Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Cùng với các ngành khác, trong những năm qua ngành du lịch của Lào đã phát triển mạnh, nhanh và liên tục có sự tăng trưởng đáng kể. Tỷ trọng du khách năm 2007 tăng 34%, tổng doanh thu từ du lịch đạt 223,3 triệu USD, chiếm 8% GDP.

Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, tổng cục Du lịch và các bộ ngành Trung ương, đồng thời có sự phối hợp và hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, du lịch tỉnh Hủa Phăn đã thu được những kết quả nhất định. Nhờ thu hút vốn đầu tư tăng, các kênh huy động vốn ngày càng đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, nên du lịch tỉnh Hủa Phăn phát triển nhanh, mạnh và liên tục.

Hiện nay, du lịch tỉnh Hủa Phăn đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong 5 năm qua (2004 - 2008) doanh thu từ du lịch tăng trưởng bình quân 18,56%/năm. Lượt khách du lịch bình quân 25%/năm.

Nhưng tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh còn rất lớn như vườn quốc gia bảo tồn động – thực vật Nặm ét – Phu Lơi, Nặm Xăm, nhiều suối nước nóng, danh lam thắng cảnh, thác nước, hang động nhất là ở huyện Viêng Xay, chưa khai thác được. Do vậy, cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, nhằm thu hút các lực lượng lao động, đa dạng hoá các hình thức hoạt động du lịch, tăng lượt khách du lịch, đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch tỉnh Hủa Phăn, ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mới; phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch, tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước; từng bước nâng cao chất lượng của ngành du lịch ngang tầm quốc tế tăng doanh thu, đóng góp GDP du lịch vào giá trị tổng sản phẩm của tỉnh.

Để phát triển ngành du lịch tỉnh Hủa Phăn một cách bền vững đòi hỏi cần giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề tìm kiếm các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư nhằm khai thác một cách bền vững tiềm năng du lịch mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Hủa Phăn là vấn đề quan trọng có tính chiến lược.

 

doc107 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Tính cấp thiết của đề tài Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Cùng với các ngành khác, trong những năm qua ngành du lịch của Lào đã phát triển mạnh, nhanh và liên tục có sự tăng trưởng đáng kể. Tỷ trọng du khách năm 2007 tăng 34%, tổng doanh thu từ du lịch đạt 223,3 triệu USD, chiếm 8% GDP. Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo, ủng hộ tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh, tổng cục Du lịch và các bộ ngành Trung ương, đồng thời có sự phối hợp và hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư, du lịch tỉnh Hủa Phăn đã thu được những kết quả nhất định. Nhờ thu hút vốn đầu tư tăng, các kênh huy động vốn ngày càng đa dạng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, nên du lịch tỉnh Hủa Phăn phát triển nhanh, mạnh và liên tục. Hiện nay, du lịch tỉnh Hủa Phăn đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong 5 năm qua (2004 - 2008) doanh thu từ du lịch tăng trưởng bình quân 18,56%/năm. Lượt khách du lịch bình quân 25%/năm. Nhưng tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh còn rất lớn như vườn quốc gia bảo tồn động – thực vật Nặm ét – Phu Lơi, Nặm Xăm, nhiều suối nước nóng, danh lam thắng cảnh, thác nước, hang động nhất là ở huyện Viêng Xay, chưa khai thác được. Do vậy, cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, nhằm thu hút các lực lượng lao động, đa dạng hoá các hình thức hoạt động du lịch, tăng lượt khách du lịch, đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch tỉnh Hủa Phăn, ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mới; phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch, tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước; từng bước nâng cao chất lượng của ngành du lịch ngang tầm quốc tế tăng doanh thu, đóng góp GDP du lịch vào giá trị tổng sản phẩm của tỉnh. Để phát triển ngành du lịch tỉnh Hủa Phăn một cách bền vững đòi hỏi cần giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó vấn đề tìm kiếm các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư nhằm khai thác một cách bền vững tiềm năng