Nền kinh tế kinh tế thị trường đi liền với sự cạnh tranh, nhưng cùng với cạnh tranh cần phải có nhiều cơ chế đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Trong số đó cơ chế đấu thầu có vai trò rất quan trọng tạo môi trường lành mạnh và động lực phát triển kinh tế, gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Hơn nữa, với xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế, cùng nhiệm vụ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, các công trình đã, đang và ngày càng được xây dựng nhiều hơn, ngành sản xuất thiết bị điện là một lĩnh vực không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay. Dự đoán được lợi nhuận cao khi tham gia vào lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện phục vụ cho xây dựng, cho sản xuất, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành lập và kinh doanh ngành nghề này. Cùng với điều đó, nhiều doanh nghiệp cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu thầu chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dây và cáp điện, công ty Cơ điện Trần Phú cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc như trên. Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú kết hợp với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tham dự thầu tại Công ty Cơ điện Trần Phú” với mong muốn góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên. Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 2 chương chính sau:
Chương I: Thực trạng công tác tham dự thầu của Công ty Cơ điện Trần Phú trong 10 năm trở lại đây
Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác tham dự thầu của Công ty Cơ điện Trần Phú
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tham dự thầu tại Công ty Cơ điện Trần Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CP: Cổ phần
HSMT: Hồ sơ mời thầu
HSDT: Hồ sơ dự thầu
XNK: Xuất nhập khẩu
HC-QT: Hành chính quản trị
KD: Kinh doanh
HC-TC: Hành chính tổ chức
KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng số 1 Năng lực máy móc thiết bị của Công ty ….............................................17
Bảng số 2 Các thiết bị kiểm tra của bộ phận thử nghiệm độc lập............................21
Bảng số 3 Tình hình tài chính của Công ty 5 năm trở lại đây ….............................23
Bảng số 4 Kết quả đạt được của Công ty vài năm trở lại đây..................................24
Bảng số 5 Một số dự án mà Công ty đã tham gia thực hiện trong những năm gần đây …........................................................................................................................26
Bảng số 6 Số lượng gói thầu mà công ty đã tham dự những năm gần đây...............38
Bảng số 7 Danh mục các sản phẩm cần được sản xuất ….......................................30
Bảng số 8 Bảng tổng hợp kết quả mở thầu gói thầu « Gia công tái chế dây cáp điện cũ thu hồi thanh lý thành dây cáp điện mới cho điện lực Quảng Nam »........................................................................................................................43
Bảng số 9 Bảng tổng hợp kết quả mở thầu gói thầu « Gia công tái chế dây nhôm trần và dây nhôm trần lõi thép » thuộc dự án Gia công tái chế kim loại màu năm 2009...........................................................................................................................46
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp................................................................6
Sơ đồ 2 Quy trình tham dự thầu của Công ty...........................................................33
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế kinh tế thị trường đi liền với sự cạnh tranh, nhưng cùng với cạnh tranh cần phải có nhiều cơ chế đảm bảo quyền bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Trong số đó cơ chế đấu thầu có vai trò rất quan trọng tạo môi trường lành mạnh và động lực phát triển kinh tế, gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Hơn nữa, với xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế, cùng nhiệm vụ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, các công trình đã, đang và ngày càng được xây dựng nhiều hơn, ngành sản xuất thiết bị điện là một lĩnh vực không thể thiếu trong nền kinh tế hiện nay. Dự đoán được lợi nhuận cao khi tham gia vào lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện phục vụ cho xây dựng, cho sản xuất, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành lập và kinh doanh ngành nghề này. Cùng với điều đó, nhiều doanh nghiệp cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế, hoạt động đấu thầu tại các doanh nghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu thầu chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dây và cáp điện, công ty Cơ điện Trần Phú cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc như trên. Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú kết hợp với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác tham dự thầu tại Công ty Cơ điện Trần Phú” với mong muốn góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên. Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 2 chương chính sau:
Chương I: Thực trạng công tác tham dự thầu của Công ty Cơ điện Trần Phú trong 10 năm trở lại đây
Chương II: Giải pháp hoàn thiện công tác tham dự thầu của Công ty Cơ điện Trần Phú
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM DỰ THẦU CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY
I- Giới thiệu chung về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú:
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty:
Công ty TNHH một thành viên Cơ điện Trần Phú - TRAPHUCO là một doanh nghiệp nhà nước được sáp nhập trên cơ sở từ hai xí nghiệp ( xí nghiệp cơ khí xây dựng và xí nghiệp cơ khí Trần Phú) lấy tên là Xí nghiệp Cơ khí xây dựng Trần Phú.
Quyết định năm 1992 của UBND thành phố Hà Nội, Xí nghiệp Cơ khí Trần Phú được thành lập lại và lấy tên là Nhà máy Cơ điện Trần Phú;
Để phát triển quy mô sản xuất lớn Nhà máy Cơ điện Trần Phú được đổi tên thành Công ty Cơ điện Trần Phú theo quyết định vào năm 1995;
Thực hiện chủ trương sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Thành phố Hà Nội, công ty Cơ điện Trần Phú chuyển thành công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú – TRAFUCO
Trụ sở giao dịch: 41 phố Phương Liệt - phường Phương Liệt - quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội.
Tel: 04 38691173 - 04 38691172
FAX: 04 38691802
Website: www.tranphucable.com.vn
Email: tranphu@hn.vnn.vn
Công ty TNHH một thành viên Cơ điện Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất dây và cáp điện cho ngành điện và dân dụng ở Việt Nam, đồng thời cũng là nhà cung cấp lớn về phôi liệu cho các nhà sản xuất cáp thông tin, dây điện và cáp điện trong cả nước.
Công ty TNHH một thành viên Cơ điện Trần Phú chuyên sản xuất các loại sản phẩm dây và cáp nhôm, dây và cáp đồng trần các loại dây điện mềm nhiều sợi, nhiều ruột bọc PVC, các loại cáp động lực, dây e may, các thiết bị phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho ngành điện như: Cầu giao, tủ điện, ống đồng, … Đó là những sản phẩm truyền tải điện chất lượng cao được sản xuất trên dây truyền khép kín liên tục, thành phẩm của giai đoạn này là bán thành phẩm của giai đoạn tiếp theo.
Ngoài ra trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty còn có:
Sản xuất, kinh doanh các loại máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu ngành xây dựng
Kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, vật tư, kim loại màu, hóa chất, phụ gia, nhựa PVC, phụ tùng và phụ kiện cho ngành điện.
Chuyển giao công nghệ sản xuất dây dẫn điện, đào tạo Công nhân kỹ thuật chế tạo dây dẫn điện.
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
Sản xuất kinh doanh các chủng loại dây điện gồm: dây trần và dây bọc cách điện (dây ruột đồng, dây ruột nhôm...) các loại kích thươc, dây e may; các thiết bị phụ tùng, phụ kiện phục vụ cho ngành điện như: cầu dao, tủ điện, ống đồng, thanh cái, dây phích cắm...
Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để mở rộng phát triển quy mô sản xuất của Công ty
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước, mở các của hàng, đại lý để giới thiệu và bán sản phẩm.
