Phụ nữ Việt Nam có tiềm năng to lớn, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Trong lịch sử dựng nước, giữ nước, qua mọi thời kỳ, phụ nữ luôn là lực lượng hùng hậu, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Đặc biệt, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Chủ trương đổi mới và tăng cường công tác phụ nữ của Đảng thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác phụ nữ. Đồng thời, với việc quan tâm đề ra các chủ trương lãnh đạo công tác phụ nữ, Đảng còn quan tâm lãnh đạo Nhà nước ban hành các chính sách, pháp luật cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Đảng luôn quan tâm lãnh đạo và xây dựng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để tổ chức, đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của các tầng lớp phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội đã có chuyển biến tích cực trong công tác phụ nữ. Công tác phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp phụ nữ ngày càng được cải thiện, vai trò của phụ nữ ngày càng được phát huy, sự đóng góp của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội được nâng cao, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã cụ thể hoá bằng các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động phù hợp với đặc thù của tỉnh và quan tâm lãnh đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác phụ nữ. Nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của phụ nữ và công tác phụ nữ đã từng bước được nâng lên. Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ bộc lộ nhiều hạn chế, đồng thời lại có nhiều thách thức mới đặt ra như: Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ mọi mặt của các tầng lớp phụ nữ còn thấp, cơ hội có việc làm và thu nhập còn khó khăn (phụ nữ ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp việc làm thiếu ổn định, điều kiện lao động, điều kiện sống không đảm bảo; phụ nữ nông thôn thiếu việc làm di cư ra thành phố ngày càng tăng.); phụ nữ còn bị bị ràng buộc bởi phong tục tập quán lạc hậu, tỷ phụ nữ nghèo còn cao, phụ nữ đơn côi, tàn tật chưa được quan tâm đúng mức; Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ.; một số cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành chưa thực sự quan tâm chăm lo, bồi dưỡng, tạo những điều kiện cần thiết cho phụ nữ phấn đấu vươn lên.
Yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế nói chung và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đòi hỏi phải coi trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, trong đó có phụ nữ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác phụ nữ, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ có điều kiện tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn các công việc xã hội, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới là một vấn đề cấp bách.
147 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TØnh uû VÜnh Phóc l·nh ®¹o c«ng t¸c phô n÷
giai ®o¹n hiÖn nay
Hµ Néi - 2009MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỈNH ỦY VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHỤ NỮ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
8
1.1.
Khái quát về tỉnh Vĩnh Phúc và quan niệm về công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc giai đoạn hiện nay
8
1.2.
Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ - quan niệm, nội dung, phương thức và quy trình lãnh đạo
30
Chương 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỤ NỮ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
54
2.1.
Thực trạng lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ và thực trạng công tác phụ nữ từ năm 2001 đến nay
54
2.2.
Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
88
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHỤ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
93
3.1.
Mục tiêu, phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ
93
3.2.
Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay
100
KẾT LUẬN
118
KIẾN NGHỊ
121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
123
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCHTW
: Ban Chấp hành Trung ương
CLB
: Câu lạc bộ
CNH,HĐH
: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
HĐND
: Hội đồng nhân dân
KHCN
: Khoa học công nghệ
KHKT
: Khoa học kỹ thuật
LHPN
: Liên hiệp phụ nữ
PNTK
: Phụ nữ tiết kiệm
TD-TK
: Tín dụng- tiết kiệm
TNXH
: Tệ nạn xã hội
TW
: Trung ương
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UVBCH
: Uỷ viên Ban Chấp hành
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ Việt Nam có tiềm năng to lớn, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Trong lịch sử dựng nước, giữ nước, qua mọi thời kỳ, phụ nữ luôn là lực lượng hùng hậu, có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn quan tâm đến công tác phụ nữ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Đặc biệt, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Chủ trương đổi mới và tăng cường công tác phụ nữ của Đảng thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác phụ nữ. Đồng thời, với việc quan tâm đề ra các chủ trương lãnh đạo công tác phụ nữ, Đảng còn quan tâm lãnh đạo Nhà nước ban hành các chính sách, pháp luật cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Đảng luôn quan tâm lãnh đạo và xây dựng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để tổ chức, đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò của các tầng lớp phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội đã có chuyển biến tích cực trong công tác phụ nữ. Công tác phụ nữ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp phụ nữ ngày càng được cải thiện, vai trò của phụ nữ ngày càng được phát huy, sự đóng góp của phụ nữ vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội được nâng cao, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ trong thời kỳ đổi mới, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã cụ thể hoá bằng các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động phù hợp với đặc thù của tỉnh và quan tâm lãnh đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác phụ nữ. Nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của phụ nữ và công tác phụ nữ đã từng bước được nâng lên. Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên, bước vào thời kỳ mới tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ bộc lộ nhiều hạn chế, đồng thời lại có nhiều thách thức mới đặt ra như: Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ mọi mặt của các tầng lớp phụ nữ còn thấp, cơ hội có việc làm và thu nhập còn khó khăn (phụ nữ ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp việc làm thiếu ổn định, điều kiện lao động, điều kiện sống không đảm bảo; phụ nữ nông thôn thiếu việc làm di cư ra thành phố ngày càng tăng...); phụ nữ còn bị bị ràng buộc bởi phong tục tập quán lạc hậu, tỷ phụ nữ nghèo còn cao, phụ nữ đơn côi, tàn tật chưa được quan tâm đúng mức; Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ...; một số cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành chưa thực sự quan tâm chăm lo, bồi dưỡng, tạo những điều kiện cần thiết cho phụ nữ phấn đấu vươn lên.
Yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế nói chung và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đòi hỏi phải coi trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, động viên sự nỗ lực vượt bậc của toàn dân, trong đó có phụ nữ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác phụ nữ, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ có điều kiện tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn các công việc xã hội, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới là một vấn đề cấp bách.
Từ những lý do nêu trên, với cương vị là Tỉnh uỷ viên- Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, được Đảng phân công tham mưu cho Tỉnh uỷ về công tác phụ nữ và chỉ đạo phong trào phụ nữ trong toàn tỉnh, bằng những kiến thức được học tập tại lớp Cao học xây dựng đảng khoá XIII, em chọn nghiên cứu đề tài “Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp khoá học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ là một vấn đề quan trọng được nhiều nhà khoa học, các cấp uỷ đảng và các cấp hội quan tâm nghiên cứu. Thời gian qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phụ nữ. Có những công trình nghiên cứu vấn đề sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội nói chung trong đó có công tác phụ nữ. Có những công trình đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ. Có những công trình chỉ nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam. Trong số các công trình nghiên cứu có công trình viết dưới dạng sách, chuyên đề, bài viết đăng báo... đã có những kiến giải sâu sắc và có đóng góp quan trọng như:
Trần Đình Nghiêm (chủ biên)(2002), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Lê Văn Lý (chủ biên) (1999), “Sự lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Phúc (2004) “Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong thời kỳ đổi mới”, Lịch sử Đảng, (1)
Hội LHPN Việt Nam (2002), Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hội LHPN Việt Nam (2001), Quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2004), Giáo trình công tác vận động quần chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng (2004), Giáo trình xây dựng Đảng (Hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Đức Hạt (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
TS. Đỗ Thị Thạch: Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
Tạp chí Xây dựng Đảng (1995), Về phương thức lãnh đạo của Đảng, Số chuyên đề, Xí nghiệp in Bản đồ I, Bộ Quốc phòng.
Lê Hữu Nghĩa (2001), Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng và sự quản lý của chính quyền cơ sở , Tạp chí Cộng sản (19).
Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam, Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Hội LHPN Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, chuyên đề số VI, tháng 12/2004.
Tòng Thị Phóng, "Không ngừng đổi mới tư duy, làm tốt hơn nữa công tác vận động quần chúng của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 17, tháng 9/2006.
Nguyễn Khánh và Phạm Ngọc Quang: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 9, tháng 5/2004.
Trương Thị Khuê: “Đổi mới công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ mới”, Tạp chí Cộng sản, số 6, tháng 9/2008.
Lê Huy Ngọ (chủ biên) đề tài: “Tổng kết phương thức lãnh đạo của Đảng”, tháng 9/1994.
Đảng đoàn Hội LHPN Việt Nam: “Báo cáo tổng kết Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”.
Hội LHPN Việt Nam (2004), “Báo cáo thực trạng lao động nữ khu vực công nghiệp tham gia sinh hoạt Hội trên địa bàn dân cư”.
Hội LHPN Việt Nam (2007), “Báo cáo nghiên cứu khảo sát, đánh giá mô hình thu hút hội viên, phụ nữ tham gia hoạt động Hội phụ nữ và đề xuất giải pháp”.
Ngô Thị Ngọc Anh (1992), “Nâng câo chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ”- Luận án tiến sỹ.
Trần Thị Lan (2007), “Sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội LHPN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận Văn Thạc sỹ.
Nguyễn Hữu Quất (2007), “Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay”, Luận Văn Thạc sỹ.
Trên cơ sở mục đích và các góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình trên đều đề cập đến phụ nữ, công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phụ nữ. Đây là những tư liệu quý báu, giúp tác giả nghiên cứu kế thừa, chọn lọc những phương pháp tốt nhất khi tiếp cận nghiên cứu đề tài.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể vấn đề “Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ giai đoạn hiện nay”. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ; khảo sát đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ trong thời gian qua; nghiên cứu tìm ra nguyên nhân của thực trạng đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ đối với công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Làm rõ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc liên quan đến phụ nữ, đến công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ.
- Làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ.
- Khảo sát và phân tích thực trạng tình hình phụ nữ, công tác phụ nữ và thực trạng Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác phụ nữ từ năm 2001 đến nay; chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm từ thực tiễn.
- Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đối với công tác phụ nữ giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phụ nữ và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ; thực trạng hoạt động lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lô gíc và lịch sử, kết hợp với điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, thống kê, so sánh, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Góp phần làm sáng rõ những vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo công tác phụ nữ của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc thời gian qua, đề xuất được các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ về công tác phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp này là cơ sở khoa học giúp cho bản thân tác giả làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh uỷ lãnh đạo tốt công tác phụ nữ của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành nâng cao chất lượng công tác phụ nữ, góp phần phát huy vai trò tích cực của phụ nữ xây dựng và phát triển địa phương ngày càng giàu mạnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1TỈNH UỶ VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHỤ NỮ – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC VÀ QUAN NIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ CỦA TỈNH UỶ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1.1. Khái quát về Tỉnh Vĩnh Phúc và đặc điểm, vai trò của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc và công tác phụ nữ
* Đặc điểm tự nhiên, văn hoá, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ Bắc Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang; phía Đông; phía Nam tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện). Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km. Có Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sự phát triển của tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đó đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn thuộc hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phòng; Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý đó mang lại cho tỉnh Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội.
Là tỉnh đồng bằng nhưng Vĩnh Phúc có đủ 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du, miền núi. Phía Bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592 m, phía Tây Nam được bao bọc bởi 2 sông lớn là sông Hồng và sông Lô tạo nên địa thế của tỉnh thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Vùng Đồng bằng, được hình thành do phù sa của Sông Hồng, Sông Lô có địa hình khá bằng phẳng, chạy dài từ các xã Nam huyện Lập Thạch, Sông Lô qua huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, tới Nam huyện Bình Xuyên.
Vùng Trung du, thuộc phía Bắc các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên và phần lớn huyện Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên.
Vùng đồi núi, tập trung ở phía Bắc của tỉnh, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ xã Quang Yên (huyện Lập Thạch) đến Ngọc Thanh (TX Phúc Yên).
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng về mùa đông thì lạnh, khô và ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng và các tháng trong năm. Tại khu vực núi Tam Đảo lượng mưa luôn cao nhất, là tâm mưa của vùng. Hệ thống sông, suối, hồ, ao trên địa bàn tỉnh khá phong phú.
Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên 123.176,43 ha. Theo hiện trạng sử dụng đất phân ra như sau:
Đất nông nghiệp 85.781,61 ha chiếm 69,64% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp 34.474,17 ha chiếm 27,99% tổng diện tích đất tự nhiên và đất chưa sử dụng 2.920,65 ha, chiếm 2,37%.
Nhìn chung, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc thấp so với các tỉnh lân cận và bình quân chung của các tỉnh, thành trong cả nước. Bình quân diện tích đất trồng cây hàng năm đạt gần 420 m2/người. Do nhu cầu cần đất ở, đất chuyên dùng cao, nên tốc độ giảm của diện tích đất canh tác khá nhanh, đây là một áp lực không nhỏ đối với sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản của tỉnh.
Rừng của Vĩnh Phúc có diện tích không lớn, nhưng số lượng động thực vật rất phong phú, nhiều loại lâm sản có giá trị, một số loài đặc hữu trong sách đỏ cần được bảo vệ và đang được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Giá trị kinh tế lâm nghiệp chủ yếu và lâu dài là rừng đặc dụng, phòng hộ, phục vụ du lịch. Phần lớn nằm trong khu rừng tự nhiên thuộc Vườn Quốc gia Tam Đảo, công tác lâm nghiệp của tỉnh có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái cho toàn vùng và Thủ đô Hà Nội.
Vĩnh Phúc là tỉnh nghèo về các loại khoáng sản. Tuy có một số loại khoáng sản quí hiếm như: thiếc, vàng nhưng trữ lượng quá nhỏ, phân tán, không đủ điều kiện để đầu tư khai thác. Khoáng sản có trữ lượng đáng kể dùng cho ngành vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đá Grarít (khoảng 50 triệu m3); khoáng sản có khả năng khai thác lâu dài là các mỏ cao lanh giàu nhôm, cát sỏi, đất sét làm gạch ngói và than bùn để chế biến phân bón hữu cơ.
- Điều kiện văn hóa - xã hội
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều dân tộc sinh sống, đông nhất là người kinh, chiếm 95,7%; dân tộc thiểu số có người Sán Dìu, chiếm 2,5%, còn lại trên 20 dân tộc khác có số lượng dân số nhỏ.
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2008 có 1.014.488 người, mật độ bình quân 824 người/km2, gấp 3 lần so với mức bình quân chung của cả nước, thấp hơn mức bình quân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, tốc độ tăng dân số năm 2008 là 1,132% vào loại thấp so với trung bình cả nước.
Mặc dù cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng CNH - HĐH và kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh (6,68%/năm giai đoạn 2001 - 2005) nhưng do đặc điểm tự nhiên kinh tế – xã hội, xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp (1998 trở về trước), đến nay dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao, năm 2008 là 781,29 nghìn người, chiếm 77%. Năm 2008, tổng số lao động của tỉnh có 703,66 ngàn người, chiếm 69,4% tổng nhân khẩu. Trong đó, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn có 597,36 ngàn người; phân ra: nông lâm nghiệp, thuỷ sản 310,46 ngàn người (51,97%); công nghiệp – xây dựng: 127,5 ngàn người (21,34 %); và dịch vụ 159,4 ngàn người (26,69%).
Về chất lượng lao động, trong những năm gần đây, tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lấy giáo dục phổ thông làm tiền đề; coi trọng công tác đào tạo, huấn luyện nghề cho người lao động. Tuy vậy, chất lượng lao động nhất là lao động nông lâm thuỷ sản rất thấp. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 14,76%. Hiện nay, nông dân không chỉ thuần tuý làm ruộng, chăn nuôi, mà còn tham gia các ngành, nghề, dịch vụ,…
Sau gần 13 năm tái lập tỉnh, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song Vĩnh Phúc đã giành được những thành tựu quan trọng. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 10 năm (1997-2007) tăng 17,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ tăng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến nay, cơ cấu kinh tế: công nghiệp – dịch vụ gần 84 %, nông nghiệp còn gần 17%. Thu hút đầu tư tăng mạnh, trong hơn 10 năm tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được trên 400 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên 3 tỷ USD.
Thu ngân sách tăng nhanh, từ 114 tỷ đồng (năm 1997) tăng lên 9.220 tỷ đồng (năm 2008), trong đó thu nội địa chiếm gần 80%. Từ một tỉnh khó khăn, từ năm 2004, tỉnh đã cân đối được thu – chi và có đóng góp đáng kể cho ngân sách Trung ương. Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp, diện mạo từ đô thị đến nông thôn ngày càng đổi mới. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,04% (năm 2005) xuống còn 10%; bình quân giảm 2,68%/năm. Năm 2008, giá trị tăng thêm bình quân đầu người của tỉnh đạt 9,583 triệu đồng; GDP bình quân đầu người đạt 1.230 USD, cao hơn mức trung bình của cả nước.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển, quốc phòng được củng cố, tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, xây dựng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố ở khắp các xã, thị trấn, đến tận thôn, bản trên địa bàn tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và vật chất kỹ thuật từng bước được cải thiện. Năm học 2008 – 2009, toàn tỉnh có 18.959 cháu ra nhà trẻ, đạt tỷ lệ huy động 47,6% số cháu trong độ tuổi; tỷ lệ các cháu mẫu giáo đến lớp đạt 93%. Số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 65,5%, tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn trở lên là 99,3%. Toàn tỉnh đã phổ cập giáo dục Trung học cơ sở từ năm 2002. Đến nay, 100% số xã có trường Trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 tăng từ 75% năm 2000 lên 85% năm 2009. Toàn tỉnh có 38 trường Trung học phổ thông; tỷ lệ học sinh đoạt giải các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia của Vĩnh Phúc đạt cao ở tất cả các bậc học, nhiều năm có học sinh đoạt giải quốc tế, đóng góp vào thành tích chung của giáo dục - đào tạo nước nhà.
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và y tế cơ sở không ngừng được đầu tư cải tạo, nâng cấp. Toàn tỉnh có 138 trạm y tế (137 xã, phường, thị trấn); 100% số trạm y tế có bác sĩ, tỷ lệ y tế xã đạt chuẩn quốc gia là 88,5%. Tuyến cơ sở có 5 bệnh viện, 5 bệnh viện đa khoa huyện, 8 phòng khám đa khoa khu vực và 3 trung tâm y tế. Trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại; đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, y đức ngày càng tăng; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá phát triển rộng khắp, môi trường văn hoá địa phương cơ bản ổn định, lành mạnh. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống được đề cao và phát huy. Đời sống văn hoá cơ sở có bước khởi sắc, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá hình thành trên diện rộng, bước đầu đi vào chiều sâu chất lượng. Đến hết năm 2008, toàn tỉnh xây dựng được 957 nhà văn hoá thôn, khu phố; 113 nhà văn hoá xã, phường; 137 điểm bưu điện văn hoá xã; 1 thư viện tỉnh, 6 thư viện cấp huyện và 27 thư viện xã, 450 thư viện, phòng đọc cơ quan, trường học. Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, tôn tạo các di tích được coi trọng, quan tâm.
Sự nghiệp thể dục thể thao đã có sự phát triển khá rõ rệt về nhiều mặt, phong trào thể dục thể thao quần chúng thường xuyên diễn ra sôi động ở khắp nơi trong tỉnh. Thể thao thành tích cao đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận… góp phần, nâng cao thể lực, trí tuệ nhân dân. Công tác xã hội được duy trì thường xuyên, chăm sóc và giải quyết tốt chế độ, chính sách cho các đối tượng được hưởng. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đối với người có công được quan tâm. Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, trẻ em mồ côi được các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội quan tâm qua nhiều hoạt động thiết thực. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội được triển khai có hiệu quả, cơ bản duy trì được trật tự an toàn xã hội.
Tình hình an ninh trật tự tiếp tục ổn định. Phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và có tiến bộ. Việc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội đã được các cấp, các ngành phối hợp thực hiện có hiệu quả.
* Đặc điểm, vai trò của phụ nữ Vĩnh Phúc và công tác phụ nữ ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Đặc điểm của phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc
Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc cũng mang nét chung của phụ nữ Việt Nam về tính đảm đang, cần cù, chịu thương, chịu khó, hết lòng chăm lo cho gia đình. Tuy nhiên, do điều kiện sinh sống nên có một số nét riêng như:
Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc năng động, nhanh nhạy về kinh tế.
Do địa bàn tỉnh sát Thủ đô, có nhiều lợi thế phát triển kinh tế - xã hội; đang có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh do đó đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển những phẩm chất mới của phụ nữ trong thời kỳ mới, đó là tính năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực, đặc biệt sự năng động và nhanh nhạy về kinh tế được thể hiện rõ nét nhất. Sau 12 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã giành được những thành tựu phát triển quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 10 năm (1997 - 2007) tăng 17,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ tăng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến nay, cơ cấu kinh tế: công nghiệp – dịch vụ gần 84 %, nông nghiệp còn gần 17%. Thu hút đầu tư tăng mạnh, trong hơn 10 năm tỉnh Vĩnh Phúc đó thu hút được trên 400 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên 3 tỷ USD. Đây là điều kiện thuận lợi làm cho trình độ mọi mặt của phụ n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc