Năm 2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ra nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được Quốc hội phê duyệt. Chiến lược biển ra đời đã đáp ứng được sự mong đợi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đáp ứng được nhu cầu cơ bản và cấp bách sự phát triển của đất nước, quyết tâm phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 và các định hướng chung của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 - 2030 là: "Trên cơ sở quyết tâm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quyết định làm cho đất nước mạnh, giàu".
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, là tỉnh duy nhất của cả nước Việt Nam có ba mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với biển đông, phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan, kéo dài từ biển Đông sang biển Tây. Vùng biển tỉnh Cà Mau nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển khu vực Đông Nam Á, có ngư trường rộng trên 80.000km2, với nhiều loài thủy sản quý hiếm, có trữ lượng lớn, khả năng khai thác khoảng 250.000 tấn/năm và có tiềm năng khá lớn về dầu khí trong lòng biển.
Tỉnh Cà Mau nằm trong vùng kinh tế động lực của đồng bằng sông Cửu Long. Trong mối quan hệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau là điểm đến của một số tuyến quốc lộ và đường thủy quan trọng. Trong mối quan hệ của khu vực, Cà Mau nằm trong hành lang phát triển phía nam của tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
Diện tích phần đất liền 5.329,5 km2 (bằng 13,13% diện tích đồng bằng sông Cửu Long) bằng 1,58 % diện tích cả nước) chiều dài bờ biển Cà Mau 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước và là tỉnh có bờ biển dài nhất trong số 28 tỉnh, thành phố có biển; có 6/9 huyện, thành phố và 101 xã, thị trấn; 24 xã, thị trấn trong tỉnh tiếp giáp với biển; diện tích đất liền các huyện ven biển trên 402.000 ha, chiếm 75,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; dân số năm 2008 trên 730.000 người, chiếm gần 60% dân số toàn tỉnh. Vùng biển Cà Mau rộng trên 80.000 km2, biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông - Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.
Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt, với 33 cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển; Cảng Năm Căn có khả năng xây dựng và phát triển thành cảng nước sâu, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển các vùng ven biển, phát triển kinh tế biển và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. Do vậy, vùng biển và ven biển Cà Mau có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh Cà Mau nói riêng, của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung.
Khí hậu Cà Mau là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao, rất thuận lợi cho việc phát triển đa dạng cây, con trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Nhiệt độ trung bình 26,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4, khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 01 khoảng 250C. Biên độ trung bình trong một năm là 2,70C. Trong năm có hai mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.300mm. Số giờ nắng trong năm 2.500 giờ. Độ ẩm tương đối 82%.
Do đặc trưng thổ nhưỡng và chế độ thủy văn như trên nên kinh tế biển là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Chính vì vậy, cùng với việc chỉ đạo phát triển kinh tế nói chung, những năm gần đây, Tỉnh ủy Cà Mau đã coi trọng lãnh đạo phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh và xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và đã đạt được những kết quả, tạo nên sự chuyển biến cơ bản về kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong lãnh đạo kinh tế, vẫn còn những thiếu sót khuyết điểm và có mặt yếu kém. Bước vào lãnh đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của những thập niên đầu thế kỷ XXI, sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Cà Mau nói chung, lãnh đạo phát triển kinh tế biển cần được tăng cường và nâng lên một tầm cao mới. Nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần vào việc trên, tôi chọn đề tài: "Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
132 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tØnh ñy cµ mau l·nh ®¹o ph¸t triÓn kinh tÕ biÓn trong giai ®o¹n hiÖn nay
Hµ Néi – 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỈNH ỦY CÀ MAU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
7
1.1.
Đặc điểm kinh tế biển của tỉnh và vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tỉnh ủy Cà Mau
7
1.2.
Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo kinh tế biển - quan niệm, nội dung, phương thức và quy trình lãnh đạo
27
Chương 2: TỈNH ỦY CÀ MAU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
47
2.1.
Thực trạng kinh tế biển và sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau
47
2.2.
Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau
71
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY CÀ MAU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN NĂM 2015
77
3.1.
Những dự báo thuận lợi, khó khăn, mục tiêu, phương hướng
77
3.2.
Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Cà Mau đối với phát triển kinh tế biển đến năm 2015
88
KẾT LUẬN
102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
105
PHỤ LỤC
111
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH : Ban Chấp hành
CV : Mã lực
HĐND : Hội đồng nhân dân
LHPN : Liên hiệp phụ nữ
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản
TNCS : Thanh niên cộng sản
TW : Trung ương
UBND : Uỷ ban nhân dân
UBKT : Uỷ ban kiểm tra
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ra nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được Quốc hội phê duyệt. Chiến lược biển ra đời đã đáp ứng được sự mong đợi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, đáp ứng được nhu cầu cơ bản và cấp bách sự phát triển của đất nước, quyết tâm phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 và các định hướng chung của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 - 2030 là: "Trên cơ sở quyết tâm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quyết định làm cho đất nước mạnh, giàu".
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải từ ngày 01 tháng 01 năm 1997. Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, là tỉnh duy nhất của cả nước Việt Nam có ba mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với biển đông, phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan, kéo dài từ biển Đông sang biển Tây. Vùng biển tỉnh Cà Mau nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển khu vực Đông Nam Á, có ngư trường rộng trên 80.000km2, với nhiều loài thủy sản quý hiếm, có trữ lượng lớn, khả năng khai thác khoảng 250.000 tấn/năm và có tiềm năng khá lớn về dầu khí trong lòng biển.
Tỉnh Cà Mau nằm trong vùng kinh tế động lực của đồng bằng sông Cửu Long. Trong mối quan hệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau là điểm đến của một số tuyến quốc lộ và đường thủy quan trọng. Trong mối quan hệ của khu vực, Cà Mau nằm trong hành lang phát triển phía nam của tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
Diện tích phần đất liền 5.329,5 km2 (bằng 13,13% diện tích đồng bằng sông Cửu Long) bằng 1,58 % diện tích cả nước) chiều dài bờ biển Cà Mau 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước và là tỉnh có bờ biển dài nhất trong số 28 tỉnh, thành phố có biển; có 6/9 huyện, thành phố và 101 xã, thị trấn; 24 xã, thị trấn trong tỉnh tiếp giáp với biển; diện tích đất liền các huyện ven biển trên 402.000 ha, chiếm 75,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; dân số năm 2008 trên 730.000 người, chiếm gần 60% dân số toàn tỉnh. Vùng biển Cà Mau rộng trên 80.000 km2, biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông - Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.
Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt, với 33 cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển; Cảng Năm Căn có khả năng xây dựng và phát triển thành cảng nước sâu, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển các vùng ven biển, phát triển kinh tế biển và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. Do vậy, vùng biển và ven biển Cà Mau có vị trí, vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh Cà Mau nói riêng, của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung.
Khí hậu Cà Mau là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao, rất thuận lợi cho việc phát triển đa dạng cây, con trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Nhiệt độ trung bình 26,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4, khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 01 khoảng 250C. Biên độ trung bình trong một năm là 2,70C. Trong năm có hai mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.300mm. Số giờ nắng trong năm 2.500 giờ. Độ ẩm tương đối 82%.
Do đặc trưng thổ nhưỡng và chế độ thủy văn như trên nên kinh tế biển là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Chính vì vậy, cùng với việc chỉ đạo phát triển kinh tế nói chung, những năm gần đây, Tỉnh ủy Cà Mau đã coi trọng lãnh đạo phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh và xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và đã đạt được những kết quả, tạo nên sự chuyển biến cơ bản về kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong lãnh đạo kinh tế, vẫn còn những thiếu sót khuyết điểm và có mặt yếu kém. Bước vào lãnh đạo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế của những thập niên đầu thế kỷ XXI, sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Cà Mau nói chung, lãnh đạo phát triển kinh tế biển cần được tăng cường và nâng lên một tầm cao mới. Nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần vào việc trên, tôi chọn đề tài: "Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đảng lãnh đạo kinh tế nói chung và các cấp ủy đảng lãnh đạo kinh tế biển nói riêng trong điều kiện hiện nay được nhiều nhà khoa học và các cán bộ chỉ đạo thực tiễn quan tâm nghiên cứu, đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu và những kết luận rút ra từ thực tiễn đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí của Đảng:
- Cuốn sách Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta, do PGS Lê Văn Lý chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, trong đó có một chương về Đảng lãnh đạo kinh tế.
- Về phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số chuyên đề, tháng 12-1995.
- Viện Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy trong điều kiện hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, do GS,TS Lưu Văn Sùng là chủ nhiệm đề tài.
- Tác động của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của PGS,TS Nguyễn Văn Cúc; đề tài khoa học cấp bộ (2000).
Ngoài ra, còn có các luận văn tốt nghiệp đại học chính trị, cao cấp lý luận chính trị, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ đã bảo vệ thành công ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh liên quan đến đề tài:
- Phương hướng và giải pháp về quản lý nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng sản xuất hàng hóa, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, của Nguyễn Sáng Vang, (2000);
- Đổi mới chính sách kinh tế nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (qua thực tế ở tỉnh Quảng Bình), Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, của Phạm Phong Duễ, (2000);
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, của Xỉnh Khăm Phôm Ma Xay (Lào), (2003).
Và gần đây, từ khi có Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam, đã có một số bài chuyên bàn về kinh tế biển đảo, như:
- Kinh tế biển phải được phát triển theo hướng bền vững, của Nguyễn Văn Hoàng, đăng trên báo Việt Nam Net.vn, 2008.
- Tổ chức không gian phát triển kinh tế biển, đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, thứ hai, ngày 16-04-2007.
- Kinh tế biển chiếm 48% GDP cả nước, đăng trên Việt Nam Net.vn lúc 20h06’ngày 08-4-2008.
- Phát triển kinh tế biển bền vững - kiên quyết hạn chế tác động xấu đến môi trường, đăng trên Việt Nam Net.vn (chuyên mục kinh tế biển), của tác giả Anh Tú - Văn Lượng (Bộ Tài Nguyên và Môi trường).
- Phát triển kinh tế biển, đăng trên Việt Nam Net.vn lúc 10h37’ thứ sáu, ngày 14-4-2006, của Trần Minh Sanh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xây dựng Lý Sơn thành đặc khu kinh tế biển đảo giàu mạnh và bền vững, đăng trên Việt Nam Net.vn ngày 11-8-2008, của Võ Xuân Huyện.
- Hiện trạng phát triển kinh tế biển Việt Nam, đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7-2007.
- Đào tạo nhân lực phục vụ kinh tế biển: Vô cùng cấp bách! của Kim Toàn, đăng trên Việt Nam Net.vn, lúc 18h41’ ngày 28-4-2008.
- Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 04/6/2007 của Tỉnh ủy Cà Mau thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chiến lược kinh tế biển.
- Kế hoạch số 16/KH-UBND tỉnh Cà Mau thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, với mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành một tỉnh mạnh về biển, hướng ra biển để phát triển, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần cho dân cư vùng biển, ven biển...
Song, cho tới nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo kinh tế nói chung, lãnh đạo phát triển kinh tế biển nói riêng, khảo sát, đánh giá thực trạng lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Cà Mau đến năm 2015.
- Nhiệm vụ:
+ Làm rõ những đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với kinh tế biển.
+ Làm rõ các quan niệm và những vấn đề lý luận chủ yếu về Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
+ Khảo sát và phân tích thực trạng kinh tế biển ở Cà Mau và phân tích, đánh giá thực trạng lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Cà Mau từ năm 2005 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm.
+ Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với phát triển kinh tế biển đến năm 2015.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng:
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Cà Mau đối với phát triển kinh tế biển.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình kinh tế của tỉnh Cà Mau nói chung, tình hình phát triển kinh tế biển nói riêng và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy đối với phát triển kinh tế biển từ 2005 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; điều tra khảo sát thực tế, phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh, phân tích - tổng hợp; lôgíc - lịch sử; phương pháp chuyên gia.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Những kinh nghiệm về lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Cà Mau từ 2005 đến nay.
- Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo kinh tế biển của Tỉnh ủy Cà Mau đến năm 2015.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy Cà Mau và các huyện, thành ủy trong tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập ở Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố và các huyện trong tỉnh Cà Mau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1
TỈNH ỦY CÀ MAU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN - NHỮNG VẤN ĐẾ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH VÀ VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA TỈNH ỦY CÀ MAU
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực Nam của nước Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với biển đông, phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan. Tỉnh Cà Mau nằm trong vùng kinh tế động lực của đồng bằng sông Cửu Long. Trong mối quan hệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tỉnh Cà Mau là điểm đến của một số tuyến quốc lộ và đường thủy quan trọng. Trong mối quan hệ của khu vực, Cà Mau nằm trong hành lang phát triển phía nam của tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
Diện tích phần đất liền 5.329,5 km2 (bằng 13,13% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58 % diện tích cả nước) chiều dài bờ biển Cà Mau 254 km. Vùng biển Cà Mau rộng trên 80.000 km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông - Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.
Ngoài phần đất liền, Cà Mau có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5 km2. Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sông, rạch, độ cao bình quân 0,5 m so với mặt nước biển. Hàng năm ở vùng Mũi Cà Mau bồi ra biển khoảng 50 m đến 80 m; bờ biển phía đông (từ cửa sông Gành Hào đến cửa sông Rạch Gốc) bị xói lở, có nơi mỗi năm 20 m.
Khí hậu Cà Mau là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao, rất thuận lợi cho việc phát triển đa dạng cây, con trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.
Toàn bộ diện tích đất đai Cà Mau chịu ảnh hưởng của hai chế độ nhật triều. Nhật triều không đều ở biển Tây và bán nhật triều ở biển Đông. Do ảnh hưởng chế độ thủy triều, dẫn đến việc xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền vào mùa khô, gây úng lụt một số vùng vào mùa mưa. Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước, đặc biệt là vào mùa mưa. Trong đó, có khoảng 90% diện tích đất ngập mặn có chứa phèn. Những đặc trưng này đã hình thành nên những vùng đất và môi sinh rất đặc trưng của Cà Mau.
Cà Mau là vùng đất trẻ của đồng bằng sông Cửu Long có sự lắng bồi từ Rạch Mũi đến Tiểu Dừa (biển Tây) và xói lở từ Rạch Gốc đến Gành Hào (biển Đông). Đất canh tác gồm 4 loại chính: Đất nhiễm phèn khoảng 60% diện tích đất tự nhiên, đất nhiễm mặn khoảng 33%, đất bãi bồi khoảng 1,5%, đất than bùn 1,6%.
Do đặc trưng thổ nhưỡng và chế độ thủy văn như trên nên việc sử dụng đất ở Cà Mau đã hình thành các vùng: Vùng trồng cây lương thực, thực phẩm; vùng trồng cây lâu năm; vùng nuôi trồng thủy sản. Trong đó, diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản 229.190 ha, đất nông nghiệp 142.428 ha, đất lâm nghiệp 106.085 ha.
Nguồn nước ngọt cung cấp cho nông nghiệp chủ yếu là nước mưa. Nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp là nước ngầm. Nước mặn ở Cà Mau là tài nguyên quý giá, rất thích hợp cho việc phát triển lâm, ngư nghiệp, nuôi tôm cá.
Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 101 đơn vị xã, phường, thị trấn. Dân số 1.219.505 người bao gồm ba dân tộc, kinh 96%, Hoa 1,5%, Khmer 2,5%. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1,55%. Mật độ 232 người/ 1 km2. Dân số nông thôn 975.641 chiếm 80%. Toàn tỉnh có 211.820 hộ dân (số liệu của Cục Thống kê thời điểm năm 2007).
Mặt bằng văn hóa của nhân dân còn thấp, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh theo thống kê cuối năm 2000 cho thấy, trình độ cao đẳng trở lên có khoảng 4.146 người/1,1 triệu dân, trong đó số có trình độ sau đại học là 62 người. Lao động ở Cà Mau dồi dào nhưng đa số có học vấn thấp, trình độ, kỹ năng lao động hầu như không cao, chủ yếu lao động giản đơn. Khu vực đô thị dân cư khá tập trung, ở nông thôn dân cư phân tán và rải rác, chỉ tập trung chủ yếu ở các trung tâm xã, đầu mối giao thông và dọc theo các trục kênh chính.
Cà Mau là tỉnh có nhiều tôn giáo và giáo phái gồm có Cao Đài Minh Chơn đạo, Tiên Thiên, Tây Ninh, thiên lâm, tịnh độ cư sĩ, khất sĩ, ni giới Việt Nam. Hai tôn giáo ra đời sớm nhất, có tín đồ đông nhất là Đạo phật và Thiên chúa. Các Tôn giáo khác ra đời chậm hơn như Cao đài, Tin lành.
Về mặt lịch sử, Cà Mau là vùng đất trẻ được hình thành trên 200 năm. Dân cư Cà Mau không hình thành từ các lũy tre làng như các tỉnh phía Bắc, mà dân cư Cà Mau là dân khắp nơi trong cả nước về cùng chung sống. Đặc điểm nổi bật của cư dân nông thôn Cà Mau là định cư rải rác trên các bờ sông, kênh rạch, nhà gắn với vườn, vườn gắn với ruộng. Người Hoa, Kinh, Khmer sống đan xen nhau, luôn tương trợ đoàn kết khi hoạn nạn, chân thành cởi mở; phong cách ứng xử của người dân Cà Mau mang tính nông dân chất phát, tính bộc trực, thẳng thắn.
Sau khi được tái lập, bên cạnh những thuận lợi, Đảng bộ và nhân dân Cà Mau gặp không ít khó khăn. Thuận lợi cơ bản là Cà Mau tiếp tục kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả của quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Minh Hải để lại; nhân dân Cà Mau có truyền thống cách mạng kiên cường, cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, công tác và học tập. Khá đông đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện, thử thách và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết với bao công việc kiến thiết xây dựng quê hương.
Khó khăn nổi rõ nhất là Cà Mau vẫn còn là tỉnh nghèo, mặt bằng phát triển kinh tế - xã hội còn thấp so với các tỉnh trong khu vực, kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất, đời sống còn nhiều yếu kém. Còn 38 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất ở các vùng, tiểu vùng không bảo đảm. Nền sản xuất của tỉnh phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất, sản lượng, hiệu quả còn thấp, tính cạnh tranh yếu. Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ở những vùng nông thôn xa xôi còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết các cơ sở đào tạo xây dựng trước đây đều nằm ở tỉnh Bạc Liêu; đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp tỉnh bị biến động, thiếu nghiêm trọng, chỗ nơi, phương tiện làm việc không thuận lợi. Có lúc nội bộ lãnh đạo ở tỉnh có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, việc tập trung lo cho công việc chung hạn chế.
Đánh giá đúng những thuận lợi và những khó khăn đó, được sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ tỉnh luôn nỗ lực khắc phục những khó khăn, yếu kém, tăng cường đoàn kết thống nhất, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, tính năng động sáng tạo, khai thác phát huy nguồn lực tại chỗ, đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất; sớm ổn định, kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Từ những việc làm thiết thực đó, sau 10 năm được tái lập, Đảng bộ Cà Mau đã giành được những thành quả rất quan trọng và khá toàn diện. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng, những vùng chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, tôm - lúa phát huy hiệu quả rất rõ, năng lực, quy mô chế biến xuất khẩu hàng hóa thủy sản tăng vọt, Cà Mau đóng góp 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước; tăng trưởng GDP của tỉnh đạt khá, tăng dần qua hàng năm (bình quân từ năm 1997 - 2007 đạt trên 10%); thu nhập bình quân đầu người từ khoảng 150 USD/ năm 1997 lên trên 785 USD/năm 2007. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống phát triển khá nhanh, nhất là hệ thống giao thông bộ. Đến nay, đã có đường ô tô đến 7 huyện (năm 1997 là không có), 62/83 xã (năm 1997 là 03 xã). Thu hút đầu tư ngoài tỉnh có nhiều triển vọng, khu công nghiệp khí - điện - đạm đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình phát triển của Cà Mau trong thời gian tới.
Về dân số, Cà Mau có trên 1,2 triệu dân, mật độ dân số ở mức độ trung bình tương đương 500 người/km2. Tuy nhiên, dân cư phân bổ không đều, cũng như tình hình chung của cả nước, dân cư thường tập trung ở các đô thị, các trung tâm xã, thị trấn, các khu thương mại, các khu công nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng sâu, vùng xa, mật độ dân số không đông. Theo các quy định hiện hành của Nhà nước, xã đồng bằng trung bình khoảng 10.000 dân. Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ thông thường có diện tích hẹp, dân số cũng không nhiều, khoảng từ 5.000 đến 10.000 dân/một xã. Tại Cà Mau, xã trên 10.000 dân khá phổ biến, có 18 xã có dân số trên 15.000 dân. Ví dụ: xã Khánh Hòa (huyện U Minh) có 17.854 người; xã Hồ Thị Kỷ (huyện Thới Bình) có 19.525 người (xem phụ lục 2). Cà Mau là vùng đất trẻ, sông rạch nhiều nên cơ cấu tổ chức dân cư theo tập quán khác với các vùng đất khác; vùng đất đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ, dân cư hình thành từng làng, tập trung, nhưng Cà Mau cũng như một vài vùng đất của đồng bằng sông Cửu Long dân cư sống không tập trung, thường ở rải rác theo chiều dài của các con sông, con kênh hoặc trục đường lộ. Dân cư không tập trung là một trong những điều kiện khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội như làm đường, phát triển mạng lưới y tế, giáo dục, phát triển mạng lưới điện, công tác tuyên truyền thông tin, tổ chức giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Là vùng đất thấp, sông rạch chằng chịt, không có nguồn nguyên vật liệu xây dựng tại chỗ, giao thông giữa các xã trong vùng của Cà Mau khoảng 10 năm trước cơ bản bằng phương tiện thủy (xuồng, ghe, vỏ lãi...), những năm gần đây, nhờ có sự đầu tư của Trung ương (TW) (khai thông tuyến quốc lộ I xuống đến huyện Năm Căn) phong trào xây dựng giao thông nông thôn phát triển rất mạnh, đường bộ về cơ bản đã được nối với tỉnh, đường bê tông đã nối liền huyện với các xã. Tuy vậy, Cà Mau còn có một huyện (Ngọc Hiển) chưa có đường ô tô tới và chưa có điều kiện để làm đường giao thông để nối liền giữa các ấp với xã. Xây dựng và giao thông ở Cà Mau hết sức khó khăn và tốn kém.
Cà Mau là vùng đất có nhiều tiềm năng, lúa, cá, tôm, rừng, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Những tiềm năng này cơ bản được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu nóng ẩm quanh năm... Tất cả những đặc điểm đó chi phối đến sự hình thành con người và tính cách của con người nơi đây - sự phóng khoáng, mến khách, chơi hết mình. Có thể nói lao động để đủ sống ở vùng đất Cà Mau là không khó, nhưng để làm giàu thì cũng không dễ. Hơn nữa, cùng với những khó khăn về kết cấu hạ tầng, người dân Cà Mau nói chung, đội ngũ cán bộ nói riêng chưa thật sự chú ý đến việc học. Cà Mau hiện có 12.339 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở lên (trong đó có 50% được đào tạo chính quy tập trung, 04 tiến sĩ, 62 thạc sĩ). Tính bình quân cả nước hiện có 210 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng/1 vạn dân, trong khi đó ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 127 người/ 1 vạn dân, riêng Cà Mau là 85 người/ 1 vạn dân.
1.1.2. Quan niệm, đặc điểm, vai trò của kinh tế biển tỉnh Cà Mau đối với sự phát triển của tỉnh
* Quan niệm kinh tế biển
Kinh tế biển quan niệm theo nghĩa hẹp gồm:
Toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: 1. Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); 2. Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); 3. Khai thác dầu khí ngoài khơi; 4. Du lịch biển; 5. Làm muối; 6. Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và 7. Kinh tế đảo.
Kinh tế biển quan niệm theo nghĩa rộng gồm:
Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển, bao gồm: 1. Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt động này cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); 2. Công nghiệp chế biến dầu, khí; 3. Công nghiệp chế biến thủy, hải sản; 4. Cung cấp dịch vụ biển; 5. Thông tin liên lạc (biển); 6. Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển. Có thể coi cách hiểu kinh tế biển bao gồm cả các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển.
* Đặc điểm kinh tế biển
Biển là một kho tàng vô giá mà không phải nước nào cũng có được, cung cấp cho nhân loại mọi nguyên liệu khoáng sản cho mọi ngành sản xuất. Cung cấp một lượng cá, tôm vô tận cho nhân loại, với tầm quan trọng như vậy, biển là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các nước có sở hữu vùng biển. Với lợi thế này các nước sẽ có những hướng phát triển kinh tế riêng được gọi là kinh tế biển. Trước kia các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh với lợi thế về biển đã làm chủ thế giới trong vài thập kỷ do họ biết tận dụng con đường nhanh nhất và an toàn nhất để thông thương. Khám phá ra những vùng đất mới lạ. Những nước có lợi thế về biển nếu biết tận dụng tốt thì đó sẽ là một kho báu vô tận, có thể đó chỉ là ngành khai thác đánh bắt cá, tôm nhưng nó cũng đem lại cho người dân sự ấm no hạnh phúc. Nhật Bản, Indonesia,… những quốc đảo đã tận dụng biển là con đường thông thương giao lưu hàng hóa với các nước khác trên thế giới để trở thành cường quốc trên thế giới.
Việt Nam có bờ biển trải dài dọc Bắc vào Nam nằm ở trung tâm của Đông Nam Á và Thái Bình Dương nên con đường giao lưu trên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc
- phu luc bieu do.doc