt Nam với
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
5
thị trường này, từ đó đề ra những giải pháp trở nên hết sức cần thiết. Nhận thấy tầm
quan trọng, tính mới mẻ và cũng đầy hấp dẫn này của vấn đề, tác giả xin phép được
nghiên cứu đề tài "Cộng hoà Nam Phi, giải pháp phát triển cho quan hệ kinh tế –
thương mại giữa Việt Nam và Cộng hoà Nam Phi trong thời gian tới".
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách kinh tế thương mại của Cộng
hoà Nam Phi với thế giới và với Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam
trong quan hệ với Cộng hoà Nam Phi, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Nam
Phi thời kỳ 1991-2001 và quan hệ hợ tác trên các lĩnh vực khác.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện trên 4 lĩnh vực: thương mại
hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Các kiến nghị, giải pháp
phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Cộng hoà Nam Phi trong thời
gian tới.
Bằng việc sử dụng các phương pháp biện chứng, phương pháp duy vật lịch
sử làm nền tảng, đồng thời kết hợp các phương pháp khác như thống kê, so sánh,
phân tích, tổng hợp, tác giả mong muốn được giới thiệu những thông tin mới mẻ,
cần thiết về nước Cộng hoà Nam Phi và thị trường Nam Phi, thực trạng quan hệ
giữa Việt Nam và đất nước tuy mới mẻ nhưng đầy tiềm năng này. Từ đó xây dựng
cơ sở khoa học để đề ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần phát triển quan hệ
thương mại giữa Việt Nam Cộng hoà Nam Phi nói riêng và giữa Việt Nam với
Châu Phi nói chung trong giai đoạn tới.
Xuất phát từ những phân tích trên, khoá luận bao gồm 3 chương sau:
CHƯƠNG I : Tổng quan về nước Cộng hoà Nam Phi
CHƯƠNG II: Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam-CH Nam Phi
CHƯƠNG III: Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với
Cộng hoà Nam Phi
Trong khi làm luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía
các Thầy, các Cô, cũng như các Cơ quan, gia đình, bạn bè. Em đặc biệt cảm ơn
Thầy giáo Tô Trọng Nghiệp, người đã chỉ bảo rất tận tình cùng những lời động viên
giúp em hoàn thành được khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
chú Nguyễn Anh Tuấn, Vụ phó Vụ Châu Phi Tây Nam Á; anh Tạ Đức Minh,
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
6
chuyên viên Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Thương mại, những người đã cung cấp
cho em có được nhiều tài liệu quý giá.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ NAM PHI
I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :
1/ Điều kiện địa lý-khí hậu:
1.1/ Điều kiện địa lý:
Đất nước Cộng hoà Nam Phi nằm ở phía dưới cùng của Châu Phi với
1.219.912 km2, bao gồm cả hải đảo Prince Edward, thuộc vĩ độ 22-35o về phía
Nam và 17-33o về phía Đông. Nam Phi chiếm 4% diện tích toàn Châu Phi, lớn
gấp năm lần diện tích của Anh, gấp đôi Pháp và gần bằng diện tích của Đức,
Pháp, Italia cộng lại.
Nam Phi có đường biên giới chung với nước Namibia, Botswana và
Zimbabue, trong khi Vương quốc Lesotho nằm hoàn toàn trong Nam Phi. Phía
Đông Bắc giáp ranh với Mozambique và Swaziland. Phía Tây, Nam, Bắc có
biển Đại Tây Dương và biển Ấn Độ Dương bao bọc, chính vì thế phía Tây
được bao bọc bởi dòng nước lạnh Benguela từ biển Atlantic, phía Đông là dòng
nước ấm từ Ấn Độ Dương. Bờ biển của Nam Phi dài tới 2.954 km với rất nhiều
đồng cỏ, thảo nguyên và rừng.
Địa hình của Nam Phi bao gồm một vùng cao nguyên đá cổ được chia cắt
với vùng đồng bằng hẹp ven biển bởi dãy núi Great Esscarpment. Vùng cao
nguyên chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước. Tuy nhiên, số đất trồng lớn, chỉ
chiếm 10% tổng diện tích đất đai, rừng và rừng tái sinh chiếm 7%. Bên cạnh đó
lại không có sông hồ cho tầu bè đi lại. Đa phần sông ngòi nằm ở vùng khô, chỉ
chảy vào mùa mưa.
Một điểm quan trọng là đất nước Nam Phi cố một trữ lượng khoáng sản
hết sức dồi dào và đa dạng. Ví dụ như vàng, crôm, antimon, than, quặng thép,
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
7
mangan, kền, phân lân, thiếc, urani, đá quý, kim cương, bạch kim, đồng, muối,
khí đốt thiên nhiên...
1.2. Khí hậu:
Vị thế địa lý đã tạo ra cho Nam Phi có khí hậu ôn hoà với nhiều nắng.
Trung bình nắng chiếu khoảng 7,5 đến 9,5 giờ một ngày, so với 3,8 giờ tại Luân
Đôn và 6,9 giờ tại Niu Óoc. Tuy nhiên tại vùng núi cao cũng có tuyết rơi.
Ở đây mưa ít hơn 464 mm, bằng khoảng hơn một nửa so với lượng mưa
trung bình của thế giới. Trừ hai vùng Cape và Mediterranê là có mưa quanh
năm, còn lại 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa hè từ tháng 10 tới
tháng 3. Ngoài ra Nam Phi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn hán nặng và kéo
dài, hơn 65% diện tích đất ở tình trạng khô cằn hoặc nửa khô cằn.
Tuy vậy, hai dòng nước trên và dải bờ biển tại ba phía đã tạo cho Nam Phi
có lượng thực vật đa dạng và phong phú.
Nhìn chung, so với các nước Châu Phi, khí hậu Nam Phi tương đối ôn
hoà, không quá lạnh vào mùa đông và cũng không quá nóng vào mùa hè.
2/ Dân số:
Nam Phi có một lượng dân số đông và trẻ. Theo thống kê năm 2002, dân
số Nam Phi là 43, 8 triệu dân, chiếm khoảng 6% tổng dân số Châu Phi. Bao gồm
phần lớn là người da đen, trên 5 triệu người da trắng và có khoảng 2 triệu người
gốc Á. Tốc độ tăng dân số là 60.000 người/tháng. Số người ở độ tuổi lao động
(từ 15-64) là 14,4 triệu và tăng lên theo mức 2,8% hàng năm. Bên cạnh đó, cũng
có tới 54% dân số ở độ tuổi dưới 24, trong đó tỷ lệ dưới 14 là 32,01% tổng dân
số.
II/ ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI-CHÍNH TRỊ-KINH TẾ :
1/ Điều kiện xã hội :
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
8
1.1. Lịch sử:
Từ thế kỷ 16 trở về trước, trên lãnh thổ Nam Phi chỉ có người Phi thuộc
các bộ lạc Bantu, Khoi-Khoi và Hottentotes sinh sống. Thế kỷ 17 và 18, người
Hà Lan và người Anh đến đây xâm chiếm, đẩy lùi người dân bản xứ vào sâu nội
địa. Sau cuộc chiến tranh diễn ra từ năm 1899 đến 1902, người Hà Lan buộc
phải chấp nhận sự bảo hộ của Thực dân Anh.
Ngày 31/5/1910, sau khi sát nhập 4 tỉnh Cape, Orange, Transval và Natal,
Vương quốc Anh thành lập Liên bang Nam Phi tự trị. Năm 1948, Đảng Quốc
gia của người da trắng lên nắm quyền ở Nam Phi, thi hành chính sách Apacthai
và các đạo luật phân biệt chủng tộc, đàn áp, bóc lột người bản xứ.
Ngày 31/5/1961, sau khi đơn phương trưng cầu dân ý trong những người
da trắng, chính quyền Nam Phi rút ra khỏi Khối Liên hiệp Anh và tuyên bố
thành lập nước Cộng hoà Nam Phi độc lập. Các tầng lớp tư sản Nam Phi khai
thác tài nguyên thiên nhiên giầu có, bóc lột người Phi và cấu kết với người tư
bản nước ngoài, tạo nên “thần kì kinh tế” trong những năm 20-60, xây dựng cơ
sở hạ tầng tương đối phát triển ở Nam Phi.
Từ cuối những năm 80, trước sức ép của cộng đồng quốc tế và sức mạnh
của đấu tranh nhân dân, chính quyền Nam Phi đã buộc phải tiến hành cải cách,
trả tự do cho các nhà hoạt động chính trị, trong đó có Nelson Mandela, đối thoại
với các đảng phái đối lập, xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai. Năm
1994, Nam Phi tiến hành cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên, đảng ANC
(Đảng Dân tộc) giành thắng lợi, ông Nelson Mandela được cử làm Tổng thống.