Từ khi thành lập, công ty đã trải qua một số giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1985-1989:
Thời kì đầu công ty gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, nhà xưởng cũ nát, máy móc thiết bị lạc hậu, trình độ tổ chức điều hành còn yếu kém, kỷ luật lao động lỏng lẻo. Với số vốn ban đầu hạn hẹp:
Tổng số vốn pháp định 2.500.000.000
Trong đó: - Vốn cố định 1.296.000.000
- Vốn lưu động 1.024.000.000
Trước những khó khăn đó nhiệm vụ đặt ra cho công ty trong thời kì này là phải tổ chức lại bộ máy quản lý, ổn định cho gần 500 cán bộ công nhân, đồng thời phải đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất để nhanh chóng đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của thị trường, giúp cho Công ty đứng vững và tồn tại. Với sự cố gắng vượt bậc Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn đưa công ty phát triển đi lên, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ngày càng hoàn thiện, lực lượng lao động gián tiếp giảm từ 18% xuống còn 10% so với trước đây, đời sống của cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện. Cơ sở vât chất bước đầu cơ bản đã được đầu tư những chiếc máy trộn bê tông 250 lít theo nguyên lý trộn tự do, những bộ giàn kéo của Nhật, hàng trăm máy bơm nước trục đứng... Sản phẩm của công ty được thị trường đánh giá cao, hiệu quả hợp tác công nghệ với nghiên cứu khoa học thủy lợi còn giúp bà con nông dân làm thủy lợi, phục vụ đắc lực cho ngành xây dựng.
- Giai đoạn 1990-1994:
Nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Trước sự chuyển đổi này không ít doanh nghiệp đã gặp phải khỏ khăn nhưng công ty đã gia hướng mới để đứng vững và tiếp tục phát triển sản xuất tạo dựng thêm cơ sở vật chất, cải thiện đời sống người lao động, hoàn thiện thêm công nghệ kỹ thuật. Qua sự quan tâm tìm hiểu nhu cầu thị trường công ty đã có một dây truyền sản xuất ổn định, hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn dây và cáp nhôm trần, các loại bọc PVC...
Với trình độ ngày càng cao, sản xuất đi lên, doanh thu hàng năm của Công ty tăng mạnh 3-5 lần, các khoản nộp ngân sách tăng từ 2-3 lần so với các năm trước. Thu nhập bình quân người lao động cũng tăng cao.
- Giai đoạn từ 1995 đến nay:
Chủ trương giai đoạn này của công ty vẫn là tiếp tục đầu tư theo chiều sâu đổi mới công nghệ, đổi mới kỹ thuật, đa dạng hóa mặt hàng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy từ cuối năm 1994, Công ty đã tiến hành khảo sát tìm hiểu công nghệ, thiết bị sản xuất dây và cáp điện bằng đồng ở một số nước trên thế giới. Đầu năm 2002, công ty đã mạnh dạn đầu tư 76 tỷ đồng để nhập thiết bị mới nhằm tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình, các dây truyền này đã phát huy hiệu quả tốt giúp cho chất lượng ngày càng nâng cao. Doanh thu ngày càng tăng hơn khiến đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao. Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển cán bộ công nhân viên của công ty đã luôn cố gắng hết mình đưa công ty vượt qua mọi khó khăn, thử thách, luôn chú trọng đầu tư theo chiều sâu, mở rộng sản xuất. Đến nay công ty đã trang bị các hệ thống dây truyền hiện đại với máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài như Đức, Hung-ga-ry, Đài Loan..., một phòng thí nghiệm cơ khí, 4 phân xưởng sản xuất và hơn 300 công nhân có trình độ tay nghề cao, các sản phẩm của Công ty được chấp nhận với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và được tổ chức quốc tế AFAQ ASCERP của Pháp cấp chứng chỉ vào năm 2000. Năm 1998, công ty là doanh nghiệp duy nhất ở Hà Nội được nhà nước phong tặng “Đơn vị anh hùng trong thời kì đổi mới”. Các sản phẩm dây cáp và cáp điện của công ty liên tục đạt huy chương vàng trong các hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp hàng năm. Năm 2002, công ty được trao tặng “Giải thưởng chất lượng Việt Nam”.
Các sản phẩm của Công ty có mặt trên thị trường trong và ngoài nước, trở thành nhà cung cấp uy tín của hầu hết các Công ty điện lực thuộc tổng Công ty điện lực Việt Nam, các ngành Công nghiệp và kinh tế quốc dân trong cả nước cũng như các bạn hàng Quốc tế và khu vực
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
(------) quan hệ chức năng
(____) quan hệ trực tuyến
Với chủ trương tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, đội ngũ cán bộ được sắp xếp đúng vị trí, có đủ năng lực để đáp ứng tốt đòi hỏi của công việc trong cơ chế thị trường. Bộ máy của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, cơ cấu gồm Ban Giám Đốc, 5 phòng ban, 4 phân xưởng.
