Nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng và nền kinh tế toàn cầu, các cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi chúng ta phải biết tận dụng tốt các cơ hội để phát huy tối đa lợi thế, khắc phục khó khăn để đạt tới sự phát triển bền vững với tốc độ cao. Lý luận và thực tiễn trong thời gian qua đã chứng minh phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là viễn thông, là một trong những yêu cầu bức thiết nhất đối với sự lớn mạnh của nền kinh tế.
Công ty VNP là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là thông tin di động tại Việt Nam. Hàng năm, Công ty VNP bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng cho công cuộc đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực phục vụ, củng cố vị thế, gia tăng thị phần, góp phần giữ vững an ninh thông tin quốc gia. Đấu thầu là một trong những khâu quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện đầu tư, có vai trò quyết định tới sự thành công và tính hiệu quả của công cuộc đầu tư. Vì vậy, trong những năm qua, công ty VNP đã rất chú trọng tới công tác đấu thầu và không ngừng nỗ lực để nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hiệu quả của công tác đấu thầu.
Chính vì vai trò và sự cần thiết của công tác đấu thầu trong công cuộc đầu tư phát triển hiện nay, dưới sự hướng dẫn của cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà và các cán bộ tại phòng Đầu tư phát triển- Công ty VNP, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty Dịch vụ viễn thông VNP” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà và các cán bộ của phòng Đầu tư phát triển Công ty VNP đã tận tình giúp đỡ em trong qua trình thực tập và thực hiện luận văn.
63 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty Dịch vụ viễn thông VNP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng và nền kinh tế toàn cầu, các cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi chúng ta phải biết tận dụng tốt các cơ hội để phát huy tối đa lợi thế, khắc phục khó khăn để đạt tới sự phát triển bền vững với tốc độ cao. Lý luận và thực tiễn trong thời gian qua đã chứng minh phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là viễn thông, là một trong những yêu cầu bức thiết nhất đối với sự lớn mạnh của nền kinh tế.
Công ty VNP là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là thông tin di động tại Việt Nam. Hàng năm, Công ty VNP bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng cho công cuộc đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực phục vụ, củng cố vị thế, gia tăng thị phần, góp phần giữ vững an ninh thông tin quốc gia. Đấu thầu là một trong những khâu quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện đầu tư, có vai trò quyết định tới sự thành công và tính hiệu quả của công cuộc đầu tư. Vì vậy, trong những năm qua, công ty VNP đã rất chú trọng tới công tác đấu thầu và không ngừng nỗ lực để nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hiệu quả của công tác đấu thầu.
Chính vì vai trò và sự cần thiết của công tác đấu thầu trong công cuộc đầu tư phát triển hiện nay, dưới sự hướng dẫn của cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà và các cán bộ tại phòng Đầu tư phát triển- Công ty VNP, em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty Dịch vụ viễn thông VNP” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà và các cán bộ của phòng Đầu tư phát triển Công ty VNP đã tận tình giúp đỡ em trong qua trình thực tập và thực hiện luận văn.
Chương 1: Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP
1.1. Giới thiệu chung về Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP
Vinaphone là mạng thông tin di động lớn nhất tại Việt Nam- trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( tên viết tắt là VNPT), được xây dựng bằng 100% nguồn vốn và nhân lực trong nước. Điều này đã khẳng định năng lực đáng tự hào của mạng Vinaphone nói riêng và ngành bưu điện Việt Nam nói chung.
Tháng 7/1995, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã phê duyệt dự án đầu tư mạng thông tin di động GSM toàn quốc cho các khu vực (Miền Bắc: 15000 số, Miền Trung: 5000 số, Miền Nam: 20000 số) và một trung tâm hỗ trợ điều hành mạng thông tin di động GSM toàn quốc, giao cho VNPT làm chủ đầu tư. Dự án này được VNPT giao cho Bưu điện TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. HCM triển khai thực hiện.
Ngày 17/06/1996, VNPT đã giao nhiệm vụ quản lý, kinh doanh, khai thác thử nghiệm dịch vụ thông tin di động (Vinaphone) cho Ban quản lý dự án 03 dịch vụ viễn thông toàn quốc GSM, Paging và Cardphone (gọi tắt là Ban quản lý dự án GPC toàn quốc); và đến ngày 26/6/1996 đã chính thức đưa mạng thông tin di động Vinaphone vào khai thác. Mạng điện thoại di đông Vinaphone ra đời là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước đột phá của cán bộ công nhân viên VNPT vào công nghệ mới, hiện đại của thế giới trong lĩnh vực viễn thông.
Ngày 14/6/2007, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực đã ký quyết định số 331/QĐ-TCCB về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước- Công ty Dịch vụ Viễn thông (tên thường gọi là Công ty VNP), đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn BC- VT Việt Nam- VNPT).
Những ngày đầu khi mới thành lập, Vinaphone không có tư vấn, chuyên gia nước ngoài, kinh nghiệm quản lý kinh doanh trong lĩnh vực di động còn rất hạn chế. Nhưng với ý chí quyết tâm, cộng với kinh nghiệm thực tế đúc rút từ mạng di động Mobiphone, sự phối hợp chặt chẽ của các Bưu điện tỉnh, thành phố, công ty VNP đã xây dựng được cho mình hướng đi hợp lý, nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng, từ đó triển khai mạng sâu rộng trong toàn quốc và tăng cường tính chủ động trong đầu tư, điều hành khai thác, kinh doanh mạng Vinaphone. Đến nay, mạng thông tin di động Vinaphone đã phủ sóng toàn quốc, 100% các huyện và các vùng biên giới hải đảo của tổ quốc như Xí Mần, Mù Căng Chải, Phú Quốc... đã có sóng di động Vinaphone.
Sau 10 năm trưởng thành và phát triển, Vinaphone không chỉ đuổi kịp Mobiphone về thị phần, sản lượng và số thuê bao, mà đã khẳng định vị thế là mạng di động hàng đầu Việt Nam. Trước năm 2005, tốc độ tăng trưởng thuê bao trung bình là 30%/năm. Vùng phủ sóng trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng và nâng cao về chất lượng. Mạng được nâng cấp từ thế hệ 2G lên 2,5G với công nghệ GPRS và mạng thông minh cho phép thực hiện các dịch vụ một cách đa dạng cho hai loại thuê bao trả trước và trả sau. Vinaphone hiện có 15 tổng đài, trên 2000 trạm BTS với hơn 5 triệu thuê bao.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty VNP
Công ty VNP có tổng cộng 10 phòng chức năng, bao gồm:
Phòng Thi đua tổng hợp,
Phòng Đầu tư Phát triển,
Phòng Kế toán- thống kê- tài chính,
Phòng Tổ chức cán bộ tiền lương,
Phòng Kinh doanh- tiếp thị,
Phòng Kế hoạch,
Ban Triển khai Dự án,
Phòng Khoa học công nghệ & Phát triển mạng,
Phòng Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ,
Phòng Hành chính quản trị,
Trạm Y tế.
Ngoài ra, Công ty VNP còn có các Trung tâm trực thuộc, bao gồm:
- Các Trung tâm VNP1, VNP2, VNP3 (chịu trách nhiệm quản lý vận hành khai thác phát triển mạng VNP khu vực),
- Các Trung tâm điều hành mạng OMC,
- Trung tâm Dịch vụ khách hàng.
1.2. Thực trạng công tác đấu thầu tại Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP
Công ty VNP là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn BC-VT, do vậy ngoài việc phải tuân thủ các luật lệ và quy định của Chính phủ và Nhà nước về hoạt động đầu tư hoạt động đầu tư Công ty phải tuân thủ mọi quy định, quy chế của Tập đoàn BC- VT Việt Nam (VNPT). Hoạt động đầu tư của Công ty VNP do Tập đoàn BC- VT quyết định, phê duyệt dựa trên chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch phát triển từng giai đoạn, từng năm của mạng Vinaphone.