ANC thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc bao gồm các đảng đối lập. Dưới thời
Tổng thống N. Mandela, hàng loạt các chính sách, đường lối cải cách tiến bộ
xuất hiện và đã thực sự những tiến bộ đáng kể ở Nam Phi. Từ những việc đấu
tranh chống nạn phân biệt chủng tộc đến những cải cách tiến bộ về kinh tế, du
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
9
lịch, đầu tư cho đến y tế, văn hoá, giáo dục,... đã đem đến cho Nam Phi một bộ
mặt mới mẻ, sôi động và phát triển.
Tháng 6/1999, tại cuộc bầu cử đa sắc tộc lần thứ hai, ông Thabo Mbeki,
Chủ tịch đảng ANC, nguyên Phó Tổng thống, giành được trên 66% phiếu bầu,
trở thành Tổng thống mới của Nam Phi.
Thabo Mbeki đã tỏ ra là một vị tổng thống có tài, tuy nhiên vị trí của ông
trong chính sách đối nội và đối ngoại đã không đạt được sự ủng hộ vì ông từ
chối việc kết án các quan điểm chính trị cực đoan về Zimbabwe của Robert
Mugabe và những phát biểu thiếu hiểu biết của ông về bệnh AIDS. Sự khủng
hoảng về sức khỏe do đại dịch AIDS gây ra đang tác động đến 4,2 triệu người
Nam Phi . Chính các đe dọa nghiêm trọng này có thể làm lu mờ tất cả những vấn
đề khác thuộc về Nam Phi.
1.2. Văn hoá:
Nam Phi là một nước đa chủng tộc, được coi là cái nôi văn hoá của nhiều
dân tộc ở Châu Phi, với nhiều nền văn hoá truyền thống đặc sắc, đi kèm theo
những phong tục tập quán đa dạng. Tuy nhiên, ở các vùng nội thành của
Nam Phi cũng có sự pha trộn về văn hoá. Việc nền văn hoá cổ truyền bị cấm
đoán trong suốt thời kỳ Aparthai khiến cho lối sống cũ cũng dần trở nên
phai nhạt dần.
Bên cạnh những người dân gốc Phi da đen, còn có một bộ phận không
nhỏ người dân da trắng gốc Anh, Hà Lan... Những người này sống tập trung ở
các khu vực thành thị, có đời sống văn hoá thoải mái và tiện nghi như ở các
nước phương Tây.
1.3. Đời sống:
Trải qua thời kỳ mông muội, nghèo đói của một Châu Phi lạc hậu và giai
đoạn hà khắc của chế độ phân biệt chủng tộc Aparthai, đời sống của người dân
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
10
Nam Phi đã thay đổi nhanh chóng. Năm 2002, với mức thu nhập bình quân đầu
người trên 3000 USD, Nam Phi đã được xếp vào hàng có thu nhập cao trong số
các nước đang phát triển (theo phương pháp PPP, GDP/người năm 2002 lên đến
9.400USD).
Mặc dù vậy, chính sách phân biệt chủng tộc đã được xoá bỏ cách đây gần
một thập niên, hiện nay khoảng cách giữa mức sống của người da đen và người
da trắng vẫn còn rất xa. Thậm chí, đối với một số người, Nam Phi là hai nước
chứ không phải một: một nước là của người da trắng, với mức sống tương
đương với người dân những quốc gia phát triển nhất thế giới, và một nước của
người da đen, có thể xếp vào những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Bên cạnh đó Nam Phi còn tồn tại rất nhiều vấn đề nóng bỏng. Theo số
liệu năm 2000, tỷ lệ lạm phát là 5,3%, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 30%, tỷ lệ dân số
sống dưới mức nghèo khổ là 50%, chủ yếu là người da đen.
Một trong những vấn nạn nghiêm trọng nhất của xã hội Nam Phi hiện nay
là sự bành trướng của dịch bệnh AIDS. Nam Phi hiện là nước có số dân nhiễm
virus HIV nhiều nhất thế giới. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, có hơn 4 triệu
200 ngàn người Nam Phi là nạn nhân của căn bệnh thời đại này. Riêng trong nữ
giới, cứ 4 người phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 29 là có 1 người nhiễm HIV.
Thiếu hiểu biết về sự lây lan của căn bệnh, ăn ở thiếu vệ sinh và thiếu
điều kiện chăm sóc sức khoẻ là những nguyên nhân gây ra sự lây lan nhanh
chóng của bệnh AIDS ở Nam Phi. Căn bệnh tai ác này còn là mối đe doạ chính
cho dân số Nam Phi. Bởi nếu không có bệnh AIDS, dân số Nam Phi, từ khoảng
gần 44 triệu hiện nay sẽ có thể tăng lên 52 triệu vào năm 2015.
2/ Chính trị :
Nước Cộng hoà Nam Phi là một nước dân chủ, có hệ thống quản lý ba cấp
độ. Trong đó, nghị viện là cơ quan pháp lý của Chính phủ, có quyền tạo luật phù
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
11
hợp với Hiến pháp. Chính quyền trung ương và 9 chính quyền địa phương:
Estern Cape, Free State, Gauteng, KwaZulu-Natal, Mpumalanga, North-West,
North Cape, Northe Province, Western Cape.
Nước Cộng hoà Nam Phi sử dụng Luật La Mã-Hà Lan, theo luật của Anh
và Hiến pháp năm 1996. Hiến pháp mới được tổng thống Mandela ký vào ngày
10/12/1996 và có hiệu lực từ 03/2/1997 đảm bảo cho sự thống nhất của Chính
phủ và cơ cấu tại quốc gia, tỉnh lỵ và địa phương. Mọi người dân đủ 18 tuổi đều
được quyền đi bầu cử.
Cơ quan lập pháp của Nam Phi bao gồm 2 Viện, trong đó 400 ghế cho
Quốc hội và 90 ghế cho Hội đồng Quốc gia các tỉnh.
Hiện nay Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC-African National Congress)
nắm quyền giữ 266 số ghế. Đảng Dân Chủ (Dp-Democratic Party) chiếm 38
ghế, Đảng Tự do Inkatha chiếm 34 ghế, Đảng Quốc gia mới chiếm 28 ghế và
một số đảng phái khác nắm giữ số ghế còn lại của Quốc Hội.
Cơ cấu Chính phủ được thể hiện như sau:
TỔNG THỐNG VÀ NỘI CÁC
(tổng thống đề cử nội các)
NGHỊ VIỆN TỔNG THỐNG CHỈ
ĐỊNH THẨM PHÁN
HỘI ĐỒNG
CÁC TỈNH
TOÀ ÁN,
HIẾN PHÁP
THỐNG ĐỐC
TỈNH
CÁC HỘI ĐỒNG
ĐỊA PHƯƠNG, THÀNH PHỐ
QUỐC HỘI
TOÀ ÁN
THƯỢNG
THẨM, TỐI CAO
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
12
3. Kinh tế :
3.1. Tăng trưởng kinh tế :
Mặc dù là một nước đang phát triển, Cộng hoà Nam Phi là nước có nền
kinh tế lớn nhất, đa dạng nhất và tiên tiến nhất ở Châu Phi. GDP của Nam Phi
năm 2002 đạt 148 tỷ USD, lớn gấp 3 lần Ai Cập, gấp 4 lần Nigeria, là những
nước có nền kinh tế mạnh nhất của Châu Phi.
Nhìn chung, mức tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1995-2000
đạt 874 tỷ Rand (đồng tiền của Nam Phi) tức là khoảng 127 tỷ USD, đạt 2.3%,
trong đó nông nghiệp tăng 5%, công nghiệp tăng 37%, dịch vụ tăng 58%. GDP
bình quân đầu người năm 2000 lên đến 2.896 USD. Động lực cho sự phát triển
chủ yếu nhờ sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ trong việc chuyển từ
tập trung vào thị trường nội địa sang nền kinh tế hướng ra xuất khẩu. Nguyên nhân
thứ hai là do việc thay đổi cơ cấu của nền kinh tế sang sản xuất và xuất khẩu hàng
hoá và dịch vụ thay vì chỉ dựa chủ yếu vào khai thác nguyên liệu khoáng sản.
