Thương mại dịch vụ là lĩnh vực ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm, vì vậy, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại dịch vụ trở thành đối tượng điều chỉnh của WTO và nằm trong phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS). Lĩnh vực viễn thông được xem là một trong số ít các lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm vừa mang đặc điểm chung của thương mại dịch vụ, vừa có những đặc điểm riêng làm tốn không ít thời gian, công sức của các quốc gia khi đàm phán để mở cửa lĩnh vực này trong khuôn khổ của WTO/GATS.
Để trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam một mặt phải chấp nhận các nghĩa vụ theo quy định của GATS, mặt khác phải đàm phán để đưa ra các cam kết mở cửa dịch vụ viễn thông. Các tài liệu liên quan đến viễn thông của WTO như Phụ lục về Thông tin Viễn thông và Tài liệu Tham chiếu Viễn thông hàm chứa những quy định, theo đó, Việt Nam nói chung và ngành viễn thông Việt Nam nói riêng cần nắm vững để có thể chủ động đưa ra các cam kết sao cho thỏa mãn các yêu cầu của WTO/GATS nhưng vẫn phải tạo ra cho ngành viễn thông Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong xu thế tự do hóa thương mại dịch vụ.
Phiên đàm phán song phương giữa Việt Nam với Hoa Kỳ vào ngày 13/5/2006 vừa qua đã hoàn tất về mặt kỹ thuật, kết thúc vòng đàm phán thứ 12 giữa hai nước. Thành công của vòng đàm phán song phương có tính quyết định này đã khiến cho cánh cửa gia nhập WTO đối với Việt Nam đã rộng mở. Từ nay cho đến khi gia nhập WTO, Việt Nam còn phải tiếp tục phiên đàm phán đa phương mới, dự kiến sẽ vào tháng 10/2006. Một trong những nội dung đàm phán có tính nhạy cảm là đàm phán về mở cửa lĩnh vực viễn thông.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến nào trong lĩnh vực viễn thông? Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông với các nước thành viên WTO sẽ đặt ra những cơ hội và thách thức gì đối với Việt Nam? Để trả lời những câu hỏi này cần phải có sự nghiên cứu cụ thể về thương mại dịch vụ, về GATS và đặc biệt về các quy định viễn thông của WTO để xây dựng hoặc tiếp tục điều chỉnh các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, nhất là sau khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Với những lý do trên, vấn đề "Thương mại dịch vụ viễn thông theo quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam" đã được lựa chọn làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ này.
104 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thương mại dịch vụ viễn thông theo quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực ngày càng được các quốc gia trên thế giới quan tâm, vì vậy, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thương mại dịch vụ trở thành đối tượng điều chỉnh của WTO và nằm trong phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS). Lĩnh vực viễn thông được xem là một trong số ít các lĩnh vực dịch vụ nhạy cảm vừa mang đặc điểm chung của thương mại dịch vụ, vừa có những đặc điểm riêng làm tốn không ít thời gian, công sức của các quốc gia khi đàm phán để mở cửa lĩnh vực này trong khuôn khổ của WTO/GATS.
Để trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam một mặt phải chấp nhận các nghĩa vụ theo quy định của GATS, mặt khác phải đàm phán để đưa ra các cam kết mở cửa dịch vụ viễn thông. Các tài liệu liên quan đến viễn thông của WTO như Phụ lục về Thông tin Viễn thông và Tài liệu Tham chiếu Viễn thông hàm chứa những quy định, theo đó, Việt Nam nói chung và ngành viễn thông Việt Nam nói riêng cần nắm vững để có thể chủ động đưa ra các cam kết sao cho thỏa mãn các yêu cầu của WTO/GATS nhưng vẫn phải tạo ra cho ngành viễn thông Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong xu thế tự do hóa thương mại dịch vụ.
Phiên đàm phán song phương giữa Việt Nam với Hoa Kỳ vào ngày 13/5/2006 vừa qua đã hoàn tất về mặt kỹ thuật, kết thúc vòng đàm phán thứ 12 giữa hai nước. Thành công của vòng đàm phán song phương có tính quyết định này đã khiến cho cánh cửa gia nhập WTO đối với Việt Nam đã rộng mở. Từ nay cho đến khi gia nhập WTO, Việt Nam còn phải tiếp tục phiên đàm phán đa phương mới, dự kiến sẽ vào tháng 10/2006. Một trong những nội dung đàm phán có tính nhạy cảm là đàm phán về mở cửa lĩnh vực viễn thông.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến nào trong lĩnh vực viễn thông? Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông với các nước thành viên WTO sẽ đặt ra những cơ hội và thách thức gì đối với Việt Nam? Để trả lời những câu hỏi này cần phải có sự nghiên cứu cụ thể về thương mại dịch vụ, về GATS và đặc biệt về các quy định viễn thông của WTO để xây dựng hoặc tiếp tục điều chỉnh các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông, nhất là sau khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Với những lý do trên, vấn đề "Thương mại dịch vụ viễn thông theo quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam" đã được lựa chọn làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ này.
Tình hình nghiên cứu
Thời gian gần đây, đã có một số tài liệu và luận văn nghiên cứu những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với viễn thông Việt Nam, tiêu biểu như bài tham luận của Ông Đỗ Trung Tá - Bộ trưởng Bộ BCVT (2003) về "Ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế"; nghiên cứu của Ban Hợp tác Quốc tế - Bộ Bưu chính Viễn thông về "Các tác động ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Bưu chính Viễn thông Việt Nam";.... Bên cạnh đó còn có luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đinh Diệu Linh (2004): "Thương mại dịch vụ viễn thông trong Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và các giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông ở Việt Nam" nghiên cứu cụ thể cam kết viễn thông của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hoặc các nghiên cứu của tác giả Trịnh Anh Đào về "Tìm hiểu văn bản dẫn chiếu của WTO về các nguyên tắc quản lý viễn thông"; Tuy nhiên, những tài liệu, công trình nghiên cứu hay luận văn thạc sĩ này chỉ là phân tích ở góc độ này hay góc độ khác các quy định về lĩnh vực viễn thông hoặc về cam kết mở cửa viễn thông Việt Nam với Hoa Kỳ. Chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích các cam kết về mở cửa dịch vụ viễn thông của Việt Nam theo quy định của WTO.
Đây là luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể vấn đề thương mại dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông của WTO và các cam kết của Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các quy định của WTO về thương mại dịch vụ, đặc biệt là quy định của WTO/GATS về viễn thông; sau khi phân tích các cam kết của Việt Nam trong việc mở cửa dịch vụ viễn thông trong thời gian qua và nêu bật những cơ hội và thách thức đối với viễn thông Việt Nam trong thời gian sắp tới, luận văn đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt các cam kết của Việt Nam lĩnh vực viễn thông, sau khi đã gia nhập WTO.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ khái niệm, nội dung và vai trò của viễn thông với ý nghĩa là khu vực dịch vụ mang tính thương mại;
- Tìm hiểu thương mại dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông theo quy định của WTO, đặc biệt là làm rõ 4 phương thức cung ứng dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS);
- Tìm hiểu thực trạng thị trường viễn thông của Việt Nam và các chính sách của Việt Nam về viễn thông;
- Phân tích các cam kết của Việt Nam về viễn thông trong ASEAN, trong APEC, trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ để có cơ sở đánh giá và so sánh với các quy định của WTO/GATS;
- Tìm hiểu kinh nghiệm một số nước trong việc cam kết mở cửa viễn thông khi gia nhập WTO;
Cập nhật những cam kết của Việt Nam về mở cửa dịch vụ viễn thông theo yêu cầu của WTO;
Đề xuất những giải pháp để thực hiện tốt các cam kết đó.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của WTO về thương mại dịch vụ và về viễn thông cũng như những yêu cầu của GATS đối với các nước thành viên về mở cửa lĩnh vực viễn thông. Đối tượng nghiên cứu của luận văn còn bao gồm cả các quy định của ASEAN, của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như của Việt Nam về viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu: Không đi sâu nghiên cứu thương mại dịch vụ nói chung cũng như lĩnh vực bưu chính mà chỉ chú trọng phân tích thương mại dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế, về phát triển kinh tế, trong đó, chủ trương phát triển ngành viễn thông của Đảng và Nhà nước ta cũng được đặc biệt khi lưu ý khi nghiên cứu luận văn này. Ngoài ra, luận văn còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,...
