Luận văn Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Qua khảo sát một số hộ nông dân ở xã Hồng Giang - huyện Đông Hưng - Tỉnh Thái Bình tôi rút ra được những ý chính về lao động việc làm của xã Hồng Giang như sau:

Lao động: Xã Hồng Giang có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào nhưng ít chuyên sâu, trình độ còn khá thấp, thời gian lao động trong năm ít và mang tính mùa vụ. Số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Và hiện nay lượng lao động kiêm có tăng lên trong thời gian gần đây chủ yếu là do ngành nghề và dịch vụ có xu hướng phát triển mạnh.

Việc làm: Việc làm trong xã thường là những công việc giản đơn, thủ công ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và tư liệu cầm tay, dễ học hỏi và dễ sẻ chia. Thực tế hiện nay trên địa bàn xã tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm vẫn tồn tại đáng kể. Thị trường lao động ở xã thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát triển. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng, thiếu một cơ chế điều tiết thống nhất và không được pháp chế hoá. Quan hệ thuê mướn dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu, vừa kết hợp làm thêm chuyên nghiệp, vừa theo thời vụ, lao động thủ công cơ bắp là chính. Điều đáng quan tâm tại Hồng Giang là nghề thêu, nghề xây dựng.khá phát triển là kế sinh nhai cho hàng trăm hộ gia đình. Giúp những người trên, dới độ tuổi lao động và một phần lao động tận dụng được thời gian lúc nông nhàn,tuy nhiên lao động đang phải đi làm thuê ở các vùng khác, xã khác hoặc ra thành phố để tìm việc làm là rất phổ biến. Vì vậy vấn đề lao động và việc làm càng trở nên khó khăn hơn đối với xã Hồng Giang.

Từ việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm ở đây tôi đã kiến nghị một số giải pháp nhằm giải quyết thực trạng lao động việc làm trên địa bàn xã Hồng Giang.

 

doc25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài:" Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm" Mục lục Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn. Vì vậy, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn vốn tồn tại nhiều khó khăn, nay lại càng trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Qua khảo sát một số hộ nông dân ở xã Hồng Giang - huyện Đông Hưng - Tỉnh Thái Bình tôi rút ra được những ý chính về lao động việc làm của xã Hồng Giang như sau: Lao động: Xã Hồng Giang có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào nhưng ít chuyên sâu, trình độ còn khá thấp, thời gian lao động trong năm ít và mang tính mùa vụ. Số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn. Và hiện nay lượng lao động kiêm có tăng lên trong thời gian gần đây chủ yếu là do ngành nghề và dịch vụ có xu hướng phát triển mạnh. Việc làm: Việc làm trong xã thường là những công việc giản đơn, thủ công ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và tư liệu cầm tay, dễ học hỏi và dễ sẻ chia. Thực tế hiện nay trên địa bàn xã tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm vẫn tồn tại đáng kể. Thị trường lao động ở xã thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát triển. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng, thiếu một cơ chế điều tiết thống nhất và không được pháp chế hoá. Quan hệ thuê mướn dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu, vừa kết hợp làm thêm chuyên nghiệp, vừa theo thời vụ, lao động thủ công cơ bắp là chính. Điều đáng quan tâm tại Hồng Giang là nghề thêu, nghề xây dựng...khá phát triển là kế sinh nhai cho hàng trăm hộ gia đình. Giúp những người trên, dới độ tuổi lao động và một phần lao động tận dụng được thời gian lúc nông nhàn,tuy nhiên lao động đang phải đi làm thuê ở các vùng khác, xã khác hoặc ra thành phố để tìm việc làm là rất phổ biến. Vì vậy vấn đề lao động và việc làm càng trở nên khó khăn hơn đối với xã Hồng Giang. Từ việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm ở đây tôi đã kiến nghị một số giải pháp nhằm giải quyết thực trạng lao động việc làm trên địa bàn xã Hồng Giang. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Lao động là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng cân đối vai trò của lao động, dùng vai trò của lao động để vận hành máy móc. Lao động là một yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất không thể có gi thay thế hoàn toàn được lao động. Hiện nay, nông thôn Việt Nam chiếm gần tới 80% dân số và 70% lực lượng lao động của cả nước. Từ khi có Đảng và nhà nước tiến hành các chính sách đổi mới nền kinh tế, khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã xó những bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu về kinh tế, nhiều vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt như người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày một tăng, sự phân hoá giàu nghèo, các tệ nạn xã hội cũng có chiều hướng gia tăng. Trong các vấn đề nêu trên, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc được toàn thể xã hội hết sức quan tâm. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định:" Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân". Thực trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm trong nông thôn đang là một trong những vấn đề bức xúc cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và là nguyên nhân sâu xa phát sinh các vấn đề tiêu cực. Số lao động nông thôn nhàn và thiếu việc làm cao có xu hướng ngày càn tăng lên. Vì vậy, việc tìm hiểu về tình hình lao động và việc làm ở nông thôn để tìm ra những phương hướng, giải pháp hữu hiệu giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn không chỉ là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn mà còn có tác dụng mạnh mẽ đối với việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xã Hồng Giang - huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình mang đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Hồng đó là đất chật người đông, ít ngành nghề phụ thì vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp của xã cần phải được nghiên cứu, đó là: dư thừa lao động và thiếu việc làm vẫn thường xuyên xảy ra, từ đó phát sinh các tệ nạn xã hội trong khu vực nông thôn. Để giải quyết vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã Hồng Giang - huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình “ Đây là một vần đề lớn và phức tạp liên quan đến mọi gia đình và nhiều chính sách kinh tế xã hội do đó cần được nghiên cứu từ nhiều góc độ để có thể đưa ra những giải pháp và chính sách phù hợp tao ra nhiều việc làm cho lao động nông nghiêp tại xã góp phần xoá dần khoảng cách giầu nghèo giữa các hộ gia đình, tạo sự công bằng xã hội, tăng trưởng củng cố an ninh quốc phòng, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế địa phương ổn định và bền vững. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phản ánh đúng thực trạng về lao động và việc làm, bước đầu đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động trong xã 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về lao động và việc làm. Đánh giá thực trạng lao động và việc làm của xã trong thời gian vừa qua. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lao động và việc làm của xã trong thời gian vừa qua từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tạo công ăn việc làm trong thời gian tới, nâng cao chất lượng lao động trong xã. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. - Tình hình lao động cơ cấu lao động theo các ngành ở xã hiện nay như thế nào? - Lao động trong ngành nông nghiệp hiện nay như thế nào? - Tình hình các loại thất nghiệp ở xã? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng việc làm ở xã? - Những đề xuất nào cần được đưa ra trong thời gian tới để tạo việc làm giải quyết lao động dư thừa ? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về lao động và việc làm thuộc xã Hồng Giang - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: tại địa bàn xã Hồng Giang - huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình + Phạm vi thời gian: Từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 31 tháng 11 năm 2009 thông qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp chọn điểm điều tra và chọn mẫu điều tra. Xã Hồng Giang là một xã thuần nông, có nền kinh tế đang phát triển mạnh trong huyện. Xã bao gồm 7 thôn: Tây Chí (phía Tây), Long Tiên (Tây Bắc), Đông Đô (phía Bắc và đông bắc), Nam An và Đông Thành (phía đông), Vạn Lập và Tân Tiến (phía Nam (nằm phía trên sông Trà Lý)). Dựa trên sự sáp nhập 11 xóm (x) trong xã: Thôn Tây Chí = x1 + x2 (Tây Làng + Chí Thiện cũ), Thôn Long Tiên = x3, Thôn Đông đô = x4, Thôn Nam An = x5 + x6, Thôn Đông Thành = x7, Thôn Vạn Lập = x8 + x9, Thôn Tân Tiến = x10+ x11. 2.2 Thu thập số liệu Số liệu thu thập từ tài liệu thứ cấp: Thu thập qua các tạp chí, thời báo, các báo cáo tổng kết của xã, huyện. Số liệu sơ cấp: được thu thập qua quá trình điều tra thực tế các hộ tại địa bàn nghiên cứu. Khi đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp với địa phương vận dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA và sử dụng nhiều phương pháp khác để thu thập và tham khảo các ý kiến của địa phương. 2.3 Sử lý số liệu Số liệu thu thập được từ nguồn thứ cấp và từ điều tra trước khi tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu được kiểm tra tính chính xác, tính đại diện. Những mẫu có thông tin không thật tin cậy, những đối tượng điều tra cung cấp số liệu không thật tin cậy, những đối tượng điều tra cung cấp số liệu không thật đầy đủ và nghiêm túc đều bị loại bỏ. Số liệu sau khi đã kiểm tra được xử lý qua chương trình Excel, sử dụng để tính toán các chỉ tiêu và xắp xếp thành các bảng theo mục đích phân tích. 2.4 Phân tích số liệu Báo cáo tập trung phân tích những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc làm của lao động nhằm phản ánh đúng thực trạng việc làm lao động ở nông thôn nói riêng ở xã Hồng Giang nói riêng, các chỉ tiêu phân tích tập trung vào lao dộng, chất lượng lao động, việc làm và những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động trong xã. Dựa trên những yếu tố phân tích thực trạng việc làm, lao động tại xã, luận văn cung đưa ra một kiến nghị để tạo việc làm cho lao động của xã trong thời gian tới. III – KẾT QUẢ TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm của địa bàn tìm hiểu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Hồng Giang có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế làng xã. Với gần 2 km đường thủy (nằm phía trên ( phía bắc)) của con sông Trà Lý. - Hồng Giang tiếp giáp với 5 xã: + Phía Bắc và Tây Bắc giáp với Hồng Châu. + Phía Tây giáp với Bạch Đằng. + Phía Nam giáp với Song Lãng (Vũ Thư) (được ngăn cách bởi sông Trà Lý) + Phía Đông và Đông Bắc lần lượt tiếp giáp Hoa Nam và Hoa Lư. 3.1.1.2 Đặc điểm về thời tiết khí hậu. Xã Hồng Giang là xã thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh với mưa phùn, tạo điều kiện cho đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.Nhiệt độ trung bình năm : 26oC, tháng 1 : 13 - 16o , tháng 7 : 28 - 30oC. Mưa trung bình năm : 1600mm ; tháng 11 - 4 : 300 - 400 mm ; tháng 5 - 10 : 1200  - 1600mm. 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1 Tình hình đất đai của xã Hồng Giang là một xã nằm dọc theo bờ sông Trà Lý với gần 2 km đường thủy, thuộc đồng bằng sông Hồng có diện tích tự nhiên là 416.1023 ha . Diện tích mặt nước 32.6 ha, trong đó diện tích canh tác là 237.5 ha, xã có 7 thôn với tổng số nhân khẩu là 5539 khẩu . Về địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống giao thông thuỷ lợi tương đối thuận lợi, đường thuỷ sông Trà Lý chạy qua chiều dài của xã nên thuận thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của xã. Các nguồn tài nguyên: Do đặc thù của xã có diện tích đất canh tác ngoài bãi trải dài theo dọc sông Trà Lý nên hàng năm được bù đắp một lượng phù sa màu mỡ thuận tiện cho việc sản xuất cây rau màu các loại và phát triển nghành nghề phụ.Hồng Giang là nơi tập trung một trữ lượng lớn than đá, cát, ... mỗi năm, là đầu mối quan trọng cung cấp nguyên vật liệu cho các xã và trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Ngoài ra diện tích canh tác trong đồng tương đối bằng phẳng, có hệ thống kênh mương tưới tiêu chảy qua phần lớn diện tích canh tác của toàn xã nên rất thuận lợi cho việc thâm canh gieo cấy lúa và phát triển cây vụ đông hàng năm cho năng suất cao Biểu 1: Tình hình đất đai năm 2008 của xã HồngGiang STT Loại Đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 278.4 66.907 2 Đất phi nông nghiệp 137.202 32.973 3 Đất chưa sử dụng 0.5 0.12 4 Tổng 416.102 100 (Nguồn: Theo thống kê xã) 3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. Kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của xã tương đối nhanh và toàn diện trong đó được thể hiện qua bảng chỉ tiêu sau. Biểu 2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội. Chỉ tiêu Giá trị Tổng sản phẩm xã hội Giá trị thu nhập từ trồng trọt Giá trị thu nhập từ chăn nuôi Giá trị thu nhập bình quân trên đầu người Tổng sản lượng lương thực Lương thực bình quân trên người Tỷ lệ hộ nghèo 47584.995 tỷ đồng 16491.885 tỷ đồng 7743 tỷ đồng 8180000 đồng/người/năm 3.400 tấn 613 kg/người 17.59% (Nguồn số liệu từ phòng thống kê xã) - Cơ cấu kinh tế, ngành sản xuất chính là sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm và một số ngành nghề khác như nghề thêu, dệt, xây dựng… cũng khá phát triển, giúp cho thu nhập bình quân đầu người cũng ở mức cao so với nhiều vùng trong cả nước. - Cơ sở hạ tầng: Các đường liên thôn, liên xã được trải nhựa 5.3 km, đường làng ngõ xóm đã được nát gạch. Hệ thống điện lưới với 3 trạm biến thế được củng cố nhằm đáp ứng các nhu cầu nhu sử dụng ngày càng tăng của nhân dân. Hệ thống trường lớp, trạm y tế cũng được quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng.1 Trường mầm non, 1 trường tiểu học và trường trung học mới được xây dựng với cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Trạm y tế cũng được quan tâm cải tạo, thường xuyên đảm bảo chế độ thường trực khám bệnh, phục vụ khám, chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong xã. 3.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận.. 3.2.2 Thực trạng về số lượng lao động và độ tuổi của lực lượng lao động trong nhóm hộ điều tra. Biểu 3 : Lực lượng lao động của nhóm hộ điều tra theo tuổi và giới tính Chỉ tiêu 30 hộ được điều tra Chung Nữ SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Tổng số 97 100 48 49,48 15 – 24 tuổi 15 15,89 8 16,67 2 5 –34 tuổi 21 21,5 9 18,75 35 – 44 tuổi 24 25,23 11 22,92 45 – 55 tuổi 17 17,76 10 20,83 55 - 59 tuổi 12 12,15 5 10,42 Trên 60 tuổi 8 7,48 5 10,42 (Nguồn: điều tra trực tiếp người dân) Nhìn chung qua các hộ điều tra thì xã Hồng Giang là một xã đông dân số,có lao động chiếm tỉ lệ khá cao tập trung ở độ tuổi 25-55,nhưng đông nhất là ở lứa tuổi 35-44 tuổi (25,23% ). Qua biểu 3 cho thấy lực lượng lao động rất dồi dào về lực lượng và về độ tuổi thì tương đối trẻ, tuy nhiên lực lượng lao động chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, do đó mà chưa tận dụng hết sức mạnh của lực lượng lao động và khai thác được sự sáng tạo của lao động. Trong nhưng năm qua thì lực lượng lao động đã chuyển sang sản xuất các ngành nghề khác như: TTCN-XD, DV-TM, và đi lao động ở các tỉnh, thành phố khác. 3.2.4 Tình hình dân số và lao động trong nhóm hộ điều tra. Dân số, lao động & việc làm là 3 yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự gia tăng dân số là nguồn cung cấp lao động cho xã hội, nhưng nếu dân số tăng quá nhanh thì vấn đề đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động lại là vấn đề nan giải. Sự biến động về số lượng dân số ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của lực lượng lao động, đặc biệt là sự biến động về số lượng lao động Biểu 4: Tình hình dân số và lao động trong nhóm hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT 30 hộ được điều tra Số lượng Cơ cấu(%) 1. Tổng số hộ Hộ 30 100,00 - Hộ nông nghiệp Hộ 8 26,67 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 2 6,67 - Hộ kiêm Hộ 20 66,67 2. Tổng số nhân khẩu Người 143 100,00 - Nhân khẩu nông nghiệp Người 129 90,21 - Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 14 9,79 3. Tổng số lao động Lao động 97 100 - Lao động nông nghiệp Lao động 67 69,07 - Lao động TTCN-XD Lao động 17 17,53 - Lao động DV-TM Lao động 9 9,28 - Lao động khác Lao động 4 4,12 4. Chỉ tiêu BQ - BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 4.77 - BQ lao động NN/hộ LĐ/hộ 3.23 (Nguồn: điều tra trực tiếp người dân) Qua Biểu 4 một lần nữa đã khẳng định các hộ dân ở đây chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp,nhưng do sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ vì thế để tăng thu nhập cho hộ, người dân ở xã đã chuyển sang thành lao động kiêm. Cụ thể là 30 hộ được chọn ngẫu nhiên điều tra thì có tới 28 hộ là hộ nông nghiệp ( 93.34% ), với 8 hộ thuần nông ( 26,67% ) và 20 hộ kiêm ( 66,67% ). Có thể nói lao động kiêm ở Hồng Giang rất phát triển bởi vì người nông dân sẽ sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ và rồi trong những lúc nông nhàn họ sẽ sản xuất ngành nghề hoặc là đi lao động ở các tỉnh, thành phố khác. Khi phỏng vấn trực tiếp bằng những câu hỏi liên quan đến việc thu thập thông tin thì thực tế quả thật còn khá xa với những gì đã biết. Có tới 29/30 hộ cho rằng họ không muốn sản xuất nông nghiệp cho dù có sản xuất thì chẳng qua là: “sản xuất thì cứ sản xuất vậy thôi chứ thực ra chỉ đủ ăn chứ chẳng ăn thua gì”. Đúng thực tế mà nói thì nó không mang lại hiệu quả cao cho người dân. Hầu như người nông dân khi được phỏng vấn thì đều nói là: “ Sống ở nông thôn được nhà nước cấp cho rộng, cho đất nếu không sản xuất nông nghiệp thì cũng chẳng biết làm công việc gì nữa, ngoài ra cũng một phần là do từ nhỏ đã gắn liền với nông nghiệp rồi nên thành quen”. Và rất đông trong số người được phỏng vấn đã nói “nếu có một công việc nào đó mà ổn định và đem lại thu nhập cũng vừa phải thì có nhiều khả năng họ sẽ không sản xuất nông nghiệp nữa do không có lợi nhuận”. Vì thế tình trạng người dân ở đây đi làm ở các tỉnh và thành phố khác diễn ra rất phổ biến. Khi đến các hộ nông dân để phỏng vấn thì hầu như chỉ thấy người già, phụ nữ và trẻ em là ở nhà còn nam giới – người lao động chính trong gia đình hầu như đi làm xa, họ phải ra thành thị hoặc đến các vùng lân cận để làm thuê tăng thu nhập cho gia đình. Do đó bên cạnh nghề nông thì nghề phụ ở Hồng Giang chủ yếu là nghề thêu, dệt, nghề xây dựng. Nghề thêu là một nghề phụ với công cụ, thiết bị rất giản đơn, lao động chủ yếu là thủ công do đó thu hút được rất nhiều lao động nữ trong xã. Thực tế mà nói nghề thêu rất thích hợp với những người dân nông nghiệp, tận dụng được nguồn nhân lực và lao động lúc nông nhàn. Và vừa làm nghề thêu và vừa có thể chăm sóc con cái, làm nội trợ … Điều đó cho thấy chính sách duy trì và phát triển làng nghề truyền thống của đảng và nhà nước ta là hoàn đúng đắn và có cơ sở. 3.2.5 Thực trạng lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn Hồng Giang là xã có lao động nông nghiệp chiếm đa số, khi giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở xã đang gặp rất nhiều khó khăn. Để đánh giá đúng về thực trạng lao động của xã cần phải xem xét đầy đủ về chỉ tiêu phản ánh về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kĩ thuật... của người lao động. Trong thời đại khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ hiện nay thì lao động rất cần có trình độ chuyên môn để có thể áp dụng được các tiến bộ khoa học và sử dụng thành thạo các thành tựu đó. Do đó mà năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào trình độ, chuyên môn kỹ thuật của lao động đó. Chất lượng lao động là tiêu chí để người sử dụng đánh giá và quyết định sử dụng lao động và để cho lao động lựa chọn lĩnh vực phù hợp. Chất lượng lao động được đánh giá qua các chỉ tiêu: Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, sức khoẻ.… Biểu 5 : Thực trạng lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn Chỉ tiêu 30 hộ được điều tra SL (người) CC(%) Tổng số 97 100 1. Trình độ văn hóa - Chưa tốt nghiệp cấp I 6 6,19 - Đã tôt nghiệp cấp I 17 17,53 - Đã tốt nghiệp cấp II 55 56,70 - Đã tốt nghiệp cấp III 19 19,59 2. Trình độ chuyên môn - Đại học, cao đẳng 2 2,06 - Trung cấp 3 3,09 - Sơ cấp 6 6,19 - Công nhân kỹ thuật 1 1,03 - Chưa qua đào tạo 85 87,63 (Nguồn: số liệu điều tra) Qua biểu 5 ta thấy trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các hộ được phỏng vấn là thấp, đây là rào cản lớn cho việc phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, tỷ lệ người chưa tốt nghiệp cấp I chiếm vào khoảng 6.19% Có thể nói trình độ văn hoá của người lao động tuy chưa cao nhưng người lao động trong xã rất cần cù chịu khó, luôn luôn tìm hướng để sản xuất theo hướng có giá trị cao nhất. Song trong thời gian tới xã cần có phương hướng, giải pháp đẩy mạnh giáo dục hơn nữa, nhằm nâng cao trình độ văn hoá cho người lao động. Là một xã thuần nông như bao làng quê khác của Việt Nam thì lực lượng lao động nông nghiệp là chủ yếu & ít hoặc không được đào tạo nên tỷ lệ người lao động không có chuyên môn kĩ thuật chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề của lao đông NN còn yếu, hầu hết là lao động giản đơn chưa qua đào tạo( 87.63% ), quá trình sản xuất còn dựa trên kinh nghiệm sản xuất là chính. Lực lượng lao động lành nghề, lao động chất xám không đáng kể( 12.37% ) & chưa gắn bó với sản xuất & kinh tế xã hội nông thôn. Đây là cản trở rất lớn tới việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động & sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động theo hướng CNH-HĐH ở nông thôn. Do đó xã cần đặt ra giải pháp để giải quyết kịp thời vấn đề này, đó là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng người lao động có trình độ để theo kịp với xu thế kinh tế hiện nay. 3.2.6 Thực trạng thiếu việc làm trong nhóm hộ được điều tra Trong những năm gần đây, tình trạng thất nghiệp & thiếu việc làm ở nông thôn diễn ra rất phổ biến, điều này làm cho một lượng lớn lao động ở nông thôn phải tới các đô thị để tìm kiếm việc làm, gây ra các tệ nạn làm cho các cơ quan chức năng khó quản lý người lao động. Khả năng tạo việc làm ở khu vực nông thôn hàng năm là hạn hẹp. Hơn nữa, trong những năm qua, quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước nói chung và sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước nói riêng có tác động mạnh đến sự gia tăng lao động dôi dư trong nền kinh tế, việc sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế đã làm cho tình trạng thiếu việc làm hay còn gọi là thất nghiệp bộ phận, bán thất nghiệp, là đặc trưng phổ biến ở lao động nông thôn.Hồng Giang cũng có tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm khá lớn. Đây là một trong những khó khăn lớn mà Đảng uỷ và nhân dân trong xã gặp phải khi thực hiện các mục tiêu kinh tế của xã. Lao động nông thôn lao động khác với lao động thành thị, lao động nông thôn lao động không có ngày lễ và họ chủ động cho khối lượng công việc. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên lao động ở trong xã thiếu việc làm là khá lớn. Hiện nay lực lượng lao động trong xã hầu hết là thiếu việc làm, điều này được lý giải là chủ yếu lao động trong xã Hồng Giang lao động nông nghiệp, đặc điểm của nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết như bão, lụt, hạn hán và mang tính thời vụ cao. Tính chất thời vụ, rủi ro cao và tình trạng bất ổn định là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp và lao động trong toàn xã. Ngoài ra do hiện nay sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa mạnh nên trong những năm trên địa bàn xã thì tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng số lượng lao động thiếu việc làm trong khu vực này vẫn chiếm đa số, chính vì lý do đó mà thành thị đang chịu sức ép của số lượng lớn lao động từ nông thôn ra thành thị trong thời gian nông nhàn chủ yếu là lao động trong độ tuổi từ 25 – 34 bởi vì độ tuổi này có sức khỏe và kinh nghiệm trong cuộc sống cộng với nhu cầu làm việc của họ rất cao. Do vậy các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng cần quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển một cách toàn diện, khuyến khích thanh niên chủ động tự tạo việc làm trên cơ sở khả năng và các điều kiện thực tế hiện có. Nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, giảm nghèo, phân bổ lại lao động và dân cư, phát triển kinh tế hộ bền vững, xứng đáng là lực lượng xung kích trên mặt trận kinh tế, xoá đói giảm nghèo. 3.2.5 Tình hình sử dụng thời gian lao động trong các hộ điều tra. Trong các ngành nghề khác nhau thì thời gian làm việc của lao động khác nhau & khác nhau giữa các hộ có điều kiện kinh tế khác nhau. Chính vì vậy, để sử dụng lao động hiệu quả thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông dân là điều hết sức cần thiết, phân công lao động theo đúng ngành nghề chuyên môn. Biểu 4: Tình hình sủ dụng thời gian làm việc của lao động tại các hộ điều tra Chỉ tiêu Tính chung Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo SL LĐ Số ngày/ người SL LĐ Số ngày/ người SL LĐ Số ngày/ người SL LĐ Số ngày/ người - Tổng LĐ làm việc 97 230.1 24 242.4 43 228.0 30 216.9 1. Ngành NN 67 219.4 8 230.3 32 219.8 27 211.2 2. Ngành TTCN – XD 17 241.4 8 248.7 7 239.4 2 227.1 3. Ngành DV - TM 9 240.3 5 246.6 3 238.5 1 226.7 4. Lao động khác 4 - 3 - 1 - 0 - (Nguồn: số liệu điều tra) Qua khảo sát tình hình lao động tại xã tôi thấy rõ được quy mô làm việc giữa các nhóm ngành nghề & nhóm hộ theo mức sống, mỗi ngành đều yêu cầu sự phân bổ thời gian khác nhau và rất chênh lệnh. Giữa nhóm hộ trong ngành NN có số ngày làm việc luôn ít hơn so với 3 nhóm ngành khác, tính chung số ngày công lao động của ngành nông nghiệp là thấp nhất chỉ có 219,4 ngày công, trong khi đó ngày công của ngành TTCN-XD tính chung cả 3 nhóm hộ là 241,4 ngày công và ngành DV-TM là 240,3 ngày công. Đối với sản xuất nông nghiệp thì đòi hỏi thời gian vào những giai đoạn thời vụ như thời gian thu hoạch và thời gian xuống đồng đòi hỏi nhiều thời gian lao động và nhiều lao động cho kịp thời vụ, tuy nhiên vào giai đoạn sinh trưởng phát triển thì cần ít thời gian và công lao động. Do đó lao động nông nghiệp thường thiếu việc làm vào giai cây phát triển và sinh trưởng, và giai đoạn này thường kéo dài, đãn đến thu nhập của lao động nông nghiệp thấp và không ổn định. Ngoài ra cũng cùng là lao động trong một lĩnh vực thì số ngày lao động của lao động trong nhóm hộ khá luôn nhiều hơn hộ Trung bình & hộ nghèo..Số ngày công lao động nông nghiệp trong hộ khá là 230,3 ngày, hộ trung bình là 219,8 ngày, hộ nghèo là 211,2 ngày. Số ngày công ngành TTCN-XD trong hộ khá là tương đối cao, số ngày công là 248,7 ngày, trong khi đó ngày công lao động TTCN-XD trong hộ trung bình là 239,4 ngày và trong hộ nghèo là 227,1 ngày. Trong ngành DV-TM thì ngày cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthiemok_0315.doc
Tài liệu liên quan