Công tác cải cách hành chính (CCHC) nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, quan tâm. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã xác định mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước (HCNN) là:
. Xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống làm việc theo pháp luật trong xã hội [9].
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XCH, trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh CCHC, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
Để cụ thể hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng về cải cách nền HCNN, trong những năm qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác CCHC nhà nước ở cấp ngành mình.
Qua gần 20 năm thực hiện các nghị quyết của Đại hội VIII; Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, cải cách CCHC của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của địa phương; chức năng và hoạt động của các phòng ban của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đã có nhiều thay đổi, tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào công tác quản lý nhà nước; đã từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội (XHCN); tổ chức bộ máy của các phòng ban từ thành phố tới các thị xã, phường sắp xếp điều chỉnh tinh giản hơn trước, phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn; việc quản lý sử dụng cán bộ công chức được đổi mới một bước từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo bồi dưỡng.
Tuy nhiên, việc cải cách thủ tục HCNN của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thành phố Vĩnh Yên nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp và bất cập; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, yêu cầu phục vụ nhân dân chưa đáp ứng được trong điều kiện mới; sự phân công phân cấp giữa các cấp, giữa cấp với ngành chưa thực sự rành mạch, chưa phân cấp mạch trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay; thủ tục hành chính nhiều lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phác tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về tinh thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc.
Cải cách hành chính là khâu liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân. Hoạt động của bộ máy HCNN tác động mạnh mẽ đến sản xuất kinh doanh, an ninh và quốc phòng, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ gìn sự ổn định chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ quyền con người. Hiện nay nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) do đó việc quản lý HCNN cần phải được đẩy mạnh cải cách cho phù hợp với tình hình mới.
Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự lãnh đạo rất chặt chẽ, thường xuyên, toàn diện và sáng tạo của Thành tủy Vĩnh Yên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) tỉnh Vĩnh Phúc cũng như thành phố Vĩnh Yên.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan của công việc đổi mới đất nước và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố Vĩnh Yên; với mong muốn góp phần cùng Đảng bộ, nhân dân thành phố Vĩnh Yên xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh đang thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi người về thăm ngày 02/3/1963, "phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tình giảu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta.", tôi chọn đề tài "Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giải quyết cả về lý luận và thực tiễn cho vấn đề đặt ra.
112 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thành ủy Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác cải cách hành chính (CCHC) nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, quan tâm. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã xác định mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước (HCNN) là:
... Xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống làm việc theo pháp luật trong xã hội [9].
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XCH, trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh CCHC, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.
Để cụ thể hóa quan điểm lãnh đạo của Đảng về cải cách nền HCNN, trong những năm qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác CCHC nhà nước ở cấp ngành mình.
Qua gần 20 năm thực hiện các nghị quyết của Đại hội VIII; Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, cải cách CCHC của tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Vĩnh Yên đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của địa phương; chức năng và hoạt động của các phòng ban của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đã có nhiều thay đổi, tiến bộ, tập trung nhiều hơn vào công tác quản lý nhà nước; đã từng bước đổi mới thể chế hành chính trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội (XHCN); tổ chức bộ máy của các phòng ban từ thành phố tới các thị xã, phường sắp xếp điều chỉnh tinh giản hơn trước, phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn; việc quản lý sử dụng cán bộ công chức được đổi mới một bước từ khâu tuyển chọn, đánh giá, thi nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật đến đào tạo bồi dưỡng.
Tuy nhiên, việc cải cách thủ tục HCNN của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, thành phố Vĩnh Yên nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp và bất cập; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, yêu cầu phục vụ nhân dân chưa đáp ứng được trong điều kiện mới; sự phân công phân cấp giữa các cấp, giữa cấp với ngành chưa thực sự rành mạch, chưa phân cấp mạch trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay; thủ tục hành chính nhiều lĩnh vực vẫn còn rườm rà, phác tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; tổ chức bộ máy vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về tinh thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc.