Ban giám đốc: Gồm 3 người, chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty và chỉ đạo trực tiếp tới từng phân xưởng và các phòng ban.
Trong đó:
Tổng giám đốc: Ông Bùi Tiến Đạt
2 Phó Tổng giám đốc: Bà Dương Thị Tịnh
Ông Quản Ngọc Cường
Tổng giám đốc Công ty:
Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước về hoạt động của Công ty và là người có quyền điều hành cao nhất của Công ty. Là người đưa ra quyết định chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất trước khách hàng.
+ Là người có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì các cuộc họp xem xét của lãnh đạo, phê duyệt chính sách chất lượng, là người trực tiếp lãnh đạo phòng tổ chức, tài vụ, bảo vệ.
+ Chịu trách nhiệm cung cấp nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống chất lượng.
+ Phê duyệt cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận chức năng của Công ty
+ Khi Tổng giám đốc vắng mặt: Phó giám đốc Tài chính - Hành chính - Quản trị: thay mặt cho Giám đốc giải quyết các vấn đề tài chính, hành chính, quản trị.
Phó giám đốc Sản xuất - Kinh doanh: thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, chất lượng
Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, quản lý điều hành trong từng lĩnh vực hoạt động và có trách nhiệm báo cáo với giám đốc về vấn đề mình phụ trách.
+ Phó Tổng giám đốc Tài chính - Hành chính - Quản trị: trực tiếp phụ trách phòng Tài vụ và phòng tổ chức hành chính quản trị của Công ty. Là người có nhiệm vụ đánh giá hoạt động mua hàng, đánh giá nhà thầu cung cấp vật tư đầu vào cho Công ty
+ Phó Tổng giám đốc Sản xuất kinh doanh: chịu trách nhiệm kế hoạch sản xuất, đề ra định mức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, điều hành hoạt động đầu tư XDCB, mua vật tư đầu vào, tính toán giá cả và định mức lãi suất.
Các phòng ban chức năng giúp việc cho Ban giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ ban Giám đốc.
a. Phòng kỹ thuật - chất lượng:
Phòng kỹ thuật: Phụ trách về mảng kinh tế kỹ thuật, có nhiệm vụ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước. Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm và chuyển giao công nghệ. Phối hợp với một số phòng ban khác để thực hiện các lô thầu Quốc tế và trong nước, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư thiết bị máy móc mới.
Trưởng phòng có trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho kiểm tra, đo lường, thử nghiệm và kiểm soát thiết bị đo đảm bảo chất lượng sản phẩm và là người có trách nhiệm chỉ đạo các công việc sau:
Xử lý đánh giá và giải quyết các khiếu nại trong nội bộ công ty
Kiểm soát việc xây dựng, hủy bỏ tài liệu kỹ thuật của công ty
Đo và kiểm tra các nguyên liệu đầu vào
Đo và kiểm tra thử nghiệm các bán thành phẩm, thành phẩm và thực hiện thử nghiệm theo yêu cầu của khách hàng (nếu có)
Kiểm soát các sản phẩm không phù hợp
Quản lý hiệu chỉnh các thiết bị đo, kiểm tra, thử nghiệm.
Trưởng phòng có trách nhiệm chỉ đạo, đánh giá nhà thầu phụ cung cấp dịch vụ đo lường, kiểm tra sản phẩm và hiệu chuẩn thiết bị đo
Trưởng phòng là người chỉ đạo các công việc về kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm trong phòng mình phụ trách và là người ký duyệt lịch kiểm tra, hiệu chỉnh định kỳ các thiết bị kiểm định các dụng cụ đo có liên quan trực tiếp đến việc kiểm tra chất lượng
Trưởng phòng có trách nhiệm phân công soạn thảo và giám sát việc thực hiện đầy đủ các kế hoạch kiểm tra chất lượng, nguyên vật liệu, sản phẩm trong công ty
Kiểm soát những biện pháp khắc phục và phòng ngừa đối với những sản phẩm không phù hợp trong hiện tại và tương lai.
Bộ phận Kiểm tra (KCS) thuộc phòng Kỹ thuật-Chất lượng có nhiệm vụ: Kiểm tra nguyên vật liệu khi nhập (ngoại trừ trường hợp miễn kiểm tra); Kiểm tra bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình; Kiểm soát sản phẩm không phù hợp;
Trưởng phòng chịu trách nhiệm báo cáo phó giám đốc Sản xuất - Kinh doanh về vấn đề mình phụ trách.
b. Phòng Kinh doanh tổng hợp:
Trưởng phòng Kinh doanh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách Sản xuất - Kinh doanh. Trưởng phòng có trách nhiệm và quyền hạn sau:
Thực hiện việc giao tiếp quan hệ với khách hàng và có trách nhiệm thu thập thông báo các thông tin về kinh tế, kỹ thuật và chất lượng cho các phòng ban liên quan.
Có trách nhiệm xem xét hợp đồng và cung cấp các tài liệu cần thiết cho khách hàng, có trách nhiệm thông tin các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm và chất lượng cho các phòng ban liên quan như phòng Kỹ thuật - Chất lượng, phân xưởng sản xuất để xem xét khả năng đáp ứng về chất lượng và thời gian đối với khách hàng.
Có trách nhiệm phối hợp cùng với phòng Kỹ thuật – Chất lượng và các phân xưởng sản xuất trong việc xử lý các khiếu nại của khách hàng.
Có trách nhiệm và quyền hạn trong việc đặt hàng hoặc dịch vụ các nhà thầu trong nước, xem xét và đàm phán với người cung cấp vật tự, dịch vụ để đảm bảo rằng những vật tư đó đảm bảo về chất lượng để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Có trách nhiệm cung cấp cho phòng Kỹ thuật - Chất lượng, quản đốc các phân xưởng những báo cáo kiểm tra đo lường thử nghiệm và các thông tin cần thiết về các nguyên liệu đã được đưa vào sản xuất và cùng phối hợp thực hiện việc kiểm tra, đo thử nguyên liệu đầu vào nếu khách hàng khiếu nại khi có sự cố phát sinh.
Đánh giá và lập danh sách nhà thầu phụ trong nước và nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ đối với những hàng hóa và dịch vụ được mua ở trong nước và nước ngoài, đồng thời làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, giấy phép hải quan, thủ tục nhận hàng nhập khẩu.
Trưởng phòng kinh doanh trực tiếp phụ trách bộ phận kho, bao gồm:
Thủ kho vật tư, nguyên liệu bán thành phẩm: có trách nhiệm cân đo, đóng dấu, sắp xếp bố trí việc lưu kho bốc dỡ các vật tư chính. Thủ kho này chịu trách nhiệm về số lượng khi nhập và xuất kho các loại bán thành phẩm và thành phẩm, chịu trách nhiệm chính về số lượng chủng loại vật tư, hàng hóa trước Giám đốc công ty.
Thủ kho nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm chịu trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực cấp phát các loại thành phẩm, bán thành phẩm cho khách hàng đầy đủ, chính xác. Thủ kho này chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về số lượng, chủng loại hàng hóa đã bán cho khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn các loại hàng hóa do mình quản lý nếu để hư hỏng, mất mát phải bồi thường và chịu xử lý kỷ luật.
Trưởng phòng kinh doan có trách nhiệm báo cáo phó Giám đốc sản xuất - kinh doanh về các vấn đề mình phụ trách.
Phòng Kế toán:
Trưởng phòng Kế toán là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và có trách nhiệm, quyền hạn sau:
Hạch toán đầy đủ, chính xác các số liệu kết toán theo quy định của Nhà nước
Lập hóa đơn chứng từ bán hàng và theo dõi công nợ
Trưởng phòng Kế toán có trách nhiệm báo cáo Giám đốc các vấn đề mình phụ trách.
Phòng Hành chính - Tổ chức:
Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc công ty về các mặt: Tổ chức nhân sự, tổ chức cán bộ. Trưởng phòng có các trách nhiệm và quyền hạn sau:
Về tổ chức cán bộ: Phối hợp với phòng Kỹ thuật - Chất lượng biên soạn quy chế về kiểm tra sát hạch thi tuyển lao động mới và thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý lao động, quản lý nhân sự theo bộ luật lao động và các quy định của Nhà nước
Về đào tạo: Phối hợp với phòng Kỹ thuật - Chất lượng trong việc đào tạo nâng cấp và đào tạo lại, bao gồm các công việc: Lập kế hoạch đào tạo mới, theo dõi thực hiện và lưu trữ hồ sơ đào tạo đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân có đủ năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng: lập kế hoạch đào tạo mới, theo dọi thực hiện và lưu trữ hồ sơ đào tạo;
Về mua dịch vụ đào tạo: Đánh giá nhà thầu phụ cung cấp dịch vụ đào tạo và trình danh sách để giám đốc phê duyệt.
Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức có trách nhiệm báo cáo lên Giám đốc các vấn đề mình phụ trách
e. Phòng bảo vệ
Trưởng phòng bảo vệ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc công ty về công tác an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của Công ty. Phòng bảo vệ có trách nhiệm sau đây:
Theo dõi duy trì việc chấp hành các nội quy, kỷ luật mà công ty đã ban hành, nếu có vấn đề vi phạm phải báo cáo kịp thời cho giám đốc công ty
Phối hợp với Thủ kho theo dõi cân đo, đong đếm khi giao, nhận vật tư, nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm. Khi có sai hụt bảo vệ là người liên đới cùng với thủ kho chịu trách nhiệm trước Giám đốc của công ty
Trưởng phòng bảo vệ là người thay mặt Giám đốc để duy trì mọi hoạt động liên quan đến vấn đề an ninh, trật tự của công ty. Trong bất kể thời gian nào nếu để xảy ra việc mất mát tài sản hoặc an ninh trật tự phải bồi thường và chịu xử lý kỷ luật.
f. Quản đốc các phân xưởng:
Các quản đốc các phân xưởng Dây và cáp động lực, Đồng và Đồng mềm chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó giám đốc sản xuất - kinh doanh về các mặt:
Là người lập kế hoạch sản xuất của phân xưởng mình phụ trách
Là người trực tiếp thực hiện kế hoạch sản xuất đã đề ra, thực hiện các đơn hàng, hợp đồng do phòng Kinh doanh chuyển xuống để đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng
Quản đốc là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của phân xưởng mình và phân phối thu nhập hàng thàng trên cơ sở sản lượng sản xuất theo định mức của công ty, phối hợp điều tiết sản xuất, bảo quản thiết bị máy móc; kiểm soát quá trình sản xuất và duy trì thực hiện theo đúng các quy trình sản xuất.
Cùng với trưởng phòng Kỹ thuật - Chất lượng theo dõi xử lý kịp thời về mặt chất lượng sản phẩm khi phát hiện có hành vi vi phạm chất lượng
Chịu trách nhiêm về mặt an toàn lao động cho người lao động và thiết bị trong phân xưởng mình phụ trách.
Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên cho xưởng mình
Báo cáo tình hình sản xuất theo hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất và theo dõi sản xuất cho trưởng phòng kinh doanh
Phó quản đốc phân xưởng thay thế giải quyết các vấn đề khi quản đốc phân xưởng vắng mặt
2. Hoạt động kinh doanh của Công ty Cơ điện Trần Phú trong vài năm trở lại đây:
Với chủ trương xây dựng và phát triển công ty theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; trong những năm gần đây được sự quan tâm của UBND Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho công ty được liên tục đầu tư, đổi mới các thiết bị, công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện, đáp ứng nhu cầu một phần nhu cầu của thị trường trong cả nước tạo ra cho công ty từng bước phát triển, ổn định sản xuất, phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20 – 25 %, đồng thời tăng cường quản lý nâng cao thương hiệu của Công ty nhằm chủ động tạo đủ công ăn việc làm, nâng cao đời sống với mức thu nhập ổn định trên 3 triệu đồng/ nguời/ tháng cho người lao động, tích lũy cho công ty, tăng phần đóng góp cho Ngân sách Nhà nước.
