Ngày nay tin học đã thâm nhập vào tất cả mọi hoạt động trong xã hội và máy vi tính đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ con người. Nó không chỉ làm giảm nhẹ lao động (kể cả lao động trí tuệ) mà còn giúp cho con người có những năng lực mới mà trước đây chúng ta khó hình dung được. Máy vi tính ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều cơ quan, trường học, trong các ngành kinh tế và ngay cả trong gia đình.
Theo đà phát triển hiện nay của nước ta thì quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá là hai mục tiêu đứng đầu. Nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hóa thì không thể không nói đến quá trình tự động hóa, đó là một quá trình mà sự can thiệp của con người là tối thiểu. Mà để có tự động hoá trong các khâu, các nghành thì nhất thiết phải có sự hổ trợ của tin học mà cụ thể là các máy tính. Việc sử dụng máy vi tính trong lĩnh vực đo lường và điều khiển ngày càng phổ biến đòi hỏi phải ghép nối máy tính với các thiết bị bên ngoài trong đó tải hay các yếu tố chấp hành phải điều khiển được, còn các phần tử nhập liệu và các đầu đo thì được liên tục kiểm tra để cập nhật dữ liệu bằng một phần mềm được thiết kế riêng. Thông thường cách giải quyết vấn đề này một cách tốt nhất là thiết kế một khối ghép nối với bên ngoài máy tính để trao đổi thông tin với máy tính, khối đó chính là card giao tiếp.
Trong thực tiễn sản xuất, việc đo lường và xử lý các đại lượng của thế giới thực như nhiệt độ, tốc độ, nguồn điện áp là một yêu cầu cấp bách và thường xuyên. Để phần nào đáp ứng được yêu cầu đó, nhóm em quyết định thực hiện đề tài:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CARD GIAO TIẾP MÁY TÍNH
ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN BỘ NGUỒN
Từ những vấn đề đó, nhóm em đã được Thầy LÊ VIẾT PHÚ hướng dẫn thực hiện đề tài theo hướng tự động hóa bằng máy tính cá nhân (Personal Computer) và đơn giản phần cứng bằng kỹ thuật lập trình.
Tuy nhiên vì thời gian có hạn, nên trong quá trình thiết kế tập luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô và các bạn để cuốn Luận Văn Tốt Nghiệp này được hoàn thiện hơn.
114 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thiết kế card giao tiếp máy tính ứng dụng điều khiển bộ nguồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỘC LẬP _ TỰ DO _ HẠNH PHÚC
KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MINH TUẤN
NGUYỄN LÂM VŨ
Lớp: 95KĐĐ
Khóa: 1995 – 2000
TÊN LUẬN VĂN:
THIẾT KẾ CARD GIAO TIẾP MÁY TÍNH
ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN BỘ NGUỒN
CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU:
NỘI DUNG CÁC PHẦN LÝ THUYẾT & TÍNH TOÁN:
CÁC BẢN VẼ & ĐỒ THỊ:
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ VIẾT PHÚ
NGÀY NHẬN NHIỆM VỤ: 30 – 11 – 1999
NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 26 – 2 – 2000
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THÔNG QUA BỘ MÔN
Ngày tháng năm 2000
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
LỜI CÁM ƠN
Chúng em xin cảm ơn Nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập và nghiên cứu trong suốt các năm qua.
Chúng em xin chân thành cám ơn Quý Thầy Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức mới và bổ ích cho chúng em, nhất là Quý Thầy Cô trong Khoa Điện đã giảng dạy trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Thầy Lê Viết Phú đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Xin cám ơn các bạn đã quan tâm và giúp đỡ.
Xin cám ơn các bậc phụ huynh đã tạo mọi điều kiện về mặt tinh thần cũng như vật chất trong những năm học vừa qua..
Nguyễn Minh Tuấn
Nguyễn Lâm Vũ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DUYỆT
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay tin học đã thâm nhập vào tất cả mọi hoạt động trong xã hội và máy vi tính đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ con người. Nó không chỉ làm giảm nhẹ lao động (kể cả lao động trí tuệ) mà còn giúp cho con người có những năng lực mới mà trước đây chúng ta khó hình dung được. Máy vi tính ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều cơ quan, trường học, trong các ngành kinh tế và ngay cả trong gia đình.
Theo đà phát triển hiện nay của nước ta thì quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá là hai mục tiêu đứng đầu. Nói đến công nghiệp hoá, hiện đại hóa thì không thể không nói đến quá trình tự động hóa, đó là một quá trình mà sự can thiệp của con người là tối thiểu. Mà để có tự động hoá trong các khâu, các nghành thì nhất thiết phải có sự hổ trợ của tin học mà cụ thể là các máy tính. Việc sử dụng máy vi tính trong lĩnh vực đo lường và điều khiển ngày càng phổ biến đòi hỏi phải ghép nối máy tính với các thiết bị bên ngoài trong đó tải hay các yếu tố chấp hành phải điều khiển được, còn các phần tử nhập liệu và các đầu đo thì được liên tục kiểm tra để cập nhật dữ liệu bằng một phần mềm được thiết kế riêng. Thông thường cách giải quyết vấn đề này một cách tốt nhất là thiết kế một khối ghép nối với bên ngoài máy tính để trao đổi thông tin với máy tính, khối đó chính là card giao tiếp.
Trong thực tiễn sản xuất, việc đo lường và xử lý các đại lượng của thế giới thực như nhiệt độ, tốc độ, nguồn điện áp… là một yêu cầu cấp bách và thường xuyên. Để phần nào đáp ứng được yêu cầu đó, nhóm em quyết định thực hiện đề tài:
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CARD GIAO TIẾP MÁY TÍNH
ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN BỘ NGUỒN
Từ những vấn đề đó, nhóm em đã được Thầy LÊ VIẾT PHÚ hướng dẫn thực hiện đề tài theo hướng tự động hóa bằng máy tính cá nhân (Personal Computer) và đơn giản phần cứng bằng kỹ thuật lập trình.
Tuy nhiên vì thời gian có hạn, nên trong quá trình thiết kế tập luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô và các bạn để cuốn Luận Văn Tốt Nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Ngày 20 tháng 02 năm 2000
Nhóm Sinh Viên Thực Hiện
NGUYỄN MINH TUẤN – NGUYỄN LÂM VŨ
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
II. Ý TƯỞNG THIẾT KẾ
PHẦN B: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỌ MÁT TÍNH IBM
I. BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM
II. BỘ NHỚ
BỘ NHỚ ROM
BỘ NHỚ RAM
III. CÁC THIẾT BỊ NHẬP XUẤT NGOẠI VI
CÁC THIẾT BỊ NHẬP XUẤT CƠ BẢN
XUẤT NHẬP TRAO ĐỔI THÔNG TIN QUA KHE CẮM (SLOT)
IV. SỰ PHÂN BỐ ĐỊA CHỈ TRONG MÁY TÍNH
V. SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN CÁC KỸ THUẬT GIAO TIẾP
KỸ THUẬT GIAO TIẾP
SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN KỸ THUẬT GIAO TIẾP
PHẦN C: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MODULE GIAO TIẾP
I. SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MODULE GIAO TIẾP
II. THIẾT KẾ & THI CÔNG CÁC MODULE CON
MODULE GIẢI MÃ ĐỊA CHỈ VÀ ĐỆM DỮ LIỆU (MODULE 1)
MODULE NHẬN TÍN HIỆU ANALOG (MODULE 2)
MODULE XUẤT TÍN HIỆU ANALOG (MODULE 3)
MODULE NHẬN TÍN HIỆU DIGITAL (MODULE 4)
MODULE XUẤT TÍN HIỆU DIGITAL (MODULE 5)
PHẦN D: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BỘ NGUỒN ỔN ÁP
PHẦN E: THIẾT KẾ VÀ LẬP TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN BỘ NGUỒN
KẾT LUẬN
PHẦN A: GIỚI THIỆU
I. Mục đích – Yêu cầu của đề tài:
1. Mục đích:
Nhằm đáp ứng được phần nào yêu cầu đo lường, khống chế và điều khiển các thiết bị máy móc trong sản xuất cũng như phục vụ cho nhu cầu học tập, thí nghiệm của sinh viên.
Bên cạnh đó đề tài cũng để minh họa một trong nhiều ứng dụng của các IC chốt, giải mã thông dụng trên thị trường với giá thành rẻ và độ tin cậy cao. Ta có thể dùng các IC này trong mạch để thay thế các IC chuyên dùng như 8255… giúp ta tiết kiệm được kinh phí, khả năng mở rộng cao mà độ tin cậy như nhau trong các ứng dụng vừa và nhỏ.
2. Yêu cầu:
Card giao tiếp phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:
+ Dễ mở rộng, dễ phát triển.
+ Có thể điều khiển được nhiều đối tượng khác nhau (Bộ nguồn chỉ là một đối tượng.
+ Dễ thay đổi.
+ Ghép nối được với nhiều chủng loại máy tính khác nhau của họ máy vi tính IBM PC.
+ Sử dụng các linh kiện sẵn có, dễ tìm kiếm, giá thành phù hợp.
+ Khi thay đổi đối tượng điều khiển thì không cần thay đổi thiết kế phần cứng mà chỉ cần thay đổi phần mềm điều khiển.
+ Có khả năng quản lý được nhiều kênh khác nhau.
+ Có độ tin cậy và chính xác cao khi làm việc.
II. Ý tưởng thiết kế:
Trong đề tài này em chọn máy vi tính làm nhiệm vụ xử lý và điều khiển vì nó có một số ưu điểm sau:
Về phương diện đo lường:
Hiệu chỉnh dễ dàng nhờ vào phần mềm.
Tự động xử lý bằng phần mềm.
Đáp ứng được yêu cầu đa dạng của các quá trình sản xuất.
Về phương diện xử lý:
- Ưu điểm của máy tính là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin của nó rất lớn và linh động (có thể lưu trên Memory, các loại ổ đĩa mềm và cứng) do xử lý số liệu bằng phần mềm.
- Các phương pháp khác không có khả năng lưu trữ thông tin, kém linh động, chỉ có khả năng chỉ thị hoặc chỉ điều khiển mà không xử lý số liệu.
Về phương diện điều khiển:
- Thực hiện được các phương pháp điều khiển khác nhau nhờ phần mềm.
Về phương diện kinh tế:
- Giá thành thi công phải phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy cao.
Do đối tượng điều khiển trong đề tài này sử dụng dữ liệu số 8 bit nên ta sẽ thiết kế một card giao tiếp với máy tính theo dạng một board cắm vào khe slot theo chuẩn ISA 8 bit mà mọi máy vi tính PC IBM đều có để truy xuất dữ liệu từ D0 đến D7 trên Data Bus của máy tính để điều khiển đối tượng mà cụ thể trong đề tài này là bộ nguồn ổn áp có điện áp ra có thể thay đổi được trong khoảng từ 0V đến 25,5V.
Ngoài ra, dựa trên các mục đích và yêu cầu đã nêu ở trên, hệ thống sẽ được thiết kế theo dạng module có thể tháo lắp độc lập nhau. Các module sẽ được gắn trên một đế cắm có nhiều slot cắm song song nhau và đế cắm này sẽ kết nối với card giao tiếp gắn trong trong máy tính bằng cáp để trao đổi dữ liệu.
Các bước thiết kế:
Để thuận tiện trong quá trình thiết kế cũng như phân bố địa chỉ cho các card kết nối theo dạng module nhóm chúng em thiết kế theo trình tự:
- Thiết kế card giao tiếp gắn bên trong máy tính trước, có nhiệm vụ đệm dữ liệu và giải mã địa chỉ.
- Chọn trước địa chỉ cho các card còn lại sẽ gắn vào module bao gồm card xuất tín hiệu Digital, card nhận tín hiệu Digital, card xuất tín hiệu Analog, card nhận tín hiệu Analog.
- Dựa trên địa chỉ chọn trước (nằm trong vùng địa chỉ dành cho card cắm thêm trong máy tính) thiết kế từng module đã kể trên. Các module này có thể thiết kế theo thứ tự tùy ý do đã chọn trước địa chỉ truy xuất không trùng nhau.
- Thiết kế module nguồn ổn áp để minh họa dựa trên cách xuất dữ liệu ra thông qua card đệm và giải mã.
- Thiết kế phần mềm điều khiển được viết bằng ngôn ngữ C.
PHẦN B: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỌ MÁY TÍNH IBM
I. Bộ xử lý trung tâm : (CPU_Central Processing Unit)
Đây là bộ phận trung tâm điều khiển mọi hoạt động của máy vi tính. Nó là một mạch tổng hợp (Chip) rất phức tạp, có nhiệm vụ sau đây :
Thu nhận dữ liệu.
Xử lý dữ liệu.
Truyền những tín hiệu điều khiển.
Truyền dữ liệu đến địa điểm xác định.
Nhận chỉ thị khác.
Máy vi tính có 3 họ chính : IBM PC với bộ vi xử lý Intel 80xxx, MACINTOSH với bộ vi xử lý Ziglog Z8000, ATARI với bộ vi xử lý Motorola 6800. Ở đây, vì tính thông dụng nên chúng em chỉ khảo sát các bộ vi xử lý Intel của họ IBM PC:
- CPU 8086, 8088: (Dùng trong các máy tính XT)
Là các CPU 16 bit
Có 14 thanh ghi, qua các thanh ghi này có thể truy nhập đến 1Mb bộ nhớ và 64 Kb các cổng vào/ra.
Có 20 đường địa chỉ, cho phép địa chỉ hóa tới 2020 địa chỉ
Data bus có 8 đường.
- CPU 80x86 (ngày nay có 80486 ,80586, 80686 ...):
Là bộ vi xử lý 16 bit.
Có 24 đường địa chỉ.
Có 16 đường data bus, 80286 vẫn có khả năng dùng các bus 8 bit
Máy tính sử dụng ở đây là loại 586, nên có khả năng tương thích với các đời máy từ 286 trở lên. Các máy này, ngoài CPU còn có các cấu trúc phần cứng hỗ trợ tùy theo từng loại CPU mà sẽ dùng những IC khác nhau như:
Bộ đồng xử lý toán học (8087/80287).
Điều khiển ngắt Interrupt (8259A).
Điều khiển DMA (Direct Memory Access: Truy xuất bộ nhớ trực tiếp) (8237A).
Bộ tạo nhịp (8284)
Các cổng giao tiếp song song, nối tiếp (8255).
Điều khiển CRT (6845)
Ngoài ra, còn sử dụng các logic đệm, chốt và giải mã địa chỉ.
II. Bộ nhớ : (Memory)
CPU xử lý khối lượng lớn dữ liệu. Tuy nhiên vào từng thời điểm nó chỉ ghi nhận một vài byte dữ liệu, do đó cần phải có bộ nhớ (main memory) bên trong máy để việc trao đổi dữ liệu bên trong CPU được nhanh hơn.
Bộ nhớ của máy vi tính có thể chia làm 2 loại : ROM và RAM
1. Bộ nhớ ROM: là vùng nhớ mà hãng chế tạo máy ghi trước vào đó các chương trình điều khiển căn bản (Người ta thường gọi là ROM BIOS), những phần mềm hệ thống hoặc ứng dụng đi kèm với máy do hảng sản xuất cung cấp.
Những chương trình này không thể thay đổi được, không thể bị mất đi khi tắt máy và ROM chỉ cho phép đọc dữ liệu chứa trên nó mà thôi.
2. Bộ nhớ RAM: RAM là phần còn lại của bộ nhớ trong. Đây là vùng bộ nhớ chứa chương trình ứng dụng và dữ kiện cần thiết để khai thác xử lý.
IBM PC quản lý bộ nhớ bằng 20 đường địa chỉ, tức là có thể giải mã được địa chỉ tới 1024 Kb hoặc chính xác hơn là 1048576 KB. Nói cách khác, đó là số lượng tối đa các địa chỉ và cũng là số tối đa các byte riêng biệt có thể sử dụng được.
Với các máy tính thế hệ sau này từ 286 trở đi, người ta phân biệt nhiều loại ký ức RAM tùy theo từng hệ điều hành. Với hệ điều hành MS DOS thì được phân biệt thành 3 loại ký ức:
* Vùng nhớ qui ước: (Conventional memory). Tất cả các máy vi tính chạy dưới DOS đều có tối đa 1 MB (1.024 KB) vùng nhớ RAM. Theo thiết kế của DOS thì phần đều 384 KB ở đỉnh đuợc dùng vào các công việc đặc biệt như theo bên dưới, phần vùng nhớ này được gọi là vùng nhớ trên (UMA). Phần còn lại 640 KB dành cho các chương trình ứng dụng và được gọi là vùng nhớ cơ bản.
ROM BIOS
ROMBASIS
FIXED DISK ROM
CGA VIDEO
MONOCHROME VIDEO
EGA VIDEO
1024KB
64K
8K
16K
16K
64K
640KB
* Vùng nhớ mở rộng: (Extended memory). Được gọi tắt là XMS, đây là vùng nhớ mang vị trí lớn hơn vị trí 1 MB đầu tiên. Bắt đầu từ máy IBM AT, các máy chạy với DOS có thể có đến 15 MB vùng nhớ mở rộng ngoài 1 MB vùng nhớ qui ước. Các CPU Intel 8088 hay 8086 không có các vùng nhớ này (vì nó chỉ định vị 1 MB mà thôi).
* Vùng nhớ bành trướng: (Expanded memory). Được gọi tắt là EMS, đây là những vùng nhớ nằm ngoài biên giới 1 MB được đưa về trong không gian 1 MB với thông số là trang. EMS chỉ có khi trước đó được chạy một chương trình đặc biệt: EMM386.EXE.
III. Các thiết bị xuất nhập ngoại vi : (I/O DEVICES)
Thiết bị ngoại vi là những thiết bị thực hiện chức năng nhập xuất dữ liệu. Các thiết bị ngoại vi thông dụng được gắn với máy tính gồm bàn phím, màn hình, các ổ đĩa, máy in … Chúng được gắn vào máy tính nhờ các Card giao tiếp và thông qua các Slot gắn trên Mainboard của máy tính (trên Mainboard của máy tính bao gồm CPU, ROM, RAM, Slot và các bộ phận hổ trợ khác).
Trong máy vi tính thường 6 Slot dùng để cắm các Card (tùy theo loại main board), các Slot này hoàn toàn bình đẳng với nhau, nghĩa là các Slot song song nhau nên khả năng xuất địa chỉ là hoàn toàn giống nhau. Vì vậy 1 Card cắm ở Slot nào cũng xuất cùng một dạng địa chỉ và dữ liệu như nhau, điều này rất thuận tiện cho người sử dụng.
Một điểm nữa, là trên máy tính cài đặt các chương trình phục vụ xuất nhập cơ bản (BIOS). Mục đích là giao tiếp có điều khiển với hệ thống và giải phóng người lập trình khỏi quan tâm đến các đặc tính phần cứng. Việc truy xuất này sẽ thông qua các Vector interrupt. (Vector ngắt).
Ĩ Các rãnh cắm trong Máy Tính PC:
Khi một máy tính xuất xưởng thì cả nhà sản xuất và người dùng đều ngầm hiểu là cấu hình chưa hẳn đã hoàn chỉnh, mà tùy từng mục đích sử dụng có thể đưa thêm vào các bản mạch (card) ghép nối để mở rộng khả năng đáp ứng của máy tính. Bên trong máy, ngoài các rãnh cắm dùng cho card vào/ra (I/O card), card màn hình, vẫn còn những rãnh cắm để trống. Các rãnh cắm này được tiếp tục dùng để ghép nối các bản mạch cắm thêm vào với máy tính PC.
Ở máy tính PC/XT rãnh cắm trong máy tính chỉ có một loại với độ rộng bus là 8 bit và tuân theo tiêu chuẩn ISA (Industry Standard Architecture). Từ máy tính AT trở đi việc bố trí chân trên rãnh cắm trở nên phức tạp hơn, tùy theo tiêu chuẩn được lựa chọn khi chế tạo máy tính. Các loại rãnh cắm theo những tiêu chuẩn khác nhau có thể kể ra như sau:
Rãnh cắm 16 bit theo chuẩn ISA (Industry Standard Architecture)
Rãnh cắm PS/2 với 16 bit theo chuẩn MCA
(Micro Channel Architecture).
Rãnh cắm PS/2 với 32 bit theo chuẩn MCA
Rãnh cắm 32 bit theo chuẩn EISA. (Extended Industy Standard Architecture).
Rãnh cắm 32 bit theo chuẩn VESA VLB (VESA Local Bus Standard).
Rãnh cắm 32 bit theo chuẩn PCI. (Peripheral Component Interconect-Standard).
Cho đến nay phần lớn card ghép nối dùng trong kỹ thuật đo lường và điều khiển đều được chế tạo để đặt vào rãnh cắm theo chuẩn ISA, cho nên dưới đây sẽ được giới thiệu chi tiết hơn. Trong các trường hợp cần tìm hiểu chi tiết về các rãnh cắm khác có thể xem thêm phần phụ lục.
Sự sắp xếp chân trong khe cắm theo chuẩn ISA:
Thông thường rãnh cắm có 62 đường tín hiệu dùng có mục đích thông tin với một card cắm vào. Về cơ bản các đường tín hiệu này được chia ra thành các đường dẫn tín hiệu, đường dẫn địa chỉ và đường dẫn điều khiển. Bởi vì ngay từ các máy tính PC/XT đã sẵn có các rãnh cắm 62 chân này, trên đó có 8 đường dẫn dữ liệu, nên đôi khi người ta cũng gọi luôn rãnh cắm 62 chân này là rãnh cắm 8 bit. Chỉ những card 8 bit mới được cắm vào rãnh này. Bảng dưới đây chỉ ra sự sắp xếp chân ra của rãnh cắm mở rộng 8 bit.
Về sau máy tính PC/AT ra đời chúng có thêm một rãnh thứ hai nằm thẳng hàng với rãnh 8 bit kể trên và có 36 chân.
Trên rãnh này có chứa các tín hiệu 16 bit. Nên khi có thêm rãnh cắm này thì người ta gọi chung cả hai rãnh là rãnh cắm 16 bit. Các rãnh cắm từ 32 bit trở lên dùng để ghép vào những card có chất lượng rất cao, và vì vậy trong phạm vi nội dung của tập luận án này chưa được quan tâm. Rãnh cắm 16 bit bao gồm rãnh cắm 8 bit và có thêm một rãnh cắm thứ hai. Sau đây là sơ đồ bố trí chân của một khe cắm theo chuẩn ISA 8 bit trong máy tính PC.
Phía mạch in
Phía linh kiện
GND
B01
A01
/IOCHCK
Reset
B02
A02
D7
+ 5V
B03
A03
D6
IRQ2
B04
A04
D5
- 5V
B05
A05
D4
DREQ2
B06
A06
D3
- 12 V
B07
A07
D2
Dự trữ
B08
A08
D1
+ 12 V
B09
A09
D0
GND
B10
A10
/IOCHRDY
/MEMW
B11
A11
AEN
/MEMR
B12
A12
A19
/IOW
B13
A13
A18
/IOR
B14
A14
A17
/DACK3
B15
A15
A16
DREQ3
B16
A16
A15
/DACK1
B17
A17
A14
DREQ1
B18
A18
A13
/DACK0
B19
A19
A12
CLK
B20
A20
A11
IRQ7
B21
A21
A10
IRQ6
B22
A22
A9
IRQ5
B23
A23
A8
IRQ4
B24
A24
A7
IRQ3
B25
A25
A6
/DACK2
B26
A26
A5
TC
B27
A27
A4
ALE
B28
A28
A3
+ 5 V
B29
A29
A2
OSC
B30
A30
A1
GND
B31
A31
A0
Kích thước lớn nhất của card ISA 8 bit là:
Chiều cao 106,7 mm (hay 4,2 inch).
Chiều dài 333,5 mm (hay 13,13 inch).
Chiều dày – kể cả linh kiện – 12,7 mm (hay 0,5 inch).
Còn kích thước lớn nhất của các card ISA 16 bit là:
Chiều cao 121,92 mm (hay 4,8 inch).
Chiều dài 333,5 mm (hay 13,3 inch).
Chiều dày – kể cả linh kiện – 12,7 mm (hay 0,5 inch).
Sự khác nhau giữa hai kích thước này chỉ ở chiều cao mà nguyên nhân là do vỏ của máy tính AT được thiết kế cao hơn loại XT đôi chút.
Từ cách sắp xếp chân ra, rõ ràng là 62 đường tín hiệu nằm cả ở mặt hàn thiếc cũng như mặt sắp đặt linh kiện. Do đó các bản mạch (card) cắm thêm vào bao giờ cũng là những card mạch in hai mặt. Bên cạnh 8 đường dẫn dữ liệu trên card còn có 20 đường dẫn địa chỉ từ A0 đến A19. Trong cuốn luận án này các đường dẫn điều khiển còn lại cũng ít được quan tâm đến. Và không phải tất cả các tín hiệu điều khiển dùng để tạo nên một card mở rộng đều được sử dụng, nên thường thì ta cũng chỉ cần quan tâm đến các tín hiệu sau :
Tín hiệu
Hướng
Mô tả
Reset
Lối ra
Sau khi bật máy tính hoặc sau khi ngắt điện, đường dẫn Reset sẽ kích hoạt trong thời gian ngắn để đưa card đã được cắm vào đến một trạng thái ban đầu xác định.
/IOW
Lối ra
Input / Output / Write
Tín hiệu này sẽ kích hoạt khi truy nhập ghi lên một card mở rộng. Mức thấp chỉ ra rằng các dữ liệu có giá trị đang chờ để đưa ra ở bus dữ liệu. Các dữ liệu được đón nhận bằng sườn trước.
/IOR
Lối ra
Input / Output / Read
Mức thấp của đường dẫn địa chỉ này báo hiệu sự truy nhập đọc trên một card mở rộng. Trong thời gian này các dữ liệu có giá trị cần phải sắp xếp để rồi sau đó được đón nhận bằng sườn trước.
AEN
Lối ra
Address Enable
Đường dẫn điều khiển AEN dùng để phân biệt chu trình truy nhập DMA và chu trình truy nhập bộ xử lý. Ở mức cao (High) DMA giám sát qua bus địa chỉ và bus dữ liệu; đường dẫn có hiệu lực ở mức thấp (Low). Đường dẫn này cần phải được sử dụng cho quá trình giải mã địa chỉ bởi card mở rộng.
IV.Sự phân bố địa chỉ trong máy tính:
Vùng vào/ra của máy tính PC đã chiếm giữ 64 Kbyte của bộ nhớ tổng cộng với dung lượng hàng vài MByte trở lên. Vì vậy, vùng vào/ra của một card mở rộng không được phép bao trùm lên vùng địa chỉ vào/ra của máy tính. Khi đưa một card mở rộng vào sử dụng, thì việc đầu tiên là ta phải lưu tâm đến điểm đáng chú ý này. Bảng dưới đây sẽ chỉ ra sự sắp xếp của vùng địa chỉ vào/ra của máy tính PC/AT:
Địa chỉ (Hex) vào/ra
Chức năng
000 – 01F
Bộ điều khiển DMA 1 (8232)
020 – 03F
Bộ điều khiển ngắt (8259)
040 – 04H
Bộ phát thời gian (8254)
060 – 06F
Bộ kiểm tra bàn phím (8242)
070 – 07F
Đồng hồ thời gian thực (MC 146818)
080 – 09F
Thanh ghi trang DMA (LS 670)
0A0 – 0AF
Bộ điều khiển ngắt 2 (8259)
0CH – 0CF
Bộ điều khiển DMA 2 (8237)
0E0 – 0EF
Dự trữ cho mảng mạch chính
0F8 – 0FF
Bộ đồng xử lý 80x87
1F0 – 1F8
Bộ điều khiển đĩa cứng
200 – 20F
Cổng dùng cho trò chơi (Game)
278 – 27F
Cổng song song 2 (LPT 2)
2B0 – 2DF
Card EGA 2
2E8 – 2EF
Cổng nối tiếp 4 (COM 4)
2F8 – 2FF
Cổng nối tiếp 2 (COM 2)
300 – 31F
Dùng cho card mở rộng
320 – 32F
Bộ điều khiển đĩa cứng
360 – 36F
378 – 37F
Cổng nối mạng (LAN)
Cổng song song 1 (LPT1)
380 – 38F
Cổng nối tiếp đồng bộ 2
3A0 – 3AF
Cổng nối tiếp đồng bộ 1
3B0 – 3B7
Màn hình đơn sắc
3C0 – 3CF
Card EGA
3D0 – 3DF
Card CGA
3E8 – 3EF
Cổng nối tiếp 3 (COM 3)
3F0 – 3F7
Bộ điều khiển đĩa mềm
3F8 – 3FF
Cổng nối tiếp 1 (COM 1)
Từ bảng này ta thấy rõ ràng là các địa chỉ 300 đến 31F (Hex) đã được dự tính để dùng cho card mở rộng. Các đường dẫn địa chỉ được sử dụng đối với vùng này là A0 đến A9. Thông thường thì các địa chỉ, mà dưới các địa chỉ này máy tính có thể trao đổi với card mở rộng, có thể đặt được ở chính trên card. Bây giờ nhiệm vụ của tấm bản mạch (card) được gắn vào là so sánh các đường dẫn địa chỉ ở máy tính với các địa chỉ đã được thiết lập xem có thống nhất không và thông báo sự đánh giá ở một bộ điều khiển logic. Chỉ khi có sự thống nhất một cách chính xác mới có thể tiến hành sự trao đổi thông tin với máy tính.
Thông thường thì trên một card mở rộng có nhiều khối chức năng như: bộ biến đổi A/D, bộ biến đổi D/A, khối xuất và nhập dữ liệu số, các khối này được trao đổi dưới những địa chỉ khác nhau từ máy tính.
Sơ đồ định vị chân của các Slot, mỗi bên có 31 đường và được đánh dấu như sau :
- Một bên có các đường đánh dấu từ B1 đến B31.
- Bên còn lại có các đường đánh dấu từ A1 đến A31.
Tuy nhiên, thứ tự đặt các Slot còn tùy thuộc vào loại máy và hảng sản xuất, còn ý nghĩa của các ký hiệu thì vẫn như nhau.
Vì đề tài chỉ sử dụng các chân nằm trong khoảng từ A1 đến A31 và B1 đến B31, nên trong phần này chúng em chỉ trình bày tên của chúng và chức năng của các chân sử dụng trong phần thiết kế. Những chân còn lại xin xem ở phần phụ lục, mục “Sơ đồ chân của Slot” được trích từ sách PC/AT – Technical Reference.
Trong đề tài thiết kế này chúng em chỉ sử dụng các chân Address, các chân Data, chân điều khiển (IOR, IOW, RESET, AEN) và chân Mass. Cho nên chúng em chỉ trình bày chức năng của các chân này mà thôi, các chân còn lại xin xem thêm ở phần Phụ Lục.
- A0 ¸ A19 :
20 chân địa chỉ sử dụng cho bộ nhớ và I/O, các tuyến này được điều khiển bởi bộ vi xử lý hay tác dụng của DMA. Chúng được tác động ở mức thấp.
- D0 ¸ D7 :
8 chân của Bus dữ liệu 2 chiều. Khi CPU ở chu kỳ viết ra bus (Xuất) thì CPU phải cung cấp Data cho Bus trước khi xung IOW hay MEMW lên cao để tuần tự đưa Data ra Port hay Memory xuất.
- IOW, MEMW, IOR, MEMR : Là các tín hiệu tích cực thấp (Low/Active) điều khiển các hoạt động đọc và viết như đã trình bày ở trên. Chúng được phát ra từ CPU hay từ bộ điều khiển DMA.
- ALE (Address latch enable) : Tín hiệu ALE cho biết bắt đầu chu kỳ hoạt động.
- AEN (Address enable) : Tín hiệu này được phát từ bộ điều khiển DMA để báo quá trình DMA đang hoạt