Cải cách hành chính là khâu liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi của nhân dân. Hoạt động của bộ máy HCNN tác động mạnh mẽ đến sản xuất kinh doanh, an ninh và quốc phòng, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ gìn sự ổn định chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ quyền con người. Hiện nay nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) do đó việc quản lý HCNN cần phải được đẩy mạnh cải cách cho phù hợp với tình hình mới.
Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự lãnh đạo rất chặt chẽ, thường xuyên, toàn diện và sáng tạo của Thành tủy Vĩnh Yên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) tỉnh Vĩnh Phúc cũng như thành phố Vĩnh Yên.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan của công việc đổi mới đất nước và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố Vĩnh Yên; với mong muốn góp phần cùng Đảng bộ, nhân dân thành phố Vĩnh Yên xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh đang thực hiện lời dạy của Bác Hồ khi người về thăm ngày 02/3/1963, "phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tình giảu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta...", tôi chọn đề tài "Thành ủy Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giải quyết cả về lý luận và thực tiễn cho vấn đề đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề Thành ủy Vĩnh Yên lãnh đạo công tác CCHC nhà nước trong giai đoạn hiện nay, có thể nói chưa có một đề tài khoa học nào đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên cũng đã có một số đề tài khoa học, một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề: Đảng lãnh đạo một số lĩnh vực tọng yếu của đời sống xã hội; vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng...
2.1. Các đề tài khoa học đã nghiệm thu
- Đề tài cấp nhà nước KX.05.09: "Đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với một số lĩnh vực trọng yếu". Nhóm tác giả của đề tài này chọn nghiên cứu đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên bốn lĩnh vực chủ yếu, đó là: lĩnh vực an ninh - quốc phòng; lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực tư tưởng - lý luận; lĩnh vực văn hóa - xã hội. Thành tựu nổi bật của đề tài cấp nhà nước này là lần đầu tiên có một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đi sâu tìm hiểu, hệ thống hóa về mặt lý luận nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực hết sức quan trọng của đời sống xã hội. Chỉ rõ mối quan hệ giữa đặc điểm của đối tượng lãnh đạo với nội dung và phương thức lãnh đạo của chủ thể lãnh đạo. Giữa nội dung lãnh đạo và phát triển lãnh đạo của Đảng có quan hệ ràng buộc lẫn nhau: Khi xác định được nội dung lãnh đạo Đảng phải xác định được hình thức và phương pháp (phương thức) lãnh đạo phù hợp với bảo đảm cho nội dung lãnh đạo được thực hiện. Nội dung, nhiệm vụ lãnh đạo quy định phương thức lãnh đạo.
- Đề tài khoa học cấp Bộ "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tri thức nước ta giai đoạn hiện nay" của Học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, do TS. Ngô Huy Tiếp làm chủ nhiệm, năm 2007, đã nghiên cứu khá kỹ về phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với một tầng lớp xã hội hết sức đặc thù, đó là tầng lớp trí thức nước ta thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nhóm tác giả của đề tài này đi sâu nghiên cứu những nội dung của phương thức lãnh đạo và quá trình đổi mới các nội dung của phương thức lãnh đạo của Đảng. Đề tài này cũng tập trung làm rõ những nội dung lãnh đạo của Đảng đối với tri thức nước ta hiện nay.
2.2. Các sách, luận văn, luận án đã công bố
- PGS. Lê Văn Lý (chủ biên), Sự lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách này được biên tập từ tổng quan đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.05.09 nói trên. Đây là sản phẩm của đề tài đã được xã hội hóa, cuốn sách được đánh giá khá cao.
- TS. Ngô Huy Tiếp (chủ biên), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tri thức nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách là sản phẩm xã hội hóa của đề tài khoa học cấp Bộ nói trên, được dư luận đánh giá là nhạn bén, kịp thời, có chất lượng.