2.1. Về công tác đầu tư đổi mới thiết bị:
Từ năm 1994, công ty đã luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, vì vậy sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh được thị trường, được người tiêu dùng ngày càng tin tưởng.
Nhờ có sự đầu tư đúng hướng và có hiệu quả nên vị thế và uy tín của Công ty ngày càng được củng cố và phát triển trên thị trường cả nước và quốc tế. Từ một xí nghiệp nhỏ bé trước đây, nhờ quá trình đổi mới và liên tục đầu tư, ngày nay công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện của Hà Nội. Hiện tại công ty đang có những dây chuyền thiết bị hiện đại tiên tiến đang phát huy hiệu quả như:
Dây chuyền đồng bộ sản xuất dây đồng mềm bọc PVC chất lượng cao, sản lượng 2500 tấn/năm. Các máy này đề có xuất sử tại Châu Âu với công nghệ hàng đầu đối với ngành dây cáp điện hiện nay.
Hệ thống đúc- kéo đồng liên tục trong môi trường không oxy chất lượng cao của Phần Lan với sản lượng 10000 tấn/năm
2 hệ thống máy kéo ủ dây đồng của Cộng hòa liên bang Đức, các hãng nổi tiếng như Henrich...
Hệ thống máy kéo dây nhôm của hãng Niehoff – Đức
Dây truyền thiết bị sản xuất dây và cáp động lực ruột bọc PVC và XLPE
Thiết bị kiểm tra của bộ phận thử nghiệm độc lập..
2.2. Về công tác sản xuất kinh doanh và thị trường:
Bằng việc đưa thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất kịp thời, bên cạnh việc phát huy hiệu quả của đầu tư, thì các sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước với thuong hiệu mạnh trong ngành dây và cáp điện. Đặc biệt là săn phẩm dây điện dân dụng có chât lượng cao, thương hiệu Trần Phú đã đi vào cuộc sống của người tiêu dùng. Đã định hướng thị hiếu người tiêu dùng vương tới những sản phẩm sản xuất trong nước và có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hợp lý. Các loại dây điện dân dụng của công ty được tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng, các đội xây lắp điện chủ yếu thông qua các đại lý tiêu thụ và phân phối sản phẩm. Số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường này chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của các nhà phân phối và người bán hàng trực tiếp ở các cửa hàng bán lẻ. Hiện nay công ty đã có tất cả 13 nhà phân phối cấp 1 ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa. Mạng lưới tiêu thụ này còn mỏng so với nhu cầu tiêu thụ thực tế và các đối thủ cạnh tranh khác.
Bên cạnh đó công ty cũng thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm của mình sang I rắc, các nước Trung cận Đông và xúc tiến việc xuất khẩu sang các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary...với kim ngạch trên 7 triệu đô la Mỹ. Đặc biệt công ty đã tiến hành đa dạng hóa sản phẩm triển khai sản xuất và cấp các chứng chỉ UL, VDE làm tiền đề cho việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU...mở ra một hướng đi mới cho công ty trong việc đổi mới đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị tốt cho việc hội nhập WTO của Việt nam
Về công tác đấu thầu trong nước và nước ngoài đã được quan tâm và thực hiện bài bản đúng quy định. Việc mở rộng các mối quan hệ, bằng thương hiệu của Công ty nên trong quá trình đấu thầu kết quả thắng thầu của Công ty cao, đã tạo được 50% việc làm qua đấu thầu. Mặt khá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112117.doc