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thương mại dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ của WTO.
Chương 2: Thực trạng thương mại dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
Chương 3: Các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường viễn thông theo yêu cầu của WTO và giải pháp thực hiện.
Chương 1
Tổng quan về thương mại dịch vụ viễn thông trong khuôn khổ của WTO
1.1. Thương mại dịch vụ trong khuôn khổ của WTO
1.1.1. Tổng quan về WTO
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
WTO (là chữ viết tắt từ tên đầy đủ bằng tiếng Anh của Tổ chức Thương mại Thế giới - World Trade Organization) được thành lập ngày 01/01/1995, trên cơ sở kế thừa và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của GATT- Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại. GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay.
Tính đến cuối năm 2005, WTO có 150 nước và lãnh thổ thành viên, chiếm tới hơn 97% thương mại toàn cầu và 31 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập.
Các chức năng chính của WTO:
Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế
Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại
Giải quyết các tranh chấp thương mại
Giám sát các chính sách thương mại
Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển
Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
Kể từ khi thành lập vào năm 1995, đã có thêm 22 thành viên gia nhập. Ecuador là nước đầu tiên gia nhập vào năm 1996. Các nước gia nhập gần đây nhất gồm có: Tonga (2005), Campuchia (2004), Nêpan (2004), Macedonia (2003), Armenia (2003), Đài Loan (2002) và Trung Quốc (2001).
Hiện nay có 31 nước đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. ảrập Xêút rất có thể sẽ là nước hoàn tất thủ tục gia nhập tiếp theo. Các nước khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập bao gồm: Việt Nam, Nga, Serbia, Ukraine, Lào. Việt Nam sẽ có triển vọng gia nhập WTO vào cuối năm 2006.
1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất hai năm một lần.
Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng - thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO tại Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO.
Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
WTO có một số các ủy ban đặc biệt, nhóm làm việc và các bên làm việc giải quyết các thỏa thuận riêng và các lĩnh vực khác như các hiệp định về môi trường, phát triển, đăng ký thành viên và thương mại khu vực.
Hầu hết các quyết định của WTO đều được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và các phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau.
1.1.2. Những vấn đề chung về thương mại dịch vụ và sự ra đời của Hiệp định GATS
1.1.2.1. Dịch vụ
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc nêu ra một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ trở nên khó khăn. Hơn nữa, các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có cách tiếp cận không giống nhau về dịch vụ.
Hiện nay, khi dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia và trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế, người ta thường có hai cách hiểu về dịch vụ. Dịch vụ, hiểu theo nghĩa rộng, là lĩnh vực kinh tế thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân. Theo cách hiểu này, các hoạt động nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh, thương mại, bao gồm các hoạt động hỗ trợ trước, trong và sau khi bán hàng. Hai cách hiểu này dẫn đến sự phân biệt giữa Thương mại dịch vụ và Dịch vụ thương mại sẽ được đề cập đến ở phần tiếp theo.
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO không đưa ra định nghĩa về dịch vụ mà chỉ phân loại dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác nhau (xem Phụ lục 1). Cuốn Cán cân thanh toán quốc tế hàng năm (Balance of Payment Manual), xuất bản lần thứ năm của IMF hướng dẫn cách phân loại và thống kê số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã liệt kê dịch vụ thành 3 nhóm lớn là vận tải, du lịch và các dịch vụ thương mại khác. Mỗi nhóm này lại được chia thành các phân nhóm nhỏ hơn.
Nghiên cứu và tiếp cận khái niệm dịch vụ trên nhiều khía cạnh là để đi đến sự thống nhất về khái niệm và nội hàm của dịch vụ. Có thể thấy rằng, dù có nhiều cách tiếp cận nhưng cách định nghĩa kinh điển dựa trên tính chất của dịch vụ là định nghĩa chuyển tải được những nội dung cơ bản và đầy đủ nhất về dịch vụ: Dịch vụ là các hoạt động của con người, được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được.
Định nghĩa trên nêu lên được hai đặc điểm cơ bản của dịch vụ: Thứ nhất, dịch vụ là một "sản phẩm", là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Thứ hai, khác với hàng hóa là hữu hình, dịch vụ là vô hình, phi vật chất và không thể lưu trữ được. Ngoài hai đặc điểm trên, dịch vụ còn có một đặc thù mà hàng hóa hữu hình không có: quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ thường xảy ra đồng thời.
Ngày nay, dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của mỗi quốc gia và hệ thống thương mại quốc tế. Nhìn chung, do đời sống của người dân tăng lên nên nhu cầu tiêu thụ dịch vụ của họ tăng lên nhiều so với nhu cầu về hàng công nghiệp và nông nghiệp. Năng suất trong nhiều loại dịch vụ tăng thấp hơn trong công nghiệp và nông nghiệp vì hàm lượng lao động còn cao, ví dụ như trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, vận tải hành khách,... Tình trạng này làm cho giá của nhiều dịch vụ truyền thống tăng nhanh tương đối so với giá của hàng hóa. Một nhân tố nữa là trước đây, nhiều công ty công nghiệp tự lo một số dịch vụ trong sản xuất như thiết kế, tài chính, vận tải... thì nay đi mua những dịch vụ đó của các nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Nhiều loại dịch vụ hiện đại, kể cả viễn thông, tài chính, vận tải không những đóng vai trò là thành phẩm mà còn là đầu vào cơ bản của nhiều ngành công nghiệp. Đấy cũng là lý do tỉ trọng của dịch vụ trong GDP ngày càng cao: khoảng 55% ở các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và khoảng 70% ở các nước công nghiệp có mức thu nhập cao [22].
1.1.2.2. Thương mại dịch vụ
Tương tự như dịch vụ, thương mại dịch vụ cũng chưa có một cách hiểu thống nhất.
Tại Việt Nam, hiện nay tồn tại hai khái niệm, thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại. Thương mại dịch vụ là khái niệm rộng dùng để chỉ tất cả các hành vi cung ứng các dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. ở đây, cần phải nhấn mạnh rằng, chỉ các dịch vụ được đem ra mua bán, trao đổi nhằm thu lợi nhuận thì các hành vi trao đổi đó mới được coi là mang tính chất thương mại và nằm trong khái niệm thương mại dịch vụ. Còn dịch vụ thương mại là khái niệm hẹp hơn, chỉ bao gồm các loại hình dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa trên thị trường. Như vậy khái niệm thương mại dịch vụ là khái niệm rộng, bao trùm lên khái niệm dịch vụ thương mại [12, tr. 21].
GATS không đưa ra định nghĩa về thương mại dịch vụ mà chỉ quy định về bốn phương thức cung cấp dịch vụ giữa các nước thành viên. Điều 1, khoản 2 của GATS quy định:
Phương thức 1: Cung ứng qua biên giới - dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ một nước thành viên sang lãnh thổ một nước thành viên khác. Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ đi qua biên giới, còn người cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước nhận dịch vụ. Ví dụ, dịch vụ điện thoại quốc tế v.v...
Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ - sự cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một nước thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của một nước thành viên khác. Ví dụ: công dân Việt Nam đi du lịch sang Thái Lan tiêu dùng các dịch vụ du lịch do các cá nhân và công ty Thái Lan cung cấp.
Phương thức 3: Hiện diện thương mại - việc cung cấp dịch vụ bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một nước thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của một nước thành viên khác. Ví dụ, công ty Mỹ thành lập chi nhánh tại Việt Nam để tiến hành các hoạt động thương mại v.v...
Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân - việc cung cấp dịch vụ được thực hiện trực tiếp bởi nhà cung cấp dịch vụ có quốc tịch nước ngoài là cá nhân (hoặc các cá nhân là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ đó) cho quốc gia khác. Ví dụ các công ty Nhật cử chuyên gia sang Việt Nam để tư vấn về xây dựng... Phương thức này không áp dụng cho các cá nhân đang tìm việc ở nước khác...
Theo quan niệm của GATS, nói đến thương mại dịch vụ là nói đến việc cung cấp dịch vụ, theo một hay tất cả bốn phương thức trên, vì mục đích thương mại và vì mục tiêu thu lợi nhuận. Mục tiêu của GATS là tạo thuận lợi cho thương mại hóa các hoạt động dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. GATS yêu cầu các nước thành viên phải mở cửa cho thương mại dịch vụ. Thực hiện bốn phương thức cung ứng dịch vụ nói trên chính là mở cửa về thương mại dịch vụ.
Nhiều loại dịch vụ từ lâu được coi là những hoạt động quan trọng của quốc nội đang ngày càng trở thành năng động trên phạm vi toàn cầu, nhất là chiều hướng sử dụng những công nghệ mới như dịch vụ ngân hàng điện tử, y tế, giáo dục từ xa.
Trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, dịch vụ ngày càng có tỷ trọng tăng lên (chiếm khoảng 40% trong GDP [23, tr. 86]), nhưng vẫn là một lĩnh vực mới và yếu, và thương mại dịch vụ còn rất hạn chế. Trước đổi mới, lĩnh vực dịch vụ bị coi nhẹ và đến nay vẫn còn dấu ấn tiêu cực nặng nề cả về nhận thức, cơ chế chính sách, hệ thống luật pháp đến hoạt động kinh doanh. Có thể khẳng định rằng trong hội nhập kinh tế và việc chuẩn bị gia nhập WTO, lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam là khâu tất yếu cần đổi mới mạnh hơn, cần một sự đột phá, mở cửa rộng hơn nữa.
1.1.2.3. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)
Cho đến trước khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, GATT chỉ gắn với thương mại hàng hóa mà không đề cập đến các lĩnh vực dịch vụ. Cuối những năm 1970, Mỹ bắt đầu gây sức ép để GATT dành nhiều quan tâm hơn cho dịch vụ vì tầm quan trọng ngày càng tăng của nó trong thương mại toàn cầu. Những con số thống kê của Mỹ cho phép họ đưa ra nhận định đó. Một báo cáo của Quốc hội Mỹ năm 1991 đã tính toán rằng thương mại dịch vụ chiếm 25% thương mại toàn cầu, 60% tổng sản phẩm quốc gia của Mỹ (90 tỷ USD trong số đó là dành cho xuất khẩu), và 90% mức tăng trưởng việc làm của Mỹ thời kỳ sau năm 1980.
Ngày nay, thương mại dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của mỗi quốc gia và nền kinh tế thế giới nói chung. Thực tế này khiến việc xác lập khuôn khổ pháp lý và chính sách để điều chỉnh lĩnh vực dịch vụ là rất cần thiết. Cũng nhằm mục đích này mà GATS đã ra đời.
GATS là kết quả của Vòng Đàm phán Uruguay. Cùng với WTO, GATS có hiệu lực từ tháng 01/1995. GATS là một bộ phận cấu thành trong hệ thống pháp luật của WTO.
Các mục tiêu mà GATS đặt ra bao gồm:
Thiết lập một khuôn khổ đa biên cho những nguyên tắc và quy tắc của thương mại dịch vụ nhằm mở rộng thương mại trong lĩnh vực này trong điều kiện minh bạch và tự do hóa dần dần
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tất cả các đối tác trong thương mại và vì sự phát triển của các nước đang phát triển
Đạt được tự do hóa thương mại dịch vụ thông qua những vòng đàm phán đa biên liên liếp nhằm tăng cường lợi ích của các bên tham gia trên cơ sở cùng có lợi và đảm bảo sự cân bằng chung về quyền và nghĩa vụ, đồng thời tôn trọng các mục tiêu trong chính sách quốc gia.
GATS bao gồm 6 phần với 29 điều khoản và 8 phụ lục, tập trung vào ba nội dung chính: Trước hết, GATS là hiệp định khung bao gồm các trách nhiệm cơ bản bắt buộc đối với mọi nước thành viên. Nội dung thứ hai là lịch trình cam kết của các quốc gia bao gồm các cam kết cụ thể hướng tới tự do hóa rộng rãi hơn. Nội dung thứ ba là một loạt các phụ lục cho từng lĩnh vực dịch vụ.
Các nguyên tắc chính của GATS là:
Không phân biệt: bao gồm nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các Thành viên (quy chế Tối huệ quốc - MFN) và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài (Đối xử quốc gia - NT).
Tính minh bạch: các thành viên phải công khai về mọi quy định có tác động cơ bản đến thương mại dịch vụ thuộc các cam kết cụ thể theo Hiệp định
Quy tắc hợp lý: các quy định trong nước của các thành viên phải phù hợp với các cam kết quốc tế.
Ngoài ra, GATS còn đưa ra các nguyên tắc về vấn đề công nhận lẫn nhau, tiếp cận thị trường, tự do hóa từng bước.
1.2 Các quy định của WTO về thương mại dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông
1.2.1. Vị trí, vai trò của dịch vụ viễn thông trong thương mại dịch vụ
Viễn thông là một trong những lĩnh vực dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trong nền kinh tế. Ngay từ năm 1995 khi GATS bắt đầu có hiệu lực, WTO đã đưa ra thống kê về doanh thu dịch vụ viễn thông toàn cầu vào khoảng 601.9 tỷ USD, tức là 2,1% toàn bộ GDP thế giới cộng lại. Doanh thu viễn thông năm 1995 tăng với tốc độ 7%, cao hơn nhiều so với mức độ tăng trưởng hàng năm bình quân là 5,2% kể từ năm 1980. Lưu lượng viễn thông quốc tế chiều đi còn tăng với tốc độ nhanh hơn, khoảng 13% năm 1995. Tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực viễn thông không chỉ diễn ra với các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển. Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng thuê bao thoại ở các nước đang phát triển là 13,8% so với 3,5% ở các nước phát triển; tổng doanh thu viễn thông của các nước đang phát triển cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 9,7% so với 4,2%. Tốc độ tăng trưởng này khiến Tổng Giám đốc WTO lúc đó, ông Ruggiero nhận xét rằng các công ty trên thế giới giờ đây "chi tiêu cho dịch vụ viễn thông nhiều hơn cho dầu mỏ" [25, tr. 3].
Tuy nhiên, tầm quan trọng của viễn thông không ở các khía cạnh kinh tế và thương mại mà thôi. Việc xây dựng một xã hội thông tin toàn cầu sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong xã hội loài người. Giáo dục, y tế chất lượng cao và các dịch vụ công cộng sẽ được đưa đến những nơi hẻo lánh nhất. Cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn... Ngày nay, tất cả các nước, các tổ chức quốc tế đều đặt lĩnh vực viễn thông ở vị trí ngang bằng với các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác của xã hội như điện, nước, giao thông vận tải, y tế, giáo dục... Đồng thời, hạ tầng viễn thông cũng được đánh giá là yếu tố nhạy cảm có liên quan đến các vấn đề chính trị - xã hội, kinh tế quân sự và an ninh quốc gia, vì đó là những công cụ thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhạy nhất, cũng là công cụ quản lý quan trọng của hệ thống chính trị.
Cùng với sự mở cửa của các nền kinh tế, vai trò của lĩnh vực viễn thông ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia và toàn cầu, có tác động và ảnh hưởng lớn đối với thương mại thế giới. Viễn thông không chỉ đơn thuần là phương tiện, môi trường truyền tin, mà nó luôn giữ vai trò kép. Thứ nhất, bản thân viễn thông là sản phẩm và dịch vụ thương mại. Thứ hai, quan trọng hơn, viễn thông là môi trường thuận lợi để thực hiện việc trao đổi các sản phẩm và dịch vụ khác thuộc các ngành kinh tế khác thông qua và có quan hệ chặt chẽ với môi trường công nghệ thông tin.
1.2.2 Các quy định của WTO về dịch vụ viễn thông
1.2.2.1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy định của WTO về viễn thông
Các cam kết về dịch vụ viễn thông trong WTO lần đầu tiên được đưa ra tại vòng đàm phán Uruguay (1986-1994), chủ yếu là về dịch vụ giá trị gia tăng. Trong những lần đàm phán tiếp theo (1994-1997), các nước thành viên đàm phán về dịch vụ viễn thông cơ bản. Kể từ đó, đã có các cam kết mới của các thành viên mới cũng như các cam kết do các nước đã là thành viên đơn phương đưa ra. Hiện nay, viễn thông, giống như tất cả các dịch vụ đều được gộp vào các cuộc đàm phán dịch vụ mới, bắt đầu vào tháng 01/2000.
Nền tảng của các cuộc đàm phán về dịch vụ viễn thông là Hiệp định GATS bao gồm các quy định về thương mại trong mọi lĩnh vực dịch vụ. Một trong những phụ lục của Hiệp định là Phụ lục về Thông tin Viễn thông đề cập đến những điểm cụ thể liên quan đến thương mại trong dịch vụ viễn thông. Nội dung của Phụ lục gồm bốn phần chính: (1) Tính minh bạch của hệ thống quy định pháp luật về thông tin viễn thông công cộng; (2) Những biện pháp ảnh hưởng đến việc tiếp cập và sử dụng dịch vụ và mạng viễn thông công cộng; (3) Bản Phụ lục cũng khuyến khích hợp tác kỹ thuật để hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc củng cố khu vực viễn thông nội địa của họ; (4) Cuối cùng là những quy định liên quan đến quan hệ của các nước thành viên với các Tổ chức và Hiệp định Quốc tế về viễn thông.
Các đàm phán về viễn thông trong khuôn khổ vòng đàm phán Uruguay chủ yếu đề cập đến các dịch vụ giá trị gia tăng. Nhận thấy viễn thông cơ bản vẫn chưa đủ chín cho các cam kết, các nhà đàm phán đã dự thảo Phụ lục về Đàm phán về Thông tin Viễn thông cơ bản và Quyết định cấp Bộ trưởng về Đàm phán các Dịch vụ Viễn thông Cơ bản, thông qua tại Marrakesh ngày 15/4/1994, tạo nền tảng cho việc đưa viễn thông cơ bản vào khuôn khổ điều chỉnh của GATS. Theo đó, các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành trên cơ sở tự nguyện với mục tiêu từng bước tự do hóa thương mại về các dịch vụ viễn thông cơ bản. Một nhóm đàm phán về dịch vụ viễn thông cơ bản cũng được thành lập để thực hiện công tác trên. Phiên đàm phán đầu tiên bắt đầu vào ngày 16/5/1994 và dự kiến sẽ kết thúc vào 30/4/1996, trên thực tế đã phải kéo dài đến tháng 02/1997.
Các nhà đàm phán hậu Uruguay đã đưa vào Hiệp định GATS bản Nghị định thư số 4 (thông qua ngày 30/4/1996 và có hiệu lực ngày 5/2/1998). Tài liệu này cung cấp nền tảng pháp lý cho việc đính kèm các Danh mục cam kết cụ thể và các miễn trừ MFN theo Điều 2 của Hiệp định GATS về viễn thông cơ bản vào lịch trình dịch vụ Vòng Đàm phán Uruguay. Trong một số Danh mục cam kết, một nước thành viên sẽ thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực dịch vụ cụ thể theo từng giai đoạn. Do đó, mặc dù Danh mục cam kết có hiệu lực cùng thời điểm với Nghị định thư nhưng ngày thực sự thực thi cam kết là ngày được ghi trong Danh mục.
Trên cơ sở Phụ lục về Thông tin Viễn thông và Nghị định thư thứ tư, các quốc gia thành viên đã tiến hành đàm phán nhiều vòng và sử dụng nhiều hình thức và phương pháp đàm phán khác nhau để đi tới một danh mục tổng hợp các cam kết về tự do hóa viễn thông cơ bản, được gọi là Hiệp định Viễn thông Cơ bản (ABT). Hiệp định Viễn thông Cơ bản ban đầu có sự tham gia của 69 quốc gia thành viên. Nội dung của nó bao trù