PGS. Trần Đình Huỳnh (chủ biên), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay, Nxb Lao động, 2008. Cuốn sách đã góp phần phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở bậc đại học, sau đại học, nhất là ở những cơ sở đào tạo chuyên viên hành chính trình độ cao, đồng thời giúp cho các cấp ủy đảng, chính quyền nghiên cứu đề ra các đường lối chính sách về CCHC nhà nước hiện nay.
Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên), Lịch sử Đảng bộ Thị xã Vĩnh Yên, xuất bản năm 2005.
Luật gia Đào Thanh Hải - Minh Tiến (sưu tầm và tuyển chọn), Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao động - Xã hội, 2005.
PGS,TS. Nguyễn Văn Vĩnh, Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007.
Trần Quang Cảnh, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Huyện ủy huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc đối với chính quyền huyện giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. Đề tài luận văn đã nghiên cứu làm rõ đặc điểm nội dung phương thức lãnh đạo của Huyện ủy đối với UBND huyện ở một huyện cụ thể: huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc (trước đây). Trên cơ sở đó đặt vấn đề phải đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện ủy trên tất cả các mặt như: đổi mới quá trình ra nghị quyết, đổi mới công tác tổ chức cán bộ, đổi mới công tác tư tưởng, đổi mới công tác kiểm tra, giám sát.... qua đó đề xuất một số giải pháp khả thi đảm bảo quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện ủy đúng hướng, có hiệu quả.
2.3. Các chỉ, thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước liên quan đến đề tài
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước".
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
- Nghị quyết số 38/CP ngày 05/4/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.
- Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/2/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
- Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ).
- Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện "Một cửa" tại cơ quan hành chính ở địa phương.
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành thực hiện quy chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương.
Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan HCNN.
- Chương trình số 21CTr/TU ngày 08/11/2007 của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước".
- Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 18/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2007-2010.
- Quyết định số 1690/QĐ-UB ngày 05/5/2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành CCHC, xây dựng và nâng cao hiệu lực của bộ máy các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cơ sở giai đoạn 2002-2005.
- Quyết định số 694/QĐ - UB ngày 05/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh CCHC, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
2.4. Các bài báo, tạp chí có liên quan
- Hồ Đức Thành, Cán bộ với công tác cải cách hành chính, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 5, 2009.
- Trần Văn Tuấn (Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nọi vụ). Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính trong tình hình hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 21 (189), 2009.
- Nguyễn Thanh Nga, Nhìn lại những bước cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại, Tạp chí Cộng sản, số tháng 01, 2008.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn sự lãnh đạo của Thành ủy Vĩnh Yên đối với công tác CCHC và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác CCHC nhà nước trên địa bàn thành phố giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm, nhiệm vụ, đặc điểm công tác CCHC của thành phố Vĩnh Yên và nội dung, phương thức lãnh đạo công tác CCHC của Thành ủy.
- Đánh giá đúng thực trạng công tác CCHC và sự lãnh đạo công tác CCHC của Thành ủy Vĩnh Yên hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm bước đầu từ thực trạng đó.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác CCHC nhà nước trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo công tác CCHC của Thành ủy Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997-2009.
Nghiên cứu phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo công tác CCHC của Thành ủy đến năm 2015 (hết nhiệm kỳ của Đại hội Đảng bộ lần thứ 19),
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước và nền HCNN XHCN.
Ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm.
6. Đóng góp về khoa học và ý nghĩa thực tế của luận văn
Luận văn bước đầu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn sự lãnh đạo của Thành ủy thành phố Vĩnh Yên đối với công tác CCHC của chính quyền thành phố giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của Thành ủy đối với công tác quan trọng này.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CCHC của các cấp bộ Đảng địa phương và làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo cán bộ của tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương I
THÀNH ỦY VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, THÀNH ỦY VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HIỆN NAY
1.1.1. Khái niệm về thành phố Vĩnh Yên và chính quyền thành phố
1.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của thành phố Vĩnh Yên
Vĩnh Yên là một tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích tự nhiên 5080,2 ha, với dân số 112.568 người, gồm 9 đơn vị hành chính với 7 phường là: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và 2 xã là Định Trung và Thanh Trù. Trên bản đồ, Vĩnh Yên nằm ở tọa độ 20015'-21022' độ vĩ Bắc; 105033'-105038' độ kinh đông; tiếp giáp với các huyện: Đông giáp Bình Xuyên; Tây giáp Yên Lạc và Tam Dương; Bắc giáp Tam Đảo và Tam Dương; Nam giáp Yên Lạc và Bình Xuyên.
Ngược dòng thời gian, Vĩnh Yên là một vùng đất được hình thành sớm trong lịch sử. Thời Hùng Vương, thế kỷ thứ VII trước công nguyên đến năm 210 trước công nguyên, khu vực Vĩnh Yên thuộc Bộ Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương, năm 211 trước công nguyên đến năm 179 trước công nguyên, thuộc Bộ Mê Linh. Trong thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ, Vĩnh Yên thuộc quận Giao Chỉ, sau đó thuộc quận Phong Châu. Thời kỳ nhà Trần, thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ thứ 14, thuộc huyện Tam Dương, trấn Tuyên Quang. Năm 1428 Nhà Lê đặt Vĩnh Yên nằm trong Bắc Đạo (Bắc Đạo gồm Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng).
Năm 1466 thời Hậu Lê, địa giới hành chính cả nước được chia lại, tách Vĩnh Yên làm hai: Một phần nhập vào đạo Bắc Giang (còn gọi là Kinh Bắc), một phần nhập vào đạo Thái Nguyên (còn gọi là Ninh Sóc). Về sau nhà Lê xếp Vĩnh Yên thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây.
Thời kỳ nhà Nguyễn, lúc đầu Gia Long cắt vùng đất Vĩnh Yên ngày nay cho các thị trấn Thái Nguyên, Kinh Bắc và Sơn Tây. Thời vua Minh Mạng vẫn duy trì sự phân định đó. Phần lớn Vĩnh Yên thuộc phủ Tam Đái, một phần nhỏ ở phủ Đoan Hùng đều thuộc trấn Sơn Tây. Khi thực dân Pháp xâm lược, chúng áp dụng chính sách chia để trị, cắt xén và xáo trộn các tỉnh cũ để thành lập các đơn vị hành chính mới. Ngày 20-10-1890 thực dân Pháp tách phủ Vĩnh Tường và 5 huyện Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc, Yên Lãng (của tỉnh Sơn Tây), huyện Bình Xuyên (của tỉnh Thái Nguyên)... sáp nhập với nhau thành Đạo Vĩnh Yên. Sáu tháng sau ngày 12/4/1891 toàn quyền Đông Dương giải thể Đạo Vĩnh Yên, giao vùng đất này cho tỉnh Sơn Tây, Vĩnh yên trở lại thuộc tỉnh Sơn Tây.
Ngày 29/12/1899 Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1914, sau 15 năm xây dựng và phát triển, thị xã Vĩnh Yên có đủ tính chất là một thị xã tỉnh lỵ, nhưng quy môt còn hạn hẹp. Theo lược đồ trung tâm đô thị Vĩnh Yên được lập từ năm 1914 để lại cho thấy diện tích nội thị Vĩnh Yên rộng chưa đầy 2km vuông.
Từ năm 1945 trở về trước, tình hình địa lý hành chính thị xã Vĩnh Yên không có biến động gì. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 459/1995/QĐ-TTg ngày 01/02/1955 để tái lập thị xã Vĩnh Yên. Vào thời điểm này, thị xã Vĩnh Yên có 4 phố chính: Ngô Quyền, Lê Văn Duyệt (sau đổi là Tân Lập), Trần Quốc Tuấn, Vĩnh Thịnh và 4 xóm: Vĩnh Tân, xóm Đình, Tân Phúc và xóm Dinh. Xã Tích Sơn lúc này vẫn thuộc huyện Tam Dương.
Tháng 3 năm 1968 sát nhập hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì, lúc này Vĩnh Yên là một trong ba thị xã của tỉnh Vĩnh Phú (Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ).
Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết "Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh" trong đó "chia tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc"... Tỉnh Vĩnh Phúc có 6 đơn vị hành chính gồm: Thị xã Vĩnh Yên và 5 huyện: Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Mê Linh"... Tỉnh lỵ: "Thị xã Vĩnh Yễn". Ngày 01/1/1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập chính thức bước vào làm việc, thị xã Vĩnh Yên trở lại tỉnh lỵ.
Ngày 18/8/1999 Chính phủ ban hành Nghị định số 72/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã có thêm 3 đơn vị hành chính mới đó là: Phường Đồng Tâm, phường Hội Hợp, xã Thanh Trù. Ngày 1/9/1999 các đơn vị này chính thức bước vào làm việc.
Thành phố Vĩnh Yên ngày nay đã rộng hơn rất nhiều, với diện tích đất tự nhiên là 5.080,2ha. Trong đó: Đất đô thị 554,01 ha; đất chuyên dùng 1.446,10ha và đất khác 351.29ha. Trong tương lai gần, về quy mô, cơ bản thành phố vẫn được giữ nguyên, nhưng bộ mặt đô thị sẽ có những đổi thay nhanh chóng theo hướng hiện đại hóa và văn minh hơn.
Sau ngày tái lập tỉnh, ngày 01/01/1997, Vĩnh Yên được trở lại là trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Phúc nhưng lúc đó thị xã còn nhỏ bé với diện tích tự nhiên gần 3000 ha, hơn 3,2 vạn dân, cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế nghèo nàn, các lĩnh vực văn hóa, xã hội chưa phát triển. Khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ là sự quá tải trên tất cả các mặt đời sống xã hội khi toàn bộ bộ máy lãnh đạo, quản lý của tỉnh về đóng tại thị xã; đặc biệt là khó khăn về hạ tầng kỹ thuật và kinh tế chậm phát triển (thu ngân sách theo phân cấp chỉ đạt 4,1 tỷ đồng năm 1996). Nhưng Vĩnh Yên có những lợi thế quan trọng là: Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc ngay từ đầu đã thống nhất cao xác định Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh. Tại Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 25/5/1997, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án quy hoạch chung thị xã đến năm 2020. Năm 2001 Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 02-NQ về phương hướng chủ yếu phát triển thị xã thời kỳ 2001-2010. Trong đó đề ra mục tiêu phát triển thị xã thành thành phố trực thuộc tính trước năm 2010.
1.1.1.2. Đặc điểm tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thành phố
* Đặc điểm về tổ chức của chính quyền thành phố Vĩnh Yên hiện nay
- Cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố Vĩnh Yên
Cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố Vĩnh Yên được tổ chức theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND các cấp ngày 26/11/2003 và các văn bản quy phạm pháp luật và được khái quát hóa bởi sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố Vĩnh Yên
Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên có 2 xã là xã Thanh Trù, Định Trung là chính quyền có cơ cấu hoàn chỉnh, tức là có tổ chức Hội đồng nhân dân (cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương); 7 phường thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường.
* Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thành phố (chính quyền thành phố và các cấp địa phương nói chung)
Chính quyền thành phố có chức năng quản lý tập trung, thống nhất mọi công việc quản lý HCNN ở địa phương, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và pháp chế XHCN; giám sát mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công dân chấp hành đúng pháp luật; tham gia quản lý các hoạt động kinh tế trong huyện (bao gồm cả phần Trung ương quản lý); chăm lo xây dựng kinh tế và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương trực tiếp quản lý; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với Nhà nước, chăm lo đời sống của toàn thể dân cư sống trên địa bàn; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường; bảo đảm xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân thuộc phạm vi thẩm quyền của địa phương.
