Luận văn Thành uỷ Đà Nẵng lãnh đạo liên đoàn lao động thành phố trong giai đoạn hiện nay

Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Công đoàn, là chức năng, nhiệm vụ trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam, là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần đảm bảo thắng lợi của cách mạng. Qua thực tế cho thấy, ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất cứ ngành, địa phương, đơn vị nào làm tốt chức năng, nhiệm vụ trên đều tập hợp, giáo dục được đông đảo người lao động, đưa họ tham gia vào phong trào hành động cách mạng, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung- Tây nguyên. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội của Thành phố đã phát triển và thu được những thành tựu quan trọng, góp phần làm nên thành công đó có sự đóng góp tích cực của lực lượng công nhân lao động, của các tổ chức công đoàn thành phố. Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức đảng, hoạt động của công đoàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã không ngừng được đổi mới: mở rộng phạm vi đối tượng vận động, đa dạng hóa các loại hình tổ chức cơ sở của công đoàn; đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động công đoàn nhằm thu hút đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế gia nhập công đoàn, làm cho tổ chức công đoàn Thành phố ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, Mỗi bước trưởng thành và lớn mạnh của công đoàn đều gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, của Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, một số cán bộ, đảng viên và cấp ủy đảng chưa nhận thức đúng, chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động công nhân, còn lúng túng trong việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo đối với công đoàn, làm cho hoạt động công đoàn có lúc, có nơi còn nhiều hạn chế. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc nâng cao chất lượng và tăng cường sự lãnh đạo của Thành uỷ Thành phố Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động Thành phố trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách

 

doc102 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Thành uỷ Đà Nẵng lãnh đạo liên đoàn lao động thành phố trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Công đoàn, là chức năng, nhiệm vụ trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam, là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần đảm bảo thắng lợi của cách mạng. Qua thực tế cho thấy, ở bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất cứ ngành, địa phương, đơn vị nào làm tốt chức năng, nhiệm vụ trên đều tập hợp, giáo dục được đông đảo người lao động, đưa họ tham gia vào phong trào hành động cách mạng, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung- Tây nguyên. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội của Thành phố đã phát triển và thu được những thành tựu quan trọng, góp phần làm nên thành công đó có sự đóng góp tích cực của lực lượng công nhân lao động, của các tổ chức công đoàn thành phố. Dưới sự lãnh đạo của các tổ chức đảng, hoạt động của công đoàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã không ngừng được đổi mới: mở rộng phạm vi đối tượng vận động, đa dạng hóa các loại hình tổ chức cơ sở của công đoàn; đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động công đoàn nhằm thu hút đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế gia nhập công đoàn, làm cho tổ chức công đoàn Thành phố ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng,…Mỗi bước trưởng thành và lớn mạnh của công đoàn đều gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, của Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, một số cán bộ, đảng viên và cấp ủy đảng chưa nhận thức đúng, chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động công nhân, còn lúng túng trong việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo đối với công đoàn, làm cho hoạt động công đoàn có lúc, có nơi còn nhiều hạn chế. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc nâng cao chất lượng và tăng cường sự lãnh đạo của Thành uỷ Thành phố Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động Thành phố trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị cũng như đối với các lĩnh vực trọng yếu của đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,... trong giai đoạn hiện nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, năng lực lãnh đạo của Đảng dưới nhiều góc độ, phạm vi, lĩnh vực, địa bàn khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu: - Lê Văn Lý (chủ biên), Sự lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999. - Đan Tâm, Một số ý kiến về Đảng lãnh đạo và giai cấp công nhân lãnh đạo trong kinh tế thị trường- Tạp chí Dân vận, 2000, số 3, tr. 11-13. - Đan Tâm, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. Tạp chí Cộng sản, 1999, số 7, tr. 18-20. - Thanh Tuyền, Đảng với giai cấp công nhân, Tạp chí Dân vận, 1998, số 9, tr. 9-11. - PGS.PTS. Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Bác Hồ với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 1999. - Lê Thanh Hà, Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí Lịch sử Đảng, 2003, số 4, tr. 20-23. - Cù Thị Hậu, Một số vấn đề về giai cấp công nhân lao động và tổ chức công đoàn hiện nay, Tạp chí Dân vận, 2005, số 5, tr.6-8. - Nguyễn An Lương, Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trước những thời cơ và thách thức mới, Tạp chí Cộng sản, 2003, số 29, tr.6-10. - Đỗ Ngọc Ninh, Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 2001, số 2, tr.22-25. - Trần Đình Nghiêm (Chủ biên), Phạm Hữu Tiến, Đức Vượng, Nguyễn Thế Thắng- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng-Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr.291. - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- Viện Công nhân- Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Công đoàn Việt Nam trong thời kỳ mới - Hà Nội-2002. - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- Viện Công nhân- Xu hướng biến động của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, NXB Lao động, Hà Nội, 2001. - Dương Xuân Ngọc, Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2004, 258 trang. - Tạp chí Xây dựng Đảng, số chuyên đề, về Phương thức lãnh đạo của Đảng, Hà Nội, tháng 12/1995. - Lê Đức Bình, Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9, năm 2000. - Trần Bạch Đằng, Mấy vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Cộng sản số 19, năm 1995. - Nguyễn Kim Dĩnh, Đổi mới hình thức, nội dung xây dựng Nghị quyết phù hợp với phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5, năm 1999. - Lê Huy Ngọ, Một số vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng, Tạp chí Cộng sản số 19, năm 1996. - Lê Thanh, Tỉnh ủy Đồng Nai đổi mới phong cách lãnh đạo, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5, năm 1993. - Chu Văn Ry, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở Thái Bình, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3, năm 1992. - Dương Văn Sao, Thực trạng và những giải pháp đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Công đoàn Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội 2005. - Thang Văn Phúc- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Cộng sản 2006, số 9, tr. 46. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống về sự lãnh đạo của Thành ủy Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động thành phố giai đoạn hiện nay. 3.Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tăng cường sự lãnh đạo của Thành uỷ Thành phố Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động Thành phố trong giai đoạn hiện nay. - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Thành uỷ Thành phố Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động Thành phố trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trên cơ sở khoa học, phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Làm rõ thực trạng sự lãnh đạo của Thành uỷ Thành phố Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động Thành phố trong giai đoạn hiện nay, nêu nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Thành uỷ Thành phố Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động Thành phố trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Thành uỷ Thành phố Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động Thành phố trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi nghiên cứu khảo sát từ ngày 01.01.1997 đến nay (tức từ khi Thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: - Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có tổ chức công đoàn và công tác vận động công nhân, xây dựng tổ chức công đoàn của Đảng qua các giai đoạn cách mạng. - Phương pháp chủ yếu được sử dụng nghiên cứu của đề tài là phương pháp tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế… 6. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ thêm quan niệm về sự lãnh đạo của thành ủy Đà Nẵng đối với Liên đoàn Lao động thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. - Đề ra những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của thành ủy Đà Nẵng đối với Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để Thành ủy Đà Nẵng làm căn cứ đề ra những chủ trương, biện pháp chỉ đạo hoạt động của hệ thống công đoàn thành phố những năm tới, nhất là chuẩn bị cho đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2008-2013. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 THÀNH UỶ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÃNH ĐẠO LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thành ủy Đà Nẵng và của Liên đoàn Lao động Thành phố Đà Nẵng 1.1.1. Đặc điểm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Thành ủy Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.256,24km²1; phía Bắc giáp tỉnh Thừa thiên - Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam. Thành phố nằm ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc- Nam về đường bộ (quốc lộ 1A), đường sắt, đường biển, đường hàng không. Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây nguyên và đến các nước Đông Bắc Á. Những năm đến khi thực hiện tự do hóa thươnng mại và đầu tư khu vực ASEAN thì vị trí địa lý thành phố cảng là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung, Tây nguyên, cả nước và nước ngoài, là tiền đề quan trọng để các ngành kinh tế của thành phố phát triển, tạo lực để thành phố trở thành một trong những trung tâm phát triển của vùng trọng điểm miền Trung. Đồng thời chính yếu tố vị trí địa lý này cũng đặt ra những thách thức phải vượt qua để phát triển nhanh nền kinh tế, nhất là nền kinh tế mũi nhọn theo thế mạnh đặc thù có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng nói riêng và vùng trọng điểm miền Trung nói chung. Thành phố Đà Nẵng có 781.000 người, dân số 6 quận nội thành chiếm 78,94%, dân số trọng độ tuổi lao động chiếm 53,5%. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của thành phố là 303.305 người. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 30,21%; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 37,96%; lao động dịch vụ chiếm 37,96%. Số lao động chưa có việc làm chiếm khoảng 6%. Thành ủy Đà Nẵng được thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, trên cơ sở tách ra từ tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng cũ, khi thành phố chính thức trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Ban Chấp hành có 49 người, Ban thường vụ có 13 người, Ủy ban kiểm tra có 10 người. Thành ủy có 19 đảng bộ trực thuộc, cụ thể như sau: Khối quận, huyện có 7 đơn vị, trong đó có 6 quận và 01 huyện với 18.363 đảng viên. Đảng ủy khối có 02 đơn vị, đó là đảng bộ Dân Chính Đảng và đảng bộ khối Doanh nghiệp có 4.369 đảng viên. Các đảng ủy trực thuộc có 10 đơn vị, với tổng số 4.982 đảng viên. Tổng số tổ chức cơ sở đảng là 582. Về bộ máy, các ban đảng và cơ quan trực thuộc Thành ủy có 7 đơn vị; Các đoàn thể chính trị - xã hội có 6 đơn vị, cơ sở và tương đương có 24 đơn vị. Về đảng viên, tổng số đảng viên đảng bộ thành phố là 31.359 người; trong đó có 10.430 nữ chiếm 32,9%. Về trình độ lý luận chính trị: đảng viên có trình độ cử nhân chính trị 773 người chiếm tỷ lệ 2,46%, đảng viên có trình độ cao cấp có 2525 người chiếm tỷ lệ 8,05% [nguồn Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng]. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng giàu truyền thống cách mạng, cần cù, đoàn kết, sáng tạo, đã lập nhiều chiến công trong các cuộc kháng chiến cứu nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau ngày thành phố trực thuộc Trung ương, đảng bộ và các tầng lớp nhân dân đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách xây dựng thành phố phát triển nhanh và tương đối bền vững. Thời gian qua, Đảng bộ thành phố đã đoàn kết, thống nhất, vừa tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, vừa chú trọng công tác xây dựng Đảng. Đảng bộ đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ. Công tác chính trị, tư tưởng được quán triệt là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng bộ. Cán bộ chủ chốt các cấp thường xuyên đối thoại với nhân dân, trực tiếp giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn. Đảng bộ chú trọng nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết thực tiễn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thành ủy đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, kiên quyết chống các hành vi cửa quyền, hách dịch đối với nhân dân của cán bộ, công chức các cấp; coi đây là giải pháp đột phá, có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sự đồng thuận của nhân dân và của xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với đảng bộ và chính quyền thành phố. Đa số đảng viên giữ được lập trường quan điểm và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ chí Minh và sự nghiệp đổi mới của Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật, gắn bó với nhân dân, phấn đấu khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Thành ủy đã chú trọng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị các cấp. Công tác cán bộ được quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả. Đặc biệt là việc triển khai có hiệu quả chính sách thu hút, tuyển dụng, bố trí cán bộ có trình độ cao và sinh viên khá, giỏi vào làm việc trong các cơ quan đảng, chính quyền đi đôi với việc khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao cho thành phố trong giai đoạn mới. Phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy trực thuộc đã có nhiều tiến bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, sâu sát cơ sở, tạo sự đồng thuận của xã hội. Nhìn chung, đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã thể hiện khá rõ vai trò lãnh đạo của mình trong hệ thống chính trị, có uy tín cao đối với nhân dân, được nhân dân tin tưởng. 1.1.2. Vị trí, vai trò của Liên đoàn lao động thành phố Đà Nẵng Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội Lần thứ IX Công đoàn Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 10 năm 2003 ghi rõ: " Điều 28: Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố. 1. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố được tổ chức theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với các quy định của Luật Công đoàn. 2. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố gồm đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố chỉ đạo trực tiếp các Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn Tổng công ty (thuộc tỉnh, thành phố), Công đoàn khu công nghiệp và các Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn trực thuộc (kể cả Công đoàn cơ sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn ngành Trung ương hoặc Công đoàn Tổng Công ty). 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố: a) Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. b) Đại diện, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn. c) Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Nghị quyết đại hội Công đoàn tỉnh, thành phố; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tham gia với cấp uỷ Đảng, cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của CNVCLĐ trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội của CNVCLĐ trên địa bàn. d) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ trong các cơ quan doanh nghiệp. Tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. đ) Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn Tổng công ty (thuộc tỉnh, thành phố), Liên đoàn Lao động huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn các khu công nghiệp và cấp tương đương thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều 21, 22, 23 và 24 của Điều lệ này. e) Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở của Tổng công ty thuộc Trung ương và các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương đóng trên địa bàn thành phố những nội dung sau đây: - Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. - Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương; kiểm tra, thanh tra lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trước người sử dụng lao động, cơ quan Nhà nước và trong quá trình tham gia tố tụng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động. f) Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp cho CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, quản lý các nhà văn hoá công nhân, công đoàn; tổ chức các trung tâm giới thiệu việc làm, văn phòng tư vấn pháp luật theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. g) Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp của tỉnh uỷ, thành uỷ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. h) Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội các Công đoàn cấp dưới; xây dựng Công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh. i) Thực hiện quan hệ đối ngoại theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam [58, tr. 46-50]. * Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng có chức năng và nhiệm vụ: - Tập hợp, vận động CNVC,LĐ trên địa bàn đẩy mạnh phong trào thi đua "Lao động giỏi", "Lao động sáng tạo" và các phong trào thi đua khác, đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thành phố: Trong những năm qua Công đoàn thành phố luôn chủ động đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVC,LĐ thành phố cũng như hưởng ứng 3 phong trào thi đua của Tổng Liên đoàn Việt Nam phát động, nhất là phong trào " Lao động giỏi với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động"; " Học tập nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá" và nhiều phong trào cụ thể khác gắn liền vào những dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn. Bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với những nội dung, tiêu chí cụ thể, phù hợp với từng loại hình cơ sở và người lao động; phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" trong nữ công nhân viên chức lao động, phong trào thi đua phục vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn, phong trào thực hiện công trình sản phẩm mới, phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị. Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, Công đoàn được giao nhiệm vụ nòng cốt trong việc tuyên truyền đoàn viên, CNVC,LĐ thực hiên mục tiêu thành phố "05 không " (không có hộ đói; không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng; không có người mù chữ; không có người lang thang xin ăn; không có giết người để cướp của) và " 3 có" (có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hoá, văn minh đô thị) đã khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần vươn lên giảm bớt đói nghèo và nếp sống đẹp trong CNVC,LĐ. Trong 10 năm, Liên đoàn Lao động thành phố đã 18 lần phát động thi đua với sự tham gia hưởng ứng của gần 100% công đoàn các cấp. Đã có gần 1000 công trình và hạng mục công trình đăng ký thi đua với giá trị đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. có gần 10.000 sáng kiến cải tiến được áp dụng trong các lĩnh vực. Có 73 CNVC,LĐ được tặng bằng lao động sáng, có gần 3000 sản phẩm mới hoàn thành với chất lượng cao để phục vụ người tiêu dùng. Tạo được 48 giải pháp kỹ thuật, 6 giải pháp đoạt giải toàn quốc. thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến và được nhân rộng trên toàn thành phố góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố với giá trị GDP tăng bình quân