Để tăng cường tính tự chủ trong xây dựng và phát triển mạng, Tập đoàn BC-VT đã từng bước phân cấp đầu tư cho Công ty VNP. Tại đầu kỳ đầu tư (đầu mỗi năm hoặc mỗi giai đoạn), Tập đoàn BC- VT căn cứ vào: cấu trúc kỹ thuật phát triển mạng do công ty VNP đề xuất và được Tập đoàn phê duyệt; danh mục đầu tư tổng thể phát triển mạng theo giai đoạn đầu tư; và nhu cầu vốn đầu tư trong năm (hoặc trong từng giai đoạn) do công ty VNP đệ trình, để từ đó phê duyệt kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án của công ty VNP. Nguồn vốn đầu tư mà công ty VNP sử dụng là do Tập đoàn cấp hoặc phân bổ.
Các dự án đầu tư tại Công ty VNP sử dụng 02 loại nguồn vốn:
- Vốn đầu tư tập trung của Tập đoàn BC-VT. Những dự án sử dụng nguồn vốn này thường là những dự án có quy mô lớn, trọng điểm và có tính chất chiến lược dài hạn, như: mua sắm mới với số lượng lớn các trạm BTS; BSS; tổng đài MSC, TSC, PPS-IN…Các dự án sử dụng vốn tập trung của Tập đoàn BC-VT sẽ do HĐQT của Tập đoàn phê duyệt quyết định đầu tư (với những dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đến dưới 1500 tỷ) hoặc do Tập đoàn phê duyệt (đối với những dự án có quy mô vốn nhỏ hơn 300 tỷ).
- Vốn đầu tư theo phân cấp của Tập đoàn BC-VT cho Công ty VNP. Những dự án thuộc loại nguồn vốn này là những dự án có quy mô nhỏ hơn (những dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 20 tỷ VNĐ), phục vụ cho công tác đầu tư phát triển có tính chất cấp bách như: nâng cấp mở rộng mạng BSC; giải tỏa nghẽn mạch... Các dự án này do Giám đốc Công ty VNP phê duyệt quyết định đầu tư.
1.2.1. Quy trình lập kế hoạch đấu thầu và nội dung công tác lập kế hoạch đấu thầu tại Công ty VNP
Kế hoạch đấu thầu của công ty VNP được lập ra nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng tiến độ kế hoạch và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đạt mức cao nhất có thể. Kế hoạch đấu thầu của dự án do Công ty VNP (BMT) được lập theo Quy chế đấu thầu (trước khi Luật Đấu thầu đi vào hiệu lực từ ngày 01/04/2006) và nay là Luật Đấu thầu, và phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch đấu thầu của Công ty VNP do Giám đốc công ty phê duyệt- với những dự án có số vốn dưới 20 tỷ VNĐ đã bao gồm cả thuế VAT. Những dự án có số vốn lớn hơn sẽ do Hội đồng quản trị của Tập đoàn BC-VT phê duyệt.
Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ triển khai, sự đồng bộ của các hạng mục công trình và cho nhiều đơn vị có thể tham gia để gia tăng hiệu quả và tính minh bạch trong đầu tư, các công trình lớn thường được chia thành nhiều dự án và công trình nhỏ có thể tiến hành độc lập. Các gói thầu trong một dự án cũng được phân chia trên nguyên tắc đó nhưng đảm bảo không chia nhỏ để chỉ định thầu. Thông thường các gói thầu ở công ty VNP đều được tiến hành theo phương thức đấu thầu rộng rãi.
Kế hoạch đấu thầu của một dự án được lập ngay khi tiến hành lập dự án đầu tư. Vì vậy, khi dự án đầu tư được phê duyệt, kế hoạch đấu thầu cũng được phê duyệt.
Quy trình lập kế hoạch đấu thầu và nội dung kế hoạch đấu thầu bao gồm:
1- Phân chia dự án thành các gói thầu,
2- Xác định giá gói thầu và nguồn tài chính,
3- Hình thức lựa chọn nhà thầu,
4- Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu,
5- Loại hợp đồng cho từng gói thầu,
6- Thời gian thực hiện hợp đồng.
1.2.2. Công tác tổ chức đấu thầu tại Công ty VNP
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY VNP
chuẩn bị đấu thầu
Tổ chức đấu thầu
Đánh giá xếp hạng nhà thầu
Thẩm định & phê duyệt KQĐT
Công bố KQĐT
Thương thảo và ký kết hợp đồng
Lập TCGGVĐT
Lập HSMT
Thông báo mời thầu
Phát hành HSMT
Mở thầu
Đánh giá sơ bộ
Đánh giá chi tiết
Tính pháp lý
Quy trình xét thầu
Kết quả xét thầu
Tên nhà thầu trúng thầu
Giá trúng thầu
Tổng hợp kết quả
1.2.2.1. Chuẩn bị đấu thầu
1.2.2.1.1. Chuẩn bị nhân sự
Sau khi Giám đốc Công ty ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư và kế hoạch đấu thầu của dự án, tùy theo sự phân giao nhiệm vụ của Giám đốc cho đơn vị trực thuộc (các Phòng, Ban hoặc các Trung tâm) triển khai dự án hoặc gói thầu, các đơn vị có trách nhiệm thành lập Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu (TCG giúp việc đấu thầu) cho mỗi gói thầu hoặc một số gói thầu của dự án và đệ trình bản danh sách dự kiến cán bộ lên cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng nhiệm vụ được giao trong quyết định đầu tư. Thành phần TCG giúp việc đấu thầu bao gồm các cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu và các cán bộ thuộc những phòng, ban có liên quan (như thành viên của Ban triển khai dự án và thành viên của các phòng ban chức năng có liên quan khác).
1.2.2.1.2. Sơ tuyển nhà thầu
Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn ra những nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu EPC (tại công ty VNP, các gói thầu EPC thường là những gói thầu có tính chất kỹ thuật đặc thù và rất phức tạp, bao gồm: Các gói thầu về tin học như gói thầu “Quản lý dịch vụ khách hàng”, gói thầu “Quản lý máy chủ”; Các gói thầu lắp đặt các trạm BTS) có giá gói thầu từ 300 tỷ đồng trở lên; gói thầu xây lắp có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển. Thời gian sơ tuyển tối đa là 30 ngày đối với gói thầu trong nước và 45 ngày với gói thầu quốc tế.
Trình tự thực hiện bao gồm:
- Lập hồ sơ mời sơ tuyển (do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về: năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và kinh nghiệm),
- Thông báo mời sơ tuyển,
- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển,
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển,
- Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển,
- Thông báo kết quả sơ tuyển.
Trong thực tế những năm qua, tại Công ty VNP có rất ít các gói thầu cần tiến hành sơ tuyển nhà thầu, vì vậy tác giả chỉ nêu qua những nội dung chính của việc sơ tuyển mà Công ty VNP áp dụng.
1.2.2.1.3. Lập HSMT
Việc lập HSMT được lập theo mẫu Chính phủ quy định, tuân thủ theo khoản 2 điều 32 Luật Đấu thầu, bao gồm các nội dung sau:
- Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với các chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác.
- Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại:
Yêu cầu này bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào thầu và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Tại công ty VNP, công tác lập HSMT được tiến hành theo các bước sau:
- TCG giúp việc đấu thầu căn cứ vào nhu cầu của gói thầu, tiến hành lập HSMT cho gói thầu đó. HSMT bao gồm những nội dung sau:
Thư mời thầu;
Mẫu đơn dự thầu;
Mẫu bảng danh mục số lượng và giá;
Các hướng dẫn cho nhà thầu;
Tiêu chuẩn kỹ thuật của gói thầu;
Tiêu chuẩn đánh giá HSDT;
Các điều kiện của hợp đồng;
Mẫu hợp đồng;
Mẫu bảo đảm dự thầu;
(10) Mẫu bảo đảm thực hiện hợp đồng;
(11) Mẫu bảo đảm bảo hành (nếu cần);
(12) Các phụ lục.
- Sau khi HSMT được lập, phòng ĐTPT tiến hành thẩm định HSMT, yêu cầu TCG giúp việc đấu thầu chỉnh sửa, bổ sung nếu cần thiết.
- Sau khi thẩm định, phòng ĐTPT lập tờ trình xin Giám đốc công ty phê duyệt HSMT và tiêu chuẩn xét thầu (gửi kèm theo HSMT). HSMT đã được Giám đốc công ty phê duyệt là HSMT chính thức của gói thầu đó.
1.2.2.1.4. Mời thầu
Việc mời thầu được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 điều 32 Luật Đấu thầu, cụ thể:
- Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi. BMT tiến hành thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tùy theo quy mô và tính chất của gói thầu, cụ thể: trên các tờ báo phổ thông hàng ngày, phương tiện nghe nhìn và các phương tiên khác, nhưng tối thiểu phải đảm bảo 03 kỳ liên tục và phải thông báo trước khi phát hành HSMT tối thiểu là 10 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu. Các báo mà công ty VNP thường sử dụng là Báo Đầu tư và Thông tin đấu thầu.
- Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển.
1.2.2.2. Tổ chức đấu thầu
1.2.2.2.1. Phát hành HSMT
HSMT được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia trong đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.
Trường hợp HSMT cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận HSMT tối thiều là mười ngày trước thời điểm đóng thầu.
Trường hợp nhà thầu cần làm rõ HSMT thì phải gửi văn bản đến BMT xem xét và xử lý. Việc làm rõ HSMT được làm rõ theo các hình thức sau:
- Gửi văn bản làm rõ HSMT cho các nhà thầu đã nhận HSMT;
- Trong các trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi được ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ HSMT gửi cho các nhà thầu.
Tại công ty VNP, HSMT được phát hành tại phòng ĐTPT. Các nhà thầu tham gia gói thầu đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế tới mua HSMT theo thông báo của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng (đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi) và thư mời thầu gửi cho các nhà thầu (đối với gói thầu đấu thầu hạn chế).
1.2.2.2.2. Tiếp nhận và quản lý HSDT
Các HSDT được nộp theo yêu cầu của HSMT phải được BMT tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Các HSDT nộp sau thời điểm đóng thầu sẽ bị loại.
Phòng ĐTPT là bộ phận lưu trữ quản lý các hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, đảm bảo thông tin được giữ bí mật cho đến thời điểm mở thầu. HSDT của các nhà thầu đều được bảo quản theo quy chế bảo đảm tài liệu “Mật” của công ty. Bất cứ vi phạm nào bị phát giác đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của công ty.
1.2.2.2.3. Mở thầu
Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của HSMT.
Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản có chữ ký xác nhận của đại diện BMT, đại diện nhà thầu và đại diệncơ quan liên quan tham dự. Công tác này chủ yếu do phòng ĐTPT đảm nhiệm.
Tại Công ty VNP, việc mở thầu được tiến hành công khai và nghiêm túc, đúng thời gian quy định. Các HSDT được mở lần lượt trước sự chứng kiến của đại diện của công ty, đại diện của các nhà thầu và các bên liên quan đối với các gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Biên bản mở thầu chứa đựng các thông tin cần thiết (giá dự thầu, các giấy tờ và các thông tin khác) của các bên liên quan được đại diện các bên ký xác nhận. Mỗi nhà thầu đều nhận được một biên bản mở thầu, nhà thầu vắng mặt sẽ phải chấp nhận mọi kết quả được thông qua tại buổi mở thầu.
1.2.2.3. Đánh giá xếp hạng nhà thầu
Đây là nhiệm vụ của TCG giúp việc đấu thầu.
TCG giúp việc đấu thầu được thành lập trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tổ chức đấu thầu cho các gói thầu. Để thành lập TCG GIÚP VIệC ĐấU THầU, phòng ĐTPT lập tờ trình xin giám đốc Công ty phê duyệt danh sách các thành viên tham gia công tác đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu cụ thể.
Trình tự đánh giá HSDT như sau:
- Đánh giá sơ bộ HSDT để loại bỏ các HSDT không hợp lệ, không đảm bảo yêu cầu quan trọng của HSMT.
- Đánh giá chi tiết HSDT được thực hiện theo quy định sau:
+ Đánh giá về phương diện nămg lực, kinh nghiệm. Tại công ty VNP, tiêu chí đánh giá đối với nội dung này thường “Đạt/ Không đạt”,
+ Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các HSDT có đáp ứng cơ bản yêu cầu của HSMT hay không. Công ty VNP sử dụng phương pháp tính điểm để đánh giá về phương diện kỹ thuật, thông thường số điểm tối thiểu đạt yêu cầu là 70 điểm. Chỉ các HSDT đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về phương diện kỹ thuật, mới được xét tiếp về phương diện tài chính, thương mại.
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các HSDT.
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, công ty VNP thường sử dụng hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, đơn vị tư vấn được chỉ định vẫn phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về kinh nghiệm và giải pháp kỹ thuật.
- Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có HSDT hợp lệ,
+ Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm,
+ Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí “Đạt”, “Không đạt”,
+ Có giá đánh giá thấp nhất,
+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt quá giá gói thầu được duyệt.
Trong trường hợp cần thiết, BMT có quyền yêu cầu các nhà thầu phải làm rõ HSDT theo đúng các quy định tại điều 36 Luật Đấu thầu.
Trong qúa trình xét thầu, nếu có những nội dung không rõ ràng, công ty VNP gửi công văn cho các nhà thầu yêu cầu trả lời và giải trình về các nội dung đó.
1.2.2.4. Trình duyệt và thẩm định kết qủa đấu thầu
Công tác trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu tại Công ty VNP được tiến hành theo đúng các trình tự và nội dung quy định tại các điều 39 và 40 Luật Đấu thầu. Cụ thể:
- TCG giúp việc đấu thầu chịu trách nhiệm đánh giá xếp hạng nhà thầu theo đúng các quy định về tổ chức đấu thầu và xét thầu tại Luật đấu thầu. Sau khi kết thúc đánh giá xếp hạng các nhà thầu, phòng ĐTPT gửi công văn đề nghị thẩm định kết quả xét thầu tới phòng Kế hoạch cùng những tài liệu: Quyết định đầu tư về việc đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền; Quyết định phê duyệt HSMT và tiêu chuẩn xét thầu của cấp có thẩm quyền; Quyết định thành lập TCG giúp việc đấu thầu; Biên bản mở thầu; Thông báo mời thầu; HSDT của các nhà thầu.
- Phòng Kế hoạch căn cứ vào các tài liệu trên, tiến hành thẩm định kết quả xét thầu rồi lập tờ trình xin cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả xét thầu.
Từ sau khi Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư ra đời, phạm vi thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ tập trung vào các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và các dự án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, các dự án còn lại được phân cấp cho các Bộ, ngành, địa phương. Đây là một trong những bước đổi mới quan trọng, góp phần cho phép Công ty VNP được tự chủ hơn trong hoạt động đầu tư của mình.
1.2.2.5. Thông báo kết quả đấu thầu
Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền.
Thông báo được gửi tới tất cả các nhà thầu, trong đó nêu rõ tên nhà thầu trúng thầu và tên các nhà thầu không trúng thầu, kèm theo đề nghị nhà thầu trúng thầu tới thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp đồng, các nhà thầu không trúng thầu tới nhận lại bảo lãnh dự thầu. Đối với các nhà thầu không trúng thầu, BMT (công ty VNP) không giải thích nguyên nhân.
1.2.2.6. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Việc hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:
- Kết quả đấu thầu được duyệt;
- Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
- Các yêu cầu nêu trong HSMT;
- Các nội dung nêu trong HSDT và giải thích làm rõ HSDT của nhà thầu trúng thầu nếu có;
- Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa BMT và nhà thầu trúng thầu.
Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành công thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong bước này, phòng ĐTPT có trách nhiệm:
- Dự thảo và đàm phán hoàn thiện hợp đồng để Giám đốc Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện và thanh lý các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết.
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế báo cáo Giám đốc Công ty.
Công tác thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được quy định tại điều 42 Luật Đấu thầu.
1.3. Hoạt động đấu thầu trong dự án: “Trang bị, lắp đặt thiết bị phụ trợ phục vụ lắp mới 71 trạm BTS của ALCATEL để triển khai dự án: nâng cấp hệ thống BSS để giải tỏa nghẽn mạch mạng Vinaphone khu vực 19 tỉnh phía Bắc”
1.3.1. Giới thiệu tóm tắt về dự án
- Chủ đầu tư dự án: Công ty Dịch vụ Viễn thông
- Đơn vị được giao chủ trì dự án: Ban triển khai dự án Vinaphone Công ty Dịch vụ Viễn thông
- Địa điểm dự án: 19 tỉnh phía Bắc và một số tỉnh khác.
- Quy mô, năng lực: Để phục vụ lắp đặt mới 71 trạm BTS phục vụ mở rộng vùng phủ sóng mạng Vinaphone cho khu vực 19 Tỉnh phía Bắc nơi đang có mật độ dân cư tập trung ngày càng cao và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng lớn.
- Số lượng thiết bị, vật tư chủ yếu: Thiết bị phụ trợ phục vụ lắp đặt 71 trạm BTS, bao gồm:
+ Điều hòa: 142 chiếc công suất lạnh 12.000 BTU/h.
+ Cảnh báo: 71 bộ.
+ Chống sét lan truyền qua đường điện lưới AC: 71 bộ.
+ Thiết bị vật tư phụ trợ phục vụ lắp đặt.
- Tổng giá trị dự án: 2.760.447.000 VNĐ (trước thuế VAT).
- Nguồn vốn: Vốn đầu tư phân cấp của Công ty VNP.
- Thời gian, tiến độ thực hiện: 2006.
Kế hoạch đấu thầu của dự án
Bảng 1.1: Kế hoạch đấu thầu dự án “thiết bị phụ trợ…”
STT
Tên gói thầu
Giá trị gói thầu
(trước VAT)
Hình thức lựa chọn nhà thầu
Phương thức đấu thầu
Loại hợp đồng
Thời gian thực hiện
1
Cung cấp các thiết bị điều hòa không khí
986.900.000
Đấu thầu rộng rãi
Một túi hồ sơ
Trọn gói
11/2006
2
Cung cấp các thiết bị chống sét lan truyền
958.500.000
Đấu thầu hạn chế
Một túi hồ sơ
Trọn gói
11/2006
3
Cung cấp các thiết bị cảnh báo
315.382.000
Đấu thầu hạn chế
Một túi hồ sơ
Trọn gói
11/2006
4
Xây lắp hệ thống thiết bị điều hòa không khí. chống sét lan truyền qua đường điện lưới, cảnh báo
238.147.038
Chỉ định thầu
Một túi hồ sơ
Trọn gói
11/2006
5
Tư vấn thiết kế kỹ thuật thi công
55.415.000
Chỉ định thầu
Một túi hồ sơ
Trọn gói
11/2006
Nguồn: Công ty VNP
Đánh giá về kế hoạch đấu thầu
1. Về việc phân chia các gói thầu
Các gói thầu được phân chia theo quy mô hợp lý, bảo đảm các gói thầu được thực hiện đúng tiến độ, phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật trong đầu tư, đảm bảo phát huy hiệu quả cao của vốn đầu tư, giảm thiểu đến mức tối đa những tác động ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau của các gói thầu làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình. Các phần công việc được giao cho các nhà thầu có kinh nghiệm và chuyên môn cao để thực hiện.
2. Về giá gói thầu và nguồn tài chính
- Giá gói thầu được lập trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu kỹ thuật được phê duyệt.
- Tổng giá trị KHĐT tương đương Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt tại quyết định số 1558/QĐ- ĐTPT/VNP ngày 26/10/2006 là phù hợp với Luật Đấu thầu hiện hành.
- Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện (gói thầu tư vấn lập Dự án đầu tư- 25.702.000 VNĐ) và giá trị các phần không tổ chức đấu thầu (443.24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 470.doc