Luận văn Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy midea consumer electric

- Công nghiệp chế tạo là một ngành hết sức quan trọng trong cuộc sống và công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

- Trong nền kinh tế thời mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài thường vào các khu công nghiệp để xây dựng những nhà máy sản xuất công nghiệp có qui mô lớn ở nước ta. Trong đó, Bình Dương trở thành một điểm đến hấp dẫn và nhanh chóng là một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển vào bậc nhất, đặc biệt là khu công nghiệp Việt Nam Singapore.

- Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao và hiện đại hơn thì những vật dụng điện trong gia đình là điều không thể thiếu. Theo xu hướng đó khu công nghiệp Việt nam Singapore đã xây dựng thêm một nhà máy sản xuất vật dụng điện là MIDEA COSUMER ELECTRIC với công nghệ của Trung Quốc.

 

II. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY:

 

Cũng như các ban ngành khác, nhà máy MIDEA bao gồm các phòng ban nhân sự như sau:

a. Ban giám đốc: điều hành hoạt động của nhà máy.

b. Phòng kế toán – tài chính: tính toán thu chi cho nhà máy.

c. Phòng kế hoạch đầu tư: cung cấp kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

d. Phòng tổ chức lao động và tiền lương: chịu trách nhiệm về tuyển chọn, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực,tiền lương và chế độ cho CB-CNV.

e. Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, an toàn cho nhà máy.

f. Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng theo đúng qui định của nhà máy trong qui trình sản xuất, nhằm đảm bảo đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng.

 

