Nước ta là một nước nông nghiệp vì vậy việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp nước nhà là một điều tất yếu không thể thiếu được. Sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà đã đáp ứng như cầu về lương thực, thực phẩm trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài đem lại một nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên việc phát triển này phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, giữ đuợc vệ sinh môi trường và ổn định hệ sinh thái . việc lạm dụng quá mức các chất hoá học trong nông nghiệp đã đem lại hậu quả nghiêm trọng cho sinh thái môi trường.
Trong trồng trọt: việc sử dụng quá mức các loại thuốc trừ sâu, phân hoá học, thuốc kích thích sinh trưởng. . . làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như chất lượng sản phẩm .
Trong chăn nuôi thú y việc lạm dụng các loại kháng sinh quá mức đã tạo ra sự kháng thuốc của các mầm bệnh, làm tồn dư thuốc trong cơ thể con vật. gây tác hại to lớn cho con người. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hoá học có tính độc hại trng các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong nông nghiệp. Chính vì vậy, việc thay thế thuốc bằng các chất không phải là kháng sinh và hoá dược ít độc hại hơn đang được nhiều người chú ý. Nguyễn Như Viên (1976) đã thành công trong việc bổ xung chế phẩm Bacillus subtilis cho lợn. Vũ Văn Ngữ và Lê Kim Thao (1981) cũng bổ xung Subcolas cho lợn đã thu được kết quả rất cao. Bằng các biện pháp sinh học bước đầu người ta đã thu được kết quả khả quan.
Gần đây nhất (5/1997) ở Việt Nam xuất hiện một loai chế phẩm sinh học có tên là EM (Effective Mircoorganisms) gồm hỗn hợp các vi sinh vật hữu hiệu có ích do giáo sư người Nhật Teruo Higa tìm ra và. chế phẩm này được sử dụng rộng rãi và có tác dụng vô cùng to lớn đối với ngành nông nghiệp.
Trong ngành chăn nuôi trâu, bò do tính chất của thức ăn nên mọt bệnh khá phổ biến và gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi phổ biến đó là hội chứng viêm ruột ỉa chảy. Vì vậy việc áp dụng một loại chế phẩm mới để phòng bệnh này là rất cần thiết. Để góp phần vào việc đánh giá tác dụng của chế phẩm EM. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : "Tìm hiểu đến sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sự biến đổi số lượng, số loại của một số vi khuẩn đường ruột chủ yếu trong phân trâu khi dùng chế phầm EM để phòng, hội chứng tiêu chảy ".
54 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tìm hiểu đến sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sự biến đổi số lượng, số loại của một số vi khuẩn đường ruột chủ yếu trong phân trâu khi dùng chế phầm EM để phòng, hội chứng tiêu chảy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHần I : Mở đầu
1. Đặt vấn đề:
Nước ta là một nước nông nghiệp vì vậy việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp nước nhà là một điều tất yếu không thể thiếu được. Sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà đã đáp ứng như cầu về lương thực, thực phẩm trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài đem lại một nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên việc phát triển này phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, giữ đuợc vệ sinh môi trường và ổn định hệ sinh thái ... việc lạm dụng quá mức các chất hoá học trong nông nghiệp đã đem lại hậu quả nghiêm trọng cho sinh thái môi trường.
Trong trồng trọt: việc sử dụng quá mức các loại thuốc trừ sâu, phân hoá học, thuốc kích thích sinh trưởng. . . làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường cũng như chất lượng sản phẩm .
Trong chăn nuôi thú y việc lạm dụng các loại kháng sinh quá mức đã tạo ra sự kháng thuốc của các mầm bệnh, làm tồn dư thuốc trong cơ thể con vật.... gây tác hại to lớn cho con người. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hoá học có tính độc hại trng các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong nông nghiệp. Chính vì vậy, việc thay thế thuốc bằng các chất không phải là kháng sinh và hoá dược ít độc hại hơn đang được nhiều người chú ý. Nguyễn Như Viên (1976) đã thành công trong việc bổ xung chế phẩm Bacillus subtilis cho lợn. Vũ Văn Ngữ và Lê Kim Thao (1981) cũng bổ xung Subcolas cho lợn đã thu được kết quả rất cao. Bằng các biện pháp sinh học bước đầu người ta đã thu được kết quả khả quan.
Gần đây nhất (5/1997) ở Việt Nam xuất hiện một loai chế phẩm sinh học có tên là EM (Effective Mircoorganisms) gồm hỗn hợp các vi sinh vật hữu hiệu có ích do giáo sư người Nhật Teruo Higa tìm ra và. chế phẩm này được sử dụng rộng rãi và có tác dụng vô cùng to lớn đối với ngành nông nghiệp.
Trong ngành chăn nuôi trâu, bò do tính chất của thức ăn nên mọt bệnh khá phổ biến và gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi phổ biến đó là hội chứng viêm ruột ỉa chảy. Vì vậy việc áp dụng một loại chế phẩm mới để phòng bệnh này là rất cần thiết. Để góp phần vào việc đánh giá tác dụng của chế phẩm EM. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : "Tìm hiểu đến sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng và sự biến đổi số lượng, số loại của một số vi khuẩn đường ruột chủ yếu trong phân trâu khi dùng chế phầm EM để phòng, hội chứng tiêu chảy ".
2. Mục Đích yêu cầu:
Tìm hiểu sự biiến đổi các chỉ tiêu lâm sàng và chỉ tiêu sinh lý máu của trâu trước và sau khi sử dụng chế phẩm EM.
Sự biến đổi số lượng, số loại một số vi khuẩn đường ruột chủ yếu trong phân trâu trước và sau khi sử dụng chế phẩm EM.
Từ đó rút ra một số kết luận về ảnh hưởng của chế phẩm EM đối với đàn trâu và khả năng sử dụng chế phẩm EM để phòng hội chứng viêm ruột ỉa chảy của trâu.
PHần 2 : Tổng quan tài liệu.
2.1. Nguồn gốc và phân loại trâu.
Trâu thuộc bộ Artio Dactyla, bộ phụ Ruminan tia, họ Bovidea, tộc Bovini.
Họ Bovidea có 10 họ, với 53 giống và 115 loài phân bố rộng rãi ở trên các Châu lục ( Đặng Huy Huỳnh 1996). Một số tác giả (Đào Văn Tiến 1995,Ross Cockrill W 1982). Căn cứ vào định loại của Linnaes (1758) cho rằng Trâu rừng B.Bubalus là tổ tiên của giống trâu nhà hiện nay, có tên khoa học là Bubalus Domesticus sự thuần hoá của trâu rừng được tiến hành rất lâu ở vùng nhiệt đới Châu á. Căn cứ vào những dẫn liệu khảo cổ người ta cho rằng khoảng 5500 năm trước đây trâu đã được thuần hoá ở ấn Độ. Chúng ta có thể cho rằng, trâu nhà hiện nay có từ nguồn gốc trâu rừng đã được thuần hoá từ vùng nhiệt đới nóng ẩm, thuộc các lưu vực của các con sông lớn ở Châu á với nền sản xuất lương thực lúa nước. Người ta căn cứ vào những đặc điểm khác về màu sắc, ngoại hình, tính năng sản xuất, nhân tố di truyền (Maegregos 1939) đã phân trâu nhà ra làm hai nhóm:
Trâu đầm lầy (Swamp type)
Trâu sông (River type)
Đặc điểm của trâu đầm lầy: thân nặng chắc, mình ngắn, bụng rộng, trán phẳng, mắt lồi, mặt ngắn... thường được làm sức kéo là chủ yếu.
Đặc điểm của trâu sông: Mặt dài, bốn chân to, vòng ngực nhỏ thường dùng để cải tiến giống, để sản xuất sữa. Ngày nay ở một số nước Châu á, Châu Phi con trâu được sử dụng làm sức kéo, chuyên chở và cung cấp thịt sữa cho con người và phân bón cho cây trồng (FAO 1989).
Theo thông báo của FAO thì 98% sức kéo dùng trong nông nghiệp ở Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia đều do con trâu đảm nhiệm.
Trâu sữa và các giống trâu sữa cải tiến có nhiều ở ấn Độ và Bungari, Italia và Paskistan. ở ấn Độ và Paskistan hơn nửa số sữa tiêu thụ là sữa trâu. Sữa trâu có nhiều mỡ, nhiều chất khô và ít nước. Vì vậy sữa trâu và các sản phẩm của nó thường ngon, dễ chế biến, được tiêu thụ rất phổ biến.
2.1.2. Trâu Việt Nam
Trâu Việt Nam thuộc loại trâu đầm lày (Swamp Buffalo) có nguồn gốc bản địa. Trâu rừng ở Việt Nam trước đây khá phổ biến và phân bố thành từng đàn lớn ở khu Tây Bắc - Bắc Bộ, vùng cao nguyên Trung Bộ, Tây Nam (Đào Văn Tiến 1985). Từ loại trâu rừng bản địa (Bubalus Amee) người Việt cổ đã thuần hoá chúng vào cuối thế kỷ đồ đá mơí cách đây 4000 - 4500 năm, để giúp cho con người trong nghề trồng lúa mà không có con vật nào thay thế tốt hơn.
Đặc điểm của đàn trâu nước ta có hình dạng to khoẻ, lông màu đen là chủ yếu. Số lượng nhiễm sắc thể của trâu Việt Nam 2n = 48 ( Phạm Đức Lộ và cộng sự). Trâu ở nước ta có cùng nguồn gốc, song do điều kiện tự nhiên của từng vùng khác nhau, điều kiện nuôi dưỡng khác nhau nên chúng khác nhau về thể hình.
Chúng được chia thành 3 nhóm:
_ Loại trâu có ngoại hình to (còn gọi là trâu ngố):
Trâu cái có khối lượng: 400 kg
Trâu đực có khối lượng: 400 - 490kg
_Loại trâu trung bình
Trâu cái có khối lượng : 399kg
Trâu đực có khối lượng : 400-450kg
_Loại trâu nhỏ
Trâu cái có khối lượng : 300-349 kg
Trâu đực có khối lượng : 350 - 399 kg
Nhìn chung là trâu vùng núi to hơn trâu đồng bằng, tuy nhiên còn phụ thuộc vào điều kiện sống và chế độ chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng...
Hiện nay đàn trâu Việt Nam có số lượng khá đông và mức độ hàng năm tương đối đồng đều. Tính đến năm 1997 tổng đàn trâu của nước ta là 294.600.000 con. Đàn trâu tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ(Lê Bá Lịch 1998), trâu được nuôi dưỡng chủ yếu ở các hộ gia đình nông dân để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2.2. Đặc điểm tiêu hoá ở dạ cỏ của trâu
Trâu là loại động vật dạ dày kép có bốn ngăn. Ba ngăn đầu được gọi là dạ dày trước, chức năng chủ yếu là tiêu hoá cơ học nhào trộn nghiền nát thức ăn, còn ngăn cuối cùng dạ múi khế có chức năng tiêu hoá hoá học như dạ dày đơn. Nhờ có sự phát triển của dạ dày bốn túi mà trâu có thể sử dụng được các loại thức ăn nhiều sơ như cỏ, rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Nói một cách đúng hơn trâu không thể tự tiêu hoá được các loại thức ăn, nhưng có khu hệ sinh vật hiếu khí sống cộng sinh trong dạ dày cơ của chúng đã lên men thức ăn, đặc biệt là phần sơ trong thức ăn, biến cho sơ thành các chất bay hơi cung cấp năng lượng cho cơ thể (Kurilov N.V và Krot Kova A.P,1979). Cũng nhờ các sinh vật cộng sinh mà trâu còn sử dụng được các loại Nitơ có nguồn gốc vô cơ đảm bảo nhu cầu Vitamin B,K. Mặt khác nhờ có sự hoạt động của khu hệ sinh vật mà một số loại thức ăn có độc tố lại trở thành ít độc tố đối với trâu ( Dzink H.E,1984). Trong dạ cỏ nhiệt độ luôn duy trì ở mức 38 - 42oC. Sự tiết liên tục của tuyến nước bọt dưới tai đảm bảo lượng chất lỏng và pH hằng định của chất chứa. Thành phần ion ổn định nhờ sự trao đổi của chất chứa, của dạ cỏ và sự tiết không ngừng của tuyến nước bọt. Sự thu nhận thức ăn đều đặn tạo điều kiện cung cấp môi trường dinh dưỡng liên tục cho vi sinh vật. Những sản phẩm được tạo thành trong quá trình lên men của vi khuẩn không ngừng được chuyển đi bơỉ sự hấp thu qua vách dạ dày trước. Phần lớn các sản phẩm của tiêu hoá thức ăn được chuyển xuống các bộ phận sau của ống tiêu hoá. Theo nhiều tác giả thì tổng số vi khuẩn ở dạ cỏ thường là 10-9 trong một gam chất chứa (Trần Cừ và Cù Xuân Dần, 1975; Lê Khắc Thận, 1974) dạ cỏ trâu có độ pH từ 5,05 - 7,60 chứa nhiều loại vi khuẩn tiêu hoá trong 1ml chất chứa. Những loại vi khuẩn có mặt trong dạ cỏ đóng vai trò quan trọng việc tiêu hoá hấp thu các chất dinh dưỡng. Trong dạ cỏ có tới 2000 loài vi khuẩn sống cộng sinh và có sự phân chia về chức năng chúng có nhiệm vụ phân giải Xenlulo, tinh bột, đường đơn và các sản phẩm phân huỷ như axit Lartic, Sucilic, axit Focmic(Kurilov N.V và Krot Kova A.P,1979).
Theo Kay R.1983, những vi sinh vật bị yếm khí bắt buộc tuỳ tiền tìm thấy ở dạ cỏ một môi trường thuận lợi nhất. Giữa những loài có quan hệ cộng sinh của sự phân chia chức năng. Nều một nhóm vi khuẩn nào không có được những điều kiện để phát triển một khẩu phần ăn nào đó chết dần đi thì điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi cả thành phần của nhiều nhóm vi sinh vật và dẫn đến kết quả là các quá trình tiêu hoá thức ăn bị rối loạn và điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái con vật. Động vật nhai lại do đặc điểm cấu tạo giải phẫu của cơ quan tiêu hoá và tính chất dinh dưỡng chung nên hoạt động của các tuyến nước bọt khác nhau. Tuyến dưới tai tiết liên tục còn tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi chỉ tiết khi ăn. Nước bọt có tính kiềm mạnh, trong thành phần của nó có nhiều Bicacbonat, phôtpho và clorua. Thành phần hoá học của nước bọt ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của vi sinh vật trong dạ cỏ. Số lượng lớn nước bọt tiết liên tục làm dễ dàng cho việc nhai lại, nuốt, ợ viên thức ăn và sự chuyển sau này của vi chất vào dạ múi khế. Hơn nữa nước bọt tạo nên môi trường lỏng trong dạ cỏ cần thiết cho sự phát triển của quần thể vi khuẩn. Nước bọt của loài nhai lại không những tạo nên những điều kiện thuận lợi cuả môi trường trong dạ cỏ cho sự hoạt động cuả các vi sinh vật mà còn giữ vai trò quan trọng trong sự trao đổi Nitơ cuả cơ thể gia súc.
2.3. Một số hiểu biết về hệ vi khuẩn đường ruột của gia súc
Trong đường ruột của trâu, bò có một số lượng lớn vi sinh vật sinh sống. ở trạng thái sinh lý bình thường, hệ vi sinh vật đường tiêu hoá cân bằng với cơ thể. Do một nguyên nhân nào đó, hệ vi sinh vật thay đổi dẫn đến làm mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường tiêu hoá, hậu quả là cơ thể rơi vào trạng thái bệnh lý.
Trong đường ruột của gia súc có hai nhóm vi khuẩn lớn:
- Nhóm vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường ruột (Entero BacteriaCeal) sống hoại sinh trong đường tiêu hoá. Đại diện là E.Coli, Salmonella, Klebsiella, Shigella, Proteus...
- Nhómvi khuẩn vãng lai chúng là bạn đồng hành với thức ăn nước bổ xung vào hệ tiêu hoá. Đại diện là Staphylococcus, Streptococcus...
2.3.1. Họ vi khuẩn đường ruột Enterobactiriaceae
Đây là vi khuẩn Gram (-) sống ở đường ruột người và động vật. Chúng có thể gây bệnh hoặc không gây bệnh và có đắc tính chung sau:
- Không có Oxydaza
- Sử dụng đường bằng phương pháp nên men sinh axit, có hoặc không sinh hơi.
- Hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện nên có thể nuôi cấy trong các môi trường yếu khí hoặc kỵ khí.
- Có khả năng khử Nitrat thành Nitrit.
- Mọc được ở các môi trường thông thường.
- Có thể di động hoặc không di động. Nếu di động thì có lông ở xung quanh thân.
* Vi khuẩn E.Coli(Escherichia Coli)
Trực khuẩn Escherichia còn có tên là Bacterium Commune, Bacillus Commuis được escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em. Năm 1889, Larme lần đầu tiên đề cập tới khả năng gây độc của E.Coli và cho tới nay,người ta đã phát hiện ra hơn 279 serotyp.
- Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn E.Coli là trực khuẩn ngắn kích thước 2-3x0,6mm trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ. Trong môi trường thường đứng riêng lẻ, đôi khi xếp 2-3 vi khuẩn thành một chuỗi. Có thể có vi khuẩn có lông, di động, hình thành nha bào. Giáp mô, bắt màu gram (-), bắt màu đều hoặc xẫm ở hai đầu.
- Đặc tính nuôi cấy
E.Coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tuỳ tiện, có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiệt độ 5- 40oC, pH từ 5,5-8 nhưng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 37oC, pH từ 7,2 - 7,4.
* Môi trường nước thịt
vi khuẩn phát triển tốt , làm đục môi trường, đôi khi có cặn màu tro nhạt ở đáy có màng mỏng màu xanh trên mặt môi trường, canh trùng có mùi thối.
* Môi trường thạch thường
Sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt , không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3mm.
* Môi trường Istrati
Khuẩn lạc có màu vàng tươi vì E.Coli lên men đường Lactoza sinh axit nên biến chỉ thị màu Bromothymol (xanh) thành màu vàng.
* Môi trường EMB ( Eosin Methyl Blen)
Hình thành khuẩn lạc màu tím đen
* Môi trường Macconkey
Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tròn, lồi, màu đỏ hồng.
* Môi trường Brilliant - Green
Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc có màu vàng chanh.
*Môi trường thạch ba đường (T.S.I)
vi khuẩn lên men sinh hơi làm ướt mặt thạch hoặc đội thạch lên bề mặt và thân môi trường chuyển màu vàng, không sinh H2S.
* Môi trường XLD
Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc có màu vàng.
- Đặc tính sinh hoá
* Chuyển hoá đường
vi khuẩn E.Coli lên men, sinh hơi các loại đường:Fructoza, Glucoza, Levuloza, Galactoza, xyloza, Ramoza, Manit, Lactoza. Hầu hết các E.Coli đều lên men đường Lactoza nhanh và sinh hơi. Đây là một đặc điểm quan trọng để dựa vào đây người ta phân biệt giữa Salmonella và E.Coli tuy nhiên cũng có một vài chủng E.Coli không lên men Lactoza. Lên men không rõ ràng (phân giải chậm hoặc dương tính không đều): Saccaroza, Glyxerol, Manitol.
Không lên men đường: Anclonitor, Dextrin, Glicoin, Dulxitol.
*Các phản ứng khác
+Sữa đông sau 24 - 72 giờ ở nhiệt độ 37oC
+ không làm tan chảy Gelatil, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông
+ phản ứng H2S (-)
+ phản ứng VP (-)
+ phản ứng MR (+)
+ phản ứng indol (+)
+ có khả năng khử nitrat thành nitrit
- Cấu trúc kháng nguyên
E.Coli có đủ ba loại kháng nguyên O, H và K
+ Kháng nguyên O ( kháng nguyên thân ) được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn, nằm trên màng ngoài của vỏ vi khuẩn và được giải phóng vào môi trường nuôi cấy
+ Kháng nguyên H ( kháng nguyên lông ) có bản chất Protein rất dễ bị phá vỡ bởi nhiệt độ cao hoặc xử lý bằng cồn, axit yếu.
+ Kháng nguyên K ( kháng nguyên vỏ bọc ) gồm 3 loại L, A, B
Loại kháng nguyên L có tác dụng ngăn không cho hiện tượng ngưng kết kháng nguyên O của vi khuẩn sống xảy ra. Khi đun sôi 1000C trong 1 giờ kháng nguyên L bị phá huỷ.
Loại kháng nguyên A, B ( gồm có B1, B2, B3, B4, B5 ) đều có tác dụng ngăn hiện tượng ngưng kết kháng nguyên O của vi khuẩn sống.
- Sức đề kháng:
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác. ở 60oC bị diệt sau 15-30 phút, HgCl2 1%, Formon 2%, axit phenic... diệt trong 15 phút. Tuy nhiên ở môi trường ngoài vi khuẩn có thể tồn tại khá nâu (4 tháng), vi khuẩn có sự đề kháng với sự sấy khô.
- Tính gây bệnh:
Vi khuẩn E.Coli có sẵn trong đường ruột (chủ yếu ở ruột già) của động vật nhưng chỉ tác động gây bệnh khi sức đề kháng suy giảm. E.Coli thường gây bệnh cho gia súc non, có khi mới đẻ 2 - 3 ngày. Bệnh thể hiện với triệu chứng sốt cao (41oC hoặc hơn) phân lúc đầu vàng, đặc sau chuyển sang trắng, xám, hôi thối, dính máu,con vật đi ỉa nhiều lần dặn nhiều. ở lợn con, triệu trứng giống ở bê, có thể lây sang cả ổ. Với động vật lớn, vi khuẩn gây viêm phúc mạc, viêm thận, khớp xương, viêm vú...
Trong phòng thí nghiệm: Tiêm vi khuẩn vào dưới da chuột bạch, chuột lang, thỏ, có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lượng lớn, có thể gây bại huyết, giết chết con vật.
*Vi Khuẩn Salmonella.
Salmonella là một vi khuẩn đường ruột, chủng Salmonella đầu tiên được phát hiện vào năm 1885 là Salmonella Choleraesuis bởi Salmon và Smith. Năm 1934, theo đề nghị của hội sinh vật học quốc tế, để kỷ niệm người đầu tiên tìm ra vi khuẩn, người ta chính thức đặt tên loài vi khuẩn này là Salmonella.
Giống Salmonella gồm trên 60 typ huyết thanh học, được chia làm 35 nhóm
- Đặc điểm hình thái:
là trực khuẩn hình gậy, ngắn hai đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6 x 1 - 3 m, không hình thành giáp mô và nha bào, có 7 - 12 lông ổ xung quanh thân nên đa số các loài Salmonella đều có khả năng di động, trừ Salmonella Pollrum và Salmonella gallinarum. Dễ nhuộm với các thuốc nhuộm thông thường, bắt màu gram (-), khi nhuộm bát màu đèu ở tàon thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.
- Đặc tính nuôi cấy:
Salmonella vừa hiếu khí, vừa kỵ khí không bắt buộc. Dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 6 - 42oC, PH từ 6 - 9, nhưng thuận lợi nhất ở nhiệt độ 37oC và PH=7,6.
* Môi trường nước thịt
cấy sau vài giờ đục nhẹ, sau 24h nuôi canh trùng đục đều, đáy ống nghiệm có cặn, ở trên mặt môi trường có cặn, ở trên mặt môi trường có màng mỏng.
* Môi trường thạch thường
Sau 24 giờ vi khuẩn Salmonella hình thành khuẩn lạc dạng S tròn, trong sáng hoặc hơi xám, nhẵn bóng, hơi nồi lên ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của E.Coli đường kính 1 - 1,5 mm.
* Môi trường Macconkey:
Sau 18 - 24 giờ ở điều kiện nhiệt độ 37oC vi khuẩn mọc thành những khuẩn lạc dạng S, màu trắng xanh.
* Môi trường Brilliant green:
Vi khuẩn Salmonella hình thành khuẩn lạc màu trắng trên nền đỏ xám của môi trường.
*Môi trường Indol:
Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc màu trắng hồng, tròn, trơn, trên nền màu hồng nhạt cả môi trường.
*Môi trường T.S.I ( triple - suger - iron - agar ):
Vi khuẩn làm biến đổi màu của môi trường, phần thạch đứng của môi trường có màu vàng, phần thạch nghiêng có màu đỏ, vi khuẩn sản sinh H2S đáy môi trường có màu đen.
*Môi trường XLD:
Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tròn, mặt lồi làm đen môi trường.
- Đặc điểm sinh hoá:
* Chuyển hoá đường:
Phần lớn lên men sinh hơi các đường: Glucoza, Gaclatoza, Mantoza, Arabinoza, Manit, levuloza. Một số loại cũng lên men các loại đường trên nhưng không sinh hơi. Salmonella Choleraesuis, Salmonella gallinarum, Salmonella eltedis.
Tất cả các loại Salmonella đều không lên men sinh hơi đường Lactoza và Sacaroza.
*Các phản ứng khác:
+ Đa số vi khuẩn đều không làm tan chảy Gelatin
+ Phản ứng URe ( - ).
+ Phản ứng MR ( + ). ( trừ Salmonella choleraesuis, Salmonella pullorum, Salmonella gallirarum ).
+ Phản ứng indol ( - ).
+ Phản ứng H2S ( + ) ( trừ Salmonella paratyphi, Salmonella abortusequi, Salmonella typhisuis).
- Sức đề kháng:
Vi khuẩn Salmonella bi diệt ở nhiệt độ 600C trong một giờ, ở nhiệt độ 700C trong 20 phút, ở nhiệt độ 100oC trong 5 phút, ở nước đục khoảng 9 phút. Trong nước vi khuẩn Salmonella sống 2 - 3 tháng, sống trong thịt ướp muối ( nồng độ 29 %) được 4 - 8 tháng.
- Cấu trúc kháng nguyên:
Salmonella có 3 loại kháng nguyên: O, H và K.
+ Kháng nguyên O của Salmonella có cấu trúc rất phức tạp. Đây là yếu tố độc lực của vi khuẩn nằm ở lớp ngoài của màng tế bào vi khuẩn, cấu tạo đặc trưng bởi lớp Polysaccharid và được giải phóng vào môi tường nuôi cấy.
+ Kháng nguyên H chỉ có ở Salmonella có lông và kháng nguyên H được chia ra làm 2 pha:
. Pha 1 có tính chất đặc hiệu gồm 28 loại kháng nguyên lông.
. Pha 2 không có tính chất đặc hiệu gồm 6 loại kháng nguyên
+ Kháng nguyên K có cấu tạo không quá phức tạp. Người ta đã biết một kháng nguyên vỏ là kháng nguyên Vi (virulence ) và chỉ có 2 typ huyết thanh có ở Salmonella typhi và Salmonella paratyphi.
- Độc tố:
Salmonella có hai loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố:
. Nôi độc tố của Salmonella rất mạnh, với liều thích hợp tiêm tĩnh mạch vi khuẩn có thể giết chết chuột bạch, chuột lang trong vòng 48 giờ.
. Ngoại độc tố chỉ có ở các vi khuẩn Salmonella có tính độc cao.
- Tính gây bệnh:
* Trong phòng thí nghiệm: Chuột bạch mẫn cảm nhất ngoài ra có thể dùng chuột lang, thỏ.
Sau khi tiêm vi khuẩn vào dưới da hoặc phúc mạc, chỗ tiêm dưới da hoặc phúc mạc sinh thuỷ thũng, sưng, mưng mủ. Sau 4 - 5 ngày hoặc 8 - 10 ngày, con vật gầy dần và chết. Mổ khám có bệnh tích tụ máu, lá lách sưng, viêm ruột, trong trường hợp bệnh kéo dài gan và lách có nhữnh điểm hoai tử.
* Ngoài tự nhiên: Salmonella gây bệnh thương hàn và phó thương hàn tất cả các thể cho người, gia súc và gia cầm, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào sức đề kháng của gia súc. Bình thường có thể phát hiện Salmonella trong ruột của con người, bò, gà, vịt . . . Trong điều kiện sức đề kháng của cơ thể giảm sút, vi khuẩn sẽ xâm nhập voà nội tạng và gây bệnh.
* Tính miễn dịch: sau khi khỏi bệnh hoặc sau khi tiêm vacxin cơ thể động vật có sinh ra miễn dịch tương đối dài.
* Vi Khuẩn Klebsiella.
Klebsiella là trực khuẩn không di động, không hình thành nha bào, có hình thành giáp mô, bắt màu gram ở hai cực
Klebsiella phát triển cả 3 loại khuẩn lạc: dạng R, dạng S, dạng M.
Trong môi trường nước thịt canh trùng có màu đục, bầy nhầy, Klebsiella lên men sinh hơi các loại đường: Glucoza, Lactoza, Galactoza, ít nên men Saccaroza
Klebsiella không làm tan chảy Gelatin
Trong tự nhiên Klebsiella có hai typ chính Klebsiella pneumoniae và Klebsiella acrogenes chúng sống rải rác ở khắp nơi hoặc ký sinh ở đường hô hấp trên của người và động vật là nguyên nhân gây bôi nhiễm ở đường hô hấp. Klebsiella acroges có thể sống ở đường ruột người và động vật nhưng không gây bệnh.
*Vi Khuẩn Shigella.
Shigella là những Enter bacteriace không có khả năng di động, là trực khuẩn bắt màu gram ( - ) nó có tác nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột, cư trú ở ruột già.
* Trong môi trường nước thịt:
Sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn phát triển làm môi trường đục đều, để lâu có nắng cặn.
* Trong môi trường thạch thường:
Vi khuẩn hình thành khuẩn lac nhỏ, tròn, trong đều khuẩn lạc dạng S.
Shigella lên men đường Glucoza và không lên men đường Lactoza.
*Vi Khuẩn Proteus.
Là những vi khuẩn đa hình thái, sống ký sinh ở ruột không gây bệnh,chỉ có cơ hội thì gây bệnh và tổn thương đặc biệt ở nơi cư trú. Vi khuẩn thay đổi hình thái trên các môi trường nuôi cấy khác nhau. Vi khuẩn mọc rất mạnh, có gợn sóng, lan phủ trên mặt thạch, môi trường nuôi cấy có mùi thối đặc biệt.
2.3.2. Nhóm vi khuẩn vãng lai.
* Vi khuẩn Staphylococcus.
Cầu khuẩn nhỏ, hình tròn, đường kính khoảng 0,7 - 1m thường đứng tụ lại thành từng đám, hình chùm nho, ở môi trường lỏng, các vi khuẩn thường đứng riêng lẻ thành những nhóm nhỏ hoặc thành chuỗi ngắn, không di động, không có khả năng hình thành nha bào, không sinh giáp mô ở trong cơ thể, bắt màu gram (+) Staphylococcus gồm 3 loại: Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus.
- Đặc tính nuôi cấy:
Tụ cầu khuẩn sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 32-37oC , pH thích hợp từ 7,2 - 7,6.
* Môi trường nước thịt:
Sau khi cấy từ 5 - 6 giờ, vi khuẩn làm đục môi trường, sau 24 giờ môi trường đục rõ hơn lắng cặn nhiều không có màng.
* Môi trường thạch thường:
Sau 24 giờ vi khuẩn hình thành khuẩn lạc tương đối to dạng S, có màu trắng, vàng thẫm hoặc vàng chanh.
* Môi trường thạch máu:
Vi khuẩn mọc rất tốt, sau khi cấy 24 giờ vi khuẩn hình thành khuẩn lạc to dạng S.
* Môi trường thạch Sapman:
+ Nếu tụ cầu gây bệnh lên men đường Manit môi trường Sapman trở nên vàng.
+ Nếu là tụ cầu không gây bệnh không lên men đường Manit môi trường Sapman đổi thành màu đỏ.
* Môi trường Gelatin:
Cấy vi khuẩn theo đường trích sâu nuôi ở nhiệt độ 20oC sau 2 - 3 ngày, Gelatin bị tan chảy ra trông giống hình phễu.
- Đặc tính sinh hoá:
+ Lên men đường Glucoza, Lactoza, Levuloza, Mantoza
+ Không lên men đường Galactoza
+ Phản ứng Catalaz dương tính
- Sức đề kháng:
Do vi khuẩn không có nha bào nên sức đề kháng kém với các tác nhân lý, hoá. Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 37oC trong 1h. ở nhiệt độ 80oC trong 10 - 30 phút và 100oC trong vài phút.
* Vi khuẩn Streptococcus:
Streptococcus có ở khắp nơi trong tự nhiên (đất, nước, không khí...) trong cơ thể người, động vật Streptococcus có trên da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, phần lớn không gây bệnh. Chỉ một số ít có khả năng gây bệnh.
- Đặc điểm hình thái:
Streptococcus là liên cầu khuẩn có hình câu hoặc hình bầu dục, đường kính có khi đến 1m, đôi khi có vỏ, không di động, bắt màu gram (+).
- Đặc tính nuôi cấy:
Là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện. Thích hợp ở nhiệt độ 37oC.
* Môi trường nước thịt: Hình thành cụm, không làm đục môi trường, rồi lắng cặn.
* Môi trường thạch thường: Khuẩn lạc màu trắng nhạt
* Môi trường thạch máu: Hình thành khuẩn lạc nhỏ, đường kính khoảng 1mm, một vài khuẩn lạc có thể dung huyết.
* Môi trường Gelatin: Khuẩn lạc mọc hình lá cây dương xỉ.
- Đặc tính sinh hoá:
+ Lên men đường Glucoza, Lactoza, Saccaroza, Salixintrelaloza.
+ Không lên men: Manit, Inlulin, Dunxit, Glyxerin.
+ Phản ứng Indol(-).
+Phản ứng H2S (-).
+ Phản ứng Catalaz(-).
- Sức đề kháng:
Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 70oC trong 30 phút, 100oC trong 1 phút, các hoá chất thông thường diệt vi khuẩn dễ dàng.
* Vi khuẩn Bacillus Subtilis
Trực khuẩn to, hai đầu tròn, thường xếp thành hàng hoặc đứng riêng lẻ, bắt màu gram (+), kích thước 1 - 5m x 0,6 - 0,7m. Chúng có thể phát triển tốt trong các môi trường đơn giản, nhiệt độ thích hợp 30 - 38oC, pH từ 7,0 - 7,5.
* Môi trường nước thịt: Tạo thành một lớp váng trắng phủ kín trên bề mặt, lắc khó tan, môi trường trong suốt.
* Môi trường thạch thường: Hình thành khuẩn lạc dạng R, khuẩn lạc to rìa hình răng cưa màu trắng.
Bacillus Subtilis là trực khuẩn sống ngoại sinh trong đường tiêu hoá và không gây bệnh.
2.4. Những hiểu biết về hội chứng viêm ruột ỉa chảy
2.4.1. Nguyên nhân gây ỉa chảy
ỉa chảy, theo định nghĩa của Vũ Triệu An - 1978, Blackw
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVANq.doc