GDP tính theo loại hình hoạt động kinh tế với giá hiện hành và giá cơ bản (tỉ rand)
Giai
đoạn
Nông
lâm
ngư
nghiệp
Khai
thác
mỏ
Chế
biến
Xây
dựng
điện,
ga và
nước
Thông
tin liên
lạc và
v.chuyển
Thươn
g mại
Ngành
khác
Tổng
GDP ở
mức
giá cơ
bản
1997 25.325 40.524 124.604 19.386 20.386 57.765 85.858 251.570 625.481
1998 24.453 43.445 129.057 20.682 20.964 63.499 89.222 229.061 670.383
1999 24.555 44.187 135.952 21.262 21.304 71.340 95.159 309.384 723.247
2000 25.375 51.563 148.875 22.352 22.995 80.062 103.923 339.042 793.993
2001 25.689 51.756 151.169 23.389 24.268 89.626 113.569 349.458 832.158
2002 25.897 52.468 159.654 25.469 28.459 93.156 189.457 353.458 864.157
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
13
Nguồn Niên giám Nam Phi 2001 - 2002
3.2. Cơ cấu nền kinh tế :
Nam Phi là một nước rất giầu tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp,
nông nghiệp phát triểm có khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nam
Phi có thế mạnh về sản xuất hàng công nghiệp, điện năng, khai khoáng, dịch
vụ, thương mại.
3.2.1/ Nông nghiệp:
Vị trí địa lý thuận lợi với bờ biển dài tới 3000km, đã tạo nên một khí hậu
khá ôn hoà với 2 mùa mưa nắng, nhiệt độ trung bình từ 20-250C, hình thành nên
một môi trường cho cây trái quanh năm xanh tốt. Nam Phi là một trong số
không nhiều nước trên thế giới có nền nông nghiệp phát triển đa dạng sản phẩm
như lúa mì, ngô, mía đường, thuốc lá, hạt hướng dương, hoa quả nhiệt đới...
chẳng những đảm bảo được an ninh lương thực mà hàng năm còn xuất khẩu với
một khối lượng đáng kể.
Riêng năm 2001, nông nghiệp đóng góp khoảng 3% vào GDP của Nam
Phi và thu hút khoảng 9% lực lượng lao động. Hiện nay, Nam Phi không chỉ tự
túc được về hầu hết các nông sản chủ yếu mà còn là một nhà xuất khẩu nông
sản. Mặc dù nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP, nhưng nông
sản và nông sản chế biến đóng góp khoảng 4% kim ngạch xuất khẩu của Nam
Phi khoảng trên dưới 1 tỷ USD/năm.
3.2.2/ Lâm nghiệp :
Nam Phi có ngành lâm nghiệp phát triển, tạo ra khoảng 280.000 việc
làm, sản lượng hàng năm khoảng 24 triệu m3 gỗ, mang lại doanh thu hàng
năm khoảng 2 tỷ USD. Ngành lâm nghiệp của Nam Phi sản xuất và cung cấp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
14
nhiều loại sản phẩm khác nhau, có thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
3.2.3/ Ngư nghiệp:
Nam Phi có trên 1500 km bờ biển trải dài, cung cấp hàng năm với lượng
cá không nhỏ. Sản lượng cá đánh bắt hàng năm của Nam Phi khá cao, đạt trên
600.000 tấn (gần bằng khoảng 1% sản lượng đánh bắt của thế giới). Ngành này
sử dụng tới trên 30.000 lao động với số đội tầu đánh cá lên tới 4000 chiếc.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể nền kinh tế, sản lượng của cả 3 ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp trên đây mới chỉ đóng góp khoảng
5% GDP.
3.2.4/Công nghiệp :
Công nghiệp khai khoáng:
Một điểm quan trong khi nói đến đất nước Nam Phi, đó là một trong
những nước sản xuất và xuất khẩu khoáng sản lớn nhất thế giới và là nước có trữ
lượng lớn nhất thế giới của nhiều loại khoáng sản như vàng, crôm, platin,
vanadium, mangan... Ngoài ra, Nam Phi còn có trữ lượng quan trọng của nhiều
loại khoáng sản khác, chủ yếu là than đá, uranium, kim cương, sắt, titan, flourit,
niken, photphát.