trên 10% mỗi năm. - Tuyên truyền giáo dục, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố: Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng, Liên đoàn Lao động thành phố đã triển khai công tác tuyên truyền giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho CNVC,LĐ trên địa bàn thông qua 5 bài chính trị cơ bản, phát động những đợt thi tìm hiểu về Đảng, Công đoàn Việt Nam. Trong 10 năm có gần 500.000 lượt CNVC,LĐ học tập 5 bài chính trị cơ bản. Liên đoàn Lao động thành phố đã duy trì thường xuyên các hoạt động của Nhà Văn hoá và đang xây dựng Trung tâm Văn hoá Lao động và Dịch vụ việc làm, tạo điều kiện cho người lao động có nơi vui chơi giải trí, được đào tạo nghề miễn phí để hoà nhập với công việc đang ngày một đòi hỏi chuyên môn cao. - Chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC,LĐ; phát huy quyền dân chủ của CNVC,LĐ theo tinh thần nghị quyết Trung ương III (Khóa IX) ; tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với người lao động: Việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động là chức năng cơ bản của Công đoàn, vì vậy Liên đoàn Lao động thành phố đã chủ động tham gia với Uỷ ban nhân dân thành phố xây dựng, bổ sung, sửa đổi các chế độ, chính sách liên quan đến CNVC,LĐ và tổ chức công đoàn như tiền lương, tiền thưởng, sắp xếp lao động dôi dư, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp, thực hiện chế độ BHXH, Bảo hiểm y tế, phụ cấp ca 3, phụ cấp độc hại,… cho người lao động. Liên đoàn Lao động thành phố đã chỉ đạo công đoàn cơ sở trực thuộc theo dõi chặt chẽ việc cổ phần hoá, nhằm sắp xếp thoả đáng số lao động dôi dư trong quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, góp phần bảo đảm sản xuất, kinh doanh nâng cao hiệu quả công tác, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động. chỉ đạo công đoàn trực thuộc, hằng năm chủ động phối hợp với chính quyền và chuyên môn mở Hội nghị cán bộ công chức và Đại hội công nhân viên chức nhằm lắng nghe những thắc mắc của CNVC,LĐ giải quyết kịp thời ý kiến, kiến nghị của người lao động làm cho người lao động yên tâm, tin tưởng, gắn bó với đơn vị, với công việc nhiều hơn. Liên đoàn Lao động thành phố chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và các chính sách chế độ nhằm bảo đảm quyền lợi của CNVC,LĐ. Công đoàn đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời hơn 500 vụ tranh chấp lao động, gần 200 vụ phản ứng lao động tập thể, và hàng chục vụ đình công. Chỉ đạo các cấp công đoàn chăm lo, tạo thêm việc làm cho người lao động. Liên đoàn còn tín chấp, bảo lãnh cho CNVC,LĐ vay từ nguồn vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm với số tiền hơn 10 tỷ đồng, hỗ trợ việc làm cho hàng ngàn lao động. - Tham gia các hoạt động xã hội: Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, Liên đoàn Lao động thành phố đã chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động xã hội rộng khắp với nhiều nội dung sinh động, phong phú, đem lại hiệu quả thiết thực. Các cấp công đoàn đã tập trung vào việc xây dựng các loại quỹ tình nghĩa, nhân đạo, giải quyết việc làm với hàng chục tỷ đồng, góp phần quan trọng váo chương trình xoá đói giảm nghèo trong CNVC,LĐ. Người lao động đã tự nguyện đóng góp phụng dưỡng 619 bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng gần 600 sổ tiết kiệm cho các đối tượng chính sách, xây dựng, sửa chữa được hơn 230 ngôi nhà tình nghĩa, đóng góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt, thiên tai hàng chục tỷ đồng. Động viên CNVC,LĐ toàn thành phố hưởng ứng mua công trái, đóng góp xây dựng cầu sông Hàn, ủng hộ nông dân nghèo, ủng hộ nạn nhan chất độc màu da cam, xây dựng trường học miền núi, chữa bệnh cho người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng, hàng chục tỷ đồng,… - Công tác vận động CNVC,LĐ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tham gia công cuộc cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác: Trong 10 năm đã phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng kết nạp được hơn 4000 đảng viên, 12/14 Chủ tịch LĐLĐ quận, huyện và công đoàn ngành được bầu vào cấp uỷ, có hơn 80% cán bộ công đoàn cơ sở tham gia cấp uỷ. Tham gia cùng chính quyền sắp xếp bộ máy hành chính, tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, vận động CNVC,LĐ tham gia cải cách hành chính, thực hiện chống quan liêu, tham nhũng tại đơn vị. Tập trung cái tiến lề lối làm việc, xây dựng tác phong công nghiệp, khoa học trong công tác. Thường xuyên tổ chức các diễn đàn để cho công nhân phát biểu ý kiến, giúp cho các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền thấu hiểu được tâm tư tình cảm và nguyện vọng của người lao động. Với chương trình thực hiện thường xuyên tại các diễn đàn " Nghe công nhân nói và nói cho công nhân nghe" đã giúp cho Đảng và công nhân gần gũi và hiểu nhau hơn. Đồng thời cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế - xã hội định đoạt những chính sách đúng đắn hơn. - Xây dựng tổ chức

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van hoan chinh,gui Ha dong quyen.doc
  • docBia trong LVThs.doc
Tài liệu liên quan