Từ những nội dung quản lý trên cho thấy, đối tượng, nội dung quản lý của chính quyền thành phố rất rộng, toàn diện, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi tổ chức kinh tế, xã hội, mọi công dân; và mọi diễn biến của quá trình vận động, phát triển của các tổ chức và mọi hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội trong địa phương.
Để thực hiện các chức năng trên, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND thành phố theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định cụ thể như sau:
* Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố Vĩnh Yên
- Ra quyết định về các kế hoạch, biện pháp bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật ở địa phương, như: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách về quốc phòng và an ninh ở địa phương, về các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cấp trên giao, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Quyết định chủ trương, biện pháp phân bổ lao động và dân cư địa phương; biện pháp quản lý các nguồn tài nguyên ở địa phương; giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, chăm sóc người già và trẻ em ở địa phương; bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm thực hiện chính sách, tôn giáo ở địa phương.
- Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước ỏ địa phương và của HĐND cấp xã.
- Có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không đúng của HĐND cấp dưới trực tiếp.
- Giám sát công việc của Thường trực HĐND, UBND và có quyền đình chỉ, bác bỏ những quyết định sai trái của UBND cùng cấp.
Hoạt động của HĐND các cấp thông qua năm hình thức chủ yếu sau:
- Các kỳ họp HĐND
- Các hoạt động của Thường vụ HĐND
- Các hoạt động của UBND
- Các hoạt động của các ban chuyên trách
- Hoạt động của các đại biểu HĐND
Nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu lực của các hình thức hoạt động trên tức là thiết thực tăng cường hiệu lực của HĐND.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành phố Vĩnh Yên
Theo Luật định, UBND các cấp phải đồng thời làm tròn hai tư cách:
Một là, là cơ quan chấp hành của HĐND, nên UBND chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của HĐND và phải báo cáo công việc trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên.
Hai là, là cơ quan HCNN ở địa phương, nên UBND một mặt, chịu trách nhiệm chấp hành các nghị quyết của HĐND cùng cấp, mặt khác, phải chấp hành các nghị quyết của cơ quan chính quyền cấp trên, thi hành luật thống nhất trên cả nước. UBND các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ - là cơ quan hành pháp cao nhất.
Với hai tư cách đó, UBND thành phố Vĩnh Yên có những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau đây:
- Quản lý Nhà nước ở huyện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, công nghệ, môi trường, đất đai, tài nguyên...
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật và kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp;
- Bảo đảm an inh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, thực hiện chính sách hậu phương quân đội; quản lý hộ khẩu, hộ tịch, cả việc đi lại, cư trú của người nước ngoài tại địa phương.
- Bảo vệ tài sản của Nhà nước và của các tổ chức, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tổ chức đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
- Quản lý công tác tổ chức biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
- Tổ chức thực hiện việc thu, chi ngân sách của thành phố theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Quản lý địa giới hành chính; xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đưa ra HĐND thành phố thông qua và trình lên UBND tỉnh phê duyệt.
- Thực hiện chế độ báo cáo công tác trước HĐND thành phố và UBND tỉnh.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, UBND thành phố ra quyết định, chỉ thị có hiệu lực pháp lý để chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của cơ quan hành chính cấp trên, của HĐND cùng cấp.
- Đôn đốc, kiểm tra và có quyền đình chỉ những nghị quyết không đúng của HĐND cấp xã, đình chỉ hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của UBND cấp dưới (xã, phường).
- Phê chuẩn kết quả bầu cử UBND cấp dưới trực tiếp (xã, phường).
Về nguyên tắc hoạt động: UBND làm việc theo chế độ tập thể. Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, UBND phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. UB
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc