Luận văn Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh

Công nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa.

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là kể từ thập kỷ 90 (thế kỷ XX) đến nay, công nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển toàn diện trên tất cả các mặt. Tuy vậy, để đạt mục tiêu Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, thì bản thân ngành công nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn và đóng góp nhiều hơn nữa. Trong khi đó, ngành công nghiệp còn gặp nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Vì vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ trong chính sách phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương.

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ ngày tái lập tỉnh (1991) đến nay, công nghiệp ở Hà Tĩnh đã dần dần đóng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Việc thu hút các dự án mới trong ngành công nghiệp được triển khai có hiệu quả. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề truyền thống được phục hồi. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện một bước đáng kể. Một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề tập trung được quy hoạch và xây dựng [17, tr.47].

Tỉnh đã hình thành được một số cơ sở công nghiệp tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Nhưng muốn đạt được mục tiêu như Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra thì cần phải "tập trung mọi nguồn lực tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp" [17, tr.76]. Trong khi đó, nhiều khó khăn đang đặt ra cho ngành công nghiệp của tỉnh, đó là:

Thứ nhất, công nghiệp chưa tạo được tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chưa phát huy tối đa mọi nguồn lực trong các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp.

Thứ hai, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp; các cơ sở công nghiệp còn phân tán, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật, trình độ người lao động nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển ngành công nghiệp.

Thứ tư, công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ với phát triển nông nghiệp và dịch vụ.

Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần phải tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp, đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp trở thành một tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2015, Hà Tĩnh trở thành một trung tâm công nghiệp của miền Trung. Vì vậy, " Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh " được lựa chọn làm luận văn cao học là nhằm đáp ứng những yêu cầu đó.

 

doc105 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Luận văn Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của hà tĩnh Hà Nội - 2006 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa... Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là kể từ thập kỷ 90 (thế kỷ XX) đến nay, công nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển toàn diện trên tất cả các mặt. Tuy vậy, để đạt mục tiêu Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, thì bản thân ngành công nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn và đóng góp nhiều hơn nữa. Trong khi đó, ngành công nghiệp còn gặp nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực. Vì vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ trong chính sách phát triển công nghiệp của cả nước và từng địa phương. Thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ ngày tái lập tỉnh (1991) đến nay, công nghiệp ở Hà Tĩnh đã dần dần đóng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc thu hút các dự án mới trong ngành công nghiệp được triển khai có hiệu quả... Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề truyền thống được phục hồi. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện một bước đáng kể. Một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề tập trung được quy hoạch và xây dựng [17, tr.47]. Tỉnh đã hình thành được một số cơ sở công nghiệp tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Nhưng muốn đạt được mục tiêu như Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra thì cần phải "tập trung mọi nguồn lực tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp" [17, tr.76]. Trong khi đó, nhiều khó khăn đang đặt ra cho ngành công nghiệp của tỉnh, đó là: Thứ nhất, công nghiệp chưa tạo được tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chưa phát huy tối đa mọi nguồn lực trong các thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp. Thứ hai, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp; các cơ sở công nghiệp còn phân tán, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Thứ ba, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật, trình độ người lao động nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển ngành công nghiệp. Thứ tư, công tác quy hoạch phát triển công nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ với phát triển nông nghiệp và dịch vụ. Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần phải tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp, đưa Hà Tĩnh từ một tỉnh nông nghiệp trở thành một tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2015, Hà Tĩnh trở thành một trung tâm công nghiệp của miền Trung. Vì vậy, " Tạo bước đột phỏ trong phỏt triển cụng nghiệp của Hà Tĩnh " được lựa chọn làm luận văn cao học là nhằm đáp ứng những yêu cầu đó. 2. Tình hình nghiên cứu Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiêu biểu trong số đó là: Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam (năm 2005), do GS.TS Kenichi Ohno và GS.TS Nguyễn Văn Thường (chủ biên). Trong công trình này các tác giả đã gợi ý thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực ở Việt Nam; so sánh chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam với các nước trong khu vực; nêu lên những kinh nghiệm của các nước ASEAN trong phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, sản xuất ô tô, xe máy và một số ngành công nghiệp phụ trợ. Trên cơ sở đó, công trình rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho ngành công nghiệp Việt Nam. Lựa chọn và thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam (năm 1998) của Viện Chiến lược và phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Công trình này đã giành một phần để phân tích, đánh giá, lựa chọn và đề ra chính sách phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu như công nghiệp điện, điện tử, chế tạo, dệt may; công nghiệp sửa chữa tàu; những ngành công nghiệp nhiều vốn và những ngành công nghiệp non trẻ như công nghiệp ô tô và phụ tùng, thép, lọc hóa dầu, phân bón, xi măng... của Việt Nam. Những thành tựu, hạn chế và thách thức của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong điều kiện toàn cầu hóa của GS.TS Vũ Đình Cự (Tạp chí Lý luận chính trị, 12/2005). Trong công trình này, tác giả đã nêu lên những đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện toàn cầu hóa; chỉ ra những thành tựu và hạn chế của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta sau 20 năm đổi mới, trong đó có phân tích những thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu và vấn đề đặt ra của Nguyễn Sinh (Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2005). Trong công trình này tác giả phân tích khá chi tiết những thành tựu đạt được của công nghiệp trong gần 20 năm đổi mới và chỉ rõ 6 vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới cho ngành công nghiệp Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của một số hàng công nghiệp Việt Nam: thực trạng và những vấn đề rút ra của PGS.TS Nguyễn Huy Oánh (Tạp chí Lý luận chính trị, số 2, 2002). Trong công trình này, tác giả đã đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của một số ngành công nghiệp chủ yếu của Việt Nam. Theo tác giả thì các ngành công nghiệp của Việt Nam như xi măng, thép, hóa chất, cơ khí, đường, dệt có sức cạnh tranh yếu. Riêng da giày và ngành may có sức cạnh tranh trung bình. Từ kết quả nghiên cứu đó, tác giả đề xuất nhiều vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp Việt Nam, đó là: Đầu tư cho khoa học - công nghệ; nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất; đổi mới nhận thức về phát huy mọi thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp; đào tạo, sử dụng đúng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; hạn chế chính sách bảo hộ của nhà nước; xử lý tốt tỷ giá đồng tiền Việt Nam với các ngoại tệ mạnh và thực hiện tốt vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành công nghiệp. Công nghiệp Việt Nam những năm đổi mới của Nguyễn Hoàng Minh (Tạp chí Con số và sự kiện, số 9, 2004). Trong công trình này, trước hết tác giả đã phác thảo đôi nét về công nghiệp nước ta trong cơ chế cũ. Tiếp theo công trình đi sâu phân tích những thành tựu của công nghiệp Việt Nam những năm đổi mới trong từng thời kỳ kế hoạch từ 1990 đến 2005. Cuối cùng là những nhận xét của tác giả về nguyên nhân đạt được những thành tựu đó. Phát triển công nghiệp Việt Nam: thực trạng và thách thức của Quốc Trung và Linh Chi (Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 294, tháng 11/2002). Công trình phân tích thực trạng sản xuất công nghiệp Việt Nam từ 1996 đến 2002 dưới những khía cạnh như: Tốc độ tăng trưởng; tỷ trọng công nghiệp trong GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp; trình độ công nghệ, trang thiết bị và lao động công nghiệp. Các tác giả công trình này đã nêu lên một số chính sách tác động đến phát triển công nghiệp trong thời gian qua. Cuối cùng là những tồn tại và thách thức mà ngành công nghiệp Việt Nam phải khắc phục, đó là: hiệu quả sản xuất công nghiệp giảm, trình độ công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, chất lượng và năng suất lao động công nghiệp thấp, chi phí dịch vụ hạ tầng cao, hợp tác sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và những hạn chế trong cơ chế chính sách hiện hành. Sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ của TS. Đỗ Đăng Hiếu (Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1/2002). Tác giả Đỗ Đăng Hiếu đã đánh giá một số nét tổng quát về tình hình phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam trong năm 2001 - 2002. Từ đó tác giả nêu phương hướng và các giải pháp phát triển ngành công nghiệp trong thời gian tới. Giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở nước ta hiện nay của Nguyễn Quốc Hùng (Tạp chí Ngân hàng, số 9/2002). Công trình này đánh giá thực trạng công nghiệp chế biến nông sản ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những thành tựu chủ yếu, thì công nghiệp chế biến nông sản của nước ta còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân làm cho công nghiệp chế biến nông sản chưa phát huy hết tiềm năng của nó, tác giả nêu lên 10 giải pháp để công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam có những bước phát triển ổn định và khắc phục những hạn chế trong thời gian qua. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu phát triển công nghiệp dưới những góc độ và phạm vi khác nhau. Có thể khái quát các hướng đã nghiên cứu như sau: Một là, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng, xu hướng vận động, phát triển của công nghiệp Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp của cả nước; phân tích mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp, dịch vụ. Hai là, một số công trình đi sâu nghiên cứu những ngành công nghiệp cụ thể, trong từng thành phần kinh tế cụ thể và ở những địa phương, những vùng cụ thể trong cả nước. Ba là, các công trình khác đề cập đến vai trò quản lý của nhà nước đối với phát triển công nghiệp địa phương và cả nước. Bốn là, nhiều công trình khác nghiên cứu tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của một số nước và các địa phương, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam. Ngoài ra, ở Hà Tĩnh cũng có một số công trình đề cập đến phát triển công nghiệp của địa phương, nhưng chỉ dừng lại ở mức tổng hợp, đánh giá khái quát chung của các cơ quan quản lý nhà nước. Đáng chú ý là công trình Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa Hà Tĩnh sớm trở thành một tỉnh có công nghiệp, dịch vụ phát triển của TS. Trần Đình Đàn (Tạp chí Cộng sản, số 23/2005). Trong công trình này, tác giả đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại về kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh trong thời kỳ 2001 - 2005 và nêu lên một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 - 2010. Cũng trong công trình này, tác giả đã có những phân tích quan trọng trong việc dự báo xu hướng hình thành và phát triển công nghiệp ở Hà Tĩnh; gợi ý một số giải pháp để phát triển công nghiệp ở Hà Tĩnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, công trình mới nêu lên những vấn đề chung, khái quát, mang tính định hướng. Như vậy, đã có những công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp của cả nước nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng. Nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh một cách có hệ thống dưới góc độ kinh tế chính trị. Do đó, đề tài luận văn không trùng với những công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn lý giải cơ sở khoa học về kinh tế, xã hội để tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây: Thứ nhất: Phân tích cơ sở lý luận về sự cần thiết phải tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh Thứ hai: Đánh giá thực trạng công nghiệp ở Hà Tĩnh trong những năm qua và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết. Thứ ba: Trên cơ sở đó, nêu phương hướng và một số giải pháp cơ bản để tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh thời gian tới 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn để tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh từ nay đến năm 2015. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp. Trong đó coi trọng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Chỉ ra những vấn đề bức xúc để tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh hiện nay. - Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của công nghiệp Hà Tĩnh, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp ở Hà Tĩnh trong thời gian tới 6. ý nghĩa của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập phần địa phương ở Trường Chính trị; làm cơ sở để giúp các nhà quản lý tham khảo trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tĩnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu với 3 chương, 6 tiết. Chương 1 Sự cần thiết phải tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh 1.1. Nhận thức chung về tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của một tỉnh 1.1.1. Công nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh 1.1.1.1. Khái niệm Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân được hình thành và phát triển lâu dài trong quá trình phân công lao động xã hội. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, quá trình sản xuất mở rộng, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động diễn ra càng sâu sắc đã hình thành những ngành nghề khác nhau. Lịch sử sản xuất của xã hội loài người đã trải qua ba giai đoạn phân công lao động xã hội: - Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. - Tiểu thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. - Thương nghiệp ra đời, sản xuất hàng hóa phát triển. Sự phân công lao động xã hội đã "phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp v.v..., là sự phân công lao động chung (im Allgemeinen), và sự phân chia những ngành sản xuất ấy thành loại và thứ - là sự phân công lao động đặc thù (im Besondren)" [37, tr.509-510]. Theo sự phân công lao động xã hội, bản thân công nghiệp lại phân chia thành những ngành khác nhau. V.I.Lênin viết: Sự phân công xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hóa. Công nghiệp chế biến tách khỏi công nghiệp khai thác, và mỗi ngành công nghiệp đó lại chia ra thành nhiều loại nhỏ và phân loại nhỏ, chúng sản xuất ra dưới hình thức hàng hóa, những sản phẩm đặc biệt và đang trao đổi với tất cả các ngành sản xuất khác [33, tr.21]. Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở hình thành những ngành nghề sản xuất, trong đó có công nghiệp. Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế. Đã có những quan niệm khác nhau về công nghiệp. Theo Từ điển tiếng Việt thì công nghiệp là "toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng và chuyển biến các nguyên liệu (gốc động vật, thực vật hay khoáng vật) thành sản phẩm" [10, tr.182]. Theo giáo trình kinh tế học phát triển, "công nghiệp là ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân, có các loại hoạt động chủ yếu là: khai thác chế biến và sửa chữa" [29, tr.221]. Từ điển kinh tế định nghĩa, công nghiệp bao gồm "toàn bộ các xí nghiệp (công xưởng, nhà máy, trạm phát điện, hầm mỏ, xí nghiệp, mỏ, xưởng) chế tạo công cụ lao động, khai thác nguyên vật liệu và nhiên liệu, khai thác rừng và chế biến các sản phẩm do ngành khai thác và nông nghiệp sản xuất ra" [6, tr.84]. Theo PGS.TS Nguyễn Đình Kháng và TS. Bua Không Nam Ma Vông thì: Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất... bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu: khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu; sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội; khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt [31, tr.9-10]. Trên cơ sở các hoạt động đó, theo sự phân công lao động xã hội, công nghiệp được chia theo những ngành cụ thể khác nhau. Theo quy mô có công nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp lớn; theo trình độ kỹ thuật có công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; theo phân cấp quản lý có công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương; theo nguồn gốc sở hữu có công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp trong nước và công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài... Từ những cách tiếp cận trên đây, có thể hiểu công nghiệp là ngành sản xuất vật chất của nền sản xuất xã hội, thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các sản phẩm của nông - lâm - ngư nghiệp, khôi phục các giá trị sử dụng đã tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt. Quá trình sản xuất được dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại, phương pháp, quy trình tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội. 1.1.1.2. Vai trò của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Công nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau đây: * Công nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Sự phát triển của ngành công nghiệp trước hết làm tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP do công nghiệp là ngành sản xuất có năng suất lao động xã hội cao. Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt là công nghiệp chế biến sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất của những sản phẩm do nông nghiệp tạo ra. Công nghiệp cung ứng máy móc, thiết bị, vật tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ đó làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng lên. Khi năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết giảm xuống, làm giảm chi phí sản xuất nói chung, trong đó có chi phí sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, từ đó lại thúc đẩy công nghiệp phát triển. Công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của dịch vụ, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá ngành dịch vụ. Công nghiệp càng phát triển càng đòi hỏi những ngành dịch vụ chất lượng cao như dịch vụ tư vấn khoa học - kỹ thuật, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... Trong 5 năm 2001 - 2005, công nghiệp của Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Công nghiệp, xây dựng tăng từ 13,45% (năm 2001) lên 21,5% (2005). Dịch vụ tăng từ 25,24% lên 36%; nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 51,31% xuống còn 42,5%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 20,84%. Trong đó công nghiệp khai thác tăng 25,38%; công nghiệp chế biến tăng 20% và công nghiệp điện, khí đốt tăng 21,6%. Đóng góp ngân sách từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 2,79 lần. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên đây ở Hà Tĩnh trong những năm qua có vai trò rất quan trọng của ngành công nghiệp. Những kết quả đó sẽ tạo tiền đề cho bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm tới. * Công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động: Công nghiệp là ngành có khả năng thu hút lực lượng lao động lớn và gián tiếp tạo thêm việc làm cho nông nghiệp, các ngành dịch vụ: thương mại, du lịch... Tuy nhiên cần nhận thấy rằng, không phải ngành công nghiệp nào cũng có thể tạo ra nhiều việc làm. Bởi vì nếu các ngành công nghiệp sử dụng ít vốn, nhiều lao động thì số việc làm do ngành công nghiệp đó tạo ra sẽ lớn hơn những ngành công nghiệp sử dụng ít lao động. * Công nghiệp góp phần đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư từ bên ngoài: Muốn đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu cần phải có vai trò của công nghiệp. Bởi vì khi nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp, mặt hàng xuất khẩu thường ít về chủng loại, chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, nhất là các sản phẩm từ nông - lâm - thủy sản và sản phẩm của công nghiệp khai thác khoáng sản. Công nghiệp phát triển góp phần đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão thì sự phát triển của những ngành công nghiệp trình độ cao càng làm tăng thêm hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, tạo điều kiện để đầu tư tái sản xuất mở rộng. Khi công nghiệp phát triển, nhu cầu về ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại đòi hỏi càng lớn. Điều này tạo điều kiện để thu hút chuyển giao khoa học và công nghệ từ bên ngoài, hấp dẫn các nhà đầu tư, thu hút các chuyên gia và lao động có kỹ thuật cao. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa diễn ra sâu sắc, tự do hoá thương mại càng mở rộng đòi hỏi sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu càng cao, vì thế phát triển công nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng, mẫu mã, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và thế giới. * Công nghiệp góp phần nâng cao tích luỹ nội bộ nền kinh tế: Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất dựa trên kỹ thuật - công nghệ hiện đại, sử dụng lao động có trình độ thành thạo tương đối cao, do đó năng suất lao động trong ngành công nghiệp cao hơn nhiều so với trong nông nghiệp và các ngành khác. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc phần lớn vào tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Do đó khi công nghiệp phát triển sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế, từ đó tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước nói chung và địa phương nói riêng. * Công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hoá: Phát triển công nghiệp và quá trình đô thị hoá là hai quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc phát triển các ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp sẽ tạo điều kiện để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung lực lượng lao động, dịch chuyển cơ cấu dân số và lao động theo hướng tập trung. Sự phát triển của công nghiệp làm cho: Số nhân khẩu thành phố tăng lên không ngừng, nghĩa là nhân khẩu bỏ nông nghiệp đi hoạt động thương nghiệp và công nghiệp. Do đó, tạo điều kiện để hình thành các trung tâm đô thị lớn, gắn với thị trường và các dịch vụ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Song quá trình đô thị hoá do sự phát triển của công nghiệp mang lại cũng tạo ra sự mất cân đối về môi trường sinh thái, nhiều nơi, nhiều hậu quả xấu cho cuộc sống của con người [33, tr.703]. 1.1.2. Quan niệm về tạo đột phá trong phát triển công nghiệp * Khái niệm: Theo một nghĩa chung nhất, tạo đột phá là sự tác động vào một hay một số yếu tố nào đó của hệ thống, làm thay đổi, phá vỡ trật tự của hệ thống sự vật cũ, tạo ra trật tự cho hệ thống mới, có bước phát triển cao hơn, có tác dụng thúc đẩy, lôi kéo các yếu tố của hệ thống và các hệ thống sự vật khác nhau theo mục đích nhất định do con người đặt ra. Tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh là sự tác động vào những ngành công nghiệp, những vùng công nghiệp bằng những cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, từ đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp, kéo theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư trên địa bàn tỉnh. Nền kinh tế luôn vận động, phát triển tuân theo những quy luật khách quan. Nhưng trong những thời gian nhất định, những vùng, những ngành cụ thể có thể xảy ra tình trạng phát triển chậm chạp, thiếu ổn định, cơ cấu kinh tế mất cân đối. Vì vậy cần phải tạo đột phá vào những khâu trọng yếu trong quá trình phát triển kinh tế, từ đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu đặt ra. Trong nhiều năm qua, công nghiệp của Hà Tĩnh đã có bước phát triển tương đối khá so với điều kiện của tỉnh. Tuy vậy nhìn chung công nghiệp Hà Tĩnh còn manh mún, phân tán, công nghệ lạc hậu, đóng góp vào ngân sách của tỉnh còn nhỏ bé, chưa thu hút được nhiều lao động. Do đó, Hà Tĩnh cần phải lựa chọn những ngành công nghiệp, những vùng có thể phát triển công nghiệp để tạo đòn bẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Hiện nay, ở Hà Tĩnh còn có những quan điểm khác nhau về tạo đột phá trong phát triển công nghiệp. Có quan điểm coi tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh chỉ tập trung vào dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tiếp theo là xây dựng Khu luyện thép liên hợp tại cảng Vũng áng. Bởi lẽ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ thu hút được một lực lượng lao động tương đối lớn, tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng và hình thành khu đô thị vùng ven biển và bãi ngang vốn xưa nay rất khó khăn. Việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê và xây dựng Khu luyện thép liên hợp tại Vũng áng tạo ra cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với hai tỉnh của nước Lào và bảy tỉnh Đông Bắc Thái Lan, từ đó tạo ra khả năng phát triển kinh tế liên vùng trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Sự phát triển của dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê còn tạo điều kiện để thúc đẩy các ngành dịch vụ, đặc biệt là thương mại và du lịch phát triển nhanh hơn, giải quyết việc làm cho dân cư các vùng phụ cận. Quan điểm này xuất phát từ lợi thế về tài nguyên quặng sắt của Hà Tĩnh với trữ lượng 544 triệu tấn. Mặt khác, thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê còn tạo khả năng khai thác có hiệu quả cảng nước sâu Vũng áng và hình thành khu kinh tế Vũng áng một cách toàn diện. Quan điểm này cũng xuất phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
Tài liệu liên quan