Sau 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp của nước ta phát triển toàn diện với tốc độ khá, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,5%/năm. An ninh lương thực được đảm bảo. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 500 ngàn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, đứng thứ tư về xuất khẩu cao su. Đạt được những thành tựu như trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng đó là đã từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường. Trong ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Những thành tựu chung về sản xuất nông nghiệp của đất nước có sự đóng góp của nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa, một tỉnh đất rộng người đông có tới 80% dân số sống ở vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa trước đây nhỏ, lẻ, manh mún nhiều vùng sản xuất độc canh, nhiều vùng sản xuất mang tính tự cung, tự cấp hầu hết. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chưa trở thành hàng hóa. Kể từ Đại hội Đảng VI (năm 1986), cùng với công cuộc đổi mới thì nông nghiệp ở Thanh Hóa cũng có bước phát triển và đổi khác. Đặc biệt là sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chủ trương:
Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới. Cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động ở nông thôn.8.
Là hướng đi đúng đắn mà Thanh Hóa phải đầu tư để phát triển ngành nông nghiệp. Để nền nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển đúng hướng, phát huy tối đa tiềm năng phong phú của địa phương và có một cơ cấu hợp lý đòi hỏi các cấp, các ngành cần tập trung quan tâm trong đó ngành Ngân hàng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung ứng vốn. Bởi vì, trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thì vốn là một yếu tố rất quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, bản thân là cán bộ đang công tác tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa, tác giả chọn đề tài: “Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc trong thực tiễn và nhất là góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của tác giả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
116 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp của nước ta phát triển toàn diện với tốc độ khá, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,5%/năm. An ninh lương thực được đảm bảo. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 500 ngàn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ nhất trên thế giới về xuất khẩu hạt tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, đứng thứ tư về xuất khẩu cao su. Đạt được những thành tựu như trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng đó là đã từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn sản xuất với thị trường. Trong ngành nông nghiệp, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Những thành tựu chung về sản xuất nông nghiệp của đất nước có sự đóng góp của nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa, một tỉnh đất rộng người đông có tới 80% dân số sống ở vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa trước đây nhỏ, lẻ, manh mún nhiều vùng sản xuất độc canh, nhiều vùng sản xuất mang tính tự cung, tự cấp hầu hết. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chưa trở thành hàng hóa. Kể từ Đại hội Đảng VI (năm 1986), cùng với công cuộc đổi mới thì nông nghiệp ở Thanh Hóa cũng có bước phát triển và đổi khác. Đặc biệt là sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chủ trương:
Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới... Cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động ở nông thôn...[8].
Là hướng đi đúng đắn mà Thanh Hóa phải đầu tư để phát triển ngành nông nghiệp. Để nền nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển đúng hướng, phát huy tối đa tiềm năng phong phú của địa phương và có một cơ cấu hợp lý đòi hỏi các cấp, các ngành cần tập trung quan tâm trong đó ngành Ngân hàng có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung ứng vốn. Bởi vì, trong các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thì vốn là một yếu tố rất quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, bản thân là cán bộ đang công tác tại Ngân hàng No&PTNT Thanh Hóa, tác giả chọn đề tài: “Tớn dụng Ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn gúp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nụng nghiệp trờn địa bàn tỉnh Thanh Húa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc trong thực tiễn và nhất là góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của tác giả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn của tác giả.
Trước hết là những nghiên cứu về đổi mới tín dụng Ngân hàng nói chung. ở khía cạnh này, một số nhà nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc như TS Cao Sĩ Kiêm, PGS,TS Nguyễn Đình Tự, PGS,TS Đỗ Tất Ngọc, TS Nguyễn Đắc Hưng, TS Lê Xuân Nghĩa ...
Về khí cạnh chuyển dịch CCKT nông nghiệp, CCKT nông thôn, nhiều tác giả như PGS,TS Nguyễn Sinh Cúc, GS,TSKH Lê Đình Thắng, GS,TS Nguyễn Thế Nhã ... đã có những công trình nghiên cứu sâu sắc.
Trong những năm gần đây, một một số công trình nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến đổi mới hệ thống ngân hàng và chuyển dịch CCKT trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Về mối quan hệ giữa tín dụng Ngân hàng với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã có nhiều công trình nghiên cứu.
Một số học viên Cao học, Nghiên cứu sinh cũng đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của tín dụng Ngân hàng với chuyển dịch CCKT, chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn như: Hoàng Việt Trung, Cao Đức Khải, Nguyễn Thị Nhung ...
Một số học viên cao học, cán bộ nghiên cứu đã có những công trình cùng hướng nghiên cứu với đề tài là:
- “Đổi mới hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển vùng nguyên liệu mía đường tỉnh Thanh Hóa năm 2000”. Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Hữu Hòa. Tác giả luận văn ThS Nguyễn Hữu Hòa đã phân tích rõ tác động của tín dụng ngân hàng đến phát triển vùng nguyên liệu mía, trình bày một số mối quan hệ phát sinh như quan hệ giữa ngân hàng với nhà máy đường, quan hệ giữa ngân hàng với các đơn vị sản xuất mía.
- “Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm phát triển ngành nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa năm 2004”. Luận văn thạc sĩ kinh tế của Đặng Ngọc Ba. Tác giả Đặng Ngọc Ba đã trình bày rõ nguồn vốn tín dụng NHNo&PTNT đối với tăng trưởng và phát triển nông nghiệp của tỉnh, đồng thời nêu ra những giải pháp để tăng cường vai trò của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa. Tuy vậy, do phạm vi nghiên cứu đề tài rất rộng, nên tác giả chưa có điều kiện phân tích tác động của tín dụng NHNo&PTNT đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp của tỉnh.
- “Giải pháp sử dụng vốn đầu tư chuyển dịch các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay”. Tạp chí ngân hàng, số 9/2004 của thạc sĩ Trần Tùng Lâm. Tác giả Nguyễn Tùng Lâm đã tổng quan quá trình đổi mới tư duy và chính sách về sở hữu, về các thành phần kinh tế và nêu lên một số định hướng giải pháp sử dụng vốn đầu tư như là công cụ để thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế ở nước ta.
- “Sự hình thành và quá trình phát triển của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng số 9/2005,10/2005,11/2005, 12/2005 của PGS TS Đỗ Tất Ngọc. Cùng với báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, công trình của PGS,TS Đỗ Tất Ngọc đã trình bày rõ lịch sử hình thành chủ trương, chính sách đối với tín dụng kinh tế hộ ở Việt Nam. Phát hiện những thành công, những vấn đề cần đặt ra giải quyết.
- “Đầu tư phát triển kinh tế hộ”. Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2006 của tập thể nhiều tác giả. Các tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, đưa ra một số giải pháp về tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch CCKT ở một số ở một số địa phương.
- Một số bài viết khác có đề cập nhiều khía cạnh liên quan nội dung nội dung luận văn của tác giả, được đăng trên Tạp chí Ngân hàng, Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng được tác giả nghiên cứu kế thừa. Tuy vậy, chưa có đề tài nghiên cứu nào trùng với đề tài luận văn của tác giả. Trên cơ sở tham khảo, kế thừa và chọn lọc những nội dung của các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả nghiên cứu tìm tòi, đề xuất kiến nghị, giải pháp đổi mới nhằm tiếp tục phát huy vại trò tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hóa đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp của tỉnh.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
- Mục tiêu: Luận văn đề xuất một số phương hướng, giải pháp tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hóa góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT trong nông nghiệp của tỉnh đến năm 2010. Đồng thời tác giả mạnh dạn đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao tác động của tín dụng NHNo&PTNT đối với quá trình chuyển dịch CCKT trong nông nghiệp địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Nhiệm vụ của luận văn:
Để thực hiện những mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa một số lý luận về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
- Đánh giá hiện trạng thực hiện vai trò của tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hóa đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
- Trình bày nội dung những biện pháp chủ yếu để tăng cường tác động của tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hóa đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều tổ chức tín dụng tham gia đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa là Ngân hàng đầu tư chủ yếu cho lĩnh vực này, nên luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi cung cấp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tác động của tín dụng Ngân hàng đến CCKT nông nghiệp được xem xét ở giác độ ngành nghề, sản phẩm, tác giả không đi sâu phân tích chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo vùng và thành phần kinh tế.
Về thời gian: Nghiên cứu tác động của tín dụng ngân hàng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2005 và giải pháp đến năm 2010.
Về nội dung: Tác động của tín dụng NHNo&PTNT đến chuyển dịch CCKT nông nghiệp của tỉnh vừa chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô (như chính sách của NHNN trung ương, tình hình phát triển kinh tế xã hội, sự chỉ đạo của chính quyền tỉnh Thanh Hóa…), vừa chịu ảnh hưởng của năng lực, ý thức kinh doanh của các đơn vị nông nghiệp vay vốn ngân hàng và bản thân chất lượng hoạt động của NHNo&PTNT Thanh Hóa. Vì thế, trong đánh giá hiện trạng và nhất là trong đề xuất giải pháp, luận văn tập trung chủ yếu phân tích, lý giải những vấn đề về hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn lấy phép biện chứng duy vật của triết học mác xít làm cơ sở phương pháp luận. Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiệp vụ như điều tra, so sánh, tổng hợp... để phân tích làm sáng tỏ vấn đề.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố. Trong đó vốn là nhân tố quan trọng nhưng không phải là nhân tố duy nhất. Hơn nữa, ngoài vốn vay của NHNo&PTNT tỉnh, các đơn vị kinh doanh nông nghiệp của tỉnh còn vay của các tổ chức tín dụng khác. Để xác định được tác động của tín dụng NHNo&PTNT tỉnh đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, tốt nhất là sử dụng các phương pháp định lượng để xác định rõ mức đóng góp của tín dụng NHNo&PTNT đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Do nhiều nguyên nhân, luận văn không thực hiện được lượng hóa mà chỉ dùng những tư liệu mà theo tác giả là có khả năng phản ánh được đóng góp của tín dụng NHNo&PTNT đối với chuyển dịch CCKT nông nghiệp của tỉnh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 11 tiết.
Chương 1
Những lý luận cơ bản về Vai trò của
tín dụng Ngân hàng đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp
1.1. Khái niệm và nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Những năm gần đây, phạm trù cơ cấu kinh tế được nhiều tài liệu, cá nhân, tổ chức nghiên cứu, tiếp cận. Có thể hiểu một cách khái quát, cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Từ điển Bách khoa Việt Nam viết rằng: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối hợp thành” [42, tr 610]. Có nhiều cách phân loại các bộ phận hợp thành của nền kinh tế. Trong nền kinh tế, có thể các bộ phận hợp đó được xem xét ở khía cạnh ngành, sản phẩm; theo vùng hoặc theo thành phần kinh tế. Tuy thế, các bộ phận đó không cố định vĩnh viễn và vị trí của chúng trong nền kinh tế cũng thay đổi. Do đó có thể hiểu: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [15, tr 234]. Các bộ phận đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế đó phản ánh được các yêu cầu của qui luật khách quan như: qui luật tự nhiên, qui luật kinh tế- xã hội. Thông qua việc nhận thức đầy đủ và sâu sắc các qui luật khách quan, con người phân tích đánh giá hiện trạng, nhận biết được xu hướng biến đổi của cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó tìm ra các phương án xác lập cơ cấu kinh tế cụ thể và lựa chọn phương án tối ưu có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Đồng thời tìm ra các giải pháp hữu hiệu để đưa cơ cấu kinh tế đó đi vào cuộc sống.
Một nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định thường gắn liền với hiện nền kinh tế có một cơ cấu hợp lý.
Kinh tế nông nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân và hợp thành cơ cấu của nền kinh tế. Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp có vai trò quyết định kinh tế nông thôn và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội của đất nước ta vì nước ta có tới hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Nông nghiệp là ngành có vị trí trọng yếu trong nông thôn nước ta, nó là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Từ khái niệm chung về cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, có thể hiểu cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các bộ phận hợp thành của ngành nông nghiệp với vị trí, tỷ trọng tương ứng và có mối quan hệ hữu cơ tương đối, ổn định hợp thành.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là mối quan hệ tương quan tỉ lệ giữa nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Trong nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt được phân ra thành các ngành như trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây thức ăn gia súc, cây cảnh, cây dược liệu... Chăn nuôi gồm có: chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, nuôi ong, nuôi tằm...
Trong lâm nghiệp gồm trồng mới và chăm sóc rừng và các dịch vụ phục vụ lâm nghiệp.
Trong ngành thủy sản cũng bao gồm nhiều loại như nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt, nước lợ...
Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp.
1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố, cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ không ngừng thay đổi. Quá trình thay đổi đó thể hiện ở ba nội dung chủ yếu sau đây:
- Cơ cấu kinh tế ngành: Cơ cấu kinh tế ngành là cơ cấu kinh tế thể hiện sự phân công lao động giữa các ngành, như ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. Trong mỗi ngành lại phân chia thành các ngành nhỏ hơn và có cơ cấu nhất định, cơ cấu nhỏ nằm trong cơ cấu lớn. Các loại cơ cấu đó tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại thích ứng với sự phát triển của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cơ cấu kinh tế vùng: Cơ cấu kinh tế vùng thể hiện sự phân công lao động trên lãnh thổ với lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng mà hình thành các vùng kinh tế theo hướng sản xuất chuyên môn hóa, đa dạng hóa nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng, tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững.
Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế vùng là phát triển theo hướng tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các vùng, làm cho mỗi vùng có cơ cấu kinh tế hợp lý tạo điều kiện cho các vùng điều phát triển, giảm sự chênh lệch trong phát triển giữa các vùng.
- Cơ cấu các thành phần kinh tế: Cơ cấu các thành phần kinh tế là cơ cấu giữa các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Trong điều kiện nước ta hiện nay, xu hướng vận động của các thành phần kinh tế là phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Trong kinh tế nhà nước thì trước hết là các doanh nghiệp nhà nước cần tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại để thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cả về kinh tế và môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế khác yên tâm phát triển, vì mục tiêu là tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Ngoài 3 loại cơ cấu kinh tế nói trên, cơ cấu kinh tế còn bao gồm cơ cấu kinh tế, kỹ thuật, cơ cấu tái sản xuất và cơ cấu của các yếu tố cấu thành nền sản xuất xã hội như cơ cấu lao động, cơ cấu thị trường, cơ cấu hàng hóa dưới hình thái hiện vật hoặc giá trị...
Tóm lại, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thể hiện trình độ phát triển kinh tế của ngành, mỗi vùng của từng địa phương, trong đó cơ cấu cơ cấu kinh tế ngành là nội dung quan trọng nhất. Cơ cấu kinh tế vùng có ý nghĩa đối với nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa giữa các vùng miền, đồng thời phát huy được lợi thế tiềm năng của từng vùng. Cơ cấu thành phần kinh tế phù hợp sẽ tạo ra nội lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cũng như cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố. Có nhiều cách tiếp cận, phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sau đây là cách phân loại các nhân tố phổ biến mà nhiều tài liệu nghiên cứu đã sử dụng:
1.2.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên:
Sản xuất nông, lâm, ngư gắn bó chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước, rừng, biển, tài nguyên sinh vật... Tác động của con người vào lĩnh vực nông nghiệp cũng phải tuân thủ qui luật tự nhiên có như vậy sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao. Trong thời đại khoa học, công nghệ hiện nay, con người có thể lợi dụng và cải tiến điều kiện tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phân bổ và phát triển các ngành trong nông nghiệp. Đây là điểm cần chú ý trong hoạch định chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Do vậy nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch CCKT vì mục tiêu cuối cùng của sản xuất là hiệu quả kinh tế xã hội.
1.2.2. Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội
Các nhân tố như thị trường, vốn, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, các chính sách và biện pháp kinh tế của Nhà nước, tình hình dân số, lao động, tập quán sản xuất. Sự hình thành đô thị, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, phân công lao động xã hội và hợp tác quốc tế cũng có ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhóm nhân tố này đã tác động và ảnh hưởng đến tốc độ chuyển dịch, quy mô chuyển dịch CCKT theo ngành nghề, theo từng loại cây trồng, vật nuôi, theo vùng, miền để khai thác triệt để nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT.
Hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã nêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và không ngừng vận động.
1.3. Phương pháp phân tích, đánh giá chuyển dịch Cơ Cấu Kinh Tế ngành nông nghiệp
Để chuyển một nền nông nghiệp từ tự túc, tự cấp chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta phải từng bước chuyển dịch. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,HĐH cần kết hợp hài hòa giữa tác động của Nhà nước và thị trường. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự thay đổi của các bộ phận hợp thành của ngành nông nghiệp có hướng đích, có mục tiêu.
Thông thường, trong việc phân tích đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cần phải phân tích rõ sự vận động, thay đổi của các bộ phận trong cơ cấu để thấy rõ xu hướng chuyển dịch CCKT và nguyên nhân. Đồng thời, cần đánh giá lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường do quá trình chuyển dịch CCKT mang lại. Có rất nhiều phương pháp phân tích, đánh giá bộ phận hợp thành CCKT ngành nông nghiệp, chẳng hạn phân tích cơ cấu ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ, chế biến... Phân tích xu hướng vận động của từng ngành, như ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và nội bộ các ngành trên, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó, đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Thông thường, cần sử dụng các chỉ tiêu sau:
a) Cơ cấu các ngành theo giá trị sản xuất.
Như giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. So sánh sự thay đổi cơ cấu giữa đầu kỳ với cuối kỳ để rút ra sự tiến bộ của chuyển dịch CCKT.
- Cơ cấu về sử dụng đất đai như cơ cấu đất đai cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản...
- Cơ cấu về vốn đầu tư cho các ngành, cơ cấu phân bổ về lao động cho các ngành...
b) Hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. Để làm rõ được tác động trên, thường sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế: Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích; tỷ xuất hàng hóa; lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích đất đai sử dụng cho nông nghiệp v.v ...
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội, môi trường: Về xóa đói giảm nghèo, về tạo việc làm, tỉ lệ hộ du canh du cư, tỉ lệ đất trống đồi núi trọc, tỉ lệ đất bị xói mòn, rửa trôi, v.v ...
1.4. Vai trò tín dụng Ngân hàng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.4.1. Khái niệm và phân loại tín dụng Ngân hàng
1.4.1.1. Khái niệm
Tín dụng ra đời từ khi có sự phân công lao động và xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì quan hệ tín dụng càng được mở rộng, do nhu cầu về đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. Đặc điểm của tuần hoàn vốn là có lúc ở nơi này thừa vốn, nhưng có nơi khác lại rất cần phải bổ sung vốn. Do đó, đòi hỏi phải có tín dụng làm cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại, thì tín dụng xuất phát trên cơ sở lòng tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả vốn đúng thời hạn cả vốn và lãi. Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, là người chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thỏa thuận.
Nhưng theo cách hiểu đơn giản nhất thì: Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi giữa bên đi vay và bên cho vay.
Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là Ngân hàng, một tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
1.4.1.2. Phân loại tín dụng Ngân hàng
Dựa theo một số tiêu chí cụ thể có cách phân loại sau:
+ Theo thời hạn cho vay:
- Tín dụng ngắn hạn: thời hạn cho vay dưới 12 tháng.
- Tín dụng trung hạn: thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Tín dụng dài hạn: thời hạn cho vay trên 60 tháng.
+ Theo hình thức bảo đảm nợ vay:
- Tín dụng không có bảo đảm.
- Tín dụng có đảm bảo.
+ Theo cách thức cấp tín dụng:
- Tín dụng trực tiếp.
- Tín dụng gián tiếp.
1.4.2. Phương thức cho vay
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng, và khả năng nguồn vốn của ngân hàng, để lựa chọn phương thức cho vay phù hợp:
- Cho vay từng lần: áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần, mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện các thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng [21].
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định [21]. Phương thức này áp dụng đối với khách hàng vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định. Sau khi nhận đủ các tài liệu khách hàng cung cấp, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận với nhau một hạn mức tín dụng bảo đảm mức cho vay không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống [21]. Tổ chức tín dụng cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định kỳ hạn nợ, và tiến hành giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.
- Cho vay hợp vốn: Việc nhiều tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức tín dụng trở lên) cùng cho vay một khách hàng trong đó một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp,phối hợp với các tổ chức tín dụng khác [21]. Cho vay hợp vốn thường được gọi là đồng tài trợ tín dụng.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay [21]. Cho vay trả góp thường được sử dụng chủ yếu cho vay phục vụ đời sống cho các đối tượng có thu nhập ổn định.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng [21]
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng vượt chi số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với với quy định của chính phủ và ngân hàng nhà nước về hoạt động thanh toán qua c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- bia.doc