doc121 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy midea consumer electric, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY: - Công nghiệp chế tạo là một ngành hết sức quan trọng trong cuộc sống và công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. - Trong nền kinh tế thời mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài thường vào các khu công nghiệp để xây dựng những nhà máy sản xuất công nghiệp có qui mô lớn ở nước ta. Trong đó, Bình Dương trở thành một điểm đến hấp dẫn và nhanh chóng là một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển vào bậc nhất, đặc biệt là khu công nghiệp Việt Nam Singapore. - Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao và hiện đại hơn thì những vật dụng điện trong gia đình là điều không thể thiếu. Theo xu hướng đó khu công nghiệp Việt nam Singapore đã xây dựng thêm một nhà máy sản xuất vật dụng điện là MIDEA COSUMER ELECTRIC với công nghệ của Trung Quốc. II. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC CỦA NHÀ MÁY: Cũng như các ban ngành khác, nhà máy MIDEA bao gồm các phòng ban nhân sự như sau: Ban giám đốc: điều hành hoạt động của nhà máy. Phòng kế toán – tài chính: tính toán thu chi cho nhà máy. Phòng kế hoạch đầu tư: cung cấp kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phòng tổ chức lao động và tiền lương: chịu trách nhiệm về tuyển chọn, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực,tiền lương và chế độ cho CB-CNV. Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, an toàn cho nhà máy. Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng theo đúng qui định của nhà máy trong qui trình sản xuất, nhằm đảm bảo đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng. III. GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY: - Địa chỉ: lô 366,367,368,369 đường số 6 khu công nghiệp Việt Nam Singapore. - Thời gian khởi công: 26-03-2006 - Thời gian hoàn thành dự kiến: 15-10-2006 - Tổng diện tích: 12.000 m. - Nhà máy gồm hai khu sản xuất chính là: phân xưởng sản xuất nồi cơm điện (A) và phân xưởng sản xuất bếp điện (B). - Là công nghệ của Trung Quốc nên các thiết bị máy móc và nguyên vật liệu sản xuất của nhà máy hầu hết được nhập từ Trung Quốc - Sản phẩm được tạo ra của nhà máy là nồi cơm điện và bếp điện. Tổng dự án của nhà máy MIDEA IV. QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ: - Ngày nay nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân cũng được nâng cao, nhu cầu điện trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoặt tăng trưởng không ngừng. Vì vậy, việc cung cấp điện đòi hỏi càng phải tin cậy và an toàn.Thế nên, khi thiết kế một công trình điện dù nhỏ đến đâu cũng yêu cầu kiến thức tổng hợp từ hàng loạt các chuyên ngành hẹp khác (như cung cấp điện, thiết bị điện, kỹ thuật cao áp, an toàn điện…). Ngoài ra người thiết kế còn phải có sự hiểu biết nhất định về xã hội, về môi trường, về các đối tượng cung cấp điện… Vì công trình thiết kế nếu dư thừa sẽ gây lãng phí đất đai, nguyên vật liệu, làm ứ động vốn đầu tư ban đầu. Nếu công trình thiết kế sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng như: gây sự cố mất điện, không an toàn, gây cháy nổ làm thiệt hại đến tính mạng và tài sản xí nghiệp, nhân dân. - Vì vậy người thiết kế phải tìm ra những phương pháp tối ưu nhằm đảm bảo tính liên tục về cung cấp điện, vốn đầu tư cũng như các vấn đề an toàn cho nhà máy thoả mãn các yêu cầu chung: + Cung cấp điện liên tục. + Đảm bảo chất lượng điện năng. + Vận hành tiện lợi, an toàn cho người sử dụng. + Có tính dự phòng phát triển trong tương lai. + Đảm bảo về kinh tế. - Để đảm bảo được các yêu cầu đó, ngày nay các tiêu chuẩn về thiết kế lắp đặt điện đều được tiêu chuẩn hoá cụ thể và được thống nhất trên toàn quốc nói riêng và thế giới nói chung. Trong luận án thiết kế tốt nghiệp này mọi quan điểm thiết kế dựa vào tiêu chuẩn IEC. V. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI MẠNG ĐIỆN: Trong tình hình kinh tế hiện nay, cuộc cạnh tranh quyết liệt về giá cả sản phẩm buộc các xí nghiệp, các tổ hợp sản xuất dù lớn hay nhỏ đều phải tự hoạch toán kinh doanh một cách cẩn trọng. Trong đó việc cung cấp điện có đóng góp một phần quan trọng vào vấn đề kinh doanh của xí nghiệp. Việc mất điện sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của xí nghiệp, nếu nhiều thậm chí sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm hiệu suất lao động. Vì thế việc đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và nâng cao chất lượng điện năng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng công nghiệp. 1. Độ tin cậy cung cấp điện Mức độ đảm bảo cung cấp điện liên tục tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu của phụ tải. a) Phụ tải hộ loại 1: Đối với loại phụ tải này không cho phép mất điện vì sẽ gây tác hại về kinh tế, về chính trị, nguy hại đến tính mạng con người như: bệnh viện, các văn phòng chính phủ…Vì vậy thiết kế phải đảm bảo cung cấp điện liên tục với độ tin cậy cao, yêu cầu ít nhất phải có hai đường cung cấp điện có nguồn dự phòng. b) Phụ tải loại 2: Đối với loại này mất điện chỉ liên quan đến hàng loạt sản phẩm gây ra phế phẩm, không sản xuất được, lãng phí sức lao động cũng thiệt hại về kinh tế nhưng phải so sánh về kinh tế giữa khoản tiền lúc có đặt các thiết bị dự phòng với các khoản tiền thiệt hại do mất điện gây ra không có đặt thiết bị dự phòng và xem xét trường hợp nào có lợi hơn thì làm. Thường các xí nghiệp, nhà máy sản xuất nằm trong dạng phụ tải loại này. Đối với nhà máy được thiết kế trong luận văn này là phụ tải loại hai vì khi mất điện sẽ gây hư hỏng sản phẩm và tổn hao về kinh tế. Vì vậy trong thiết kế có tính đến nguồn dự phòng cho nhà máy. c) Phụ tải loại 3: Đối với loại phụ tải này chỉ cần một nguồn cung cấp và cho phép ngưng cung cấp điện trong một thời gian đủ để sữa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư hỏng như khu dân cu, nhà ở … 2. Chỉ tiêu thiết kế: - Chỉ tiêu thiết kế của một mạng điện chủ yếu là: + Giá vốn đầu tư ít nhất. + Tổn thất điện năng là ít nhất. - Khi thiết kế cần phải thoả mãn cả về yêu cầu kinh tế và kỹ thuật. 3. An toàn đối với con người: Khi thiết kế sơ đồ nối dây của mạng điện cần đảm bảo an toàn lao động cho công nhân, nhân viên vận hành, đảm bảo cho nhà xưởng của xí nghiệp về chống sét tránh gây hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản xí nghiệp. * Tóm lại: Khi thiết kế bất kì một mạng điện nào cũng cần phải thoả mãn đầy đủ các yêu cầu trên. Ngoài ra còn phải đảm bảo cho mạng điện vận hành linh hoạt và dễ dàng phát triển về sau. BẢNG DANH SÁCH CÁC THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY Bảng 1: Danh sách các thiết bị của xưởng sản xuất nồi cơm điện (xưởng A) DT(40x30)=1200( m) STT KH trên mặt bằng SL Pđm(kW) Uđm(V) Cos Ksd 1 C1 1 5,5 380 0,8 0,7 2 C2 1 5,5 380 0,8 0,7 3 C3 1 5,5 380 0,8 0,7 4 Y1 1 22 380 0,7 0,7 5 Y2 1 30 380 0,7 0,7 6 Y3 1 30 380 0,7 0,7 7 T1 1 1 380 0,6 0,6 8 C4 1 3,7 380 0,8 0,7 9 C5 1 3,7 380 0,8 0,7 10 C6 1 3,7 380 0,8 0,7 11 C7 1 3,7 380 0,8 0,7 12 C8 1 3,7 380 0,8 0,7 13 C9 1 3,7 380 0,8 0,7 14 C10 1 3,7 380 0,8 0,7 15 C11 1 3,7 380 0,8 0,7 16 C12 1 5,5 380 0,8 0,7 17 C13 1 5,5 380 0,8 0,7 18 C14 1 5,5 380 0,8 0,7 19 C15 1 5,5 380 0,8 0,7 20 C16 1 5,5 380 0,8 0,7 21 C17 1 5,5 380 0,8 0,7 22 C18 1 5,5 380 0,8 0,7 23 C19 1 5,5 380 0,8 0,7 24 C20 1 5,5 380 0,8 0,7 25 C21 1 5,5 380 0,8 0,7 26 C22 1 5,5 380 0,8 0,7 27 Y4 1 30 380 0,7 0,7 28 Y5 1 30 380 0,7 0,7 29 C23 1 11 380 0,8 0,7 30 L1 1 5,5 380 0,6 0,6 Bảng 2: Danh sách các thiết của xưởng sản xuất bếp điện (xưởng B) DT(40x30)=1200( m) STT KH trên mặt bằng SL Pđm(kW) Uđm(V) Cos Ksd 1 A1 1 42,75 380 0,65 0,6 2 A2 1 42,75 380 0,65 0,6 3 A3 1 42,75 380 0,65 0,6 4 A4 1 42,75 380 0,65 0,6 5 B1 1 42,75 380 0,65 0,6 6 B2 1 42,75 380 0,65 0,6 7 B3 1 42,75 380 0,65 0,6 8 B4 1 42,75 380 0,65 0,6 9 C1 1 36,85 380 0,75 0,7 10 C2 1 36,85 380 0,75 0,7 11 C3 1 36,85 380 0,75 0,7 12 C4 1 36,85 380 0,75 0,7 13 D1 1 22 380 0,85 0,7 14 D2 1 22 380 0,85 0,7 15 D3 1 22 380 0,85 0,7 16 D4 1 22 380 0,85 0,7 CHƯƠNG II: PHÂN NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH TÂM PHỤ TẢI I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TÂM PHỤ TẢI: - Mục đích của việc xác định tâm phụ tải là tìm vị trí trung tâm của phụ tải, ở vị trí này công suất trên mặt bằng được cân bằng. Nó là cơ sở để lựa chọn vị trí lắp đặt các tủ động lực và tủ phân phối của nhà máy. - Trong tính toán thiết kế cung cấp điện ngoài yếu tố đảm bảo về cung cấp điện liên tục thì vấn đề giảm tổn thất điện năng là điều rất quan trọng. - Việc xác định tâm phụ tải để đặt tủ phân phối, tủ động lực nhằm cung cấp điện năng với tổn thất điện áp, tổn thất công suất nhỏ nhất, và kinh tế hơn. II. PHÂN NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH TÂM PHỤ TẢI : - Nhà máy MIDEA CONSUMER ELECTRIC có diện tích khoảng 12.000 m2. Nhưng ban đầu nhà máy chỉ xây dựng hai phân xưởng (A & B) vì thế trong phạm vi đồ án này cũng chỉ thiết kế theo số liệu đã thu thập được từ hai phân xưởng của toàn nhà máy có diện tích vào khoảng 2400 m2. Số thiết bị là 46 thiết bị. Dựa vào cách bố trí các thiết bị trên mặt bằng mà ta chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm thích ứng với mỗi tủ động lực. - Xác định tọa độ: để xác định tâm phụ tải, ta dựng hệ trục Oxy (đơn vị là mét ) trên mặt bằng thiết kế của nhà máy. Hệ trục này có thể chọn tuỳ ý. Nhưng ở đây ta chọn góc tọa độ O tại góc trái phân xưởng, trục tung là Y, trục hoành là X. - Tâm phụ tải được xác định bằng công thức: X=; Y= Trong đó: - n: số thiết bị của nhóm. - P : công suất định mức của thiết bị thứ i. - Xi : tọa độ x của từng thiết bị. - Yi : tọa độ y của từng thiết bị. * Nhận xét : Trên lý thuyết tâm phụ tải được tính theo công thức, nhưng trong thực tế việc lựa chọn vị trí cuối cùng để đặt tủ cấp điện ngoài sự phụ thuộc vào toạ độ tâm phụ tải (X,Y) nó còn phụ thuộc vào yếu tố mỹ quan, thuận tiện thao tác trong vận hành… 1. Tâm phụ tải của nhóm một : STT KH trên mặt bằng SL Công suất đm (KW) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 C1 1 5,5 111 52 2 C2 1 5,5 109 52 3 C3 1 5,5 107 52 4 Y1 1 22 104 51 5 Y2 1 30 102 52 6 Y3 1 30 100 52 7 T1 1 1 95 52 7 99,5 Vậy toạ độ tâm phụ tải của nhóm I là (102.9 ; 51.7) 2. Tâm phụ tải của nhóm 2: STT KH trên mặt bằng SL Công suất đm (KW) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 C4 1 3,7 115 47 2 C5 1 3,7 113 47 3 C6 1 3,7 111 47 4 C7 1 3,7 109 47 5 C8 1 3,7 107 47 6 C9 1 3,7 105 47 7 C10 1 3,7 103 47 8 C11 1 3,7 101 47 9 C12 1 5,5 99 47 10 C13 1 5,5 97 47 11 C14 1 5,5 95 47 11 41,6 Vậy toạ độ tâm phụ tải của nhóm II là (104 ; 47) 3. Tâm phụ tải của nhóm 3: STT KH trên mặt bằng SL Công suất đm (KW) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 C15 1 5,5 101 37 2 C16 1 5,5 99 37 3 C17 1 5,5 97 37 4 C18 1 5,5 95 37 5 C19 1 5,5 101 35 6 C20 1 5,5 99 35 7 C21 1 5,5 97 35 8 C22 1 5,5 95 35 9 Y4 1 30 108 45 10 Y5 1 30 105 47 10 104 Vậy toạ độ tâm phụ tải của nhóm III là (134 ; 41,8) 4.Tâm phụ tải của nhóm 4: STT KH trên mặt bằng SL Công suất đm (KW) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 C23 1 11 97 47 2 L1 1 5,5 95 47 16,5 Vậy toạ độ tâm phụ tải của nhóm IV là (98.3 ; 26) 5.Tâm phụ tải của nhóm 5: STT KH trên mặt bằng SL Công suất đm (KW) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 A1 1 42.75 4.5 92 2 A2 1 42.75 3.5 92 3 A3 1 42.75 3.5 92 4 A4 1 42.75 3.5 92 4 171 Vậy toạ độ tâm phụ tải của nhóm V là (37.5 ; 23) 6.Tâm phụ tải của nhóm 6: STT KH trên mặt bằng SL Công suất đm (KW) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 B1 1 42.75 4.5 80 2 B2 1 42.75 3.5 80 3 B3 1 42.75 3.5 80 4 B4 1 42.75 3.5 80 4 171 Vậy tọa độ tâm phụ tải của nhóm VI là (3.5 ; 80) 7. Tâm phụ tải của nhóm 7: STT KH trên mặt bằng SL Công suất đm (KW) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 C1 1 36.85 4.5 72 2 C2 1 36.85 3.5 72 3 C3 1 36.85 3.5 72 4 C4 1 36.85 3.5 72 4 147.4 Vậy toạ độ tâm phụ tải của nhóm VII là (2.6 ; 72) 8. Tâm phụ tải của nhóm 8 : STT KH trên mặt bằng SL Công suất đm (KW) Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) 1 D1 1 22 4.5 60 2 D2 1 22 3.5 60 3 D3 1 22 3.5 60 4 D4 1 22 3.5 60 4 88 Vậy tọa độ tâm phụ tải của nhóm VIII là (3.75 ; 72) CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN: - Khi thiết kế cung cấp điện cho nhà máy hoặc xí nghiệp nào đó, nhiệm vụ đầu tiên là phải xác định phụ tải điện của công trình ấy. - Việc xác định cụ thể phụ tải điện sẽ giúp giải quyết hàng loạt các vấn đề cụ thể như tính toán lựa chọn và kiểm tra các thiết bị điện : máy biến áp, dây dẫn, thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, tính toán sụt áp… - Vì vậy nhờ những thông số phụ tải điện người thiết kế có thể khảo sát và tính toán để lựa chọn phương án tối ưu cả về kỹ thuật cũng như kinh tế. - Có nhiều phương án phân chia nhóm phụ tải nhưng thông thường là 3 phương án sau: ¨ Phân chia nhóm theo vị trí mặt bằng của thiết bị. ¨ Phân nhóm theo công suất. ¨ Phân nhóm theo những chức năng làm việc, theo tính chất yêu cầu của công việc. * Tóm lại: Xác định phụ tải tính toán không những đúng và chính xác đối với hiện tại mà còn đúng cho cả tương lai. Phụ tải điện có những tính chất và đặc trưng riêng, cho nên để xác định phụ tải tính toán các loại phụ tải đó người ta phải dùng các phương pháp khác. II. CÁC ĐỊNH NGHĨA VÀ KÝ HIỆU CỦA CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN: 1. Công suất định mức P: - Công suất định mức của một thiết bị điện dùng điện là công suất ghi trên tấm biển của máy hoặc ghi trong lý lịch máy, được biểu diễn bằng công suất tác dụng P . - Vì động cơ khi làm việc có tổn hao, cho nên công suất điện cung cấp phải lớn hơn gọi là P và được tính như sau: P = (2-1 /trang 95-TL1) Trong đó: -: là công suất ghi trên lí lịch động cơ, hoặc trên biển của động cơ. -: là hiệu suất của động cơ, với những động cơ thông thường thì có giá trị từ 0.85 đến 0.87. - Khi có nhiều động cơ công suất nhỏ, một cách gần đúng, khi tính toán ta có thể coi: P = 2. Phụ tải trung bình : - Phụ tải trung bình là một đặc trưng tĩnh cơ bản của chúng, do đó trị số trung bình phụ tải là đặc trưng của đồ thị phụ tải thay đổi. - Tổng phụ tải trung bình của tất cả các thiết bị dùng điện trong một nhóm cho phép ta đánh giá gần đúng giới hạn dưới của phụ tải tính toán của nhóm đó. - Nói chung phụ tải trung bình của các nhóm thiết bị điện bằng tổng phụ tải trung bình của từng thiết bị trong nhóm đó. = (2-11 /trang 99 – TL1) Q = 3. Phụ tải cực đại : - Theo thời gian người ta chia ra hai dạng phụ tải cực đại: a. Phụ tải cực đại dài hạn trong những khoảng thời gian khác nhau (10,30,60 phút v.v…) dùng để chọn các phần tử của hệ thống cung cấp điện theo điều kiện phát nóng và để tính tổn thất công suất cực đại trên các phần tử đó. b. Phụ tải cực đại ngắn hạn (còn gọi là phụ tải đỉnh, hay phụ tải cực đại tức thời) trong thời gian từ 1 ¸2s . Phụ tải đỉnh nhọn dùng để: ¨ Sự dao động điện áp. ¨ Kiểm tra lưới điện theo điều kiện tự mở máy các động cơ công suất lớn. ¨ Chọn dây của các cầu chì. ¨ Tính dòng khởi độïng của rơle bảo vệ dòng điện max. 4. Phụ tải tính toán : - Phụ tải tính toán là một số liệu rất cơ bản dùng để thiết kế cung cấp điện. - Phụ tải tính toán là phụ tải giả thiết lâu dài không đổi, tương đương với phụ tải thực về mặt hiệu ứng nhiệt lớn. Nói một cách khác, phụ tải tính toán cũng làm nóng dây dẫn lên tới nhiệt độ bằng nhiệt độ lớn nhất do phụ tải thực tế gây ra. Như vậy nếu chọn các thiết bị điện theo phụ tải tính toán thì có thể đảm bảo an toàn về mặt phát nóng cho các thiết bị đó trong mọi trạng thái vận hành. Quan hệ giữa phụ tải tính toán với các dạng phụ tải khác được nêu trong bất đẳng thức sau: £ £ III. CÁC HỆ SỐ ĐẶC TRƯNG: 1.Hệ số sử dụng K: - Hệ số sử dụng công suất tác dụng của một thiết bị điện Ksd hay của một nhóm thiết bị điện Ksd là tỉ số giữa công suất tác dụng trung bình và công suất định mức. ¨ Đối với một thiết bị: K = (2-17 / trang 103 – TL1) ¨ Đối với một nhóm thiết bị: K = = - Nếu dựa vào đồ thị phụ tải của nhóm thiết bị, ta có thể xác định được hệ số sử dụng như sau: K = (2-19 /trang 104 – TL1) Trong đó: -P, P, P : là công suất tác dụng ứng với khoảng thời gian t, t ,t. -P : là tổng công suất định mức của các thiết bị. Ngoài ra Ksd còn có thể được tra ở bảng. 2. Hệ số phụ tải K: - Là tỉ số giữa công suất tác dụng thực tế mà thiết bị tiêu thụ (nghĩa là phụ tải trung bình của nó theo thời gian đóng điện t trong một chu trình: P ) và công suất định mức của nó: K = (2-25 / trang 105-TL1) 3. Hệ số cực đại K : - Hệ số cực đại là tỉ số của công suất tác dụng tính toán với công suất trung bình của nhóm thiết bị trong thời gian khảo sát. K = - Hệ số cực đại là một đại lượng phụ thuộc vào số thiết bị hiệu quả n của nhóm thiết bị và phụ thuộc vào một loạt các hệ số đặc trưng cho chế độ tiêu thụ điện năng của nhóm thiết bị đó. Hệ số cực đại có thể coi một cách gần đúng là hàm số của n và K - Người ta xây dựng những đường cong quan hệ K = (n, K) hoặc theo bảng (2-2) để tra, ứng với T = 10 phút. (Bảng 2-2 / trang 112 - TL1). 4. Số thiết bị hiệu quả n: - Giả thiết có một nhóm gồm n thiết bị, có công suất định mức và chế độ làm việc khác nhau. Ta gọi n là số thiết bị của nhóm đó, đó là một số quy đổi, gồm n thiết bị có công suất định mức và chế độ làm việc giống nhau tạo nên phụ tải tính toán cực đại tương ứng với n thiết bị ta đang khảo sát có công suất định mức và chế độ làm việc khác nhau. ¨ Số thiết bị hiệu quả được xác định một cách tương đối chính xác như sau: n = (2-43 / trang 115 – TL1) Trong đó: - P : là công suất tác dụng định mức của từng thiết bị trong nhóm - n : là số thiết bị trong nhóm Nếu tất cả các thiết bị trong nhóm đều có công suất định mức như nhau thì có n = n và nếu khác nhau thì n < n. n= (2-44 /trang117 – TL1) 5. Hệ số đồng thời K: Hệ số đồng thời là tỉ số giữa phụ tải tính toán cực đại tổng của một nút của hệ thống cung cấp điện với tổng số các phụ tải tính cực đại của nhóm thiết bị nối vào nút đó. K = (2-42 / trang 114 – TL1) Khi thiết kế ta có thể lấy một cách gần đúng các giá trị của hệ số đồng thời như sau: - Đối với đường dây cao áp của mạng cung cấp nội bộ nhà máy: K = 0.85 ¸ 1 -Đối với thanh cái nhà máy điện của xí nghiệp, thanh cái của trạm phân phối chính: K = 0.9 ¸ 1 * Điều cần phải chú ý ở đây là sau khi có xét đến K thì phụ tải tính toán tổng của nút xét của hệ thống cung cấp điện không được nhỏ hơn phụ tải trung bình tại đó. 6. Hệ số cosj : Là đặc trưng cho một nhóm thiết bị, nếu hệ số cosj của các thiết bị trong nhóm khác nhau thì phải tính hệ số công suất trung bình theo công thức: Cosj = 7. Hệ số nhu cầu K: Hệ số nhu cầu công suất tác dụng là tỉ số giữa công suất tác dụng tính toán (khi thiết kế ) hoặc công suất tác dụng tiêu thụ (khi vận hành) với công suất tác dụng định mức của nhóm thiết bị: K = hay K = (2-39 / trang 112 – TL1) Dựa vào các định nghĩa hệ số sử dụng, hệ số cực đại, hệ số nhu cầu, ta có được biểu thức sau: K = K. K (2-40 / trang 113 – TL1 ) Theo sổ tay tra cứu K = f(n). IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI TÍNH TOÁN: 1. Xác định phụ tải tính toán theo xuất tiêu hao điện năng trên đơn vị sản phẩm. Đối với những loại phụ tải không thay đổi hoặc ít thay đổi theo thời gian thì nên dùng phương pháp này để xác định phụ tải tính toán: P= P = (2-70 / trang 134 – TL1 ) Trong đó: - b là xuất tiêu hao điện năng trên một đơn vị sản phẩm, tính bằng kwh. - Mca là số lượng sản phẩm sản suất ra trong một ca. - Tca là thời gian làm việc của ca mang tải lớn nhất, tính bằng giờ. * Nhận xét: Phương pháp chỉ cho kết quả gần đúng, thường áp dụng cho các xí nghiệp có phụ tải ít thay đổi theo thời gian. 2. Xác định phụ tải tính toán theo công suất trên một đơn vị diện tích sản xuất: Với những phân xưởng sản xuất, có nhiều thiết bị phân bố tương đối đồng đều như phân xưởng may, phân xưởng dệt, v.v…, ta có thể dùng phương pháp này để xác định phụ tải tính toán như sau: P = p.F (2-72 / trang 134 – TL1 ) Trong đó: - Ptt : là công suất tính toán trên 1 mdiện tích sản xuất (Kw/ m); - F : là diện tích bố trí thiết bị (m) Suất phụ tải tính toán p0 phụ thuộc vào dạng sản xuất và được phân tích theo số liệu thống kê. * Nhận xét: Phương pháp xác định phụ tải tính toán theo suất chỉ tiêu sản xuất là phương pháp gần đúng và theo kinh nghiệm. 3. Xác định phụ tải tính toán theo theo công xuất đặt và hệ số nhu cầu: Phụ tải tính toán của nhóm thiết bị có chế độ làm việc giống nhau được xác định theo biểu thức: P = K.P Q = P.tgj S= = ( 2-73 / trang 135 – TL1 ) Mà: P= . Trong đó: - P: công xuất tác dụng (Kw). - Qtt : công xuất phản kháng (KVAR) - S: công xuất biểu kiến (KVA). - K : hệ số nhu cầu - : hiệu xuất ( * Nhận xét: Phương án này là phương án gần đúng sơ lược để tính toán sơ bộ trong thiết kế. Nhược điểm la” kém chính xác vì K tra sổ tay. 4. Xác định phụ tải tính toán theo công xuất trung bình và hệ cực đại: Khi không có số liệu cần thiết để áp dụng các phương pháp đơn giản đã nêu ở trên đồng thời muốn nâng cao độ chính xác khi tính toán phụ tải ta nên dùng phương pháp này. a.Đối với nhóm thiết bị ba pha: Các phương pháp tính toán: 1. Khi n 4 thì : P = K.P = K.K.P (2-80 / trang 142 – TL1) - Khi n 10 thì Q = 1,1.Q (2-81 / trang 143 – TL1) - Khi n > 10 thì Q = Q (2-81a / trang 143 – TL1) Trong đó: Q = K.P.tg 2. Khi n< 4 thì : -Khi n 3 thì : P = ( 2-82 / trang 143 – TL1) Q = .tg ( 2-82a / trang 143 – TL1) - Khi n >3 thì : : P = .K ( 2-83 / trang 144 – TL1 ) Q = .tg. K (2-83a / trang 144 – TL1) Trong đó: - n : là số thiết bị trong nhóm. - Kpti : hệ số phụ tải của thiết bị thứ 1 ¨ Đối với các thiết bị làm việc lâu dài K = 0.9. ¨ Đối với các thiết bị làm việc ngắn hạn lặp lại K = 0.75 b. Đối với nhóm thiết bị một pha. 1. Phụ tải tính toán của nhóm thiết bị một pha, phân bố đều trên mạng ba pha, có cùng chế độ làm việc, có đồ thị phụ tải thay đổi, khi tính toán coi như thiết bị ba pha có công suất đẳng trị (bằng tổng công suất của thiết bị một pha ), tùy theo trị số n mà dùng các công thức ở mục A là (2-80)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van cuoi cung.doc
  • docBang phu tai tinh toan.ht.doc
  • docBia_Thach.doc
  • dwgCac ban ve.dwg
  • docLoi cam on.doc
  • docLoi noi dau.doc
  • docMuc luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc