Luận văn Tìm hiểu về WinCC
Thị trường tiêu thụ hàng hoá luôn đòi hỏi không ngừng nâng cao chất
lượng, giảm giá thành, đổi mới kết cấu, mẫu mã sản phẩm. Nhu cầu đó đặt
ra yêu cầu tìm kiếm một phương thức sản xuất mới để tạo nên các dây
chuyền sản xuất tự động cho phép nhanh chóng thay đổi mẫu mã, loại sản
phẩm. Dây chuyền tự động “cứng” gồm nhiều thiết bị tự động chuyên dùng
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhiều thời gian để thiết kế và chế tạo, trong lúc quy
trình công nghệ luôn cải tiến, nhu cầuđối với chất lượng và quy cách của
sản phẩm luôn thay đổi. Bởi vậy nhu cầu mền hoá hay linh hoạt dây chuyền
sản xuất ngày càng tăng. Các dây chuyền sản xuất có khả năng thay đổi
nhanh chóng lại không tốn nhiều công suất để chuyển sang sản xuất sản
phẩm mới, sang một quy trình công nghệ mới. Để đáp ứng được nhu cầu
trên, yêu cầu phải có một hệ thống sản xuất mới. Hệ thống sản xuất tự
động linh hoạt hay gọi tắt là hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) áp dụng
thành tựu khoa học và kỹ thuật về tin học, kỹ thuật điều khiển số, điều
khiển người máy. Đặt biệt là mô hình sản xuất tự động Workcell –tế bào
sản xuất tự động –là đơn vị cơ bản có khả năng làm việc độc lập hoàn toàn
với các bộ phận khác trong nhà máy, nó đảm đương việc thực hiện hoàn tất
một công đoạn trong quy trình sản xuất. Một workcell hiện đại còn có thể
biến đổi chức năng làm việc để phù hợp với nhu cầu mới cũng như kết nối
với các workcell khác để tạo nên dây chuyền sản xuất linh hoạt. Dây
chuyền công nghiệp dùng người máy được điều khiển bằng máy tính điện
tử cùng với các thiết bị gia công điều khiển số dạng NC và CNC tạo ra khả
năng dễ dàng thay đổi quy trình làm việc, sự thuyên chuyển công việc có
thể thực hiện chủ yếu chỉ bằng sự thay đổi chương trình cho máy tính . Các
thiết bị này thay thế dần các máytự động “cứng” .Hệ thống sản xuất linh
hoạt bao gồm nhiều vấn đề phức tạp như: cấu trúc tổ chức, quản lý các
phần tử cơ bản trong hệ thống đến việc đánh giá lợi ích, các vấn đề xã hội
mà hệ thống sản xuất gây ra. Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ
liệu (SCADA) là một phương thức tiên tiếnđiều khiển hệ thống sản xuất tự
động trong công nghiệp và phương thức điều khiển SCADA có thể được
ứng dụng vào việc giám sát và điều khiển tế bào sản xuất workcell. Vậy ta
sẽ giới thiệu sơ lược về hệ thống SCADA
Hệ SCADA ra đời vào những năm 80 trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật tin
học, mạng máy tính và truyền thông công nghiệp
SVTH: Lưu Văn Khoa Trang 1
Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Đức Thành
Giống như nhiều từ viết tắt có tính truyền thống khác, khái niệm
SCADA ( Supervisory Control And Acquisition) cũng được hiểu với những ý
nghĩa khác nhau, tuỳ theo lĩnh vực ứng dụng và theo thời gian. Có thể, khi
nói tới SCADA người ta chỉ liên tưởng tới một hệ thống mạng và thiết bị có
nhiệm vụ thuần tuý là thu thập dữ liệu từ các trạm ở xa và truyền tải về một
khu trung tâm để xử lý. Các hệ thống ứng dụng trong công nghiệp khai thác
dầu khí và phân phối năng lượng là những ví dụ tiêu biểu. Theo cách hiểu
này, vấn đề truyền thông được đặt lên hàng đầu. Trong nhiều trường hợp,
các khái niệm SCADA và “None-SCADA “ lại được dùng để phân biệt các
giải pháp điều khiển giám sát dùng công cụ phần mềm chuyên dụng (ví dụ
FIX, InTouch, WinCC, Lookout, ) hay phần mềm phổ thông (Acess, Excel,
Visual Basic, Delphi, Jbuilder, ). Ở đây, công nghệ phần mềm là vấn đề
quan tâm chủ yếu
Nói một cách tổng quát, một hệ SCADA không có gì khác là một hệ
thống điều khiển giám sát, tức là một hệ thống hỗ trợ con người trong việc
quan sát và điều khiển từ xa, ở cấp cao hơn hệ điều khiển thông thường.
Đương nhiên, để có thể quan sát và điều khiển từ xa cần phải có một hệ
thống truy cập ( không chỉ thu thập! ) và truyền tải dữ liệu, cũng như cần
phải có giao diện người -máy (Human- Machine Interface, HMI). Tuỳ theo
trọng tâm của nhiệm vụ mà người ta có những cách nhìn khác nhau. Tuy
nhiên một hệ SCADA thường phải có đủ những thành phần sau đây :
+Giao diện người – máy (sơ đồ công nghệ, đồ thị, phím thao tác, )
+Cơ sở hạ tầng truyền thông công nghiệp
+Phần mềm kết nối với các nguồn dữliệu (drivers cho các PLC, các
module vào/ra , cho các hệ thống bus trường
+Cơ sở dữ liệu quá trình
+Các chức năng hỗ trợ trao đổi tin tức(Messaging ) và xử lý sự cố (Alarm).
Hỗ trợ lập báo cáo (Reporting)
Hay nói một cách tổng quát hơn, hệ SCADA bao gồm các thành phần
chính như sau:
+Trạm điều khiển trung tâm (Master Station ): Có nhiệm vụ thu thập, lưu
trữ, xử lý số liệu và đưa ra các lệnh điều khiển xuống các trạm cơ sở
+Hệ thống trạm cơ sở (Operation Station ): là các trạm được đặt tại hiện
trường có nhiệm vụ thu thập, xử lý số liệu trong một phạm vi nhất định và
gửi các số liệu về trạm trung tâm đồng thời thực hiện các lệnh điều khiển từ
trạm trung tâm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvkh.pdf
- 1.doc