du lịch mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh Hủa Phăn là vấn đề quan trọng có tính chiến lược. Với những lý do trên đây, cùng với sự ham thích và mong muốn đóng góp vào công tác quy hoạch đầu tư phát triển vào ngành du lịch tỉnh Hủa Phăn - ngành kinh tế mà được Đảng và chính quyền tỉnh Hủa Phăn ưu tiên phát triển hàng đầu, tôi chọn đề tài “Thu hỳt vốn đầu tư để phỏt triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà Dõn chủ Nhõn dõn Lào” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. Tình hình nghiên cứu Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Những công trình nghiên cứu đó, chủ yếu đề cập đến việc thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam và một số nước trong khu vực hiện nay. - Võ Văn Cần (2008), “Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch Khánh Hoà đến năm 2020”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. - Nguyễn Văn Lúa (2007), “Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. - Nguyễn Minh Tuấn (2008), “ Kinh tế nhiều thành phần trong lĩnh vực du lịch ở Đồng Tháp”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đối với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, việc nghiên cứu của những công trình khoa học này chỉ đề cập đến một khía cảnh nào đó trong chính sách thu hút vốn đầu tư; chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống tập trung vào vấn đề thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch nói chung và du lịch tỉnh Hủa Phăn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Phân tích lý luận về vốn đầu tư và vai trò của việc thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch. Làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận và những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch, kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch ở một số tỉnh trong nước. - Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn từ năm 2005 đến nay. - Đưa ra một số phương hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn từ nay đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2005 đến nay. - Giới hạn nghiên cứu thu hút vốn tiền tệ để phát triển du lịch: từ ngân sách Nhà nước và các thành phần kinh tế, từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận : Luận văn dựa trên cơ sở phương hướng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Trước hết, nắm vững và vận dụng đúng phương pháp luận Mác – Lênin với 3 quan điểm rất cơ bản. Một là, quan điểm lịch sử cụ thể. Lịch sử cụ thể phải căn cứ vào từng địa điểm cụ thể, từng địa phương cụ thể, từng xã hội cụ thể, từng quốc gia – dân tộc cụ thể, trong thời gian và không gian nhất định. Lịch sử cụ thể ấy không thể chỉ nối tiếp “cái nọ” sau “cái kia”, “cái nọ” do “cái kia”, mà còn đan xen và lồng ghép với nhau. Vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể của phương pháp luận Macxít trong nghiên cứu đề tài là nghiên cứu phải xuất phát từ đặc điểm cụ thể ở dân tộc Lào, tỉnh Hủa Phăn là chính, đồng thời tiếp biến kinh nghiệm các tỉnh khác với các nước khác trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc mà phải biến cải. Hai là, quan điểm vận động và phát triển. Thực tiễn và thực tế là diễn biến của lịch sử và thời đại, nó luôn luôn vận động và biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, thì lý luận cũng phải vận động và biến đổi cho phù hợp với thực tiễn và thực tế ấy, Những thành tựu mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nhất là khoa học & công nghệ của loại người rọi chiếu một ánh sáng mới đòi hỏi phải có cách nhìn mới, lý luận mới. Vận dụng quan điểm vận động và phát triển của phương pháp luận Mác – Lênin vào nghiên cứu đề tài là lý luận, giải pháp không có sẵn mà phải được rút ra từ thực tế và thực tiễn hoạt động của ngành du lịch của tỉnh Hủa Phăn ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, cần phải được làm giàu, bổ sung, đổi mới và phát triển. Ba là, quan điểm quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, mà chân lý là cụ thể. Nhưng căn cứ để rút ra lý luận không chỉ là thực tiễn, mà còn là thực tế cuộc sống, trong đó thực tiễn là hoạt động của ngành du lịch tỉnh Hủa Phăn ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, còn thực tế rộng hơn, nó bao gồm toàn bộ cuộc sống nhà nước và xã hội, cuộc sống có một môi trường nhất định. Lý luận không chỉ giải thích, mà còn nhằm đổi mới hoạt động của ngành du lịch của tỉnh Hủa Phăn. Vấn đề đổi mới cần nhận thức rõ, nếu hiểu đúng, vận dụng đúng, thực hành đúng sẽ thành công, nhưng có nguy cơ hiểm hoạ rất lớn, thất bại nặng nề, nếu hiểu sai, làm lệch Về phương pháp nghiên cứu: Một là, kết hợp phương pháp ngành và đa ngành (kinh tế chính trị học, chính trị học, chính sách học, lãnh đạo quản lý học) với phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp đối chiếu và so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để giải quyết nội dung nghiên cứu của đề tài. Hai là, kết hợp nghiên cứu quan điểm Mác – Lênin, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, chính sách của Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước trong các cuộc hội thảo khoa học, sách báo, tạp chí, luận văn, luận án liên quan đến đề tài. Phải vượt qua chính mình, thoát khỏi sự trói buộc của những lý thuyết, quan điểm lần nay được coi là nguyên lý, nhưng bị thực tế bác bỏ. Hướng nghiên cứu đi tìm cái đúng, nghĩa là cái phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của dân, phù hợp với thực tế ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phù hợp với xu thế của thời đại. Ba là, đề tài tổ chức đi khảo sát thực tế ở một số địa phương trong tỉnh Hủa Phăn về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch như Huyện Viêng Xay, huyện Xăm Tớ và các Sở, ban ngành có liên quan, nhằm làm sáng tỏ cả các vấn đề lý luận, thực trạng tổ chức cơ sở thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch ở Hủa Phăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Trên những cơ sở đó, đề tài đề ra quan điểm, định hướng và các biện pháp có ý nghĩa thực tế, khắc phục những vấn đề tồn tại của việc thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch ở Hủa Phăn hiện nay. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Về mặt lý luận: luận văn hệ thống hoá vấn đề về vốn từ lý luận Mác – Lênin đến hiện nay - Về mặt thực tiễn: luận văn đưa ra một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ nay đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 3 chương, 7 tiết Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch 1.1. nguồn vốn đầu tư và nội dung thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch 1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn 1.1.1.1. Khái niệm vốn Thuật ngữ “vốn” đã được phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Các học thuyết kinh tế từ Aristotle (384 – 322 TCN) là một nhà triết học Hy Lạp cổ đại, nhà kinh tế sơ khai, William Petty (1623-1687) là người đặt nền móng cho trường phái Kinh tế chính trị cổ điển ở Anh, Francois Quesnay (4 tháng 6, 1694 - 16 tháng 12, 1774) là người đứng đầu khuynh hướng trọng nông – khuynh hướng đặc biệt trong trường phái Kinh tế học cổ điển, Adam Smith, FRSE (rửa tội ngày 16 tháng 6 năm 1723, hay 5 tháng 6 năm 1723 trong lịch Julian; mất ngày 17 tháng 7 năm 1790) là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học vĩ đại người Scotland, John Stuart Mill (20 tháng 5, 1806 – 8 tháng 5, 1873) là một nhà triết học và nhà kinh tế chính trị học người Anh, David Ricardo (18 tháng 4, 1772–11 tháng 9, 1823) là một nhà kinh tế học người Anh, Alfred Marshall (born 26 July 1842 in Bermondsey, London, England, died 13 July 1924 in Cambridge, England) was an English economist and one of the most influential economists of his time, Karl Heinrich Marx (thường được phiên âm là "Các Mác"; sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Đức – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn) là nhà tư tưởng, nhà kinh tế chính trị, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế, John Maynard Keynes (5 tháng 6 1883 – 21 tháng 4 1946) là một nhà kinh tế học người Anh, R. arrod, E. Domar, E. Hansen, M. Fridman, F. Hayek, J. R. Hiks, Paul Adam Samuelson (1915-) là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, đại biểu của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đều bàn đến vốn theo những phương pháp tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, đến nay chưa có sự thống nhất khái niệm về vốn. Dưới đây là một số quan điểm khác nhau về vốn. Vốn là “bất kỳ tài sản hay nguồn tài sản nào – tài chính hay vật chất có khả năng tạo ra thu nhập” [11, tr. 56]. Quan niệm này nhấn mạnh thuộc tính tạo ra thu nhập của vốn. Hay “đây là một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (đất đai, lao động, vốn). Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (máy móc, công cụ, thiết bị, nhà cửa, kho dự trữ thành phẩm hoặc bán thành phẩm) ” [12, tr. 300]. Quan niệm này tách bạch vốn với các yếu tố khác thuộc đầu vào của quá trình sản xuất là đất đai, lao động; chỉ rõ các biểu hiện cụ thể của vốn: máy móc, thiết bị, công cụ, nhà cửa, kho bãi... Có quan niệm khác cho rằng: “vốn là một khối lượng tiền nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lợi. Số tiền đó được sử dụng muôn hình, muôn vẻ, nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn số tiền ban đầu” [6, tr 26-27]. Quan niệm này đã cụ thể hoá hơn về phạm trù vốn, cho rằng vốn là tiền dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh hay dịch vụ chuyển hoá thành tư liệu sản xuất và tiền công cho người lao động. Trong tiếng Anh, vốn và tư bản là hai từ đồng nghĩa (Capital: vốn, tư bản). Chúg ta có thể tìm hiểu khái niệm vốn thông qua phạm trù tư bản mà C. Mác đã làm rõ trong bộ “Tư Bản”. Xin nêu tóm tắt một số luận điểm cơ bản của C. Mác về tư bản như sau: - Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hoá đồng thời là hình thái đầu tiền của tư bản. - Tiền là tư bản vận động theo công thức T – H - T’ - Trong quá trình vận động tư bản mang ba hình thái: tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất; tư bản hàng hoá và không ngừng chuyển hoá từ hình thái này sang hình thái kế tiếp. - Tư bản là giá trị, thông qua quan hệ xã hội mà đem lại giá trị lớn hơn. Từ những cách tiếp cận khác nhau về vốn và xuất phát từ những luận điểm trên của C.Mác, có thể hiểu: “vốn là giá trị của tất cả các tài sản hữu hình và vô hình được đem vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ”. 1.1.1.2. Phân loại vốn Dựa theo những tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân loại vốn thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại cơ bản. Một là, căn cứ vào đặc điểm vận động của vốn, có hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là giá trị của những tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận tải. Vốn cố định có đặc điểm là giá trị của nó chuyển dần vào trong sản phẩm, vì vậy thời gian chu chuyển dài, phải tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất mới thu hồi lại được. Vốn lưu động, là giá trị của những tài sản lưu động như: nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm dở dang, các khoản tiền đáp ứng nhu cầu thanh toán chi trả...Vốn lưu động chu chuyển nhanh, giá trị của vốn lưu động chuyển toàn bộ vào trong sản xuất, sau mỗi chu kỳ sản xuất là thu hồi được toàn bộ vốn lưu động ứng ra. Hai là, căn cứ vào quan hệ sở hữu và vốn trong kinh doanh thì bao gồm vốn tự có và vốn đi vay. Vốn tự có là vốn thuộc quyền sở hữu của chủ thể kinh doanh. Vốn đi vay là số vốn đi vay nợ để sản xuất kinh doanh của chủ thể kinh doanh [8, tr 10]. Ba là, căn cứ vào thời gian tham gia của vốn vào quá trình hoạt động có vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Vốn dài hạn nhằm thực hiện các mục tiêu có tính chất chiến lược, đảm bảo các lợi ích trong dài hạn. Vốn dài hạn là lượng tiền được sử dụng vào việc mua sắm các tài sản cố định, thay đổi công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vốn ngắn hạn là lượng tiền được sử dụng để mua sắm những yếu tố chi dùng thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành đều đặn, trôi chảy. Ngoài cách tiếp cận trên, còn có những cách phân loại vốn khác như: căn cứ vào quyền sở hữu các nguồn vốn ở phạm vi không gian trong nước hay ngoài nước có vốn trong nước và vốn nước ngoài; căn cứ vào quyền sở hữu các nguồn vốn giữa chủ thể là nhà nước và các chủ thể khác có nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Mặc dù có nhiều tiêu thức để phân thành nhiều loại vốn khác nhau, nhưng xét về bản chất nó là một thể thống nhất. Việc phân vốn thành các loại khác nhau để giúp chúng ta nhận thức rõ hơn vai trò, đặc điểm của từng loại vốn, chủ động trong thu