Sau đây là những con số thống kê thể hiện tầm quan trọng của ngành công
nghiệp khai khoáng Nam Phi đối với thế giới nói chung.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
15
BẢNG: QUY MÔ SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH KHAI KHOÁNG CỦA
NAM PHI VÀ THỨ HẠNG THẾ GIỚI
Tên khoáng sản Đơn vị Sản lượng (năm 2002)
Tỷ lệ % trong
tổng sản lượng
toàn thế giới
Thứ hạng
trên thế
giới
Nhôm Nghìn tấn 172 1 22
Nhôm-silicat Nghìn tấn 188 32 1
Antimoan Tấn 4 534 12 4
Asbestos Nghìn tấn 104 4 7
Quặng Chrome Nghìn tấn 3 600 37 1
Than đá Nghìn tấn 195 800 6 4
Đồng Nghìn tấn 173 2 13
Kim cương Nghìn cara 10 324 10 5
Sắt-chrom Nghìn tấn 1 104 35 1
Sắt-mangan Nghìn tấn 662 10 3
Sắt-silicon Nghìn tấn 99 3 6
Flourspar Nghìn tấn 218 6 4
Vàng Tấn 580 25 1
Quặng sắt Nghìn tấn 32 300 3 8
Quặng-mangan Nghìn tấn 2 851 12 3
Nicken Nghìn tấn 30 3 7
Đá phosphat Nghìn tấn 2 466 2 9
Kim loại nhóm
Platin Tấn 184 53 1
Kim loại silicon Nghìn tấn 38 6 7
Bạc Tấn 192 1 14
Khoáng titan Nghìn tấn 751 20 2
Uran Tấn 1 703 5 7
Vanadium Tấn 27 948 51 1
Vermiculite Nghìn tấn 214 43 1
Kẽm Nghìn tấn 76 1 17
Khoáng zirconi Nghìn tấn 240 30 2
Nguồn: Niên giám Nam Phi năm 2002
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
16
Công nghiệp chế tạo :
Tuy nhiên, những nguồn thu từ khoáng sản chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể
vào những năm 70, 80, vì từ thập niên 90 thì Nam Phi đã chuyển mạnh sang
ngành công nghiệp chế tạo. Giá trị ngành mới này hiện chiếm trên 24% GDP
(khoảng 40 tỷ USD), gấp hơn hai lần giá trị ngành khai khoáng.
Các sản phẩm cơ bản gồm :
- Hoá chất.
- Thực phẩm
- Phương tiện giao thông vận tải
- Sắt thép
3.2.5/ Đầu tư:
Cùng với sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá, đầu tư trực tiếp ở Nam
Phi cũng phát triển một cách nhanh chóng.Từ năm 1995-1998, riêng 5 nước đầu
tư lớn nhất ở Nam Phi đã chiếm tới 80% tổng lượng đầu tư (theo bảng). Trong
đó, Mỹ được coi là nhà đầu tư khổng lồ. Từ năm 1994-1998, khối lượng đầu tư
lên tới 14,3 tỷ rand. Tiếp đó, dù khủng hoảng tài chính tiền tệ xẩy ra ở Châu á,
đi kèm theo những suy giảm đầu tư ở khu vực Châu Á, Malaisia vẫn giữ vị trí
thứ hai. Bên cạnh đó, đầu tư từ phía Anh quốc cũng gia tăng đáng kể trong thời
kỳ này: từ 3,5 tỷ rand năm 1997 đến 6 tỷ rand năm 1998. Các nước Châu Âu
khác trước đó chưa tiến hành đầu tư ở Nam Phi bây giờ cũng bắt đầu tiến sâu
vào thị trường này với những bước đi hứa hẹn. Đặc biệt như Italia, Thuỵ Điển
và Hà Lan. Chính vì vậy, Châu Âu cùng với Bắc Mỹ đã trở thành nguồn FDI
chính tại đất nước Nam Phi này.
Về lĩnh vực đầu tư, công nghệ thông tin, năng lượng dầu khí, môtô, thực
phẩm và đồ uống, kinh doanh khách sạn , giải trí, du lịch là những lĩnh vực
chiếm khối lượng FDI lớn, lên tới 30 tỷ rand.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
17
3.2.6. Dịch vụ, du lịch:
Lĩnh vực dịch vụ của Nam Phi khá phát triển, chiếm 66% GDP năm 2001.
Quan trọng nhất phải kể đến du lịch, bình quân đóng góp khoảng 5% vào GDP.
Năm 2000 có trên 6 triệu khách du lịch nước ngoài tới Nam Phi (đứng đầu châu
Phi). Ngoài ra, các dịch vụ như tài chính ngân hàng, viễn thông, vận tải của Nam
Phi khá hoàn chỉnh và tiên tiến so với các nước đang phát triển khác.
Cũng như vậy, kể từ khi chế độ của đảng Dân tộc chính thức lên nắm
quyền năm 1994 ở Nam Phi, ngành công nghiệp du lịch đã có một bước ngoặt
quan trọng, với tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch hàng năm lên tới 32%. Đây
được coi là một hiện tượng của ngành du lịch trên thế giới. Phát triển du lịch
trên thế giới nói chung và cải cách chính sách ở Nam Phi nói riêng. Một môi
trường hoà bình ổn định đã làm nên sự đột phá chưa từng có trong lĩnh vực du
lịch, đặc biệt là ở các thành phố như Johansbourg, Pretoria, Cape Town và
Durban.
3.2.7. Xuất nhập khẩu:
Tốc độ tăng trưởng:
Nam Phi là thành viên của GATT trước kia và WTO hiện nay. Thị trường
Nam Phi được tự do hoá ở mức độ cao. Ngành ngoại thương chiếm khoảng 50%
GDP. Năm 1998, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt trên 64 tỷ USD,
trong đó xuất khẩu là 31 tỷ USD, nhập khẩu là 33 tỷ USD.
Từ đầu những năm 70, 80, Nam Phi chủ yếu xuất khẩu các loại
khoáng sản và các loại sản phẩm của ngành công nghiệp khai khoáng và chủ
yếu nhập khẩu các loại sản phẩm tiêu dùng, thiết bị máy móc, phương tiện
giao thông vận tải.
Đầu những năm 90 đến nay, Nam Phi có sự thay đổi lớn trong cơ cấu
ngành hàng XNK theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng nông nghiệp và công
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
18
nghiệp chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu, giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng
và thiết bị máy móc trong cơ cấu hàng nhập khẩu.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi thời kỳ 1991-2001
Năm
Tổng kim
ngạch
Xuất khẩu Nhập khẩu
Thặng dư/
Thâm hụt
1991 34,6 17,0 17,6 -0,6
1992 38,0 18,7 19,3 -0,6
1993 44,1 21,7 22,4 -0,7
1994 48,0 26,3 21,7 +4,6
1995 57,4 30,0 27,4 +2,6
1996 57,9 30,3 27,6 +2,7
1997 59,9 31,2 28,7 +2,5
1998 54,0 27,8 26,2 +1,6
1999 52,9 28,6 24,3 +4,3
2000 56,8 31,3 25,5 +5,8
2001 60,8 37,3 23,5 +3,8
2002 65,9 38,9 23,0 +4,1
Tăng
trưởng
3,9%/năm 4,9%/năm 2,9%/năm
Nguồn Bộ Thương mại
Nền ngoại thương Nam Phi phát triển nhất Châu Phi và có sự tăng
trưởng đáng kể trong thập kỷ 90, bình quân tăng 3,9%/năm. Từ năm 1991
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thu Hà - Lớp Pháp 1-K38E
19
đến 1997, kim ngạch mậu dịch tăng trưởng liên tục, đạt đỉnh cao vào năm
1997 là 59,9 tỷ USD. Trong mấy năm gần đây, buôn bán tăng giảm thất
thường nhưng vẫn ở mức cao. Đáng lưu ý là năm 1994 đến 2001, Nam Phi
luôn xuất siêu tương đối lớn.
Cơ cấu mặt hàng :
Nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu của Nam Phi là sản
phẩm chế tạo (cả thành phẩm và bán thành phẩm), chiếm 58,3% xuất khẩu vàng
84% nhập khẩu năm 2001. Khoáng sản và nhiên liệu chiếm vị trí thứ hai trong
xuất khẩu (chiếm 37,9%xuất khẩu năm 2001) và cả trong nhập khẩu (15%).
Nhóm hàng nông sản ngày càng giảm tỷ trọng trong trao đổi thương mại của
Nam Phi, năm 2001 chỉ chiếm 3,5% xuất khẩu và 1,4% nhập khẩu.
Xét về mặt hàng, kim loại quý (đặc biệt là vàng), sắt thép, các sản phẩm
máy móc thiết bị luôn là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Nam Phi. Xuất
khẩu vàng và các kim loại quý khác năm 2002 đạt 11,6 tỷ USD, chiếm trên 30%
tổng kim ngạch xuất khẩu. X
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 109_.pdf