hút, vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của mình. 1.1.2. Khái niệm và những đặc trưng của vốn đầu tư Hiện nay, nền kinh tế của Lào đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, đó là môi trường thuận lợi để vốn bộc lộ bản chất, vai trò của mình. Việc tìm hiểu, nhận thức lại khái niệm và những đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư là công việc cần thiết, trước khi đi tìm các giải pháp để thu hút vốn cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư là một bộ phận của nguồn lực biểu hiện dưới dạng giá trị của các tài sản quốc gia được thể hiện bằng các tài sản hữu hình và vô hình nhằm vào mục đích đầu tư để sinh lời. Cần chú ý rằng, nguồn lực trên phải nằm trong một dự án đầu tư thì mới được coi là nguồn vốn đầu tư. Nếu không, chúng chỉ là nguồn lực tích luỹ và dự trữ dưới dạng tiềm năng. Nói cách khác, nguồn vốn đầu tư phải là nguồn lực trong trạng thái “động”. Để làm rõ khái niệm về vốn đầu tư, cần đi sâu phân tích những đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư dưới đây. Thứ nhất, vốn phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị có thực của tài sản (tài sản hữu hình và tài sản vô hình). Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu...Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, tài sản vô hình rất phong phú và đa dạng như vị trí kinh doanh, bản quyền, phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, uy tín trong kinh doanh... Như vậy, một lượng tiền phát hành không vào lưu thông, không có giá trị đảm bảo hoặc các khoản nợ không có khả năng thanh toán cũng không thể được coi là vốn. Thứ hai, vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Vốn là tiền, nhưng không phải mọi đồng tiền đều là vốn. Tiền chỉ là vốn ở dạng tiềm năng, khi nào chúng được dùng vào đầu tư kinh doanh thì chúng mới biến thành vốn. Tiền là phương tiện để trao đổi, lưu thông hàng hoá còn vốn là để sinh lời, nó luôn tuần hoàn và chu chuyển. Quá trình đầu tư là một quá trình vận động của vốn đầu tư. Cách vận động và phương thức vận động của tiền vốn lại là do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. Các phương thức đầu tư có thể mô phòng theo sơ đồ sau: a). Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh: TLSX T – H ... SX ... H’ – T’ SLĐ b). Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực thương mại: T – H – T’ c). Trường hợp đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh... T – T’ Ngoài sự phân biệt giữa vốn và tiền, cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn và tài sản. Vốn là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận tài sản, nhưng không phải mọi tài sản đều được gọi là vốn. Tài sản có nhiều loại: có loại do thiên nhiên ban tặng; có loại do thành quả lao động của con người sáng tạo ra; có loại là hữu hình, có loại là vô hình. Nhưng tài sản đó nếu được giá trị hoá thành tiền và đưa vào đầu tư thì đều được gọi là vốn đầu tư. Những tài sản này được gọi là tài sản hoạt động (để phân biệt với tài sản bất động, tức là tài sản ở dạng tiềm năng). Thứ ba, vốn bao gìơ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, không có khái niệm vốn vô chủ. Chủ sở hữu vốn có thể là một chủ như Nhà nước là chủ sở hữu vốn duy nhất trong các doanh nghiệp nhà nước; nhưng cũng có thể là nhiều chủ như các cổ đông là chủ sở hữu vốn trong các công ty cổ phần. Tuỳ theo hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất với người sử dụng vốn. ở đâu không xác định được rõ chủ sở hữu của vốn và tài sản thì ở đó việc quản lý vốn sẽ kém hiệu quả gây ra lãng phí và tiêu cực. Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hoá đặc biệt. Sở dĩ coi vốn là một loại hàng hoá, vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại hàng hoá khác. Giá trị của vốn là để sinh lời. Nhưng vốn là một loại hàng hoá đặc biệt khác với hàng hoá thông thường, ở chỗ người bán vốn không mất đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn mà thôi. Người mua nhận được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và phải trả cho người bán vốn một tỷ lệ nhất định tính trên số vốn đó, gọi là lãi suất. Như vậy, lãi suất chính là giá cả của quyền sử dụng vốn. Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định, là tổng hoà các quan hệ cung và cầu về vốn. Thị trường tài chính bao gồm hai bộ phận: Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Vì các ngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường vốn: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn dài hạn. Thị trường vốn cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân. Thị trường vốn gồm có thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng khoán. Chỉ khi nào có lợi tức thoả đáng thì người sở hữu vốn mới bán quyền sử dụng vốn của mình. Đây là một nguyên lý có tính chất nguyên tắc để thu hút, huy động vốn trong cơ chế thị trường. Thứ năm, đồng vốn có giá trị về mặt thời giá. ở các thời điểm khác nhau thì giá trị của vốn cũng khác nhau. Bởi lẽ, đồng tiền càng trải dài theo thời gian thì nó càng bị mất giá và độ an toàn càng giảm. Như vậy, một vấn đề đặt ra là phải hiện tại hoá hoặc tương lai hoá giá trị của vốn để làm cơ sở tính toán và phân tích hiệu quả đầu tư. Thứ sáu, vốn phải được tích tụ và tập trung. Tích tụ vốn là việc tăng số vốn cá biệt của từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất. Tập trung vốn là làm tăng quy mô vốn đơn vị toàn xã hội. Có tích tụ vốn mới có tập trung vốn. Tập trung vốn sẽ biến những tác dụng nhỏ bé của từng khoản vốn tích tụ cá biệt thành sức mạnh của nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. C.Mác đã khẳng định nếu không có tích tụ và tập trung tư bản thì đến nay trên thế giới chưa có được hệ thống đường sắt. Thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Để điều trị căn bệnh này không còn cách nào ưu việt hơn là phải tăng cường thu hút, huy động vốn, khơi thông các dòng chảy của vốn và hướng chúng vào đầu tư phát triển kinh tế. Đó chính là tiền đề cơ bản cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Vốn chính là tiền đề của mọi quá trình đầu tư. 1.1.3. Các nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội được hình thành trên cơ sở động viên các nguồn lực trong nước và ngoài nước, thông qua các công cụ, chính sách, cơ chế và luật pháp. Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng (tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác. 1.1.3.1. Vốn trong nước Thứ nhất, vốn từ ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tiết kiệm của ngân sách nhà nước, đó là khoản chênh lệch giữa thu và chi của ngân sách nhà nước. Thu của ngân sách nhà nước được thực hiện chủ yếu là từ thuế và một số phần nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác... Chi của ngân sách nhà nước bao gồm: chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, sự nghiệp, văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và xã hội, chi các sự nghiệp kinh tế... Xu hướng chi tiêu công cộng của nhà nước có chiều hướng ngày càng tăng lên, vì nhà nước ngày càng phải đảm nhận việc cung cấp nhiều hàng hoá công cộng hơn cho xã hội. Một quan hệ thường thấy trong cân đối ngân sách quốc gia là có bội thu hoặc bội chi. Nếu bội thu ngân sách thì điều hiển nhiên là nhà nước có nguồn tiết kiệm để hình thành nên vốn đầu tư phát triển. Nhưng một vấn đề cần lưu ý là có thể trong trường hợp bội chi ngân sách thì ngân sách nhà nước vẫn tiết kiệm một phần để dành cho đầu tư phát triển, vì trong các khoản chi của nhà nước có khoản chi cho đầu tư phát triển. Điều này có nghĩa là muốn có tiết kiệm từ ngân sách nhà nước thì tốc độ tăng chi đầu tư phát triển phải luôn luôn lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Vấn đề không phải là bội chi ít hay nhiều mà phương pháp xử lý chính là định hướng đầu tư. Nhưng một thực tế là hầu hết các nước đang phát triển, tiết kiệm của Chính phủ không phải là nguồn đầu tư chủ yếu, vì thông thường ngân sách của các nước này nguồn thu rất hạn chế, mà nhu cầu chi thường xuyên lại cao, nên nhà nước chỉ có thể tập trung vốn đầu tư phát triển ở những lĩnh vực thật sự cần thiết. Muốn tăng nguồn tích luỹ của ngân sách nhà nước phải phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi. Vốn đầu tư phát triển qua kênh ngân sách nhà nước, được thể hiện qua hai phần: một phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của nhà nước, một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van khoa hoc.doc
  • docbia.doc
  • docmuc luc.doc
Tài liệu liên quan